heo VN


Image result for coronavirus

VN là chổ xả rác cho bọn tàu, người VN tỉnh ngũ đi.





ĐỐT LŨA ĐI EM ĐỂ DIỆT QUÂN THÙ.



https://1.bp.blogspot.com/-HJRXuhnZmHY/VyBW6ru1AaI/AAAAAAAAQEQ/s0_7Wf7A4CgWv3r6IqpL2yrEK2G2kO6PACLcB/s1600/Vi%2Bmoi%2Btruong%2Btrong%2Bsach%2Bcho%2BViet%2BNam%2B.jpg

ĐỐT LŨA ĐI EM ĐỂ DIỆT QUÂN THÙ.
Biểu tình 5/3/2017
Image result for bom xang
https://www.youtube.com/results?sp=EgIIAg%253D%253D&q=bi%E1%BB%83u+t%C3%ACnh+2017

Wednesday 22 April 2020

Lisa Pham Khai Dân Trí Ngày 22/04/2020

CHỮ NGHĨA THỜI ĐẠI DỊCH - Huy Phương,


Ngày 14-4-2020

Thân kính Nhà Văn Huy Phương,

Thưa Anh, Khi còn là hc sinh Trung Hc,tôi dã được Thy Giáo dy rng

Nếu làm Thày Thuc,mà lm,thì hi có 1 người.
Nếu làm Văn Hóa mà lm,thì hi đến MUÔN đi.

Thưa Anh,Như vy < Văn Hóa > <Văn Ngh > quan trng tht.

Cám ơn Anh đã cho Bài Viết tht rt nên đc.
Đ ch Trung Hoa,tôi thường gi<nước Tu>
,và cúm Covid 19,tôi thường gi Cúm Wu Hán..hay Dch Cúm Tu..
bin Đông   hay gi là Thái Bình Dương..

Thế mi biết ch nghĩa QUAN TRNG tht,
Quý Nhà Văn Nhà Báo nêu ra và viết như thế ,thì<C T cũng phi nghe.>

 Thân kính Cám ơn  và xin phép forward

NDN




Subject: Fw: CHỮ NGHĨA THỜI ĐẠI DỊCH - Huy Phương,

Bài này tác giả chỉ đưa ra một số danh từ sử dụng không đúng nghĩa hay nghĩa dư thừa... trong thời gian có dịch cúm mà thôi. Còn nếu đế cập đến tất cả những chữ, những ngôn từ của XHCN/VN ngày nay ở trong nước thì quá nhiếu và đã có nhiếu nhà văn học phân tích đến nỗi phải nói là "Tự điển tiếng Việt thời XHCN/VN"... vì họ thích tỏ ra nên dùng tiếng Việt thuần túy, nhưng chính họ lại bỉ ảnh hưởng hay "nô lệ" quá nhiếu vào chử Tàu, thành ra "nửa nạc nửa mỡ" chẳng ra thế nào. Thí dụ như "cụm từ" của họ gọi quân nhân Thủy Quân Lục Chiến của chúng ta là "lính thủy đánh bộ" vừa Tàu vừa ta... Một chữ khác được tác giả đế cập đến trong bài là "xử lý" mà người Tàu thường sử dụng nên cán bộ Nhà Nước viết trên công văn thường xuyên và dân chúng phải noi theo...
Tuy nhiên phải nói ngay trong thời trước 1975 và xa hơn nữa từ nhiều thập niên trước, người Việt đã quen (hay nô lệ) chữ nghĩa của Tàu. Tên nước Tàu mà cả thế giới, nhất là Âu Mỹ đếu gọi nước Tàu là La Chine hay China... thì người Việt lại gọi là TRUNG HOA. Người Tàu đặt cái tên đó một cách hỗn xước, tự coi nước họ ở giữa và các nước chung quanh đếu là "chư hầu man rợ". Ông cha mình từ lâu đã gọi họ là Tàu, nước Tàu, người Tàu... tại sao mình lại gọi là Trung Hoa hay Trung Quốc. Cả thế giới nhiều khi gọi tên các nước bằng tên tắt như nước Việt (thay vì Việt Nam) Mỹ thay cho Hoa Kỳ,... rồi Pháp, Anh, Đức, Ý... thì tại sao mình không gọi họ là Tàu mà phải gọi là Trung Quốc...
Đồng thời chúng ta không nên có thói quen bắt chước Tàu mà gọi Biến Đông (là vùng biển ở phía Đông của riêng nước Tàu, còn nước Nhật thì sao), hay "Biển Hoa Nam" mà nên gọi là "Biển Đông Nam Á"...
Tha thiết mong người Việt nên thay đổi cách xưng hô này với người Tàu...
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Từ : joe tran
Chủ Nhật, 12-4-2020 @ 22:31
-------------------------------------
                                       CHỮ NGHĨA THỜI ĐẠI DỊCH
                                                                                                     Huy Phương

 

Thời đại dịch này, người ta lo bệnh, lo chết, đâu có ai tào lao đi lo bàn chuyện chữ nghĩa, vì chữ nghĩa vốn không làm chết ai, cũng chẳng tổn thương ai.
Nếu nghĩ đến đường xa, lâu dài thì lại không phải là chuyện cần thiết, bây giờ, đời sống này “sống hôm, chết mai”, lo cho đời mình chưa xong, nghĩ chi đến chuyện con cháu mai sau. Mai sau con cháu chúng ta, ở đây thì nói tiếng Anh-Mỹ, ở trong nước thì nói tiếng Tàu, biết tiếng Việt có còn không?
Người xưa phán xét một câu về sự thờ ơ này rất nặng, đó là “ngu si hưởng thái bình” (ngu giả an chi). Nhiều người không dám khẳng định như vậy, nên có quan niệm rằng suy nghĩ bớt đi một chút cho đời đỡ dằn vặt, đỡ làm mếch lòng ai thì cuộc sống hẳn là bình an, không đụng chạm, không tranh cãi, không chiến tranh.
Mấy tuần này chúng ta, lần đầu tiên được nghe quá nhiều chuyện về “gói”. Đây không phải là chuyện gói xôi, gói bắp thường ngày của giới lao động bình dân quê mình, trị giá chưa tới một đô la mà có những “gói” giá trị lên đến hằng trăm tỷ đô la như “gói” kích thích kinh tế này sẽ chuyển tiền trực tiếp cho cá nhân, doanh nghiệp Mỹ, “gói” trợ cấp thất nghiệp cho các cá nhân bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.
Chữ “gói” này phát xuất từ trong nước, không để chỉ nói đến cái “gói hỗ trợ an sinh xã hội cho lao động mất việc của Hội Nghị Thường Trực Chính Phủ CSVN”, mà còn là cái gói của Mỹ, của Đức. Chưa bao giờ các thứ gói lại lềnh khênh trôi nổi như hôm nay, tựu trung có rất nhiều thứ gói như “gói cứu trợ”, “gói kích thích kinh tế”, “gói giải cứu”, “gói khẩn cấp”. Những chữ “gói” này phát sinh từ trong nước, nhanh chóng theo con virus Corona lan ra ngoại quốc, đến Little Saigon và được nghe từ miệng cô xướng ngôn viên các đài phát thanh, đài truyền hình, hay được in trên báo chí của người Việt (gọi là người Việt tị nạn Cộng Sản) ở đây.
Cái gói mà quý vị muốn nói đến đây là gói tiền. Chúng ta thật không thiếu chữ và cũng dư nghĩa.
“Gói” mà trong nước muốn nói đây, chính là “ngân khoản”, “số tiền” hay tệ lắm là “món”. Để sửa lại, nếu chúng ta nghe nói “một ngân khoản cứu trợ khẩn cấp $40,000 tỷ vừa được Quốc Hội Hoa Kỳ thông qua…” nghe có vừa lỗ tai không ? Thà là nôm na mách qué như “gói xôi”, “gói bắp”, “giường cứng”, “giường mềm” đi thì không nói, đằng này cứ nghe cái loại chữ nghĩa “một gói hỗ trợ an sinh xã hội”, “ một gói kích cầu…” nửa ta, nửa Tây là cũng đã biết nó ma-de từ đâu rồi.
Hết nói nôm na, bây giờ chúng ta qua loại chữ nghĩa uyên bác. Chữ nghĩa uyên bác không phải để dành cho giới trí thức dùng, mà qua thời kỳ quá độ này, đúng như câu tục ngữ ngàn xưa là “dốt thì hay nói chữ !” Nếu viết chuyện này thì không biết bao nhiêu trang giấy cho đủ, nên chúng ta chỉ nói đến “chữ nghĩa thời đại dịch” cho khỏi đi xa đề tài hôm nay.
Hiện nay ở Italy và ngay ở New York của Mỹ, số người chết vì COVID-19 mỗi ngày lên quá nhiều ! Câu hỏi chúng ta đặt ra, qua báo chí, truyền hình hiện nay là chính quyển địa phương đã “xử lý” những xác chết này như thế nào? Chúng ta cũng hiểu rằng xác chết muốn xử lý chỉ có hai việc, đem chôn hay hỏa táng! Dù vậy nhưng “xử lý” xác chết trong trường hợp này nghe có thuận tai không?
Muốn đặt câu hỏi thế nào tùy bạn, tuy nhiên trong ngôn ngữ VC, chữ “xử lý” được dùng rất rộng rãi như “xử lý nước thải”, “ xử lý các vi phạm pháp luật", “xử lý vết thương trước khi đưa bệnh nhân vào viện”, “xử lý nỗi cô đơn…” Và như vậy, xử lý các xác chết thời đại dịch có khác chuyện xử lý một món thịt kho trong chương trình dạy nấu ăn hay không ? Xin hãy đọc dòng chữ “xử lý thịt bò dai trở nên mềm hơn”, trên báo chí trong nước, và để hiểu hết nghĩa của nó. Đây là một đoạn “xử lý” khác đọc được trong một trang sách dạy nấu ăn.
“Cách xử lý măng khô” : Măng khô rửa sạch bụi bẩn, sau đó cho măng khô vào ngâm nước trong 6 – 8 tiếng cho măng nở mềm. Thay nước ngâm măng vài lần để loại bỏ vị đắng. Luộc kỹ măng, sau đó chắt bỏ nước và thay nước mới. Luộc và xả măng 2 – 3 lần đến khi nước luộc trong lại, không còn mùi khó chịu.
Hãy nghe một cô dạy nấu ăn trên đài truyền hình : “Mình xử lý xong phần rau củ, sau đây là đến phần xử lý thịt !”. Sao không nói một cách giản dị :                                                                                                                                                  Trong nước định nghĩa hai chữ “xử lý” như sau : “Áp dụng vào cái gì đó những thao tác nhất định để nghiên cứu, sử dụng”. Sao mà rắc rối quá vậy?
Chúng ta đâu có thiếu chữ ! Vì sao không dùng “cách giải quyết trong trường hợp số người chết lên quá cao?” khi nói đến chuyện người chết ở New York hay Italy?
Chúng ta, thật ra từ trước đến nay, bỏ quê hương, đi thì cũng mang văn hóa chữ nghĩa đi theo, đâu đến nỗi nghèo mạt mà phải dùng loại chữ nghĩa thô thiển, nhếch nhác từ trong nước đem ra, mà thật có hay ho gì cho cam. Nhân mùa dịch chúng ta lại nghe những từ ngữ lạ tai, nhưng nghe lâu thành quen, nào là “lây nhiễm”, “đỉnh điểm”, “diện rộng”, “dập dịch”, “cú hích kinh tế”, “bệnh lý nền”, “lây nhiễm chéo”, “phun khử khuẩn”, hàng ngàn “cặp đôi” hoãn cưới, “liên hệ” ngay với bác sĩ khi vướng dịch…
Không phải đến bây giờ dịch ngôn ngữ trong nước mới lây lan ra ngoại quốc mà đã từ lâu, nhưng hải ngoại không ai chịu “cách ly”, giữ khoảng cách với nó, mà còn vô ý thức mang nó đi, phát tán nó khi trò chuyện, giao tiếp trong cộng đồng làm lây lan, không có một cái khẩu trang nào để bịt mồm chúng lại. Chúng ta cũng không có một cơ chế kiểm soát, luật lệ hay giải pháp nào có thể chận đứng nó. Trái lại có thái độ, vô tâm, thờ ơ, vô ý thức đã tiếp tay, phát tán… khiến cho thứ dịch này càng ngày càng phát triển trong cộng đồng người Việt “tỵ nạn”, khó lòng thể cứu vãn.
Chúng ta đang bị đại dịch Virus Corona phát xuất từ Vũ Hán, Tàu Quốc nhưng rồi đại dịch này sẽ qua đi, nhưng thứ đại dịch ngôn ngữ phát xuất từ cái xứ CHXHCN Việt Nam là một thứ dịch bệnh lây lan khó gỡ. Dịch này tràn đến Mỹ, Canada, Úc Châu rồi Âu Châu do người Việt tỵ nạn, người Việt di dân mang theo, được báo chí, truyền hình tiếng Việt tiếp tay, gieo rắc khắp nơi, ít người chống đỡ nỗi, một khi đã nhiễm bệnh thì chịu bệnh suốt đời. Điều khốn nạn là hết đời chúng ta, nó còn lây lan cho đến con cháu chúng ta mai sau, nhiều thế hệ nối tiếp.
Dịch này không giết ai, nhưng nó phá nát ngôn ngữ, văn hóa mà cha ông chúng ta đã gầy công xây dựng bao nhiêu năm. 
(Huy Phương)


__._,_.___

Posted by: DNGeorgeNguyen 

Featured post

Bản Tin Cuối Ngày 20/4/2024

Popular Posts

My Blog List