heo VN


Image result for coronavirus

VN là chổ xả rác cho bọn tàu, người VN tỉnh ngũ đi.





ĐỐT LŨA ĐI EM ĐỂ DIỆT QUÂN THÙ.



https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEiawWm0mrEB_hcAesPVxwoBJelVLAqPb8O0CUvAO_9p5nbh9eDsduClHNeAVWV40wHXI4rTTmj6G0DOp08i-ajnN_e5bv1h0eVz8g_3kQAVE2Wj-x4w84-n5q_1Zdji8bD8xH7PfSrUcqo/s1600/Vi+moi+truong+trong+sach+cho+Viet+Nam+.jpg

ĐỐT LŨA ĐI EM ĐỂ DIỆT QUÂN THÙ.
Biểu tình 5/3/2017
Image result for bom xang
https://www.youtube.com/results?sp=EgIIAg%253D%253D&q=bi%E1%BB%83u+t%C3%ACnh+2017

Friday, 15 April 2016

Không lực Việt Nam-Malaysia-Philippines làm được gì trước Trung Quốc?

 

Không lực Việt Nam-Malaysia-Philippines làm được gì trước Trung Quốc?

mediaMột kiểu máy bay tiêm kích Sukhoi của Nga. Việt Nam đã đặt mua 12 chiếc Su-30 MK2.Ảnh: Reuters
Trung Quốc hôm 13/04/2016 bị Mỹ tố cáo là đã điều 16 chiến đấu cơ J-11 ra đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa. Cộng thêm với các giàn tên lửa phòng không HQ-9 và radar đã được bố trí trên đảo, cùng với các hệ thống radar khác ở quần đảo Trường Sa, Bắc Kinh được cho là có khả năng kiểm soát toàn bộ không phận Biển Đông. Câu hỏi đặt ra là trước thế mạnh của Trung Quốc, không quân ba nước Việt Nam, Malaysia và Philippines có thể làm được gì ?
Trong một bài phân tích đăng ngày 12/04/2016 trên trang web The Interpreter của Viện Nghiên Cứu Chính Sách Quốc Tế Lowy tại Úc (Lowy Institute for International Policy), chuyên gia phân tích Henrik Paulsson thuộc Viện Nghiên Cứu Quốc Phòng và Chiến Lược Singapore đã phân tích chiến lược giành quyền kiểm soát không phận Biển Đông của Trung Quốc và thực lực cũng như khả năng đối phó của ba đối thủ Đông Nam Á.
Theo tác giả bài nghiên cứu, đa số các phân tích chiến lược gần đây về Biển Đông đều chủ yếu tập trung vào lĩnh vực hải quân, với sự kiện Việt Nam và Malaysia mua tàu ngầm mới, hay các chiến dịch vì quyền tự do hàng hải của Hải quân Mỹ ở vùng biển tranh chấp. Ngược lại, lãnh vực không quân lại bị lãng quên, hoặc là chỉ được đề cập thoáng qua. Vì thiếu vắng phân tích, một số câu hỏi vẫn chưa có lời đáp, cụ thể là liệu Việt Nam, Malaysia và Philippines có thể thách thức sự xâm lấn của Trung Quốc trên không hay không ?
 
Trên Biển Đông, Không Quân Trung Quốc vượt trội các đối thủ
 
Số lượng máy bay Trung Quốc vượt xa bất kỳ những gì mà Việt Nam, Malaysia hay Philippines hiện có. Riêng Quân Khu Quảng Châu ở miền nam Trung Quốc đã có khoảng 158 chiến đấu cơ hiện đại và 164 chiếc cũ hơn, thuộc cả Không Quân lẫn Không Lực của Hải Quân. Đa số chiến đấu cơ mới thuộc loại Sukhoi Su-27, gồm khoảng 110 chiếc.
 
Chỉ tính riêng các cơ sở hậu cần và sức chứa của các căn cứ không quân tại Quân Khu Quảng Châu mà thôi, Trung Quốc có thể triển khai một lực lượng với số máy bay và hỏa lực vượt xa tất cả các đối thủ gộp lại.
 
Ngược lại, Việt Nam có 40 máy bay hiện đại thuộc loại mới hơn Su-27, trong đó có 29 chiếc Su-30Mk2, một trong những phiên bản cao cấp nhất trên thị trường hiện nay. Việt Nam cũng có 61 chiếc máy bay cũ hơn, nhưng phẩm chất không đáng tin cậy.
 
Malaysia cũng sở hữu 18 chiếc Su-30MKM thế hệ mới trong phi đội chiến đấu cơ của mình, bên cạnh 43 chiếc máy bay cũ thuộc nhiều loại khác nhau.
 
So với Malaysia và Việt Nam, không lực Philippines yếu hơn cả, chỉ có 12 chiến đấu cơ hạng nhẹ FA-50 mới đặt mua của Hàn Quốc.
 
Trung Quốc nỗ lực khắc phục môi trường tác chiến bất lợi
 
Các lực lượng không quân của Việt Nam, Malaysia và Philippines có một lợi thế địa lý nhất định - những hòn đảo đang tranh chấp ở gần căn cứ không quân của họ hơn là các căn cứ Trung Quốc. Máy bay chiến đấu dù cũ của Không Quân Việt Nam và Malaysia có thể dễ dàng bay đến các vùng đảo của mình. Philippines cũng có lợi thế tương tự, nhưng lại có ít máy bay.
 
Tuy nhiên, Trung Quốc không hoàn toàn thất thế. Loại Su-27 có một tầm hoạt động khá xa, nên có thể tiến hành các hoạt động chiến đấu từ các căn cứ trên đảo Hải Nam. Nói như vậy, nhưng khoảng cách giữa căn cứ và mục tiêu càng xa, thì thời gian dành cho việc thực hiện các nhiệm vụ chính, cho việc tuần tra ngoài khơi xa càng ít. Do vậy, phi cơ Trung Quốc khó có thể thực sự tiến hành các hoạt động tuần tra hay tác chiến trên không ở một nơi xa căn cứ như trên Biển Đông. Chính vì thế mà Trung Quốc rất cần đến các căn cứ gần quần đảo Trường Sa.
 
Năm 1990, Trung Quốc đã xây dựng một phi đạo dài 2.700 mét trên đảo Phú Lâm ở Hoàng Sa, đủ dài để dùng cho bất kỳ loại chiến đấu cơ hiện hữu nào của Trung Quốc. Và Trung Quốc đã không tự giới hạn mình với một đường băng duy nhất trên đảo Phú Lâm. Họ còn xây dựng một hệ thống radar lớn và dành chỗ cho các giàn phóng tên lửa. Trung Quốc đã triển khai máy bay chiến đấu hiện đại và tên lửa phòng không tầm xa HQ-9 đến đảo Phú Lâm.
 
Từ Phú Lâm, máy bay chiến đấu của Trung Quốc có thể kiểm soát hầu như toàn bộ Biển Đông. Xa hơn về phía nam, ở quần đảo Trường Sa, các sân bay và hệ thống phòng không xây dựng trên đá Xu Bi và Chữ Thập sắp hoàn thành, cộng thêm với các cơ sở khác của Trung Quốc như radar và bệ phóng tên lửa.
 
Từ những căn cứ không quân trên đảo đó, ngay cả các chiến đấu cơ cũ hơn của Trung Quốc cũng có thể tham gia vào các cuộc không chiến, và tấn công các căn cứ của Malaysia và Philippines gần như lúc nào cũng được, vì cả hai nước này đều thiếu khả năng phòng không hữu hiệu.
 
Chiến thuật chống tiếp cận/chống xâm nhập khu vực trên không
 
Các sân bay kết hợp với các giàn tên lửa tạo thành một mạng lưới các vùng đan xen vào nhau, có khả năng chống phá mưu toan tấn công các hòn đảo của Trung Quốc. Thoạt đầu chủ yếu tập trung vào việc chống sự thâm nhập bằng Hải Quân, Trung Quốc đã lập ra phiên bản phòng không của chiến thuật chống truy cập khu vực A2/AD (anti-access/area denial), giúp họ ngăn chặn từ xa bất kỳ mối đe dọa tiềm tàng đối với các căn cứ trên đảo của họ.
 
Mặc dù một số nhà phân tích cho rằng những căn cứ trên đảo và các lực lượng không quân và hải quân có liên quan của Trung Quốc chỉ là những mục tiêu dễ triệt hạ, điều đó giả định rằng Hoa Kỳ sẽ can thiệp quân sự vào cuộc xung đột. Thế nhưng Việt Nam và Malaysia không thể dựa vào sự hỗ trợ của Hoa Kỳ. Philippines có hiệp ước quốc phòng với Mỹ, nhưng những kế hoạch dự trù gần đây trong Không Quân Philippines cho thấy một mong muốn tự cải thiện năng lực của mình.
 
Sức mạnh trên không của các nước xung quanh Biển Đông vẫn không sánh kịp Trung Quốc, và có rất nhiều khả năng là các nước này không thể cầm cự trước những đợt tấn công kéo dài của Trung Quốc. Điều tối đa mà họ có thể làm được là làm chậm bước tiến của Trung Quốc.
 
Đối phó với Trung Quốc như thế nào ?
 
Cả ba nước Việt Nam, Malaysia và Philippines đều nhận thức được thế yếu của mình và đã chuẩn bị đối phó theo những cách khác nhau.
 
Vào tháng 11/2015, Malaysia đã tổ chức một cuộc tập trận không quân quan trọng, huy động các loại phi cơ Su-30MKM (Nga), F/A-18D (Mỹ) và BAE Hawk (Anh). Họ tập chiến đấu trên không, tiêu diệt hệ thống phòng không và ném bom chuẩn xác – tức là những hoạt động có khả năng sẽ được dùng chống lại một kẻ thù cụ thể.
 
Thật vậy, cuộc tập trận được phát động từ căn cứ không quân Labuan, ngay phía nam của quần đảo Trường Sa. Ngoài ra, Malaysia còn muốn tiếp tục mua chiến đấu cơ tiên tiến loại mới để nâng cấp và tăng cường lực lượng không quân của mình.
 
Việt Nam cũng đã nhận ra điểm yếu của mình trên không, và đã công bố ý định mua hơn một chục chiếc Sukhoi, rất có thể là loại Su-35 đời mới. Hà Nội cũng đã mua hệ thống tên lửa phòng không S-300 của Nga, và có ý định mua phiên bản S-400 được nâng cấp, bổ sung cho loại tên lửa cá nhân Igla-1s gọn nhẹ hơn.
 
Việt Nam đã không dừng lại ở đó - họ cũng đã quyết định sao chép chiến thuật chống tiếp cận khu vực A2/AD của Trung Quốc và mua thêm tên lửa chống hạm của Nga.
 
Philippines là nước phải làm rất nhiều để chuẩn bị cho xung đột với Trung Quốc, trên không hay trên biển. Kế hoạch dài hạn của Không Quân Philippines là từ nay đến năm 2021 trang bị cho mình không chỉ là chiến đấu cơ tối tân, mà cả các hệ thống cảnh báo sớm trên không - điều mà các nước khác không công khai tuyên bố - cũng như các hệ thống radar và tên lửa phòng không trên bộ.
 
Cả ba nước trên đều cùng chú ý đấn các loại chiến đấu cơ mới như : Saab JAS-39 Gripen, Eurofighter Typhoon, Dassault Rafale, F-16V được nâng cấp, và Sukhoi Su-35. Chưa rõ là nước nào sẽ mua loại gì, nhưng do việc Việt Nam thường mua vũ khí của Nga, khả năng Hà Nội mua Su-35 là rõ nhất. Philippines thì có vẻ thích loại JAS-39, trong khi đối với Malaysia, nước này có truyền thống mua chiến đấu cơ của cả Nga lẫn phương Tây, do đó sự lựa chọn rất khó đoán.
 
Malaysia, Việt Nam và Philippines đều đã nhìn thấy các mối đe dọa, không chỉ trên biển, mà trung tâm nghiên cứu Mỹ RAND đã đề ra cách đối phó bằng một mạng lưới tên lửa chống hạm, mà cả trên không. Nếu các nước này có thể có được, và học được cách sử dụng và triển khai các loại vũ khí này một cách có hiệu quả, họ có thể chống lại và răn đe các hành vi xâm lấn của Trung Quốc một cách mạnh bạo hơn, thay vì chỉ bằng lời nói và chiến thuật hoãn binh. Họ có thể thách thức Bắc Kinh trên không và hỗ trợ cho tiến trình hiện đại hóa lực lượng hải quân của họ.

Mỹ: Trung Quốc đã điều đến 16 chiếc J-11 tới đảo Phú Lâm Hoàng Sa

mediaChiến đấu cơ J-11 của Trung QuốcReuters
Ngày 13/04/2016 một quan chức bộ Quốc Phòng Mỹ xin được giấu tên, tiết lộ Bắc Kinh đã triển khai 16 chiến đấu cơ J-11 đến Phú Lâm hôm mồng 07/04/2016. Con số này cao hơn gấp 8 lần so với thông tin được hãng Fox News đưa ra vào hôm qua.
Theo quan chức Mỹ, 16 máy bay tiêm kích tại Phú Lâm là « một khối lượng lớn nhất từ trước tới nay » và hoàn toàn trái ngược với tuyên bố không quân sự hóa Biển Đông của chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hồi tháng 2/2016.
Phú lâm là hòn đảo lớn nhất trong khu vực Hoàng Sa, nơi có tranh chấp chủ quyền giữa Việt Nam, Trung Quốc và Đài Loan.
Giới phân tích nhắc lại, vào cuối tháng 2/2016 Trung Quốc từng đưa máy bay tiêm kích đến đảo Phú Lâm, Hoàng Sa đúng vào lúc Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry tiếp đồng nhiệm Trung Quốc Vương Nghị tại Washington. Trước đó nữa, tháng 11/2015 truyền thông Bắc Kinh đã đăng ảnh chiến đấu cơ J-11 của Trung Quốc cũng trên hòn đảo này.
Tuy nhiên, với 16 chiếc chưa bao giờ khối lượng máy bay của Trung Quốc trên hòn đảo này lại hùng hậu như vậy. Các giới chức Mỹ lo ngại, động thái nói trên đe dọa ổn định của khu vực.
Washington liên tục kêu gọi Bắc Kinh và các nước liên quan tôn trong trọng tự do lưu thông hàng hải lở Biển Đông, tránh quân sự hóa các hòn đảo nơi có tranh chấp chủ quyền. Đây là một tuyến đường huyết mạch của giao thương quốc tế.


__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

No comments:

Featured post

🔥Lisa Pham Khai Dân Trí Ngày-16/12/2024

Popular Posts

My Blog List