heo VN


Image result for coronavirus

VN là chổ xả rác cho bọn tàu, người VN tỉnh ngũ đi.





ĐỐT LŨA ĐI EM ĐỂ DIỆT QUÂN THÙ.



https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEiawWm0mrEB_hcAesPVxwoBJelVLAqPb8O0CUvAO_9p5nbh9eDsduClHNeAVWV40wHXI4rTTmj6G0DOp08i-ajnN_e5bv1h0eVz8g_3kQAVE2Wj-x4w84-n5q_1Zdji8bD8xH7PfSrUcqo/s1600/Vi+moi+truong+trong+sach+cho+Viet+Nam+.jpg

ĐỐT LŨA ĐI EM ĐỂ DIỆT QUÂN THÙ.
Biểu tình 5/3/2017
Image result for bom xang
https://www.youtube.com/results?sp=EgIIAg%253D%253D&q=bi%E1%BB%83u+t%C3%ACnh+2017

Wednesday, 12 June 2019

NGƯỜI TRÍ THỨC


Một mặt trận hai kẻ thù 

Giặc cộng bán nước, tàu phù xâm lăng.

NGƯỜI TRÍ THỨC
Chu Vĩnh Hải

Tôi có nhiều người bạn là giáo sư, tiến sĩ. Phải thừa nhận rằng, họ giỏi chuyên môn. Có người dạy giỏi, có người nghiên cứu giỏi, và đa phần họ có một điểm chung: rất giỏi selfie.. Đến đâu, gặp ai, ăn món gì....., họ đều selfie cho thiên hạ biết. Và họ có chung một đặc điểm: họ lặng im trước những biến cố đau thương của đất nước, lặng im trước bất hạnh và khổ đau cùng cực của nhân dân.
Có lần, tôi nửa đùa nửa thật với người bạn giáo sư: Ông là một giáo sư nhưng ông không có trí tuệ mà chỉ có tư chất thông minh thôi. Ông bạn giáo sư ngạc nhiên: Sao ông lại nói vậy? Tôi bình tĩnh trả lời: Người có trí tuệ là người nhận biết được đúng- sai, và chỉ làm theo điều mà mình cho là đúng, và biết phản ứng những gì sai trái. Ông không có điều này, ông chỉ hoàn thành công việc của ông, nên ông chỉ mới dừng lại ở mức có tư chất thông minh mà thôi.
Một lần khác, tôi nói với người bạn là tiến sĩ: Ông là tiến sĩ, nhưng ông không phải là trí thức. Người bạn cũng ngạc nhiên: Sao ông nói vậy? Tôi lẳng lặng trả lời: Từ cổ chí kim, từ đông sang tây, người trí thức không làm việc trong các cơ quan hành chính nhà nước, họ chỉ làm việc trong các tổ chức độc lập với nhà nước. Khi ông làm việc cho nhà nước, ông sẽ không có tiếng nói phản biện với hệ thống mà mình làm việc và hợp tác. Người trí thức là người bắt đầu bằng ý tưởng và kết thúc với ý tưởng, còn ông, ông bắt đầu bằng việc làm cơm áo và kết thúc bằng cái sổ hưu thì làm sao gọi ông là trí thức được!
Khi thấy tôi lên tiếng trước các áp bức và bất công, lên tiếng về sự khổ đau của đất nước, đói nghèo và bất hạnh của nhân dân, nhiều bạn bè dần xa tôi, hay nói theo cách khác, họ tạm thời ngừng giao du với tôi. Mời họ đi uống cà phê, họ chối từ. Gọi điện hỏi thăm họ, họ miễn cưỡng trả lời uể oải. Có người còn tỏ thái độ dứt khoát thẳng thừng: "Tao không ngồi với thằng phản động".
Nhiều đêm, không ngủ được, tôi tự hỏi mình rằng: Có phải mình đã mất đi những người bạn có học hàm học vị khả kính? Có phải người trí thức Việt Nam có trách nhiệm im lặng trước bạo quyền, chỉ cần làm tốt chuyên môn của mình?
Tôi nhớ về Mẹ Teresa- người  nữ tu đã giành cả cuộc đời mình để chăm sóc người nghèo, bệnh tật, trẻ mồ côi, người hấp hối, trong khi hoàn tất nhiệm vụ lãnh đạo dòng tu phát triển khắp Ấn Độ, và đến các quốc gia khác. Người nữ tu này chưa một lần bước chân vào giảng đường đại học, có châm ngôn sống cực kỳ đơn giản :"Người ta nói gì cũng mặc, bạn chỉ cần cười và tiếp tục công việc của mình" tại sao lại được bạn đọc của tạp chí lừng danh Newsweek bình chọn là một trong 10 nhà trí thức có tầm ảnh hưởng nhất của nhân loại trong thế kỷ 20? Có phải người trí thức là người khởi nguồn với ý tưởng và hết mình với ý tưởng?
Trong một lần trà dư tửu hậu, tôi bất ngờ với một quan điểm lạ lùng của người bạn là một kỹ sư: “Thế nào là người trí thức à? Rất đơn giản, người chế tạo ra bom nguyên tử mới chỉ là nhà khoa học, thấy bom nguyên tử nguy hiểm cho nhân loại nên chống lại bom nguyên tử , đó mới là trí thức. Trí thức khác với cán bộ khoa học kỹ thuật là biết đau nổi đau nhân quần”.
Cái chết của giáo sư Phan Đình Diệu cách đây không lâu đã trở thành chủ đề về sự tận tâm của người trí thức. Tôi khẳng định điều tôi nhận thức được trong sự khắc khoải: Học ở Liên Xô về thì nhiều, mấy ai là trí thức như Phan Đình Diệu.
Thời gian cho tôi biết, có một khái niệm hay nhầm lẫn là trí thức và nhà khoa học. Với tôi, nhà khoa học là người chỉ có chuyên môn thuần tuý, còn trí thức ngoài chuyên môn, họ trăn trở về vận nước.
Và thời gian cũng cho tôi biết, theo định nghĩa của các nước văn minh thì Việt Nam ngày nay có nhiều người có học thức nhưng ít người là trí thức. Ai đã làm cho đất nước này không còn tầng lớp trí thức nữa?
 Một du học sinh xuất sắc từ Châu Âu trở về, chán ngán thảm cảnh nước nhà, anh kiên quyết không làm việc trong môi trường nhà nước vì sợ bị tha hóa. Anh đã nói với bạn bè: “Việt Nam đang có một sự chia rẽ sâu sắc. Bạn bè, gia đình,... hơn một nửa dân tộc chỉ có trí thông minh vừa đủ để nhả chữ nghĩa và hạnh phúc úp mặt vào dối trá, lươn lẹo. Đó là thành quả vĩ đại của sự nghiệp bần cùng hoá nhân phẩm và trí tuệ nhân dân, lưu manh hoá tri thức mà đảng dày công xây đắp”. Cám ơn anh, cám ơn những lời gan ruột.
Tôi có buồn lắm không khi tạm thời mất đi nhiều người bạn? Có. Buồn vì họ có thuộc  tính cừu, không có phẩm tính can đảm để cất lên tiếng nói của một con người công chính trước các đói nghèo, khổ đau và bất hạnh của nhân dân, của đất nước.
Tôi có buồn lắm không khi tạm thời mất đi nhiều người bạn có học hàm học vị? Có một tiếng nói mơ hồ và hoang hoải trong tâm thức tôi: Đừng buồn, những người đó vì miếng cơm manh áo của riêng cá nhân mình, họ không có tình thương yêu dân tộc. Họ không dũng khí nói lên đâu là đúng, đâu là sai mặc dù họ  thông minh.
Nhưng, tôi cũng chẳng buồn, vì khi tạm mất đi những người bạn cũ, tôi lại có thêm rất nhiều bạn mới cùng chí hướng. Tôi có thêm bạn là một dịch giả già được mệnh danh là dịch giả khai sáng. Tôi có thêm bạn là một nhà thơ già lúc nào cũng sẵn sàng xuống đường chống lại bạo quyền. Tôi có thêm một người bạn là tiến sĩ nhưng lặng thầm và mải miết vận động cho xã hội dân sự, một nền kinh tế triệt để thị trường cho Việt Nam. Tôi có thêm một bạn mới là một doanh nhân thành đạt nhưng sống hết mình cho khát vọng nhân quyền. Tôi có thêm nhiều bạn, rất nhiều…. Họ trí tuệ, họ thiện tâm, họ chân thành, họ chung thủy với bạn bè và con đường mà họ đã lựa chọn. Nhìn vào ánh mắt trong trẻo và gương mặt thánh thiện của họ, tôi cảm nhận được một tầng lớp trí thức mới đã- đang và sẽ xuất hiện kèm theo đó là bình minh mới của quê hương và đất nước.


__._,_.___

Posted by: Batkhuat nguyen 

Lisa Phạm Khai Dân Trí Số 831 Ngày 12/06/2019. Mới nhất

Tuesday, 11 June 2019

Cầu siêu, cúng cơm, người chết có ăn được không ?


Cầu siêu, cúng cơm, người chết có ăn được không ?
Bộ ba: Căn - Trần cảnh - Thức

Hỏi:


- Gia đình tôi theo đạo Phật từ xưa, trong nhà có bàn thờ Phật, mẹ tôi ăn chay mỗi tháng bốn ngày. Nhưng bản thân tôi và các anh chị em, kể luôn cả cha tôi nữa, đều không biết gì nhiều về đạo Phật, ngoại trừ bàn thờ Phật và chiếc áo tràng màu khói hương của mẹ tôi.

Hôm nay anh chị em chúng tôi có mấy thắc mắc muốn hỏi quý vị vì chúng tôi không thỏa mãn với câu trả lời của mẹ tôi, là người Phật tử hiểu đạo nhất trong nhà.

Thắc mắc thứ nhất:

Chúng tôi thường thấy những gia đình đạo Phật đến chùa làm lễ cầu siêu cúng cơm cho thân nhân đã chết hoặc những dịp đám giỗ, vân vân. Vậy xin hỏi rằng những vụ cầu siêu cúng cơm như thế, thân nhân đã chết có được hưởng gì không?

Thắc mắc thứ hai:

Nếu nhờ cầu xin mà được, vậy thì không cần siêng làm các điều thiện, cứ thoải mái làm các việc ác, miễn sao có nhiều tiền, khi chết nhờ quý tăng ni làm lễ cầu siêu là sẽ được siêu độ, được không ạ.

Mẹ chúng tôi thì tin tuyệt đối vào khả năng “làm Phật sự độ chúng sinh” của các thầy, nên không niệm Phật tụng kinh, chỉ đến chùa làm công quả những ngày cuối tuần, cho là khi chết sẽ có các thầy lo.

Chúng tôi không nghĩ như mẹ, nhưng cũng không hiểu rõ, nên gửi thư này xin quý vị giải thích.



Hình minh họa

Đáp:

- Về thắc mắc thứ nhất, chúng tôi xin nhắc lại phần trình bày của chúng tôi trong một kỳ phát thanh trước đây, như sau:

“Theo Phật giáo, cái chết là sự chấm dứt của đời sống tâm-vật lý của cá nhân. Chết là sự diệt tắt của sinh lực, tức là đời sống tâm linh và vật lý, cùng với hơi nóng và thức.

Chết không phải là sự tiêu diệt hoàn toàn của một chúng sanh, mặc dầu kiếp sống chấm dứt. Cái tiềm lực làm sống chúng sanh không bị tiêu diệt.

Cũng như ánh sáng đèn điện là biểu hiện bề ngoài mà ta có thể thấy của luồng điện vô hình, chúng ta là biểu hiện bề ngoài của luồng nghiệp vô hình. Bóng đèn có thể vỡ và ánh sáng có thể tắt, nhưng luồng điện vẫn tồn tại, và ánh sáng có thể phát hiện trở lại nếu ta đặt vào đấy một bóng đèn khác. Cũng như thế, sự tan rã của thể xác không làm xáo trộn luồng nghiệp lực, và sự chấm dứt của thức hiện tại dẫn đến sự phát sanh mới. Tuy nhiên, không có gì trường tồn bất biến, như một thực thể đơn thuần, “chuyển” từ hiện tại sang tương lai.

Trong trường hợp nêu trên, nếu người chết tái sanh trở lại vào cảnh người, chập tư tưởng cuối cùng tất nhiên là một loại tâm thiện. Thức-tái-sanh là từ tâm thiện ấy phát sanh, tự nhiên chuyển đến cái trứng và tinh trùng tương xứng trong cảnh người.

Như thế có nghĩa là cho đến lúc chết, luồng nghiệp lực vẫn luôn luôn trôi chảy, không có một điểm thời gian gián đoạn. Ngay lúc chết những chập tư tưởng vẫn liên tục kế tiếp như trong đời sống.

Hiện tượng chết và tái sanh diễn ra tức khắc, dầu ở bất cứ nơi nào, cũng như làn sóng điện phát ra trong không gian được thâu nhận tức khắc vào bộ máy thâu thanh. Luồng nghiệp lực trực tiếp chuyển từ cái chết ngay đến tái sanh, không trải qua một trạng thái chuyển tiếp nào. Phật giáo thuần túy không chủ trương có linh hồn người chết tạm trú ở một nơi nào, chờ đến khi tìm được một nơi thích hợp để đầu thai.”

Trên đây là quan điểm của Phật giáo Nguyên Thủy, hay còn gọi là Nam Tông, trích trong cuốn Ðức Phật và Phật Pháp do Hòa Thượng Narada biên soạn.

Về phía Phật giáo Bắc Tông, hay còn gọi là Ðại Thừa, thì quan niệm rằng không hẳn là tất cả mọi người sau khi chết đều tái sinh ngay lập tức. Trường phái này cho là những người có nghiệp rất thiện thì ngay sau khi chết sẽ sanh vào các cõi Tịnh, thí dụ cõi Tây Phương Tịnh Ðộ, Ðông Phương Tịnh Ðộ, vân vân, và những người có nghiệp rất ác thì sau khi chết sẽ sanh ngay vào các cảnh giới ác, như Ðịa Ngục, Ngạ Quỷ hoặc tái sinh thành các loài súc sinh. Trường hợp đó gọi là “chết đây sinh kia”.

Ngoài các trường hợp đó, sau khi chết, người ta có thể còn lưu tâm thức lại một thời gian trong trạng thái gọi là Thân Trung Ấm, và mơ màng trong cảnh giới này từ 1 lần 7 ngày, cho tới 7 lần 7 ngày, là 49 ngày. Trong thời gian đó, nhất là 21 ngày đầu, người đã qua đời vẫn còn có ấn tượng mạnh mẽ về kiếp sống vừa qua. Và chính từ niềm tin này, người ta coi trọng sự cầu nguyện để giúp chuyển hóa tâm trạng người chết khiến cho thần thức của họ hòa nhập được vào các cõi an lành.

Như vậy thì cả hai truyền thống Phật giáo, Bắc Tông và Nam Tông đều không nói đến những hình thức cúng kiếng cho người đã chết từ lâu, hàng năm trời, mà chỉ có thể giúp cho người mới chết, qua những lời khai thị, những bài kinh, thốt lên từ tấm lòng chí thành thanh tịnh của chư vị chân tu và thân nhân, hy vọng thần thức của Thân Trung Ấm cảm được, mà tiêu dung được các tâm niệm xấu, cởi mở được các nỗi oán hờn.

Nhà Phật quan niệm rằng các loài hữu tình chúng sinh tiếp xúc được với thế giới bên ngoài là nhờ ở ba thành phần, gọi là “bộ ba Căn, Trần cảnh và Thức”.

Căn, là bộ phận cơ thể,

Trần cảnh, là đối tượng nhận thức của Căn

Thức, là phần tâm thức vô hình, vốn từ Chân Tâm vọng khởi mà chuyển thành, cũng tràn ngập khắp không gian như Chân Tâm, là cầu nối giữa Căn và Trần cảnh, tức là cầu nối giữa bộ phận cơ thể của chúng sinh và thế giới mà chúng sinh nhận thức, “cảm” hoặc “thấy” được.

Ðối với một cơ thể đã chết, bộ phận cơ thể, là Căn, đã ngưng hoạt động, có nghĩa là bộ ba đã mất một phần, thế thì những sinh hoạt về vật chất như ăn uống, hiển nhiên là không thể tiếp tục.

Có người cho rằng sau khi đã qua đời, người chết vẫn còn ăn, gọi là Thức thực. Như chúng ta đã biết, Thức vốn vô hình, nếu có Thức thực thì cũng chỉ là “cảm” được những tâm niệm thương ghét, an ủi, v.v… không thể “ăn” được món ăn vật chất. Nếu quả thật là còn có sự thèm ăn, thấy thân nhân bầy những món ngon, mà thần thức lại không thể ăn được, thì chỉ thêm thèm thuồng đau khổ mà thôi!

Sau đây là câu hỏi thứ hai:

“ Nếu nhờ cầu xin mà được, vậy thì không cần siêng làm các điều thiện, cứ thoải mái làm các việc ác, miễn sao có nhiều tiền, khi chết nhờ quý tăng ni làm lễ cầu siêu là sẽ được siêu độ, phải không ạ.

Mẹ chúng tôi thì tin tuyệt đối vào khả năng “làm Phật sự độ chúng sinh” của các thầy, nên không niệm Phật tụng kinh, chỉ đến chùa làm công quả những ngày cuối tuần, cho là khi chết sẽ có các thầy lo”.


Đáp:

Ðể hiểu rõ hơn về vấn đề “làm Phật sự độ chúng sinh” và niềm tin “làm lễ cầu siêu là sẽ được siêu độ”, chúng tôi xin gửi tới quý vị lời giải thích ghi trong bộ Giáo Khoa Phật Học cấp 2, do Ban Bảo Trợ Phiên Dịch Pháp Tạng Việt Nam ấn hành, như sau:

…” … Về tập tục tụng kinh siêu độ cho người chết, theo hòa thượng Ðạo An, vốn không phải là một tập tục truyền thống của Phật giáo. Tập tục này chỉ bắt đầu có ở Trung Quốc từ đời nhà Ðường.

Ðiều này có thể đúng vì theo sử chép, thì năm 738, vua Ðường Huyền Tông đã ban sắc lệnh cho toàn quốc, ở mỗi quận đều xây một ngôi chùa, đều đặt tên là chùa Khai Nguyên (Khai Nguyên là niên hiệu thứ nhì của vua Huyền Tông). Ðó là chùa công, do các quan lại địa phương trông coi, dùng làm nơi tổ chức các lễ tiết quốc gia, cầu quốc thái dân an. Việc làm này vừa có ý nghĩa đem ân huệ của Phật ban đến quốc dân, cũng vừa để biểu thị quyền uy của chính quyền trung ương.

Năm 755, An Lộc Sơn nổi loạn, kéo binh về chiếm kinh thành, khiến vua Huyền Tông phải chạy vào Tứ Xuyên lánh nạn. Một năm sau thì quân triều đình dẹp yên giặc loạn. Trong một năm chiến tranh này, số người chết — chiến sĩ của cả hai bên và thường dân –, nhiều vô kể. Triều đình bèn ra chỉ dụ cho tất cả các chùa Khai Nguyên trong toàn quốc, thỉnh chư vị cao tăng đại đức, thiết lễ tụng kinh siêu độ cho chiến sĩ và thường dân đã chết trong cuộc chiến vừa qua, đồng thời an ủi các gia đình nạn nhân.

Dân chúng thấy triều đình làm như thế, bèn bắt chước làm theo, cứ mỗi khi trong nhà có người chết, liền thỉnh chư tăng tụng kinh siêu độ. Từ đó mà lễ cầu siêu độ cho người chết trở thành một tập tục trong dân gian.”

Nhân đây, chúng tôi cũng xin kính gửi tới quý thính giả quan điểm của lão pháp sư Tịnh Không về vấn đề “làm Phật sự độ chúng sinh” và niềm tin “làm lễ cầu siêu là sẽ được siêu độ” này.

Lão hòa thượng Tịnh Không là một vị cao tăng Trung Hoa đương thời, rất có uy tín, với một quá trình giảng kinh thuyết pháp gần năm chục năm. Ngài là người đi tiền phong trong việc sử dụng hệ thống truyền thanh, truyền hình vệ tinh, mạng lưới thông tin toàn cầu và những phương tiện truyền thông hiện đại khác trong việc truyền bá Phật pháp trên khắp thế giới. Trong giới tu hành, nhiều người suy tôn ngài như một vị Tổ của tông Tịnh Ðộ. Ngài nói:

“Trong Phật pháp, nói Phật sự là giúp đỡ tất cả chúng sinh phá mê khai ngộ, lìa khổ được vui, những sự việc này đều gọi là Phật sự.

Vậy còn hiện nay thì sao?

Hiện nay thì thời gian tiếp xúc với kinh điển cơ hồ ít hơn, nhìn thấy trong cửa Phật phần nhiều đều là lấy kinh sám “Phật sự siêu độ người chết”, cho rằng đây là Phật sự. Cho nên vừa nghe nói đến tiếng “Phật sự” là rất dễ sinh ra hiểu lầm. Những việc siêu độ vong linh này ở trong Phật giáo xuất hiện rất trễ …, rất trễ. Thời xưa ở Ấn Ðộ chẳng có. Khi Phật giáo được truyền đến Trung quốc, lúc ban đầu cũng chẳng có. Vậy sự việc này xảy ra như thế nào?

Năm trước, trong buổi Phật học giảng tọa tại trường Ðại Học ở Ðài Loan do lão pháp sư Ðạo An chủ trì, đã có một sinh viên nêu vấn đề này ra để hỏi lão pháp sư. Hôm đó tôi cũng có mặt nên cũng đã có nghe. Lão pháp sư nói rằng sự việc này có thể là bắt nguồn từ giữa niên hiệu Khai Nguyên triều đại nhà Ðường. Vào thời gian đó, có loạn An Lộc Sơn tạo phản, giặc giã nổi lên khắp nơi. Nhờ có danh tướng Quách Tử Nghi tài giỏi mới bình định được nội loạn.

Khi an ninh đã được vãn hồi, nghĩ tới những linh hồn chết thảm còn vất vưởng lang thang nơi đồng hoang cỏ cháy không ai thờ cúng, triều đình cho xây tại mỗi bãi chiến trường một ngôi chùa đều lấy tên niên hiệu Khai Nguyên để đặt làm tên, rồi thỉnh quý vị cao tăng từ khắp các nơi về các chùa Khai Nguyên này để tụng kinh cầu siêu độ cho các vong hồn.. Từ đó, tại mỗi bãi chiến trường lớn đều có một chùa Khai Nguyên. Nguồn gốc Khai Nguyên Tự như lão pháp sư Ðạo An đã nói, là do triều đình đề xướng, mở hội truy điệu, thỉnh những vị cao tăng đại đức tụng kinh cầu siêu độ.

Từ đó về sau, trong dân gian, khi gia đình có người qua đời, thì cũng thỉnh mời tăng ni đến tụng kinh cầu siêu. Như vậy là đối với Phật pháp, đây chính là việc phụ thêm, chẳng phải là công việc chủ yếu của Phật môn, chẳng phải !

Nhưng hiện nay thì nó lại đã trở thành chủ yếu mất rồi ! Hiện nay tại rất nhiều đạo tràng, người ta lấy việc này làm công tác chủ yếu. Cho dù có giảng kinh thì thời gian làm Phật sự chính yếu này cũng rất ngắn, rất ít. Có những chùa một năm giảng kinh bốn lần, trong bốn mùa Xuân Hạ Thu Ðông, mỗi mùa giảng một tuần, một năm giảng bốn tuần, chia cho bốn mùa. Cho nên Phật sự chính thức là giảng kinh thuyết pháp để chuyển mê khai ngộ cho dân chúng thì lại đã biến thành việc phụ, còn việc bái sám, cầu siêu đã biến thành “Phật sự” chủ yếu mất rồi. Ðiều này chúng ta phải có nhận thức rõ ràng, vào thời trước, Phật sự là giảng kinh thuyết pháp”

Ðối với việc cúng bái cầu siêu, chúng tôi xin nhắc lại ý kiến mà chúng tôi đã đề ra trong một kỳ trước, rằng người Đông Phương chúng ta, từ thời xa xưa, vốn đã có truyền thống cúng bái người đã qua đời, nhất là cúng bái tổ tiên, ông bà, cha mẹ, coi như một hình thức báo hiếu, trước là nói lên lòng thành kính tưởng nhớ chư vị đã khuất, sau là nhắc nhở con cháu nên tiếp nối mỹ tục biết cảm ơn các bậc sinh thành, cũng như mỗi quốc gia đều có những ngày kỷ niệm Chiến Sĩ Trận Vong, để nói lên lòng nhớ ơn các anh hùng liệt sĩ có công với đất nước vậy.

Chúng ta có từ ngữ “Ðạo Ông Bà”, nghĩa là theo truyền thống từ thời xa xưa, khi ông bà, cha mẹ, thân nhân qua đời, gia đình đem hình ảnh và bát hương bày lên bàn thờ, quanh năm hương khói, đến ngày giỗ thì làm cơm cúng, đó là tập tục của hầu hết những dân tộc Ðông Phương, nhất là tại những quốc gia ảnh hưởng đạo Khổng.

Như vậy, theo phong tục cổ truyền, việc cúng giỗ cũng là điều tốt, coi như là ngày kỷ niệm, tưởng nhớ người đã khuất. Chúng ta có thể tổ chức cúng giỗ tại nhà, hoặc tại chùa. Nếu đủ phương tiện để có thể làm lễ trên chùa thì rất tốt. Trước nhất, đây là một duyên lành giữa thân nhân người chết đối với nhà Phật, có dịp cho họ tiếp cận với các vị Sư, nhân đó, có thể hiểu thêm về Phật pháp.. Thứ nữa là thân nhân người chết có thể tạo chút phước qua việc cúng dường Tam Bảo, để nhà chùa có thêm khả năng ấn tống kinh sách, phổ biến Phật pháp rộng rãi, thêm phương tiện để hoàn thành các Phật sự. Các vị Sư là những Trưởng Tử Như Lai, là những Ðạo Sư, có nhiệm vụ hoằng dương Chánh Pháp song song với việc tu tập bản thân.

Phật tử cũng vậy, cũng cần tu tập bản thân và giúp phương tiện cho các Ðạo Sư trong công cuộc hoằng truyền và bảo vệ sự trong sáng của đạo Phật.

Liên Hương (ĐPK)
Nguồn: Thư viện Hoa Sen
__._,_.___

Posted by: Batkhuat nguyen 

LẠI CHUYỆN NẰM NGỬA PHUN NƯỚC MIẾNG LÊN TRỜI


LẦN LƯỢT KHUI LẠI CÁC HŨ MẮM TẠI SAN JOSE THEO ĐƠN ĐẶT HÀNG

Có vài đồng hương đã "đặt hàng" với tôi từ rất lâu, nhưng vì quá bận chuyện gia đình và Cộng Đồng, nên cứ khất lần, nay bị hối thúc quá, đành phải căng mắt tìm lại một số hũ mắm, và theo yêu cầu là phải mở ra và dùng quạt điện tốc độ cao thổi cho nhiều đồng hương khắp thế giới biết, trong đó, hũ mắm liên quan đến tên Sĩ quan "an nhàn hậu phương cạo tiền cạo giấy Alpha Hoàng Thưởng" từ khi làm Chủ tịch UB/Bảo Vệ Chính Nghĩa Quốc Gia với châm ngôn "cư an tư nguy"( hay là bóp cổ chính nghĩa và có nguy cơ tắt thở, tôi chưa dám khẳng định) đến nay thì chưa tìm ra, nên phải nhờ đồng hương trên các DĐ tìm hộ, do vậy, Quý vị nào may mắn tìm lại được xin làm ơn gởi giúp cho tôi để được trọn tình với những đồng hương đã "đặt hàng", cũng là tránh cho tôi phải thất hứa quá lâu, không hay ho gì...

Thành thật cám ơn trước.

Nguyễn đăng Trình


LẠI CHUYỆN NẰM NGỬA PHUN NƯỚC MIẾNG LÊN TRỜI
-Lão Móc

Kinh Phật có ghi: “Những kẻ nói xấu về người khác như là những kẻ nằm ngửa phun nước miếng lên trời!”
Người xưa cũng có nói: “Hàm huyết phún nhân, tiên ô tự khẩu” có nghĩa: “Ngậm máu phun người, trước dơ miệng mình.”

Vào những ngày cuối tháng 4 năm 2013, độc giả và đồng hương khắp nơi đã thấy rõ chuyện “nằm ngửa phun nước miếng lên trời” của ông “Tiến sĩ đầu ruồi” Lê Thiện Ngọ (LTN). Ông này đã hùng hổ tuyên bố sẽ viết 3 bài để vạch mặt “phe đảng Tôn Nữ Hoàng Hoa, Lão Móc Nguyễn Thiếu Nhẫn tức Đại úy Nguyễn Văn Nghiêm Trương Minh Hòa… đã quay ngược họng súng về phía Quốc Gia”.

Đọc bài viết “ngậm máu phun người” của ông “Tiến sĩ đầu ruồi” Lê Thiện Ngọ mà cảm thấy thương hại cho những kẻ khoa bảng như ông ta, về cuối đời lại háo danh, hám lợi đến quên mất cả lý trí khi viết những điều ngược ngạo vu cáo trắng trợn cho người khác khi người ta vạch rõ những sai trái của ông ta. Càng lố bịch hơn là ông ta đã khoe mẽ là dù biết “nguy hiểm” nhưng vẫn viết “để bảo vệ chính nghĩa, danh dự chế độ VNCH”! (sic!).

Như mọi người đều biết là sau đó, với chiêu “tuyệt tình kiếm” của bà Tôn Nữ Hoàng Hoa là đưa ra cái cuộn băng ghi âm có lời tuyên bố để đời “Bây giờ mà còn Quốc, Cộng cái gì nữa” của chính ông Lê Thiện Ngọ trong Đại hội Bất Thường của Tập Thể CCS/VNCH/HN tại Houston khiến ông Tiến sĩ đang phấn đấu để trở thành “Tiến sĩ Bác Hồ”  “có miệng ăn mà không còn miệng nói”.

Mới đây, ở San José cũng có chuyện nằm ngửa phun nước miếng lên trời - y chang chuyện của ông “Tiến sĩ đầu ruồi” LTN.

Người làm chuyện “nằm ngửa phun nước miếng lên trời” ở San José là một bà không có bằng cấp to cỡ ông LTN; nhưng lại có… chức rất rổn rảng là Chủ Tịch “Lương Tâm Công Giáo”! Bà này tên là Cao Thị Tình, Cố vấn của tổ chức Liên Đoàn Cử Tri do ông cựu luật sư Ngô Văn Tiệp (em của ông cựu luật sư Ngô Văn Quang, người năm rồi đã tổ chức đón tiếp ông “phản đảng cò mồi” Bùi Tín tới San José để gây rối)  là tổ chức đã phối hợp với Khu Hội Cựu Tù Nhân Chính Trị Bắc California do ông Mai Khuyên làm Chủ Tịch dưới sự chỉ đạo của ông “Tướng Quảng Lạc” Nguyễn Khắc Bình đã “đẻ” ra Ban Đại Diện Cộng Đồng Người Việt QUỐC GIA Bắc California.

Cách đây nhiều năm, cựu Trung Tá Trần Như Huỳnh tức “nhà văn không có tác phẩm” Chu Tấn đã “xẻ thịt” cộng đồng Việt Nam Bắc California lần  thứ nhất và  đã  “đẻ” Ban Đại Diện Cộng Đồng NGƯỜI VIỆT Bắc Califonia. Ban Đại Diện này với “bộ tam sênh” Hoàng Thế Dân (VT), Hồ Văn Khởi (ĐV), Phạm Quốc Hùng (VT) đã hoàn tất tốt nhiệm vụ chống đỡ để bà Nghị viên “ăn chaó đái bát” Madison Nguyễn thoát lưới “bãi nhiệm” bằng những “thủ đoạn chính trị dơ bẩn”. Nay, Ban Đại Diện Cộng Đồng Người Việt QUỐC GIA/BC ra đời để phục vụ cho những thế lực đen, thế lực đỏ trong mùa bầu cử vào năm 2014 là  năm mà bà Phó Thị Trưởng Madison Nguyễn sẽ tranh cử chức Thị Trưởng (?!). Cộng đồng người Việt Quốc Gia tỵ nạn cộng sản lại một lần nữa bị “xẻ” thịt bởi một ông “Tướng Quảng Lạc”.
Sở dĩ LM đổi tên ông “Tướng Bình Vôi” thành “Tướng Quảng Lạc” vì trong buổi trưa Chủ Nhật ngaỳ 16-6-2013, Liên Hội Cựu Quân Nhân/BC tổ chức “Ngày Quân Lực 19-6” để VINH DANH QUÂN LỰC VIỆT NAM CỘNG HÒA ĐÃ CHI1ÊN ĐẤU CHO CHÍNH NGHĨA- như cựu Hải Quân Đại Tá Trần Thanh Điền tuyên bố, Ban Tổ chức nhiều lần xướng danh “Thiếu Tướng Nguyễn Khắc Bình”; nhưng không ai tìm thấy ông ta ở đâu cả. Buổi chiều ca hát ở Khu Hội Cựu Tù Nhân thì  người ta lại thấy ông ta xuất hiện. Thì ra ông cựu Tướng Nguyễn Khắc Bình thích bóng tối hơn là ánh sáng!  
*
Phiếm luận gia Kiêm Ái có viết bài “Vô Đề” với tam đoạn luận: “Mọi người đều phải chết – Socrate là người - Socrate phải chết. Tất cả Ban Đại Diện Cộng Đồng Người Việt tỵ nạn trên toàn quốc Hoa Kỳ đều bị cướp – Ban Đại Diện CĐVN Bắc Cali cũng đại diện cho Người Việ tỵ nạn cộng sản – Ban Đại Diện CĐVN/BC phải bị cướp”.

Và ông Kiêm Ái đã đi tới kết luận là Ban Đại Diện CĐVN/BC bị chỉ huy cướp giật bởi ông “Tướng Quảng Lạc” NKB! Lập luận vững chắc và đi tới kết luận như đinh đóng cột như thế làm sao mà chối cãi cho được. Thế là có thằng nổi tiếng “to mồm” và “đái bậy” bèn nhai lại cái bã của Ký Còm (Vũ Bình Nghi) móc moi cái tội gọi là “ăn cháo đái bát” của ông Kiêm Ái. Chuyện phải tội là có người cho ông Kiêm Ái mượn tiền để down một căn nhà; nhưng sau đó, ông Kiêm Ái đã thẳng tay phê phán việc làm sai trái của người này. Việc làm này chứng tỏ ông Kiêm Ái là người cầm bút vì Lẽ Phải và Sự Thật, không sợ mất lòng với cả người đã từng giúp mình, sao lại gọi là… ăn cháo đái bát?!

Cũng giống như anh giả Còm cõi đã đặt tên cho Lão Móc“Hăng Rết”, trong khi chuyện này không dính líu gì đến những bài viết mà Lão Móc phê bình anh Ký Còm này về chuyện anh ta viết bài vu cáo, mạ lỵ bà Đoan Trang, Giám đốc đài phát thanh Quê Hương (lúc còn chống Cộng) là có 6 con với 5 ông chồng (!?) và linh mục Nguyễn Văn Lý“ham xe 60 chỗ ngồi mà phải lụy Đoan Trang” và những chuyện vu cáo, mạ lỵ nhiều người khác đã phải ra toà và lãnh án phạt.

Không biết có “thù sâu, oán nặng” gì, hay bị chạm nọc gì khi đọc bài viết của ông Kiêm Ái, bà Chủ tịch Lương Tâm Công Giáo lại bèn giở giọng “gươm giáo” vu cáo trắng trợn cho ông Nguyễn Ngọc Tiên (NNT), Chủ tịch Ban Đại Diện CĐVN/BC như sau:
“Năm 2004 Nguyễn Ngọc Tiên chiếm chức Chủ Tịch CĐ Bắc Cali cách ma giáo, ép buộc ông Nguyễn Tái Đàm (NTĐ) phải từ chức vì lý do sức khoẻ dù ông Đàm vừa nhận chức chưa được bao lâu, ông Đàm chưa kịp từ chức thì cho tay sai dán giấy viết: “Nguyễn Tái Đàm là Việt Cộng” rồi gài lên kiếng của các xe đậu trong bãi đậu xe ở trụ sở cộng đồng đường Gish. Sau khi ông NTĐ từ chức rồi thì Tiên chỉ là Tổng thư ký lại ma giáo hất ông Phó Chủ Tịch Cộng Đồng là Nguyễn Minh Hoàng để giành chức Chủ Tịch. 
… Bây giờ Cộng Đồng NNT cấu kết với các nhóm ủng hộ Madison Nguyễn như Hoàng Thưởng, Lê Đình Thọ… các nhóm này ngày xưa Lão Móc và Kiêm Ái không tiếc lời chửi bới thì nay đoàn kết với nhau để làm gì ai cũng thấy rõ mục đích.”

Chưa hết lời… gươm giáo, bà Cao Thị Tình bèn quay qua nhổ những búng máu còn ngậm trong miệng vào ông Kiêm Ái:
“Một người cao niên, tu xuất, lại đang sinh hoạt trong các hội đoàn Công Giáo mà cứ dối trá, gian xảo, vu khống cho người không chứng cớ như Kiêm Ái thật không xứng đáng là giáo dân (ngoại trừ khi ông đưa ra bằng chứng như thể tôi yêu cầu)…”

Trời bất dung gian! Ngay ngày hôm sau, ông Kiêm Ái đã phúc đáp cho bà Chủ Tịch Lương Tâm Công Giáo những dòng như sau:

“Trong tay tôi hiện đang có DVD buổi họp bầu Chủ Tịch Ban Đại Diện Cộng Đồng thay thế ông NTĐ. Chính Cao Thị Tình (CTT) ngồi kề bên bà Christine Hồ, có cả Lê Văn Ý (LVY) cũng tham dự.  Buổi họp công khai, và cuộc bầu cử 1 Chủ Tịch giữa 5 thành viên trong Ban Chấp Hành phải diễn ra 2 lần. Cao Thị Tình và Lê Văn Ý ngậm máu phun người quen rồi, nhưng lần này thì đúng số xui. Cuốn DVD ngày 22-11-2005 sẽ chứng minh cặp vợ chồng CTT và LVY là kẻ nói láo không ngượng miệng. Tôi biết CTT đang đau như hoạn (thiến), nhưng anh em cựu tù nhân Chính Trị Bắc Cali còn đau hơn khi Mai Khuyên chỉ được Liên Đoàn Cử Tri thí cho 500 phiếu. Cái nhục mạ này của bọn chúng tỏ ra khinh thường Khu Hội. Khu Hội mà như vậy, công lao của CTT bấy lâu nay nghĩa lý gì đâu. Tôi có DVD cuộc bầu cử Chủ Tịch thay thế NTĐ. CTT đừng già hàm nữa”.

Cũng giống như ông “Tiến sĩ đầu ruồi” Lê Thiện Ngọ, bà Chủ Tịch Lương Tâm Công Giáo (?) Cao Thị Tình đã phải ngậm câm miệng hến trước bằng chứng ông Kiêm Ái đưa ra..

Về chuyện bà CTT ngậm máu phun người cho Lão Móc qua đoạn văn:
Bây giờ CĐ Nguyễn Ngọc Tiên cấu kết với các nhóm ủng hộ Madison Nguyễn như Hoàng Thưởng, Lê Đình Thọ… các nhóm mà ngày xưa Lão Móc và Kiêm Ái không tiếc lời chửi bới thì nay đoàn kết với nhau để làm gì thì ai cũng biết rõ mục đích”

Lão Móc xin được thưa lại với bà CTT như sau:

“Với ông Hoàng Thưởng của Lực Lượng Sĩ Quan Thủ Đức thì Lão Móc xin “kính nhi viễn chi” vì LM coi ông này cũng giống như ông “con rối” Huỳnh Phong, kẻ mà theo LM thì “ở Sở, Sở sợ về Tần Tần khinh”. Cái “Lực Lượng này” rất xứng với cái tên gọi là “Lực Lượng Tạp Dịch” mà cách đây nhiều năm ông ký giả Lâm Văn Sang đã đặt tên cho lực lượng này!

Về ông Lê Đình Thọ, LM xin không có ý kiến vì không quen biết với ông này thì làm sao mà “cấu kết” cho được.
Có điều LM biết nguyên do thầm kín nào đã khiến ông “Tướng Quảng Lạc” NKB đã phải muối mặt bất chấp liêm sỉ để cố gắng “cướp” cho được Ban Đại Diện CĐVN/BC. Xin mời bà CTT và qúy độc giả đọc trích đoạn sau đây từ tuần báo Tin Việt News số 784 ra ngày 10-6 năm 2011 như sau:
“Cũng mở ngoặc nới đây, từ một hai năm trước và cả năm nay, một trong những yêu sách mà phía đối nghịch với Liên Hội Cựu Quân Nhân, trong đó có Tập Thể CCS Tây Bắc Hoa Kỳ của cựu Thiếu Tá Lương Văn Ngọ (trong thực tế ông này luôn luôn xưng là cựu Trung Tá – ghi chú của LM)) là đòi không được mời Phó Thị Trưởng Madison Nguyễn một phần vì công khai ông từng tuyên bố: “Nếu Madison Nguyễn thắng Minh Dương ông sẽ bỏ đi khỏi thành phố San José” nên ông mắc cỡ không muốn gặp mặt Nghị viên Madison Nguyễn trong Ngày Quân Lực. Chuyện đó cũng không có gì đáng nói về phía ông Ngọ.

Minh Dương - Lương văn Ngọ

Trái lại đối với cựu TT Nguyễn Khắc Bình là người đã công khai cám ơn và ca ngợi lập trường quốc gia chống Cộng của PTT Madison Nguyễn trước đông đảo nhân vật sinh hoạt cộng đồng.

Nguyễn khắc Bình - Madison Nguyễn

Trong đám tang cố Đại Tá Nguyễn Trúc Long, nguyên SVSQ khoá 1 Thủ Đức Nam Định, cùng một khoá với Tướng Bình tại nhà quàn Oakhill, vị cựu Tướng lãnh thích chơi trò “lắc léo tình báo”  khi đề cập về buổi lễ tuyên thệ chức vụ Phó TT của Nghị viên Madison Nguyễn có lá cờ vàng 3 sọc đỏ VNCH song hành với lá cờ Hoa Kỳ, đã tuyên bố (trong đó có Nguyễn Minh Đường, Ngô Tôn, Hoàng Thưởng và một số thành viên của LLSQTĐ cùng Cao Sơn báo Tin Việt News)  nếu có gặp Phó TT Madison Nguyễn cho “moa” gửi lời cám ơn cô hết sức. Quá tuyệt vời, vì việc buổi lễ tuyên thệ của cô có cờ vàng VNCH là cơ hội tuyệt vời để “moa” nói với anh em, nói với mọi người, những ai đã và đang chống đối Phó TT Madison Nguyễn giờ đây nên chấm dứt, không nên tiếp tục vì việc làm của cô ấy quá tuyệt vời! “Moa” phải cám ơn cô ấy, nhờ mấy “toa” có dịp gặp Madison Nguyễn chuyển lời cám ơn của “moa”. Riêng “moa” nếu gặp Madison Nguyễn “moa” cũng sẽ phát biểu như đã nói với mấy “toa” m àtrước sự kiện đó, giờ đây không nên chống đối Madison Nguyễn làm gì nữa.”  

Không biết bà CTT nghĩ sao về “lập trường” của ông “Tướng Quảng Lạc” NKB về trích đoạn này; nhưng chắc chắn rất đông độc giả đã biết tỏng vì sao thân danh một cựu Tướng lãnh QLVNCH luôn miệng xoen xét tuyên bố “Phải giữ vững cơ chế cộng đồng”, lại làm chuyện “nhổ rồi lại liếm” là đã làm đủ mọi cách để “cướp” Ban Đại Diện CĐVN/BC. Cướp không được thì lập thêm một Ban Đại Diện CĐ thứ 3 là Ban Đại Diện Cộng Đồng Người Việt QUỐC GIA do ông CSVSQ Đà Lạt Trương Thành Minh làm Chủ Tịch.

Ban Đại Diện này thì cũng giống như Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia LIÊN BANG Hoa Kỳ do “Lã Bất Vi tân thời” Nguyễn Văn Tánh cấu kết với tên Việt gian Hoàng Duy Hùng thành lập.
*
Một người trong nhiều năm trời lúc nào cũng cứ dối trá, gian xảo, vu khống, ngậm máu phun người như bà Cao Thị Tình không biết có xứng đáng là giáo dân hay không, mà lúc nào cũng lớn tiếng vỗ ngực xưng tên mình là Chủ Tịch “Lương Tâm Công Giáo”?

LÃO MÓC
tieng-dan-weekly. blogspot.com  

__._,_.___

Posted by: VIETLONG NGUYEN 

Lisa Phạm Khai Dân Trí Số 830 Ngày 11/06/2019. Mới nhất

Featured post

Lisa Pham Vấn Đáp official-20/1/2025

Popular Posts

Popular Posts

My Blog List