NANCY DANG
On Monday, June 5, 2017 11:07 PM, "'Patrick Willay' [ChinhNghiaViet]"
<>
wrote:
Ả Rập Xê Út và các
đồng minh tố Qatar « ủng hộ khủng bố » và cắt đứt quan hệ ngoại giao
Thụy My
Một cuộc họp thượng đỉnh Hội Đồng Hợp
Tác Vùng Vịnh. Ảnh minh họa.AFP PHOTO/YASSER AL-ZAYYAT
Bão tố ngoại giao ở Trung Đông : ngày 05/06/2017 Ả Rập Xê Út, Ai Cập,
Các tiểu vương quốc Ả Rập Thống Nhất, Bahrein và Yemen đã cắt đứt quan hệ với
Qatar với lý do nước này « ủng
hộ khủng bố ».
Đây là cuộc khủng hoảng trầm trọng nhất từ khi Hội Đồng Hợp Tác Vùng
Vịnh (CCG) được thành lập năm 1981, gồm Ả Rập Xê Út, Bahrein, Các Tiểu Vương
Quốc Ả Rập Thống Nhất, Koweit, Oman và Qatar. Ba trong số các nước này cùng với
Ai Cập và Yemen từ sáng sớm hôm nay đã lần lượt loan báo cắt đứt quan hệ ngoại
giao với Qatar vì « ủng hộ
khủng bố », như Al Qaida, tổ chức Nhà nước Hồi giáo (Daech, IS) và
Huynh đệ Hồi giáo.
Ryad cho đóng cửa các biên giới trên đất liền, đường không và đường
biển với Qatar để « bảo vệ
an ninh quốc gia và mối nguy khủng bố ». Cairo cũng đóng các biên
giới với Qatar vì nước này «
kích thích thái độ thù địch với Ai Cập ». Sáu công ty hàng không
vùng Vịnh ngưng tất cả các chuyến bay đến Doha. Các nhà ngoại giao Qatar có 14
ngày để rời bốn nước vùng Vịnh trên, riêng Ai Cập hạn định 48 giờ, còn công dân
các nước này bị cấm đến Qatar.
Qatar vốn tự hào đóng vai trò đáng kể trong khu vực và được chọn làm
nước chủ nhà Cúp bóng đá thế giới 2022, cũng bị loại ra khỏi liên minh quân sự
Ả Rập chống lại phe nổi dậy thân Iran ở Yemen.
Sự kiện này diễn ra 15 ngày sau chuyến thăm của tổng thống Mỹ, trong
dịp đó ông Donald Trump đã kêu gọi các quốc gia Hồi giáo tham gia chống chủ
nghĩa cực đoan. Trước khoảng 50 lãnh đạo Hồi giáo, ông Trump chỉ đích danh Iran
là kẻ thù, nguồn gốc của khủng bố.
Đây là sự ủng hộ công khai chính sách của Ả Rập Xê Út và các đồng
minh vốn cứng rắn với Iran theo Hồi giáo Shia, trong khi Qatar luôn giữ quan hệ
tốt với Iran, cho những người phe Huynh Đệ Hồi Giáo và Hamas từ các nước láng
giềng tị nạn.
Sau khi tổng thống Mỹ rời đi, mọi sự diễn biến rất nhanh. Báo chí
vùng Vịnh đăng tải các phát biểu được cho là của quốc vương Qatar ca ngợi Hamas
và coi Iran là một nhân tố ổn định cho Trung Đông. Qatar cải chính, và chuẩn bị
trục xuất các thành viên Hamas, nhưng không làm giảm được căng thẳng.
Doha tố cáo các láng giềng vùng Vịnh muốn đặt Qatar dưới quyền giám
hộ, cho rằng việc cắt đứt quan hệ ngoại giao là « bất hợp lý » và « vô căn cứ ». Đồng thời, chính quyền Qatar
cũng thông báo cấm các chuyến bay thương mại giữa Doha và các nước nói trên.
Từ Sydney, ngoại trưởng Hoa Kỳ Rex Tillerson kêu gọi các nước vùng
Vịnh giải quyết bất đồng và đoàn kết với nhau. Phía Iran cho rằng « việc
cắt quan hệ và đóng cửa biên giới không phải là cách giải quyết khủng hoảng
».
Theo thông tín viên RFI ở Ai Cập, cuộc khủng hoảng này làm Qatar bị
cô lập không chỉ về ngoại giao, mà cả về địa lý. Quốc gia này là một bán đảo, biên
giới đất liền duy nhất là với Ả Rập Xê Út. Về lâu về dài, căn cứ quân sự quy mô
của Mỹ tại Qatar có thể bị ảnh hưởng, nhưng Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống
Nhất, vốn có sẵn một căn cứ của Pháp, có lẽ sẽ hài lòng nếu Hoa Kỳ di chuyển
căn cứ quân sự đến nước mình.
Chiến lược chống khủng
bố ảnh hưởng đến vị thế của thủ tướng Anh
Thanh Hà
Thủ tướng Anh Theresa May phát biểu
trong một chiến dịch vận động tranh cử bầu Quốc Hội, Luân Đôn, ngày
05/06/2017.REUTERS/Hannah McKay
Mục tiêu giành được đa số rộng rãi ở Hạ Viện để dễ thương lượng với
Liên Hiệp Âu Châu về thủ tục Brexit mà bà Therea May đặt ra phức tạp hơn dự kiến.
Khủng bố đẫm máu tại Luân Đôn và Manchester biến vấn đề an ninh thành một nhược
điểm của chính quyền Anh. Nữ thủ tướng Theresa May đang tìm cách dập tắt tranh
luận về sơ sót trong nhiệm vụ bảo đảm an ninh trên lãnh thổ Anh.
Đợt tấn công gần đây nhất, diễn ra chỉ 6 ngày trước bầu cử Quốc Hội,
và chưa đầy hai tuần sau thảm họa ở sân vận động Arena, sau buổi trình diễn văn
nghệ của danh ca người Mỹ, Ariana Grande. Phát biểu vào trưa Chủ Nhật 04/05, thủ
tướng May tuyên bố duy trì bầu cử Quốc Hội vào ngày mồng 08/06/2017 và
"xét lại chiến lược chống khủng bố" sau vụ tấn công đêm thứ Bảy. Đây
là lần thứ ba trong chưa đầy ba tháng, nước Anh bị tấn công, nâng tổng số tử
vong lên 32 người.
Sau vụ khủng bố tự sát tại Manchester, chính quyền Anh đã nâng mức
báo động về tình trạng an ninh lên cấp "nguy
hiểm" để rồi lại hạ xuống cấp "nghiêm trọng" vài giờ
trước một thảm họa mới ở Luân Đôn. Từ sau vụ tấn công đầu tiên nhắm vào Hạ Viện
Anh hôm 22/03/2017, ngành an ninh dồn dập thông báo đã phá vỡ các đường dây
khủng bố của các nhóm Hồi giáo cực đoan. Bộ Nội Vụ cho biết đã ngăn chặn được
ít nhất 5 âm mưu tấn công. Luật chống khủng bố được tăng cường bất chấp một số
p hản đối trong công luận cho rằng, các điều khoản khắt khe đó giới hạn một số
các quyền tự do cá nhân.
Trong lĩnh vực tình báo, chính phủ Anh cho biết cơ quan phản gián
đã tuyển dụng thêm 2.000 nhân viên từ năm 2005, tức sau loạt nổ bom trong hệ
thống xe điện ngầm ở Luân Đôn vào tháng 7/2005, làm 56 người thiệt mạng. Luân Đôn
một mặt phối hợp chặt chẽ với các đối tác Âu châu trong lĩnh vực này, mặt
khác mở rộng thêm các mối liên hệ với tình báo của Úc, Mỹ, Canada và kể cả New
Zealand. Nhưng tất cả các biện pháp đó vẫn không tránh khỏi tai họa cho nước
Anh.
Trong bài phát biểu hôm qua, thủ tướng May nói tới một "kiểu đe dọa mới" mà
nước Anh phải đối mặt, do đó Luân Đôn cần có một "chiến lược an ninh mới"
dựa trên bốn hướng chính : tăng cường kiểm soát với các tổ chức tuyên truyền tư
tưởng Hồi giáo cực đoan; gia tăng kiểm duyệt các trang mạng có nội dung quảng
bá cho những tư tưởng đó. Hướng thứ ba nhắm tới là cần xét lại mô hình hội
nhập, mà theo bà Theresa May, là quá dễ dãi đối với các cộng đồng người nước
ngoài. Sau cùng, và đây chính là điểm mà chính phủ sắp tới của nước Anh cần đặc
biệt quan tâm đó là "tăng
cường chiến lược và phương tiện chống khủng bố trên lãnh thổ".
Theo giới quan sát, điểm sau cùng này là một nhược điểm của bà May.
Một cách gián tiếp nữ thủ tướng Anh nhìn nhận một số những "lỗ hổng" trong vế an
ninh. Hai vụ khủng bố ở Manchester và Luân Đôn vừa qua đang làm thay đổi tương
quan lực lượng trên chính trường Anh.
Cuộc chiến chống khủng bố là nhược điểm của bà May trong cuộc chạy
đua để giữ chiếc ghế thủ tướng. Thăm dò dư luận về ý định bỏ phiếu mới nhất cho
thấy khoảng cách giữa bà May thuộc cánh bảo thủ và ông Corbyn, bên Công Đảng đang
thu hẹp lại. Thậm chí có một số nhà bình luận cho rằng, Theresa May sẽ khó chiếm
được đa số rộng rãi. Như phân tích của một nhà báo Anh, trên tờ Times có khuynh
hướng bảo thủ, lãnh đạo đối lập, ông Jeremy Corbyn, 68 tuổi, chứng tỏ ông là
một đối thủ đáng gờm với bà May, người mà nữ thủ tướng Anh luôn chỉ trích là
"không có tầm cỡ".
Tự nhận mình là một chính trị gia giàu kinh nghiệm và cứng rắn, cựu
bộ trưởng Nội Vụ của thủ tướng David Cameron hứa hẹn sẽ mạnh mẽ bảo vệ quyền lợi
của Luân Đôn trong các vòng thương thuyết với Liên Hiệp Âu Châu về Brexit
mở ra kể từ ngày 19/06/2017. Bà May lao vào cuộc vận động với khẩu hiệu "hùng mạnh và ổn định"
hàm ý bà sẽ cứng rắn với các đối tác và nhất là với những đối thủ nào đe dọa
quyền lợi của vương quốc Anh, nhưng cũng là người bảo đảm một sự ổn định cho
đất nước.
Hình ảnh đó của nữ thủ tướng May đang bị sứt mẻ sau ba vụ khủng bố
liên tiếp nổ ra trên đất Anh trong một thời gian ngắn kỷ lục Thêm vào đó là lo
ngại với Brexit, hợp tác an ninh và chia sẻ thông tin tình báo giữa Luân Đôn với
các đối tác trong Liên Hiệp Âu Châu sẽ lỏng lẻo hơn.
Tổ chức Nhà Nước Hồi
Giáo nhận là tác giả vụ khủng bố tại Luân Đôn
Thanh Hà
Cảnh sát Anh bảo đảm an
ninh cho người dân trên các cầu ở Luân Đôn, ngày 05/06/2017.REUTERS/Peter
Nicholls
Cơ quan tuyên truyền Amaq của tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo trong thông
cáo gửi đi chiều Chủ Nhật 04/06/2017 nhận là tác giả vụ khủng bố tại Luân Đôn,
làm 7 người chết, gần 50 người bị thương. Công cuộc điều tra tiếp diễn.
"Một đơn
vị chiến binh thuộc tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo" đã ra tay trong
vụ khủng bố ở Luân Đôn tối thứ Bảy 03/06/2017. Ba hung thủ đã dùng dao đâm một
cách vô tội vạ vào người qua lại, khách hàng tại các hiệu ăn và quán bar trước
khi bị cảnh sát Anh bắn hạ. Tổ chức thánh chiến Hồi giáo nhận là tác giả vụ
khủng bố Luân Đôn trong bối cảnh Anh Quốc, một trong những thành viên của liên
quân quốc tế, tham gia các đợt oanh kích nhắm vào tổ chức này tại Irak và
Syria.
Cảnh sát Anh đang ráo riết tiến hành công cuộc điều tra. Mặc dù danh
tánh ba hung thủ chưa được công bố, nhưng các giới chức tại Luân Đôn cho biết
đã nhận diện được ba kẻ tấn công nói trên. Chiến dịch khám xét mở ra trong 24
giờ qua, đặc biệt là tại Barking, ngoại ô phía đông thủ đô nước Anh. Đây là nơi
có đông các cộng đồng người nước ngoài sinh sống.
Trước mắt cảnh sát thông báo đã bắt giữ 12 người bị tình nghi có liên
quan trực tiếp đến vụ khủng bố cách nay hai hôm. Thông tín viên đài RFI từ Luân
Đôn, Muriel Delcroix cho biết thêm về tiến triển của cuộc điều tra :
« Trong một
thông cáo mới, lãnh đạo bộ phận chống khủng bố cho biết các nhà điều tra đã
tiến khá nhanh và nhận diện được những kẻ khủng bố ở Luân Đôn tối thứ Bảy. Ưu
tiên giờ đây là cần phải tìm xem liệu có những kẻ đồng lõa khác giúp đỡ những
tên khủng bố này thực hiện các vụ tấn công hay không.
Sáng sớm hôm nay, lực lượng an ninh đã tiến hành một loạt các vụ
khám xét, bắt giữ ở ngoại ô Barking, phía đông Luân Đôn. 12 người, trong đó có
4 phụ nữ, đã bị bắt giữ vì có dính líu đến vụ khủng bố. Các nhà điều tra đã
khám xét nhiều căn nhà trong một tòa nhà ở Barking và cho thực hiện một vụ phá
nổ tại căn nhà của một trong những kẻ khủng bố. Theo những người láng giềng, kẻ
này đã có vợ, hai con và sống ở đây trong ba năm.
Trong lúc đó, tại Luân Đôn, cảnh sát giải thích rằng các hàng rào
phong tỏa những khu vực bị khủng bố, sẽ được duy trì trong một thời gian và các
biện pháp bảo đảm an ninh ở thủ đô Luân Đôn sẽ được xem xét lại. Người dân Luân
Đôn sẽ thấy có nhiều cảnh sát hơn, kể cả cảnh sát vũ trang, trên các đường phố.
Các biện pháp bảo đảm an ninh cho công chúng trên các cầu ở Luân Đôn cũng
sẽ được đưa ra ».
P
__._,_.___
Posted by: NANCY DANG