heo VN


Image result for coronavirus

VN là chổ xả rác cho bọn tàu, người VN tỉnh ngũ đi.





ĐỐT LŨA ĐI EM ĐỂ DIỆT QUÂN THÙ.



https://1.bp.blogspot.com/-HJRXuhnZmHY/VyBW6ru1AaI/AAAAAAAAQEQ/s0_7Wf7A4CgWv3r6IqpL2yrEK2G2kO6PACLcB/s1600/Vi%2Bmoi%2Btruong%2Btrong%2Bsach%2Bcho%2BViet%2BNam%2B.jpg

ĐỐT LŨA ĐI EM ĐỂ DIỆT QUÂN THÙ.
Biểu tình 5/3/2017
Image result for bom xang
https://www.youtube.com/results?sp=EgIIAg%253D%253D&q=bi%E1%BB%83u+t%C3%ACnh+2017

Saturday 16 July 2016

5 thẫm phán cũa Ũy Ban Trọng Tài Quốc Tế -PCA- ra quyết định zo Philuậttân thưa kiện vụ Trung Cộng đơn fương chiếm đoạt khu vực Biển Đông


Bọn đầu trộm đuôi cướp Trung Cộng đâu có ngán gì mấy ông quan tòa này. Nói chung, các chế độ Cộng Sản đều hành xử một cách vô luật pháp như nhau, miễn sao chúng đạt đuợc mục đích ăn cướp của chúng.
Đừng đòi hỏi bất cứ chế độ phi nhân tính Cộng Sản nào tôn trọng sự thật, công bằng và luật pháp !!!
nguyenvinhchau

On Saturday, July 16, 2016 4:42 AM, "vneagle_1

 


5 thẫm phán cũa Ũy Ban Trọng Tài Quốc Tế -PCA- ra quyết  định zo Philuậttân thưa kiện vụ Trung Cộng đơn fương chiếm đoạt khu vực Biển Đông

Ban trọng tài xét xử vụ kiện Biển Đông gồm các thẩm phán, chuyên gia về luật biển và luật quốc tế, trong đó có 4 người châu Âu và một người Ghana.


 
Sau khi Philippines nộp đơn kiện lên Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) vào tháng 1/2013, ban trọng tài gồm 5 người cho vụ kiện này được thành lập để xét xử. Philippines và Trung Quốc mỗi bên có quyền chọn một thẩm phán, còn chủ tịch Tòa Quốc tế về Luật biển (ITLOS) chọn ba người.
Philippines chọn ông Rudiger Wolfrum làm thành viên trong ban thẩm phán, còn Trung Quốc khăng khăng từ chối tham gia vào vụ kiện, tự chối bỏ quyền chọn thẩm phán, buộc chủ tịch ITLOS khi đó là ông Shunji Yanai, một công dân Nhật Bản, phải chọn thay cho Trung Quốc. Ảnh: PCA

  
 
Thẩm phán Thomas A. Mensah sinh năm 1932 tại Ghana, ông có bằng tiến sĩ tại trường luật của Đại học Yale, Mỹ. Ông từng giảng dạy ở nhiều trường như Đại học Ghana, Đại học Hàng hải Thế giới ở Thụy Điển, Đại học Leiden ở Hà Lan, và Đại học Hawaii ở Mỹ. Ông cũng từng là cố vấn đặc biệt về luật môi trường cho một chương trình của Liên Hợp Quốc (LHQ).
Ông Mensah từng giữ chức chủ tịch Tòa Quốc tế về Luật biển năm 1996-1999. Ông hiện là phó chủ tịch Tổ chức Luật biển Quốc tế. Ông là chủ tịch của ban trọng tài trong vụ kiện về vấn đề Biển Đông. Ảnh: worldmaritimenews

 
Thẩm phán Jean-Pierre Cot, sinh năm 1937 ở Thụy Sĩ, là giáo sư luật quốc tế và thẩm phán tại Tòa Quốc tế về Luật Biển. Ông có bằng tiến sĩ luật tại Đại học Sorbonne ở Pháp và từng giảng dạy luật ở Đại học Amiens và Đại học Paris I. Ông là thành viên của Nghị viện châu Âu năm 1978-1979 và 1984-1999. Ông là thành viên Tòa Quốc tế về Luật biển từ năm 2002. Ảnh: MAE Romania

 
Thẩm phán Stanislaw Pawlak sinh năm 1933 tại Ba Lan. Ông có bằng tiến sĩ tại Đại học Warsaw và từng đảm nhận nhiều vị trí trong Bộ ngoại giao Ba Lan.
Ông xuất bản nhiều cuốn sách và viết nhiều bài báo trên các tạp chí khoa học về luật quốc tế, luật biển, và mối quan hệ quốc tế khi xét đến các hoạt động của Liên Hợp Quốc. Ông cũng nghiên cứu cả chính sách đối ngoại của Nhật, Mỹ và Trung Quốc. Ông là thành viên của Tòa Quốc tế về Luật biển từ năm 2005. Ảnh: ITLOS

 
Giáo sư Alred H.A. Soons sinh năm 1948, có bằng tiến sĩ từ Đại học Utrecht, Hà Lan. Ông từng đảm đương nhiều vị trí trong chính phủ Hà Lan và giảng dạy luật quốc tế tại Đại học Utrecht. Ông hiện là thành viên của Cơ quan tư vấn Các chuyên gia về Luật Biển thuộc Ủy ban Hải dương học Liên chính phủ (IOC/ABE-LOS), và đồng giám đốc của Viện Luật và Chính sách Đại dương Rhodes. Ảnh: UW Law

 
Thẩm phán Rudiger Wolfrum, sinh năm 1941 tại Đức, là tiến sĩ về luật quốc tế và từng giảng dạy tại Đại học Heidelberg. Ông là thẩm phán tại Tòa Quốc tế về Luật Biển kể từ năm 1996, và từng là chủ tịch tòa năm 2005-2008. Ảnh: Europa

-- 

Lưỡi Bò

Kyo York

Hà cớ gì mình lại im lặng!
Lưỡi bò (diên). Nguồn: Facebook
Cái lưỡi được nhắc đến nhiều nhất và là đề tài nóng hổi trong mấy ngày nay. Tôi tự nghĩ tại sao phải là Bò, khi xem hình vẽ phác thảo để chứng minh, tôi mới biết thì ra họ cho rằng diện tích Trung Quốc là cái đầu Bò và cả vùng biển Đông là cái lưỡi của con bò thè ra. Con bò mệt, bò khát, bò điên… nên cái lưỡi nó dài ngoằn[g] liếm sang các địa phận chẳng phải quốc gia mình.
Đúng là bò điên!
Mà thắc mắc mãi Tại sao là biểu tượng con bò, Trung Quốc không ví mình như con trâu (khỏe như seagame) hay Con nghê (con ngao) gì đó cho nó dũng mạnh, thần thánh… À thì ra con bò là “con ngu như bò”, cãi cùn, lưỡi dài để la liếm. So sánh vậy thấy tội nghiệp con bò! Bởi mọi người xem lại cái hình và so sánh với cái lưỡi Phô Mai Con Bò cười nó thân thiện dễ cưng và tỉnh táo làm sao, lưỡi nó đâu dài như con bò điên của Trung Quốc! Gruuuu!
Khi đường lưỡi bò bị thế giới và Tòa Án Trọng Tài Quốc Tế cắt xào nhậu thì mấy nghệ sĩ mà được fan Việt yêu mến hàng năm qua đã lên tiếng gào thét:
“Trung Quốc không thể thiếu một tấc đất: Chủ quyền lãnh thổ và biển Trung Quốc không cần kẻ khác làm trọng tài. Trung Quốc không thể thiếu một chút gì, một tấc cũng không thể rời”.
这才是中国,一点不能少(Giá tài th trung quc, nht đim bt năng thiu. Đó mi là Trung Quc, Mt chút cũng không th thiếu.)
Sao  Trung Quốc: Lý Băng Băng và Lục Tiểu Ling Đồng. Nguồn:  OntheNet
Sao Trung Quốc yêu lưỡi bò: Lý Băng Băng và Lục Tiểu Ling Đồng. 
Nhằm xác định đường lưỡi bò là của Trung Quốc, của những tên tuổi lớn từng được khán giả Việt Nam sùng bái như: Lục Tiểu Linh Đồng, Phạm Băng Băng, dàn soái ca,… bla bla …
Thật sự nghệ thuật và chính trị có thể không liên quan, nhưng khi những con người làm nghệ thuật đã lên tiếng xấc xược về chủ quyền thì việc ngưỡng mộ thần tượng của các bạn cũng nên xem lại. Vì chúng ta phải sống và giữ gìn bờ cõi chứ không thể sống để ca ngợi những nghệ sĩ Trung Quốc đang có tư duy muốn xâm hại chính lãnh thổ của dân tộc mình. Dẫu biết rằng các bạn cũng sẽ buồn vì có nhiều nghệ sĩ gắn liền với tuổi thơ mình.
Tôi là một nghệ sĩ người Mỹ — hiện hoạt động và đồng hành cùng Việt Nam, nên tinh thần và trách nhiệm bảo vệ, yêu mến và giữ gìn mọi giá trị của Việt Nam cũng là một phần trách nhiệm. Có thể chịu nhiều phán xét nhưng suy cho cùng tôi thấy mình cần chia sẻ điều lẽ phải.
Tôi cũng từng từ chối làm đại diện hình ảnh cho một hãng hàng không và công ty du lịch để quảng bá các tour outbound sang Trung Quốc cho người Việt. Bởi với tôi việc quảng bá Du Lịch Việt Nam cũng đã đủ cho mình niềm hứng khởi với hành trình khám phá bản thân. Có nhiều tên tuổi lớn thế giới họ cũng từng bị cấm sang Trung Quốc, nhưng sự nghiệp họ vẫn phơi phới đấy thôi.
Hà cớ gì mình lại im lặng!
Kyo York (Việt Nam 2010). Nguồn: ONtheNet
Kyo York (Việt Nam 2010). 
 Kyo York là nghệ danh của ca sĩ, thầy giáo người Mỹ Kyle Cochran, xuất thân từ New York. Kyle đến Việt Nam từ năm 2009, trong chương trình của Princeton, như một sinh viên thiện nguyện đi dạy tiếng Anh cho trẻ em ở Hậu Giang. Từ đó Kyle đã gặp người yêu – nay chỉ là bạn, biết nói tiếng Việt với giọng của dân đồng bằng sông Cửu Long, yêu và hát nhạc và làm phim truyện bằng tiếng Việt, đồng thời sụt 25kg. Bạn đọc có thể đọc thêm về Kyo York ở trang Facebook của ông tại:https://www.facebook.com/kyoyorkvn/



__._,_.___

Posted by: Chau Nguyen

Thế chiến III: Mỹ chia nước Tàu ra từng mảnh để trị ?



Show original message

Thế chiến III: Mỹ chia nước Tàu ra từng mảnh để trị



Nguyễn Vĩnh Long Hồ (Danlambao) - Phán quyết PCA đặt Tập Cận Bình vào thế “trên đe dưới búa”, một sự lựa chọn khó khăn là: Nếu xem thường “luật pháp quốc tế”, tẩy chay phán quyết của Tòa Trọng tài PCA ngày 12/7/2016 bác bỏ yêu sách chủ quyền của TC ở Biển Đông. Họ Tập phải chấp nhận xung đột với Hải quân Mỹ + đồng minh Nhật, Ấn, Australia và khối ASEAN và cả thế giới nói chung. Còn nếu nhượng bộ Mỹ & đồng minh và ASEAN, họ Tập sẽ phải chịu áp lực từ dư luận và phong trào chủ nghĩa dân tộc cực đoan trong nước...

Washington đang tìm cách tạo cớ, gây chiến tranh Thế chiến III với Bắc Kinh trên Biển Đông để xé Tàu Cộng ra nhiều nước nhỏ để trị. Liệu Tập Cận Bình ngạo mạn có thoát được cái “bẩy chiến lược” do Mỹ giăng ra trên Biển Đông?...


*

Siêu cường là quốc gia thế nào?

Thuật ngữ siêu cường là một quốc gia đứng hàng thứ nhất trong hệ thống quốc tế và khả năng gây hưởng tới những sự kiện và phô trương sức mạnh trên phạm vi toàn thế giới; siêu cường thường được coi có mức quyền lực cao hơn cường quốc. Thuật ngữ này được sử dụng lần đầu tiên năm 1943 để chỉ Liên bang Xô Viết cùng Hoa Kỳ được coi là 2 siêu cường trong cuộc “chiến tranh lạnh”. Những đặc điểm của một siêu cường:

[1] Quân sự: Khả năng thể hiện sức mạnh trên thế giới. Trên thế giới hiện đại, điều nầy đòi hỏi không chỉ một lực lượng quân sự mạnh mà còn có khả năng lập cầu không vận nhanh chóng bằng đường biển, đường không để triển khai lực lượng quân sự và cung cấp tiếp liệu cho lực lượng quân sự đó, nhằm tăng cường lợi ích quốc gia cũng như được sự ủng hộ của dân chúng cho hành động đó.

[2] Văn hóa: Ảnh hưởng văn hóa mạnh mẽ, “quyền lực mềm”. Ảnh hưởng văn hóa ngụ ý một lĩnh vực triết học. âm nhạc, điện ảnh và ý thức hệ phát triển.

[3] Địa lý: diện tích lãnh thổ hay biển thuộc quyền kiểm soát của họ. Lãnh thổ cho phép một quốc gia khai thác tài nguyên và trồng cây nông nghiệp, tăng khả năng tự cung cấp. Đây là yêu tố quan trọng trong chiến tranh, bởi nó cho phép các khả năng như rút lui, tái hợp và tái tổ chức, cũng như đặt các trạm radar và bệ phóng tên lửa tầm xa, thậm chí một nước giàu nhưng có lãnh thổ nhỏ cũng dễ bị tổn thương hơn trong chiến tranh.

Hoa Kỳ: Được thế giới đánh giá là quốc gia có chủ quyền duy nhất, đạt đủ các yếu tố trở thành một siêu cường, nhờ vào các yếu tố sau đây:

- Địa lý: Hoa Kỳ là nước lớn thứ 3 thế giới theo diện tích lục địa sau Nga và Canada.

- Dân số: Với 313 triệu dân, chiếm khoảng 5% dân số thế giới, Hoa Kỳ là nước đông dân thứ ba. Nước này có tỷ lệ tăng trưởng dân số cao nhất trong các nước phát triển. Theo LHQ, Hoa Kỳ có chỉ số phát triển con người đứng hàng thứ 4 thế giới.

- Chính trị: Hoa Kỳ có nền chính trị “Dân chủ Cộng hòa” ổn định, đóng góp khoảng 22% ngân sách LHQ và là thành viên thường trực của Hội đồng Bảo An LHQ với quyền phủ quyết. Lập trường của Hoa Kỳ về các vấn đề quốc tế thường được các quốc gia trên thế giới ủng hộ, đặc biệt như: Anh, Canada, Australia, Đức, Nhật, Ấn, Hàn, Israel…

- Quân sự: Hoa Kỳ có mức chi tiêu quân sự lớn hơn cả 12 nước đứng tiếp sau họ cộng lại. Năm 2006, họ sở hữu kho vũ khí hạt nhân lớn thứ 2 thế giới và một số hệ thống vũ khí kỹ thuật tân tiến nhất hiện nay cùng khoản chi tiêu lớn cho phép triển khai quân đội tới bất kỳ địa điểm nào trên thế giới, đó là hệ thống HKMH của Hải quân Hoa Kỳ. 

Hải quân Mỹ đang vận hành 13 chiếc tàu có thể được gọi là HKMH, nhưng chỉ gọi 11 chiếc là HKMH thực sự. Theo tạp chí The Diplomat, Hải quân Mỹ đưa vào biên chế tàu tấn công đổ bộ hạng nhất USS America và tàu cùng loại tên USS Tripoli. Khi hoạt động, USS America USS Tripoli sẽ có tới 20 chiếc chiến đấu cơ tàng hình cất cánh thằng đứng F-35B và đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì ưu thế trên không của hải quân Mỹ (USS America có kích thước và tầm cỡ tàu sân bay Charles De Gaulle của Pháp và INS Vikramaditya của Ấn Độ).

Ngoài ra siêu hạm USS Zumwalt sẽ được biên chế Hải quân Mỹ trong năm 2016 theo kế hoạch. Khiến Bắc Kinh không vui.

- Văn hóa: Văn hóa Mỹ có có tầm ảnh hưởng trên khắp thế giới, đặc biệt ở những vùng nói tiếng Anh như âm nhạc, điện ảnh, thể thao...

- Kinh tế & tài chính: Hoa Kỳ sở hữu nền kinh tế quốc gia lớn nhất thế giới với trị giá 15 ngàn tỷ USD. Hoa Kỳ chiếm 21% GDP của thế giới. Nước này thường có mức độ tăng trưởng kinh tế từ mức trung bình tới cao. Trong 20 năm qua, mức tăng trưởng kinh tế Hoa Kỳ trung bình chỉ hơn 3% mỗi năm.

Hoa Kỳ có mức GDP trên đầu người lớn hơn bất kỳ một siêu cường đang nổi lên và cao hơn hầu hết các nước công nghiệp phát triển khác, ở mức khoảng 48.000 USD/ năm.

Hoa Kỳ là nơi đóng trụ sở của tập đoàn quốc tế và các định chế tài chính. Các công ty Mỹ giữ vai trò hàng đầu trong nhiều lĩnh vực như vật liệu mới, điện tử và viễn thông, công nghệ thông tin, vũ trụ, năng lượng, công nghệ sinh học, dược phẩm, tin học sinh học (bioinformatics), cơ khí hóa chất (chemical engineering) và phần mềm. Nước này là nhà sản xuất hàng đầu về hàng hóa tiêu dùng và sản phẩm nông nghiệp, dù phải phụ thuộc vào dầu mỏ nhập cảng.

Hoa Kỳ có ảnh hưởng mang tính quyết định với các định chế tài chánh quốc tế như Quỹ tiền tệ quốc tế và Ngân hàng thế giới; đồng dollar Mỹ là đồng tiền tệ dự trữ và trao đổi quan trọng nhất trên thế giới.

Ngày 17/6/2016, TT Putin phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới tại St. Petersburg: “Mỹ là một cường quốc mạnh, có thể ngày nay là “siêu cường duy nhất”. Chúng tôi chấp nhận điều đó và sẵn sàng làm việc với Mỹ”. 

Tàu cộng:

Tàu Cộng thường được coi là một siêu cường đang nổi lên. Chưa cần tính số liệu kinh tế của Hồng Kông và Macao, Đại Lục hiện là nền kinh tế đứng thứ nhất thế giới và hiện được coi là một siêu cường đang nổi lên nhờ dân số đông đảo và mức độ tăng trưởng kinh tế rất nhanh với tỷ lệ bình quân hàng năm là 6.9%. Sở hữu các lực lượng vũ trang lớn nhất thế giới, Tàu Cộng hiện là một trong 5 thành viên thường trực Hội Đồng Bảo An LHQ.

“Giấc Mơ Trung Hoa”: Tham vọng đế quốc của Tập Cận Bình

Từ khi nắm quyền lãnh đạo ĐCSTQ hồi tháng 11/2012, các tham vọng vĩ đại của họ Tập đã trở nên nổi tiếng. Trong nước, họ Tập đã thúc đẩy mục tiêu lớn mà họ Tập gọi là “Trung Quốc mộng”: “Đại phục hưng dân tộc Trung Hoa”. Họ Tập gây ngạc nhiên cho hầu hết giới quan sát bởi tốc độ và hiệu quả trong việc củng cố quyền lực trong ĐCSTQ và QĐNDTQ. Giờ đây, Tập Cận Bình được coi là nhà lãnh đạo quyền lực nhất của Đại Lục sau Đặng Tiểu Bình, nếu không nói là sau Mao Trạch Đông.

Hai cột trụ chính của chính sách đối ngoại quyết đoán của họ Tập, gồm sự chủ động về mặt an ninh, chủ yếu trong lĩnh vực hàng hải và ngoại giao kinh tế qua cái gọi là chính sách “một vành đai, một con đường” (Nhất đới nhất lộ). Điều nầy cho thấy họ Tập không hài lòng với việc biến TC thành một cường quốc khu vực mà xa hơn, hắn ta còn muốn biến TC thành một thế lực hàng đầu và thậm chí chi phối các vùng trọng yếu của châu Á-TBD. Quả thật, là một người thích tìm hiểu lịch sử, họ Tập đang cố khôi phục vai trò TC trong hệ thống Đông Á đương đại ở tầm cao lịch sử như trong thời đại “Đế chế Trung Hoa (221 TCN - 1911).

Liệu TC của họ Tập có sẵn sàng giành lại vinh quang của tiên đế? Chúng ta có thể so sánh TC hôm nay với TQ sơ kỳ Minh Triều (1368-1424) vốn thủ đắc bá quyền một phần khu vực Đông Á. Về GDP, vị thế kinh tế của TQ triều Minh thời điểm đỉnh cao quyền lực mạnh hơn so với Mỹ hiện nay. Nhưng quyền bá chủ không chỉ liên quan đến vật lực mà đó sự kết hợp giữa tính vượt trội về vật lực và tính chính đáng xã hội, khả năng kiểm soát các kết quả quốc tế quan trọng và một mức độ ưng thuận và chấp nhận nhất định từ các quốc gia khác trong hệ thống.

Các lân bang của TQ sơ kỳ Minh Triều có 4 chiến lược chính trong phản ứng và ứng xử với triều Minh. Phân hạng theo mức độ hợp tác từ cao xuống thấp, bốn chiến lược đó là:

- Gắn chặt (identification).
- Thần phục (deference)
- Tiếp cận (access)
- Thoát ly (exit)

Hầu hết các lân bang của Tàu triều Minh thuận theo chiến lược thần phục, nhưng không nhất thiết phải chấp nhận tính chính đáng của hệ thống quan hệ quốc tế theo thứ bậc của Đế quốc Trung Hoa được biểu hiện qua sự triều cống.

Trong lịch sử, TQ được coi là một thế lực hiếu chiến, chủ nghĩa bành trướng của họ thể hiện qua các hoạt động quân sự và các chính sách ngoại giao là một nỗi lo ngại đáng kể của các nước lân cận. Bản chất của người Tàu cho ta thấy sự tự cao của họ, nước của họ là trung tâm quyền lực của thế giới loài người, nên đặt tên nước của họ là Trung Hoa là cái rốn của vũ trụ.

Trong thời kỳ XHCN, đối với các nước cùng một ý thức hệ như VN và Bắc Hàn cái nhìn kiểu mới về quan hệ “bá chủ - chư hầu” của TC là nền tảng của nền ngoại giao TC sau khi ĐCSTQ nắm chính quyền, đặc biệt trong quan hệ Việt-Trung. Thân phận chư hầu được Bắc Kinh dùng để đổi chác trên lưng dân tộc VN mang tính chiến lược với Mỹ.

Phát biểu tại buổi lễ Kỷ Niệm 95 năm ngày thành lập ĐCSTQ, Tập Cận Bình thẳng thắn tuyên bố (che giấu tham vọng): “TQ không hề muốn bá chủ thế giới, nhưng sẽ không bao giờ chịu khuất phục trước mối đe dọa của bất kỳ lực lượng quân sự nào”. Tuyên bố của họ Tập được đưa ra ngay trước thềm phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực về vụ kiện tranh chấp tại Biển Đông với Philippines vào ngày 12/7/2016.

“Hành động dằn mặt như vậy không phản ảnh sức mạnh thực sự và sẽ không thể ngăn chận bất kỳ ai”, họ Tập ám chỉ vào việc Mỹ điều tàu chiến tuần tra tại Biển Đông. Về phía các quốc gia láng giềng tại ven Biển Đông. Bắc Kinh đã ngang ngược tuyên bố chủ quyền ở hầu hết diện tích 80% Biển Đông, chồng chéo lên chủ quyền của Indonesia, Philippines, Brunei, Malaysia và Việt Nam. Bắc Kinh cũng đã ngang ngược đẩy mạnh xây dựng phi pháp các cơ sở quân sự tại 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.

Thế Chiến Thứ III: Mỹ chia Tàu Cộng ra từng nước nhỏ để trị:

Lịch sử thế giới chứng minh Hoa Kỳ đã đấu tranh quyết liệt để giữ vững vị trí siêu cường số 1 thế giới qua 2 cuộc thế chiến thứ I & II:

[1] Thế Chiến I:

Diễn ra từ tháng 6//1914 đến tháng 11/1918 là một cuộc chiến tranh quyết liệt, quy mô to lớn thứ nhì trong lịch sử nhân loại về quy mô và sự khốc liệt của nó, chỉ đứng sau thế chiến II. Cuộc chiến tranh có chiến trường chính bao trùm khắp châu Âu và Bắc Mỹ vào vòng chiến với số người chết trên 19 triệu người.

Đây là cuộc chiến giữa phe Hiệp Ước (Anh, Pháp, Nga và Hoa Kỳ) và phe Liên Minh (Đức, Áo, Hung, Bulgaria và Ottoman). Cuộc đại chiến mở đầu với sự kiện Hoàng tử Áo - Hung bị ám sát, dẫn đến Áo - Hung tuyên chiến với Serbia. Sự kiện nầy được tiếp nối bởi việc Hoàng đế Đức là Wihelm II truyền lệnh cho các tướng xua quân tấn công Bỉ, Luxembourg và Pháp theo kế hoạch Schlieffen. Hơn 70 triệu quân nhân được huy động ra mặt trận, trong số đó có 60 triệu người Âu châu, trong cuộc chiến tranh lớn thứ hai trong lịch sử. Thế chiến I, nước Anh suy yếu từ cường quốc thứ 2 thế giới, nhường ngôi cho Nga đứng nhì thế giới.

[2] Thế Chiến II:

Diễn ra từ 1/9/1939 - tháng 2/9/1945 giữa các lực lượng Đồng Minh và phe Trục theo chủ nghĩa Phát Xít. Hầu hết mọi lục địa trên thế giới đều bị ảnh hưởng của cuộc chiến tranh nầy. Cho tới nay, nó là cuộc chiến quy mô rộng lớn và thiệt hại nhất trong lịch sử nhân loại.

Các nguyên nhân cuộc chiến trong đó có Hòa ước Versailles, đại khủng hoảng, chủ nghĩa dân tộc cực đoan, chủ nghĩa phát xít và chủ nghĩa quân phiệt. Một số người cho rằng, đó là khi Đức xâm lược Ba Lan vào ngày 1/9/1939, một số người khác tính ngày Nhật Bản xâm lược Trung Quốc vào ngày 7/7/1937, còn một số khác thì tính vào Nhật Bản xâm lăng Mãn Châu vào năm 1931. Cũng một số người khác cho rằng 2 cuộc thế chiến thực ra chỉ là một và được chia ra bởi một cuộc ngừng bắn.

Các chiến sự đã xảy ra tại Đại Tây Dương, châu Phi, Bắc Phi, Trung Đông, Địa Trung Hải, Thái Bình Dương và phần lớn của Đông Á và Đông Nam Á. Cuộc chiến kết thúc tại châu Âu khi Đức đầu hàng vào ngày 8/5/1945, nhưng vẫn tiếp tục tại châu Á cho đến khi Nhật Bản đầu hàng vào ngày 2/9/1945. 

Thế chiến II là một cuộc chiến tranh toàn diện, kể cả dân thường không ở mặt trận cũng bị đánh bom hàng loạt. Khoảng 70 triệu người đã bị chết do cuộc chiến này, kể cả các hành động tàn sát diệt chủng của Đức Quốc Xã (Holocaust). 60% người chết là thường dân, chết vì bệnh dịch, nạn đói, nạn diệt chủng và bom đạn. Thiệt hại nặng nhất là Liên Xô với 23 tới 27 triệu người chết. Kết quả, sau Thế chiến II Liên Xô suy yếu dần chỉ còn là cường quốc.

Năm 1991, Hoa Kỳ đánh Liên Xô, đệ nhị siêu cường vỡ ra từng mảnh. Lần đầu tiên, Hoa Kỳ triệt hạ một đệ nhị siêu cường mà không cần dùng đến hành động quân sự, như Tổng thống Kennedy tuyên bố: “Muốn diệt Cộng sản, không cần tốn một viên đạn. Mỹ dùng “chiến tranh Kinh tế” để tiêu diệt LX vỡ ra từng mảnh”. Nga nhường ngôi đệ nhị cường quốc cho Tàu Cộng.

[3] Thế chiến III: tại sao Mỹ phải đánh Tàu cộng vỡ ra từng mảnh trước năm 2020?

Theo các nhà phân tích: Tới năm 2020 nếu TC vẫn duy trì được đà phát triển như hiện nay, GDP của TC sẽ vượt mặt Mỹ và trở thành đệ nhất cường quốc thế giới thì Hoa Kỳ sẽ trở thành quốc gia hạng nhì sau Tàu Cộng. Tiếng nói của cường quốc hạng nhì sẽ không còn trọng lượng, trở thành lạc lõng giữa các cộng đồng quốc tế, chẳng còn ai muốn lắng nghe. Vì vậy, Mỹ phải đánh TC vỡ ra từng mảnh từ đây đến năm 2020 trước khi quá muộn.

Mấy ngàn năm về trước, chính trị của Hàn Phi Tử khả dĩ thu vào 2 điểm chủ yếu:

- Đối ngoại không gì hơn “thực lực”.
- Đối nội không gì hơn “quyền lực”.

Quan hệ giữa nước nầy với nước kia nếu không có thực lực thì lấy gì phát triển và tồn tại. Việc trong nước mà không có quyền lực lấy gì thống trị thì làm sao thay đổi cả đường lối sinh hoạt của nhân dân. Bởi vậy, ông phán một lời tuy ngắn ngủi nhưng rất minh bạch đã trải qua mấy ngàn, đến nay vẫn còn giá trị: “Lực đa tắc nhân triều, lực thiểu tắc triều ư nhân cố minh quân vụ lực” (Lực khỏe thì thiên hạ theo ta, lực yếu thì ta buộc phải phục tùng thiên hạ, cho nên một ông vua giỏi là phải kiến thiết lực mạnh).

Theo William C. Wohlforth - GS ĐH Dartmouth & Stephen G. Brooks Phó GS - Đánh giá nước Mỹ trong cuốn sách: “Nước Mỹ ngoài biên giới: Vai trò toàn cầu của Hoa Kỳ trong thế kỷ XXI” (Oxford University Press, 2016). Tóm tắt những điểm chính:

Sau hai thập kỷ rưỡi, vị trí siêu cường duy nhất trên thế giới của Hoa Kỳ sắp kết thúc?” Nhiều người đồng ý vì họ nhìn thấy một TC đang tăng trưởng nhanh và sẵn sàng bắt kịp hoặc thậm chí vượt Mỹ trong tương lai gần. Bằng nhiều thước đo, nền kinh tế của TC được nhận định là đang trên đường trở thành lớn nhất thế giới và ngay cả khi tăng trưởng chậm lại, nó vẫn sẽ vượt qua nền kinh tế Hoa Kỳ trong nhiều năm. Kho bạc của nước này đầy ắp tiền bạc, Bắc Kinh sử dụng sự giàu có mới của mình để thu hút bạn bè, ngăn chận kẻ thù, hiện đại hóa quân đội của mình và khẳng định tuyên bố chủ quyền ở ngoại vi của quốc gia này. Do đó, đối với nhiều người, vấn đề không phải là liệu TC sẽ trở thành một siêu cường hay không, mà chỉ là thời điểm nhanh hay chậm.

Nhưng đây là suy nghĩ mơ mộng hay sợ hãi. Tăng trưởng kinh tế không còn được chuyển hóa trực tiếp vào sức mạnh quân sự như nó đã làm trong quá khứ, điều đó có nghĩa rằng bây giờ khó khăn hơn bao giờ hết cho những quyền lực mới nổi và có khả năng những quyền lực đã bị suy giảm và TC là nước duy nhất có khả năng để trở thành một đối thủ toàn cầu thực sự của Hoa Kỳ. Nhưng, TC còn phải đối mặt với thách thức khó khăn hơn các quốc gia tăng trưởng trước đó vì TC bị tụt hậu khá xa về công nghệ. Mặc dù sự thống trị kinh tế của Hoa Kỳ đã bị suy giảm từ đỉnh điểm, ưu thế quân sự tuyệt đối của nước nầy không vì thế mà suy giảm. Thay vì chờ đợi một sự chuyển đổi quyền lực trong bàn cờ chính trị quốc tế, mọi người nên bắt đầu làm quen với một thế giới trong đó Hoa Kỳ vẫn là siêu cường duy nhất trong nhiều thập kỷ tới. 

Trong dự báo về vị trí quyền lực trong tương lai của Tàu Cộng, nhiều thách thức của quốc gia này đã được nhắc đến: nền kinh tế chậm lại, môi trường ô nhiễm, tham nhũng tràn lan, thị trường tài chánh đầy nguy hiểm, không tồn tại mạng lưới an sinh xã hội, nhanh chóng lão hóa dân số và tầng lớp trung lưu bất ổn. Gót chân Achilles thực sự của TC trên sân khấu chính trị thế giới: công nghệ lạc hậu so với Hoa Kỳ. So với các thế lực đang lên trước đây, TC tụt hậu công nghệ với Mỹ lớn hơn... 

Một chỉ số nữa về khoảng cách công nghệ là số bằng sáng chế ghi danh tại Hoa Kỳ, Châu Âu và Nhật Bản. Trong năm 2012, gần 14.000 bằng sáng chế có nguồn gốc ở Hoa Kỳ, so với dưới 2.000 ở Tàu Cộng. Theo National Science Foundation cho thấy, tình trạng tương tự về giải Nobel về Vật lý, Hóa học và Sinh lý học và Y học. Kể từ năm 1990, 114 giải đã được trao cho các nhà nghiên cứu Hoa Kỳ, trong khi TC chỉ nhận được có 02. Có một điều, sự tàn phá môi trường ghê gớm ở Hoa Lục vì ưu tiên tăng trưởng GDP...”

Hoa Kỳ phải tấn công & triệt hạ Tàu cộng bằng mọi giá:

Về kinh tế: 

Theo Ruchir Sharma, tác giả bài viết “How China Fell Off the Miracle Path” (Phép mầu kinh tế China đang chấm dứt thế nào?” được The New York Times đăng, số ra ngày 03/6/2016. Xin tóm tắt những điểm chính:

- Những tác động chính đã định hình sự hưng thịnh và suy vong của các quốc gia kể từ sau cuộc khủng khoảng tài chánh năm 2008 và không có điều nào có lợi cho TC.

- Nợ đã tăng nhanh đến mức báo động ở các nước đang trỗi dậy, đặc biệt là TC. Tăng trưởng thương mại đã sụp đổ ở mọi nơi, một đòn đau với những nước xuất cảng hàng đầu, lại tiếp tục dẫn dắt bởi TC. Nhiều nước đã quay về đường lối cai trị chuyên chế trong một nỗ lực nhằm chống lại cuộc suy thoái toàn cầu và không ai làm đến mức tự hủy hoại chính mình như TC. Và vì những lý do không liên quan đến cuộc sụp đổ năm 2008, mức tăng trưởng nhân lực trong độ tuổi lao động đang chậm dần và thậm chí ở mức âm ở TC làm hao mòn nguồn nhân lực. 

- Tăng trưởng ở mức 6% một năm là một điều rất khó khăn đối với bất kỳ một quốc gia nào. Trong nỗ lực vượt qua mục tiêu đó, TC đã bơm những khoản nợ vào những dự án lãng phí và đang tự đào cho mình một cái hố sâu tự chôn mình. Nền kinh tế giờ đang chậm lại và sẽ còn giảm tốc hơn nữa khi TC buộc phải giảm gánh nặng nợ và thậm chí là một cuộc khủng hoảng kinh tế, điều này sẽ đem đến những hệ quả toàn cầu bởi vì sự kích thích kinh tế đã biến nền kinh tế lớn thứ hai thế giới thành một gã khổng lồ bị bơm căng quá mức.

- Ở Bắc Kinh, sự tự tin đã lùi bước nhường chỗ cho những lo âu. Người dân địa phương thường nhận biết được rắc rối nhanh hơn các nhà đầu tư nước ngoài và sẽ là những người đầu tiên tháo chạy trước một cuộc khủng khoảng. Người TQ đã chuyển ra khỏi đất nước một số tiền kỷ lục ở mức 675 tỷ USD vào năm 2015 và một phần là để mua bất động sản ở nước ngoài, người dân Hoa Lục đổ xô mua những căn hộ siêu sang ở New York hay San Francisco. Bắc Kinh đang cố gắng một cách khó khăn để giữ đồng NDT đang dần suy yếu khỏi lao dốc thêm do đồng tiền mất giá sẽ làm người dân TQ càng mất tự tin và làm gia tăng nguy cơ khủng khoảng.

- Cơn sốt nợ của TC hiện đang ở mức lớn nhất trong các quốc gia mới trỗi dậy từ sau Thế chiến II. Sau khi giữ vững ở mức 150% GDP trong phần lớn giai đoạn tăng trưởng, nợ công và tư bắt đầu tăng từ khi Ôn Gia Bảo đổi hướng vào năm 2008, chạm mức 230% GDP vào năm 2014. Mức tăng 80% vượt mức tăng của Mỹ trước khi bong bóng vỡ vào năm 2008 gấp 3 lần. Kể từ đó, tỷ lệ của Mỹ trên GDP đã đứng vững. Cho dù nhiều người Mỹ vẫn nghĩ rằng đất nước họ vẫn bị nhấn chìm trong nợ nần, gánh nặng của Mỹ không đáng lo như của TC bởi vì nó ngừng tăng.

- Tổng số mức vốn ngoại rút khỏi nước nầy từ đầu năm đến tháng 11/2015 đã lên đến 669 tỷ USD. Bắc Kinh đã phát tín hiệu cho thấy, không để lượng vốn ròng kỷ lục rút khỏi nước nầy trong năm 2015 cản trở các cải cách thị trường vốn, theo hãng tin Bloomberg. Giới đầu tư đã rút 194 tỷ USD khỏi TC trong tháng 9, nâng tổng mức vốn rút khỏi nước nầy lên đến 669 tỷ USD.

- IIF cho biết, con số thoái vốn trong năm 2016 này giảm 1/5 so với khoản rút vốn 674 tỷ USD trong năm 2016, nhưng có khả năng sẽ tăng mạnh nếu xuất hiện những lo ngại về đồng NDT mất giá. Báo cáo IIF cho biết, sự suy giảm mạnh mẽ của đồng NDT có thể sẽ châm ngòi cho một cuộc tháo chạy vốn khổng lồ khỏi thị trường Hoa Lục. Mức dự trữ ngoại hối của TC đang giảm nhanh từ 4.000 tỷ USD từ tháng 6/2014 xuống chỉ còn 3.200 tỷ USD vào tháng 2/2016.

Về quân sự:

Nếu dùng chiêu “kinh tế” mà đánh chưa sập được Tàu Cộng, thì bắt buộc Mỹ phải dùng chiêu cuối cùng là dùng sức mạnh “quân sự” chia nước Tàu vỡ ra thành nhiều nước nhỏ để cai trị. Triệt hạ được nước Tàu, Hoa Kỳ sẽ giữ vững vị trí siêu cường một thế kỷ nữa mà cũng có thể siêu cường cuối cùng duy nhất trên hành tinh này.

Theo Phó giáo sư Stephen Brooks - Học viện Dartmouth (Mỹ) - nhận định: “Vấn đề căn bản có liên quan đến tư duy chiến lược tổng thể đối với Tàu Cộng, trước hết Washington không nên quá lo ngại sự trỗi dậy của TC,” ông nói. “TC đang “trỗi dậy”, nhưng hoàn toàn không phải “đứng dậy”. Về kinh tế, Mỹ hoàn toàn không suy yếu. Chúng tôi cho rằng, trong vài chục năm nữa, Mỹ sẽ vẫn là siêu cường duy nhất. Trong khi đó, TC trỗi dậy sẽ chậm hơn nhiều so với các nước từng trỗi dậy trong lịch sử, chẳng hạn như Đức và Anh. Bởi vì, những nước này có thể sánh ngang với các nước lớn khi đó về khoa học công nghệ. TC hiện cơ bản không đuổi kịp Mỹ về khoa học công nghiệp.”

Theo Stephen Brooks đánh giá, thực lực kinh tế và khoa học công nghệ của Mỹ đủ để chống lại sự bành trướng của TC trong khu vực và ra bên ngoài thế giới, ngăn chận các sự kiện lớn xảy ra có thể làm lung lay vị thế siêu cường của Mỹ.

Ngày 05/7/2016, một tờ báo chính thống của TC cho biết Bắc Kinh cần sẵn sàng “đối đầu quân sự” với Washington ở Biển Đông. Phán quyết của Tòa Án Trọng Tài PCA về tranh chấp ở Biển Đông sắp được đưa ra và quân đội TC cũng bắt đầu tập trận ở vùng này.

Trang tin tức bình luận TC ngày 11/5/2016 vừa có bài viết nhận định rằng, hiện nay Mỹ đang triển khai “4 cuộc chiến” để đáp trả yêu sách bành trướng của TC ở Biển Đông và Hoa Đông. Theo tờ báo Hồng Kông, 3 chiến tuyến gồm:

- Cuộc chiến tấn công dư luận.
- Cuộc chiến răn đe quân sự.
- Cuộc chiến liên minh, liên kết.

Theo nhận định của giới quan sát, 3 cuộc chiến chưa có tiếng súng này chắc chắn sẽ khiến TC phải đối phó rất căng thẳng. Tin tức bình luận TC cho biết, trong lúc phán xét của Tòa Trọng Tài Thường trực ở The Hague sắp đến gần, cuộc đấu giữa các bên xung quanh tranh chấp Biển Đông sẽ ngày càng quyết liệt hơn.

Giới quan sát nhận định rằng, Mỹ sẽ dựa vào kết quả trọng tài để tạo ra một cuộc tấn công dư luận mạnh mẽ, mục tiêu là để chỉ rõ Bắc Kinh không tuân thủ các quy tắc luật pháp quốc tế. Chỉ chờ đến khi có kết quả trọng tài chính thức được công bố, Mỹ đã có đầy đủ lý do để sử dụng cho cuộc tấn công dư luận, nhằm bao vây cô lập Bắc Kinh.

Lực lượng Hải quân Mỹ sẽ tiếp tục có đầy đủ lý do để tiến hành tuần tra Biển Đông, tổ chức diễn tập quân sự liên kết bởi Washington nắm được con bài tẩy của Bắc Kinh chỉ dám ức hiếp, đe dọa các nước nhỏ như: Philippines, Indonesia, Malaysia, Brunei và VN, còn dùng vũ lực đối đầu với Mỹ trong cuộc xung đột, đồng nghĩa với “tự sát”. Chắc chắn đây cơ hội tốt cho các khu tự trị như Tân Cương, Nội Mông, Tây Tạng nổi dậy đấu tranh đòi “Độc lập - Tự do” cho dân tộc của họ. Tàu Cộng sẽ lâm vào thế “thù trong giặc ngoài”.

Theo Gwynne Dyer - một nhà báo độc lập - ngày 7/7/2016, bình luận trên tờ Bangkok Post: “Một cuộc đối đầu có kiểm soát nhằm thu hút sự chú ý của dư luận, Bắc Kinh có thể nổ ra trên Biển Đông với Mỹ và các đồng minh như Ấn, Nhật, Australia, Nam Hàn và ASEAN, có thể là sự lựa chọn “điên rồ” nhằm kích động “chủ nghĩa cực đoan” trong nước và tạo ra sự ủng hộ cho bộ máy cầm quyền. Nhưng, một khi dấn thân vào con đường xung đột đối đầu với Mỹ và đồng minh, Tập Cận Bình sẽ đưa Hoa Lục đi về đầu?”

Jerry Hendrix, một nhà phân tích từ Trung tâm An Ninh của Mỹ, cho biết: Sự hiện diện của các HKMH và tàu chiến của Hải quân Mỹ là nhằm bảo vệ Biển Đông trong thời điểm nhạy cảm, đồng thời cũng nằm trong kế hoạch hiện diện lâu dài của quân đội Mỹ ở Biển Đông. Nhất định Washington sẽ không để Tập Cận Bình côn đồ, hiếu chiến tự tung tự tác trước và sau khi PCA ra phán quyết.


Kết quả phán quyết của PCA:

Ngày 12/7/2016, Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) đã ra phán quyết trong vụ Philippines kiện Bắc Kinh, áp dụng sai, giải thích sai, vi phạm UNCLOS 1982 ở Biển Đông. Trước đó, Bắc Kinh tập trận, điều động lực lượng vũ trang ồ ạt xuống Biển Đông diễn võ dương oai... Hải quân TC đã bắt đầu cuộc tập trận từ ngày 5/7/2016 và dự kiến kéo dài đến ngày 11/7/2016 từ phía Đông đảo Hải Nam đến khu vực quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của VN để chuẩn bị ứng phó trước phán quyết của tòa PCA.

Sự kiện Tòa Trọng tài Thường trực La Haye LHQ (PCA) bác bỏ những tuyên bố chủ quyền của TC trên Biển Đông, nói rằng nước nầy không có “chủ quyền dựa trên yếu tố lịch sử” tại vùng Biển Đông. Cái gọi là “đường lưỡi bò 9 đoạn” đi ngược lại với Công ước Quốc tế về Luật Biển, ấn định ranh giới của một nước trong phạm vi 12 hải lý từ bờ biển của nước nầy, đồng thời được đặc quyền kiểm soát các hoạt động kinh tế trong phạm vi 200 hải lý tính từ bờ biển của nước đó và rằng các hoạt động bồi đắp, xây đảo nhân tạo của Bắc kinh trong thời gian gần đây làm tổn hại nghiêm trọng đến môi trường bãi san hô và vi phạm nghĩa vụ bảo vệ môi trường sinh thái biển.


Phản ứng của Bắc Kinh sau phán quyêt của PCA:

[1] Tẩy chay các thủ tụng tại Tòa, nói rằng Tòa Trọng tài Quốc tế không có quyền tài phán trong cuộc tranh chấp, đồng thời nhấn mạnh, họ sẽ không chấp nhận, công nhận hoặc thực thi bất cứ phán quyết nào về Biển Đông, bất chấp họ đã ký tên Công ước LHQ về Luật biển cùng với Philippines.

[2] Hãng tin Xinhua của TC nói rằng: “Tòa án La Haye lạm dụng pháp luật” đã công bố một phán quyết không có sơ sở vững chắc”. Bắc Kinh sẽ lựa chọn 3 phương án để thách thức phán quyết của Tòa án La Haye:

- Tiếp tục các hành động bành trướng hiện tại trên Biển Đông.

- Tuyên bố một khu nhận dạng phòng không - ADIZ trên Biển Đông.

- Lựa chọn mục tiêu thứ 3 là “bất hợp tác” hay trở thành một nước “bất hảo”, có nghĩa là Tập Cận Bình có thể càng gia tăng thêm áp lực trong khu vực.

[3] Phụ họa có Tướng hiếu chiến La Viện (về hưu) lập lại cái gọi là Bắc Kinh có quyền áp đặt vùng nhận diện phòng không ADIZ trên Biển Đông như đã thiết lập ở Hoa Đông và Mỹ không thể can thiệp. La Viện ngạo mạn, đặt câu hỏi: “Mỹ có thể phá hủy hệ thống vũ khí tự vệ mà TC triển khai trên các đảo nhân tạo hay không?” Hắn tự tin kết luận. “Mỹ không thể trục TQ khỏi Biển Đông”.

Kết luận:

Phán quyết PCA đặt Tập Cận Bình vào thế “trên đe dưới búa”, một sự lựa chọn khó khăn là: Nếu xem thường “luật pháp quốc tế”, tẩy chay phán quyết của Tòa Trọng tài PCA ngày 12/7/2016 bác bỏ yêu sách chủ quyền của TC ở Biển Đông. Họ Tập phải chấp nhận xung đột với Hải quân Mỹ + đồng minh Nhật, Ấn, Australia và khối ASEAN và cả thế giới nói chung. Còn nếu nhượng bộ Mỹ & đồng minh và ASEAN, họ Tập sẽ phải chịu áp lực từ dư luận và phong trào chủ nghĩa dân tộc cực đoan trong nước.

Theo Gao Cheng, một nhà nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Châu Á - TBD (TQ) nói: “Nếu TQ chỉ tiếp tục dùng lời nói mà không có hành động cụ thể, không gây áp lực được với Philippines thì làm sao Bắc Kinh có thể ngăn các quốc gia khác tuyên bố chủ quyền chồng lấn ở Biển Đông theo phương pháp của Philippines đã kiện TQ?”.

Washington đang tìm cách tạo cớ, gây chiến tranh Thế chiến III với Bắc Kinh trên Biển Đông để xé Tàu Cộng ra nhiều nước nhỏ để trị. Liệu Tập Cận Bình ngạo mạn có thoát được cái “bẩy chiến lược” do Mỹ giăng ra trên Biển Đông? Xin hãy chờ xem!!! 

Tổng hợp & nhận định:


__._,_.___

Posted by: truc nguyen

TUYÊN BỐ ỦNG HỘ PHÁN QUYẾT CỦA TÒA TRỌNG TÀI CỦA CÁC TỔ CHỨC XÃ HỘI VÀ CHÍNH TRỊ VIỆT NAM 15-07-2016




View Full Size Image

XIN CÁM ƠN




Chuong Trinh Phat Thanh Khối 8406 - 15 /07/ 2016

Truyền hình & Phát thanh Khối 8406 -15/07/2016 8406News.com P.O. Box 51093 San Jose Ca 95151 Email: tudongon...


TUYÊN BỐ ỦNG HỘ PHÁN QUYẾT CỦA TÒA TRỌNG TÀI
CỦA CÁC TỔ CHỨC XÃ HỘI VÀ CHÍNH TRỊ VIỆT NAM
15-07-2016
          XÉT VÌ:
          1- Thông cáo báo chí của Tòa án Trọng tài Thường trực (Permanent Court of Arbitration – PCA), ngày 12-07-2016 nêu rõ: “Tòa Trọng tài kết luận rằng trong vụ Philippines kiện Trung Quốc, Trung Quốc không có cơ sở pháp lý nào để khẳng định nước này có quyền lịch sử đối với các tài nguyên, theo các quyền được Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982, ở các khu vực biển trong phạm vi Đường Lưỡi Bò”.
          2- Tòa án Trọng tài Thường trực cũng khẳng định rằng các thực thể nổi (khi thủy triều lên) ở quần đảo Trường Sa chỉ là những “bãi đá”, do đó không tạo ra vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý (EEZ) hay thềm lục địa, đồng thời kết luận rằng Bắc Kinh khi xây dựng 7 thực thể ấy đã gây nên “một tác hại khó hàn gắn được” đối với môi trường Biển Đông.
          3- Ông Lê Hải Bình, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, đã tuyên bố rằng Việt Nam hoan nghênh phán quyết của Tòa án Trọng tài Thường trực, và xác nhận Chính phủ Việt Nam sẽ có tuyên bố chính thức về nội dung phán quyết này, đồng thời nhắc lại chủ quyền đối với Hoàng Sa và Trường Sa thuộc về Việt Nam.
          4- Phản ứng trước Phán quyết của Tòa án Trọng tài Thường trực ngày 12-07-2016, nhà cầm quyền Trung Quốc vẫn tiếp tục luận điệu: “Các đảo trên Nam Hải của Trung Quốc bao gồm Quần đảo Đông Sa, Quần đảo Tây Sa, Quần đảo Trung Sa và Quần đảo Nam Sa. Nhân dân Trung Quốc đã có hơn 2000 năm lịch sử hoạt động tại Nam Hải. Trung Quốc là nước phát hiện, đặt tên và khai thác tận dụng sớm nhất các đảo trên Nam Hải và vùng biển liên quan, thi hành chủ quyền và quyền quản lý sớm nhất, liên tục, hoà bình và hiệu quả đối với các đảo trên Nam Hải và vùng biển liên quan, đã xác lập chủ quyền lãnh thổ và quyền lợi liên quan tại Nam Hải.”
          5- Ông Tập Cận Bình, Chủ tịch nhà nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa cũng ngoan cố chống chế, rằng: "Từ cổ chí kim, các đảo ở Nam Hải đều là lãnh thổ Trung Quốc. Trong bất cứ tình hình nào, chủ quyền lãnh thổ và các quyền, lợi ích hàng hải của Trung Quốc trên Nam Hải đều không chịu ảnh hưởng từ phán quyết của PCA.”
          6- Trong khi đó, Hội đồng Châu Âu, Hoa Kỳ, Úc Châu, Nhật Bản… đều ủng hộ phán quyết của Tòa Trọng tài Quốc Tế, coi đó là phán quyết chung cuộc, mang tính ràng buộc về pháp lý, đòi hỏi tất cả các nước liên hệ phải tuân thủ, đồng thời giúp bảo vệ trật tự thế giới.
          TUYÊN BỐ:
          CHÚNG TÔI, những tổ chức xã hội dân sự và chính trị trong lẫn ngoài nước, ký tên dưới đây tuyên bố:
          1- Phán quyết của Tòa án Trọng tài Thường trực ngày 12-07-2016 hoàn toàn có hiệu lực pháp lý ràng buộc đối với Trung Quốc và các bên liên quan theo luật pháp quốc tế; do đó, yêu cầu nhà cầm quyền Bắc Kinh phải tuân thủ phán quyết này và qua đó chứng tỏ mình là một quốc gia văn minh và có trách nhiệm giữa cộng đồng quốc tế.
          2- Phán quyết của Tòa án Trọng tài Thường trực ngày 12-07-2016 đã tạo một nền tảng pháp lý vững chắc và tiền lệ thuận lợi cho các quốc gia đang có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc trên Biển Đông, bao gồm Việt Nam, đưa các tranh chấp đó ra trước cơ quan phân xử quốc tế theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982.
          3- Phán quyết của Tòa án Trọng tài Thường trực ngày 12-07-2016 mặc nhiên tái khẳng định việc quốc tế hóa các cuộc đàm phán giải quyết tranh chấp trên Biển Đông là một xu hướng chung cần thiết tại vùng Châu Á-Thái Bình Dương; do đó mọi ý định và áp lực đàm phán song phương và riêng lẻ giữa Trung Quốc và Việt Nam cần phải chấm dứt ngay lập tức.
          4- Mạnh mẽ yêu cầu nhà cầm quyền Việt Nam nhanh chóng tiếp bước Philippines khởi kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế, can đảm vượt qua mặc cảm "anh em 4 tốt" mà thực chất lâu nay chỉ là mối nhục bắt dân tộc nuốt vào, sử dụng vụ kiện pháp lý như một công cụ hòa bình giải quyết tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc. Mặt khác yêu cầu nhà cầm quyền Việt Nam tích cực bảo vệ ngư dân đánh cá ở Biển Đông trong lãnh hải quốc gia và vùng đặc quyền kinh tế nước Việt, đồng thời sớm khôi phục môi trường biển ở miền Trung để các ngư dân tại đó tiếp tục nghề biển của mình, ngõ hầu trở nên những cột mốc di động cho chủ quyền biển của Đất nước.
          5- Cực lực bác bỏ mọi luận điệu lố bịch, ngang ngược và bế tắc của nhà cầm quyền Trung Quốc, bởi chúng vừa xuyên tạc sự thật lịch sử, vừa chà đạp luật pháp quốc tế, đồng thời mang nặng lối hăm dọa của một nước lớn hành xử một cách bá quyền và vô trách nhiệm. Điều đó cho thấy dã tâm của Bắc Kinh là tiếp tục mưu đồ chiếm trọn Biển Đông và qua đó thôn tính toàn thể nước Việt.
          6- Chân thành cảm ơn nhân dân và chính phủ Philippines đã can đảm và kiên trì khởi kiện, để giành kết quả cho cả Đông Nam Á cùng thụ hưởng. Đây là một gương sáng đáng cho Việt Nam phải noi theo!
          7- Tha thiết kêu gọi các nước liên quan tôn trọng và thực thi phán quyết của Toà; đồng thời kêu gọi nhân dân thế giới và các chính phủ dùng mọi áp lực cần thiết để làm cho các phán quyết của Tòa được các nước liên quan thi hành nghiêm chỉnh.
          Ngày 15 tháng 7 năm 2016
          Các tổ chức xã hội dân sự trong nước đồng ký tên
1- Ban Đại Diện Khối Nhơn Sanh Đạo Cao Đài chơn truyền: Đại diện: CTS Hứa Phi, CTS Nguyễn Kim Lân, CTS Nguyễn Bạch Phụng.
2- Ban Vận động Văn đoàn Độc lập. Đại diện: Nhà văn Nguyên Ngọc
3- Diễn đàn Bauxite Việt Nam. Đại diện: GS Phạm Xuân Yêm.
4- Diễn đàn Xã hội Dân sự. Đại diện: Tiến sĩ Nguyễn Quang A.
5- Giáo hội Liên hữu Lutheran VN-HK. Đại diện: Mục sư Nguyễn Hoàng Hoa
6- Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo Thuần tuý. Đại diện: Các ông Lê Quang Hiển, Lê Văn Sóc.
7- Hội bảo vệ Quyền tự do Tôn giáo. Đại diện: Cô Hà Thị Vân
8- Hội Bầu bí Tương thân. Đại diện: Ông Nguyễn Lê Hùng.
8- Hội Cựu Tù nhân Lương tâm. Đại diện: Bs Nguyễn Đan Quế, Lm Phan Văn Lợi.
9- Hội Người Dân Đòi Quyền Sống. Đại diện: Bà Hồ Thị Bích Khương
10- Khối Tự do Dân chủ 8406. Đại diện: Kỹ sư Đỗ Nam Hải.
11- Mạng lưới Các Tổ chức Xã hội Dân sự Độc lập. Đại diện: Ông Vũ Quốc Ngữ.
12- Người Bảo vệ Nhân quyền. Đại diện: Ông Vũ Quốc Ngữ
13- Nhóm Linh mục Nguyễn Kim Điền. Đại diện: Linh mục Nguyễn Hữu Giải.
14- Phong trào Liên đới Dân oan Việt Nam. Đại diện: Bà Trần Ngọc Anh
15- Sài Gòn Báo. Đại diện: Linh mục Lê Ngọc Thanh
16- Tăng đoàn Giáo hội PGVNTN. Đại diện: Hòa thượng Thích Không Tánh, Thượng tọa Thích Đức Minh.
17- Tin Mừng cho Người Nghèo. Đại diện: Linh mục Lê Xuân Lộc

          Một số tổ chức xã hội và chính trị khác
1- Đảng Việt Tân. Đại diện: Ông Hoàng Tứ Duy.
2- Hội Pháp-Việt Tương trợ (AFVE). Đại diện: Ông Bùi Xuân Quang
3- Hội đồng Liên kết Đấu tranh Dân chủ Nhân quyền cho Việt Nam. Đại diện: Ông Trần Ngọc Bính.
4- Lực lượng Quốc dân Dựng cờ Dân chủ. Đại diện: Ông Trần Quốc Huy
5- Tập hợp Vì Nền Dân chủ. Đại diện: Bác sĩ Nguyễn Quốc Quân
6- Trung Tâm Việt Nam Hannover (CHLB Đức). Đại diện: Lê Nam Sơn
7- Ủy ban Nhân quyền Helsinki Vietnam. Đại diện: Ông Tran Tu Thanh










__._,_.___

Posted by: 8406news 

Featured post

Bản Tin Cuối Ngày 20/4/2024

Popular Posts

My Blog List