Nguyễn Thanh Giang
22-4-2016
Bắt
chước ông Trương Tấn Sang gọi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là “đồng chí X”, trong
bài này người viết gọi bè lũ trên là “bọn Y”.
Buổi
họp Quốc hội sáng 1/4/2016 bất ngờ bật sáng lên bởi ý kiến của ba vị đại biểu
Quốc hôi: bà Võ Thị Dung, ông Lê Văn Lai, luật sư Trương Trọng Nghĩa.
Ba
vị đề cập đến nhiều lĩnh vực kinh tế, xã hội nhưng tất cả đều tập trung vào vấn
đề biển đảo, chủ quyền quốc gia.
Bà
Võ Thị Dung nêu lên ba diều lo lớn, Trong đó khi nói về “điều lo thứ ba là sự suy thoái về đạo đức xã hội” bà
đã không nói như ông Nguyễn Phú Trọng mà theo bà là “đạo đức giả càng ngày càng lấn át đạo đức thật; chủ
nghĩa thực dụng càng ngày càng lan tràn; ở đâu cũng bắt gặp sự tham lam, ích
kỷ, dối trá, lừa đảo, cướp giật; an toàn thực phẩm bị đe doạ nghiêm trọng”.
Kèm
theo đó bà nêu “điều lo Thứ sáu là văn hoá càng
lúc càng suy đồi, các giá trị truyền thống bị mai một hoặc xuống cấp”.
Tuy
nhiên, hơn tất cả, điều lo Thứ nhất của bà
là “nạn ngoại xâm từ Trung Quốc, kẻ trước đây đã chiếm Hoàng Sa và Trường Sa,
nay lại bồi đắp các đảo nhân tạo ở Trường Sa để mưu toan lấn chiếm cả Biển Đông
của Việt Nam”.
Ông
Lê Văn Lai (Quảng Nam), thì nói như trút nỗi ấm ức dồn nén trong lòng lâu nay:
“Tôi
ngạc nhiên khi trong tất cả báo cáo của Chính phủ và các cơ quan hữu quan đánh
giá về Biển Đông đều cho rằng ‘đảm bảo chủ quyền, lợi ích quốc gia’. Đánh giá
‘đảm bảo chủ quyền quốc gia’ trong khi người ta xây sân bay, kéo pháo hạm, đưa
máy bay tiêm kích, o ép dân, cướp bóc dân, thậm chí là giết dân… Người ta sắp
tuyên bố những điều xâm phạm tới chủ quyền như là dùng các chuyến bay cắt ngang
các chuyến bay truyền thống được quốc tế công nhận”. “Trung Quốc xâm phạm chủ quyền của chúng ta tần suất 20
năm một lần. Năm 1956 chiếm Đông Hoàng Sa.
Năm 1974 lấy tây Hoàng Sa. Năm 1988
lấy đảo Gạc Ma. Năm 2014 kéo giàn khoan vào biển Đông và sau đó tần suất dài
hơn, dày hơn để xâm lấn chủ quyền. Trong khi đó chúng ta ngồi đây và yên bình
đánh giá là đảm bảo chủ quyền quốc gia. Liệu điều đó có công bằng? Đánh giá như
thế thì chúng ta đưa ra quyết sách, sự phản đối, đối kháng đã đủ chưa, phù hợp
không?”
Bài phát biểu dài 7 phút của
luật sư Trương Trọng Nghĩa tại phiên họp Quốc hội sáng ngày 1 tháng 4 càng thu
hút được sự hoan nghênh nhiệt liệt của công luận.
Cũng
giống bà Võ Thị Dung, ông Nghĩa cho rằng Việt Nam hiện đang phải đối
đầu với cả ngoại xâm lẫn nội xâm. Không nêu đích danh kẻ ngoại xâm là Trung
Quốc, ông Nghĩa chỉ đặt vấn đề: “Cần phải xác định lại các khái niệm “ta”, “bạn” và
“thù”. Trước đây, dựa trên ý thức hệ Mác xít, người ta xem “bạn” là tất cả các
quốc gia cùng theo chủ nghĩa xã hội và “thù” là các quốc gia tư bản – thường
được gọi là “đế quốc”.
Tình hình chính trị hiện nay khác hẳn, hiện nay, bạn là
những ai ủng hộ nước Việt Nam độc lập chủ quyền, giàu mạnh, dân chủ,
công bằng, văn minh. Còn thù là những thế lực thù địch cản trở đổi mới, cản trở
phát triển, xâm hại lợi ích quốc gia dân tộc, lợi ích của nhân dân, làm cho
nước ta suy yếu, lệ thuộc nước ngoài, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân, phá
hoại an toàn và an ninh đất nước”. Ông Nghĩa nhấn mạnh: “việc xác định không đúng ta và bạn – thù có thể xảy ra
tình hình là thay vì thêm bạn bớt thù thì lại thêm thù, bớt bạn hoặc coi bạn là
thù và coi thù là bạn. “Thay vì đánh vào địch thì lại đánh vào ta, thay vì tăng
cường đoàn kết thì lại làm suy yếu khối đại đoàn kết dân tộc”. Cuối
bài phát biểu, ông Trương Trọng Nghĩa lẩy thơ Tố Hữu “Nỏ thần nỡ để sa tay giặc/ Mất cả đất liền, cả biển
sâu”.
Cả
ba vị đại biểu Quốc hội đều khẳng dịnh là ta đã để mắt biển, đảo và Trung Quốc
chính là giặc xâm lăng, là kẻ thù của dân tộc ta. Mượn câu lẩy thơ Tố Hữu, luật
sư Trương Trọng Nghĩa còn chỉ rõ nội bộ ta có “Trọng Thủy – hiện đại” đã trao
nỏ thần vào tay giặc.
Thật
vậy, trong nội bộ ta, ở khắp mọi cấp, mọi ngành nhan nhản gián điệp Trung Quốc
mà trên thượng đỉnh là lũ Lê Chiêu Thống, Trần Ích Tắc, Trọng Thủy!
Lịch
sử chắc chắn rồi sẽ vạch mặt chỉ tên và sẽ xử tội bọn chúng đích đáng.
Trước
thực trạng dã tâm và cuồng vọng xâm lăng của ngoại bang đã biểu hiện bằng những
hành động cụ thể rất trâng tráo, rất tàn bạo, trong cương vị lãnh đạo đất nước
chẳng những chúng không có biện pháp ngăn chặn âm mưu và khả năng lấn tới của
kẻ thù mà còn tiếp tay “nối giáo cho giặc”, đồng thời mở toang cửa đón giặc vào
nhà.
Những
biểu lộ sau đây chứng tỏ chúng đã và đang tiếp tay “nối giáo cho giặc”, đồng
thời mở toang cửa đón giặc vào nhà:
–
Chúng bao che, khỏa lấp tội ác cho giặc. Khi Trung Quốc đã tuyên bố thành lập
thành phố Tam Sa ôm trọn Biển Đông và Hoàng Sa, Trường Sa của ta, ngang nhiên
vào cướp thủy hải sản của ta, bắt bớ giết hại hàng trăm ngư phủ của ta, Quốc
hội sôi sục căm phẫn đòi nghe Chính phủ báo cáo để được thảo luận tình hình
Biển Đông thì Nguyễn Phú Trọng nhân danh chủ tịch Quốc hội gạt đi, nói “Tình
hình Biển Đông không có gì mới”.
Khi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã phải giận dữ
thét lên: “Chủ quyền lãnh thổ, biển đảo là
thiệng liêng, nhất định không chấp nhận đánh đổi điều thiêng liêng này để lấy
một thứ hòa bình, hữu nghị viển vông lệ thuộc nào đó” thì chúng vẫn
hò nhau tung hô khẩu hiệu lừa bịp của Trung Quốc “Bốn tốt”, “Mười sáu chữ vàng”.
–
Chúng đè nén áp bức tinh thần yêu nước của nhân dân ta. Thẳng tay đàn áp các
cuộc biểu tình đòi lại Hoàng Sa, Trường Sa. Không cho nhắc đến tội ác đã giết
hại hàng vạn đồng bào ta ở biên giới phía bắc và 88 chiến sỹ ở đảo Gạc Ma. Lễ
đặt vòng hoa tưởng niệm chiến sỹ hy sinh trong trận chiến biên giới năm 1979 bị
chúng quấy phá xua đuổi.
–
Ai cũng hiểu muốn đương đầu với bọn giặc lớn mạnh hơn ta nhiều lần thì không
thể không dựa vào sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế nhưng chúng tích cực thực
hiện âm mưu cô lập hóa Việt Nam của Bắc Kinh, gạt bỏ quốc tế, song phương hóa
vấn đề Biển Đông. Tuyên bố chung Nguyễn Phú Trọng – Hồ Cẩm Đào thậm chí không
nhắc đến DOC, COC.
–
Lẽ ra phải tập trung theo giõi âm mưu và mỗi bước xâm lấn của kẻ thù bên ngoài
và phát động tinh thần cảnh giác sẵn sàng chiến đấu chống ngoại xâm, bảo vệ
giang sơn Tổ quốc trong toàn Đảng, toàn dân thì, dưới sự chỉ đạo của quan thầy
Phương Bắc, để đánh lạc hướng, chúng dựng lên kẻ thù bên trong và phát động
cuộc chiến nội bộ rất gay gắt với “đồng chí X”
Tôi
rất tâm đắc với luật sư Trương Trọng Nghĩa khi nghe ông nói:”cần phải xác định lại các khái niệm “ta”, “bạn” và
“thù”. Trước đây, dựa trên ý thức hệ Mác xít, người ta xem “bạn” là tất cả các
quốc gia cùng theo chủ nghĩa xã hội và “thù” là các quốc gia tư bản – thường
được gọi là “đế quốc”. Tình hình chính trị hiện nay khác hẳn, hiện nay, bạn là
những ai ủng hộ nước Việt Nam độc lập chủ quyền, giàu mạnh, dân chủ,
công bằng, văn minh. Còn thù là những thế lực thù địch cản trở đổi mới, cản trở
phát triển, xâm hại lợi ích quốc gia dân tộc, lợi ích của nhân dân, làm cho
nước ta suy yếu, lệ thuộc nước ngoài, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân, phá
hoại an toàn và an ninh đất nước”.
Trước
mắt, ai là những thế lực thù địch cản trở đổi
mới, cản trở phát triển, xâm hại lợi ích quốc gia dân tộc, lợi ích của nhân
dân, làm cho nước ta suy yếu, lệ thuộc nước ngoài, chia rẽ khối đại đoàn kết
toàn dân, phá hoại an toàn và an ninh đất nước”? Đó là Trung Quốc.
Vậy Trung Quốc là thù, dẫu ngày xưa là bạn. Ai “ủng hộ nước Việt Nam độc lập chủ quyền, giàu
mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Đó là Hoa Kỳ. Vậy Hoa Kỳ là
bạn, dẫu ngày xưa là thù.
Vẫn
âm mưu chối bỏ người đang sẵn sàng nắm tay liên minh với ta cùng bảo vệ Biển
Đông để chịu bó tay nằm gọn trong gông xiềng Đại Hán, chúng đang gióng giả kêu
gọi “bán anh em xa, mua láng giềng gần”.
Để
“bán anh em xa”, chúng huy động tận lực bộ máy tuyền truyền không ngừng khoét
sâu mối thù đã trôi xa gần nửa thế kỷ mà nhẽ ra phải thực sự quên đi để tìm mọi
phương sách biến thù thành bạn, ngõ hầu tận dụng được sức mạnh của siêu cường
hàng đầu thế giới cho những quyền lợi của dân tộc.
Sau
sự tàn phá hủy diệt hai thành phố Nagasaki và Hiroshima cực kỳ tàn bạo do những
trái bom nguyên tử gây ra, những người lãnh đạo Nhật Bản vẫn lãnh đạo nhân dân
quên hận thù, chủ động xiết chặt tay Hoa Kỳ. Nhờ tận dụng được mối liên minh
thân hữu với Hoa Kỳ, Nhật Bản đã không những nhanh chóng hàn gắn được vết
thương chiến tranh mà vươn lên mạnh mẽ thành cường quốc đem giầu sang phú quý
dân chủ, tự do hạnh phúc cho nhân dân.
Để
“mua láng giềng gần” chúng rước giặc vào nhà. Dưa giặc vào đóng chốt ở Tây
Nguyên, ở Hà Tĩnh chưa đủ, ngày 6 tháng 4 vừa rồi chúng lại dẫn bộ trưởng quốc
phòng Trung Quốc, Thường Vạn Toàn vào Cam Ranh.
Quân
cảng có diện tích 60km2, nước sâu 16 – 25m, có nơi sâu 32m, cửa nước sâu hơn
30m, cửa vịnh rộng 4.000m. Cảng Cam Ranh nằm lọt thỏm dưới những ngọn núi cao
400 m nên kín gió, vũ khí đặt ở những điểm cao trên núi có thể khống chế được
tất cả khu vực xung quanh quân cảng.
Nước sâu, vịnh rộng nơi lý tưởng có thể
tập trung 100 chiến hạm cỡ lớn (10.000 tấn). Hệ thống radar và giám sát điện tử
nơi đây có thể kiểm soát được khu vực Bắc Ấn Độ Dương, vịnh Persia, biển Hoa
Đông và Biển Đông (gồm cả Hoàng Sa và Trường Sa). Nơi đây cũng gần đường vận
tải biển quốc tế nên dễ trở thành trung tâm dịch vụ hậu cần quan trọng. Từ Cam
Ranh, có thể kiểm soát tuyến đường vận tải biển quan trọng bậc nhất thế giới,
kết nối giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.
Năm
1966 cựu Tổng thống Mỹ Lyndon Johnson ghé thăm cảng Cam Ranh, Trong chuyến thăm
đó, báo chí Mỹ đã ca ngợi Cam Ranh rằng: “Ai chiếm được Cam Ranh, kẻ đó sẽ chiếm được một nửa
Trung Quốc, có thể kiểm soát được tuyến đường vận tải biển huyết mạch Á – Âu”.
Chuyên
gia bình luận chính trị Hiroyuki Noguchi của Nhật Bản thì cho rằng Cam Ranh là
khắc tinh của “đường lưỡi bò”. với địa thế độc đáo trên “bàn cờ” toàn khu vực
Đông Nam Á, vịnh Cam Ranh của Việt Nam có thể là “thanh kiếm sắc” chặn đứng mưu
đồ “thò” ra Biển Đông của “đường lưỡi bò” Trung Quốc.
Không
chỉ đưa Trung Quốc vào uy hiếp về mặt quân sự, lập sẵn những căn cứ địa hết sức
lợi hại một khi quân Trung Quốc tràn sang, chúng còn tạo điều kiện thuận lợi
cho Trung Quốc đổ bộ vào tàn phá nền kinh tế của ta
Từ
1995 đến năm 2000, việc đưa Trung Quốc vào cấp tập xây dựng 44 nhà máy đường ở
29 tỉnh, thành phố, đã để lại số nợ khó đòi không có khả năng thanh toán là
7.158.863 triệu đồng.
Những
năm 90 cuối thế kỷ trước, 40 nhà máy xi măng lò đứng của Trung Quốc ngốn của ta
160 triệu USD để rồi nay dấu vết chỉ còn lại bốn mươi nấm mồ chôn tiền vì chúng
không những chỉ sản xuất ra được những loại xi măng chất lượng quá kém mà còn
gây ô nhiễm môi trường nặng nề.
Để
ghép tội Nguyễn Tấn Dũng, những con số thất thoát, thua lỗ được coi là khổng lồ
của Vinashin, Vinalines đã được tô đậm, nhưng những thất thoát, lãng phí gây ra
do dính dáng đến Trung Quốc lên đến nhiều chục ngàn tỷ đồng thì được dấu nhẹm.
Lấy
lý do mở rộng thêm 500 ngàn tấn thép và phôi, nhà máy gang thép Thái Nguyên đã
ứng cho nhà thầu Trung Quốc hơn 5.800 tỷ đồng (tương đương 320 triệu USD) cho
việc mua sắm thiết bị nhưng Trung Quốc đã không đưa sang phần điện và phần điều
khiển nên chúng chỉ là những đống sắt rời rạc phơi mưa nắng hàng năm bảy năm
trời. Để cứu vãn tình thế, Chính phủ ta đã phải đồng ý cho điều chỉnh lên 8.109
tỷ đồng, nhưng theo các chuyên gia thì cần thêm đến hơn 4.500 tỷ đồng nữa mới
mong hoàn thành. Sự chậm trễ quá lâu đã biến khoản đầu tư này không còn có ý
nghĩa khi thị truờng nước ta đã có nhiều ông lớn ngành thép nhảy vào như
Formosa (Hà Tĩnh), Pomina, Kyoie, Hoà Phát… Thép Pomina III đầu tư tổng vốn chỉ
hơn 300 triệu USD để có được 1 nhà máy luyện thép (phôi) 1 triệu tấn/năm; 1 nhà
máy cán thép công suất 500 ngàn tấn/năm; một cảng biển bốc dỡ 3 triệu tấn/năm,
mà công nghệ của Pomina III là công nghệ tiên tiến của Ý, Đức, Mỹ.
Nhà
máy liên hợp gang thép Vạn Lợi Hà Tĩnh, đầu tư hơn 1.700 tỷ đồng chưa ra một
sản phẩm nào thì đến nay UBND tỉnh Hà Tỉnh phải chính thức chấm dứt, xoá bỏ dự án,
thu hồi đất.
Nhà
máy xơ sợi Đình Vũ Hải Phòng đã đầu tư hơn 7.000 tỷ đồng, chỉ giữa năm 2015 đã
lỗ đến 1.732 tỷ đồng và từ tháng 9.2015 đến nay, nhà máy đã dừng sản xuất mà
theo Tổng giám đốc nhà máy thì đó là cách tiết kiệm nhất để chống thua lỗ kéo dài!
Có
những dự án gây phản ứng dư luận ngay từ bước bắt đầu nghiên cứu là các dự án
Bauxite ở Tây Nguyên. Dự án Tân Rai, vốn ban đầu dự kiến trên dưới 8.000 tỷ thì
khi hoàn thành lên đến 687 triệu USD (hơn 14000 tỷ đồng) và đã được dự kiến lỗ
trong 3 năm là 460 tỷ đồng; còn Nhân Cơ lỗ hơn 3.000 tỷ trong 5 năm.
Không
thể đỗ lỗi cho các chủ dự án đã vì quyền lợi cá nhân hay lợi ích nhóm rồi bị
các nhà thầu Trung Quốc mua chuộc mà hiện tượng đã trở thành phổ biến trên đây
chỉ có thể giải thích là do sự chỉ đạo chung từ trên thượng tầng. Hồi xây sân
vận động Mỹ Đình, rất nhiều ý kiến phản bác việc chọn nhà thầu Trung Quốc. Thủ
tướng Phan Văn Khải điên đầu vì không giải thích nổi đã phải thú thực mình
không thể làm khác được vì đây là ý kiến của Bộ Chính trị.
Để
rộng đường rảnh tay làm tay sai cho Bắc Kinh, một mặt chúng triệt hạ các thế
lực không nằm trong tay chúng, một mặt chúng khẩn trương tăng cường vây cánh.
Sau Đại hội XII, tận dụng thế thượng phong do thâu tóm được toàn bộ quyền lực,
chúng gấp gáp xây dựng quân quyền, bất chấp Hiến pháp (nhân dân chưa bầu Quốc
hội khóa XIV chúng đã dựng nên đầy đủ Chủ tịch Nước, Thủ tướng, nội các…), bất
kể lẽ phải. (Lẽ ra đại tướng Đỗ Bá Tỵ phải được giữ chức Bộ trưởng Quốc phòng
vì ông đã vừa là Thứ trưởng Quốc phòng, vừa là Tổng tham mưu trưởng nhưng vì
ông đã có công lớn đánh tan giặc Phương Bắc trong trận chiến Biên giới 1979 và
thường lên án Trung Quốc nên ông bị đẩy sang làm phó cho bà Nguyễn Thị Kim Ngân
để bỉ mặt ông và răn đe những ai chúng muốn răn đe).
Rất
may, có lẽ tân Chủ tịch Nước Trần Đại Quang không thuộc vây cánh “bọn Y”. ?
Trong
lời phát biểu và những chia sẻ ngay sau nhậm chức ông nói nhiều đến độc lập,
đến bảo vệ vững chắc chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ, lãnh hải, đến chủ
động và tích cực hội nhập quốc tế …
Ông
nói: “Trong tâm khảm, tôi luôn khắc ghi tâm nguyện của Bác Hồ kính yêu: “Tôi chỉ có một sự ham
muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta
được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học
hành”. Ông khẳng định sẽ tập trung một số công việc trọng tâm sau: Xây dựng,
hoàn thiện hệ thống pháp luật nhằm thể chế hóa Nghị quyết Đại hội XII của Đảng
và Hiến pháp năm 2013; tiếp tục hoàn thiện thể chế, chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn, phương thức và cơ chế vận hành, nâng cao hiệu lực, hiệu
quả quản lý của Nhà nước, đáp ứng đòi hỏi của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa và hội nhập quốc tế; Chỉ đạo xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân
cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, đáp ứng yêu cầu bảo vệ vững chắc độc
lập, chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ, lãnh hải thiêng liêng của Tổ
quốc, giữ vững ổn định chính trị, tạo môi trường hòa bình để phát triển đất
nước.
Nghiên cứu, đề xuất Bộ Chính trị, Quốc hội cụ thể hóa nhiệm vụ Thống lĩnh
lực lượng vũ trang nhân dân và cơ chế tổ chức, hoạt động của Hội đồng Quốc
phòng và An ninh như nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã phát biểu tại Kỳ
họp thứ 11, Quốc hội khóa XIII; Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc
lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển; chủ động và tích cực
hội nhập quốc tế, phục vụ mục tiêu bảo đảm lợi ích tối cao của quốc gia – dân
tộc; Cải cách tư pháp, xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ,
nghiêm minh, bảo vệ Hiến pháp, pháp luật, quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ
xã hội chủ nghĩa;
Ngay
trong những chia sẻ đầu tiên trên ông cũng đã khẳng định sẽ phải “Chăm lo cho các tầng lớp nhân dân và bảo vệ quyền, lợi
ích hợp pháp của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài; phát huy dân chủ, tăng
cường khối đại đoàn kết toàn dân”.
Quả
nhiên, chỉ sang ngày thứ hai, tại nhiệm sở mới, tân chủ tịch nước Trần Đại
Quang đã ký lệnh gia hạn thị thực nhập cảnh của khách đến từ Hoa kỳ lên tới một
năm.
Chuyến
đi Mỹ từ ngày 15 đến 20 tháng 3 năm 2015 của Trần Đại Quang có thể xem là hiện
tuợng bất thường khi một bộ trưởng an ninh của CSVN qua Mỹ lại gặp nhiều cơ
quan và giới chức chính quyền Hoa Kỳ như Bộ Nội An (Homeland Security), FBI, Bộ
Ngoại Giao, Bộ Quốc Phòng, Hội Đồng An Ninh Quốc Gia, Bộ Công Lý, CIA, cũng như
nhiều giới chức cao cấp trong Quốc Hội Hoa Kỳ.
Hẳn
là không đồng lõa với “nhóm Y” nên phát biểu tại Quốc hội khóa 13, trong tờ
trình đề nghị miễn nhiệm Thủ tướng, đánh giá thành tích của ông Nguyễn Tấn Dũng
qua hai nhiệm kỳ lãnh đạo nội các, tân Chủ tịch nước Việt Nam, ông Trần Đại Quang, đã nói: “Thời gian đảm nhiệm chức vụ Thủ tướng, ông Nguyễn Tấn
Dũng luôn hoàn thành nhiệm vụ được giao”.
***
Để
sớm loại bỏ kẻ cầm đầu “nhóm Y” đã và đang tiếp tục tích cực đem thêm nhiều
hiểm họa lớn cho đất nước, cho dân tộc, cần nhanh chóng hợp nhất chức vụ Tổng
Bí thư vào cho Chủ tịch nước.
Hà Nội ngày 24 tháng 4 năm 2016
Nguyễn Thanh Giang
Số nhà 5 ngõ 341 đường Trung Văn
Quận Nam Từ Liêm – Hà Nội
Mobi: 0984 724 165
__._,_.___