heo VN


Image result for coronavirus

VN là chổ xả rác cho bọn tàu, người VN tỉnh ngũ đi.





ĐỐT LŨA ĐI EM ĐỂ DIỆT QUÂN THÙ.



https://1.bp.blogspot.com/-HJRXuhnZmHY/VyBW6ru1AaI/AAAAAAAAQEQ/s0_7Wf7A4CgWv3r6IqpL2yrEK2G2kO6PACLcB/s1600/Vi%2Bmoi%2Btruong%2Btrong%2Bsach%2Bcho%2BViet%2BNam%2B.jpg

ĐỐT LŨA ĐI EM ĐỂ DIỆT QUÂN THÙ.
Biểu tình 5/3/2017
Image result for bom xang
https://www.youtube.com/results?sp=EgIIAg%253D%253D&q=bi%E1%BB%83u+t%C3%ACnh+2017

Wednesday 2 May 2018

Khai Dân Trí - Lisa Phạm Số 424 Live stream 19h VN (8h sáng hoa kỳ ) mới...

Văn Hóa!... Ôi Văn Hóa Chửi

 
Câu nói của F. Komoye: “Văn hóa của một nước là tấm gương phản chiếu sự hiểu biết, tín ngưỡng và những tập tục cổ truyền”… thì ngày nay văn hóa chửi ở trong nước phản chiếu những gì ngược lại bởi môn học công Dân Giáo Dục không còn nữa! Thiện tai!
Văn Hóa!... Ôi Văn Hóa Chửi
Vương Trùng Dương

LTG: Nhân đọc bài “Văn Hóa Chửi” của Nguyễn Thoại Vy trên fb rất thú vị nên tác giả gom hai bài phiếm về văn hóa trước đây về hiện tình văn hóa trong nước.
*
Học giả Nguyễn Văn Vĩnh (1882-1936) trong bài viết Gì Cũng Cười (1913) trên tờ Đông Dương Tạp Chí năm 1913:
“An Nam ta có một thói lạ là thế nào cũng cười. Người ta khen cũng cười, người ta chê cũng cười. Hay cũng hì, mà dở cũng hì; quấy cũng hì. Nhăn răng hì một tiếng, mọi việc hết nghiêm trang.
Có kẻ bảo cười hết cả, cũng là một cách của người hiền. Cuộc đời muôn việc chẳng qua là trò phường chèo hết thảy không có chi là nghiêm đến nỗi người hiền phải nhăn mày mà nghĩ ngợi…”.

Bây giờ lại thịnh hành với thói quen chửi, chửi không cần biết đúng, sai… cho khoái cái lỗ miệng, trở thành văn hóa chửi. Việt Nam hiện nay quá lạm dụng hai chữ văn hóa. Từ những người nghiên cứu, quan chức đến thường dân trở thành thói quen với hai chữ văn hóa nầy, mất đi quan niệm hai chữ văn hóa từ xưa. Nay lại “đẻ” thêm văn hóa vật thể đến văn hóa phi vật thể. Lạm dụng văn hóa như lạm dụng khẩu hiệu! Khó phân biệt đâu là sản phẩm vật chất, đâu là sản phẩm tinh thần nên những giá trị truyền thống thể hiện bản sắc dân tộc từ thời cha ông cũng bị lệch lạc…
Than ôi! Đất nước tự hào với bốn ngàn năm Văn Hiến. Văn Hóa VN có từ thời Văn Lang thế mà hiện nay xã hội bị băng hoại nên thói xấu tật hư trở thành thông dụng cũng gọi là văn hóa.
Nếu đề cập đến “khẩu hiệu văn hóa” thì trên thế giới không có nước nào lạm dụng bằng Việt Nam. Nào là “Phường Văn Hóa, Tổ Văn Hóa”… Có nhiều nơi treo bảng “Tổ Văn Hóa…” trong hẻm thì bên dưới có tấm bảng viết nguệch ngoạc “Cấm ỉa đái bậy” trên vách tường, phía dưới rác rưới hôi thúi! Nơi đó chỉ có người dân trong “Tổ Văn Hóa” phóng uế mà hôi thế, kẻ không chịu được mùi xú uế, chửi đổng, chủi nhau om tỏi mà được “vinh danh”.
Theo thời gian, có nhiều định nghĩa khác nhau về văn hóa, mỗi định nghĩa phản ánh một cách nhìn nhận và đánh giá khác nhau. Theo Wikipedia: “Ngay từ năm 1952, hai nhà nhân loại học Mỹ là Alfred Kroeber và Clyde Kluckhohn đã từng thống kê có tới 164 định nghĩa khác nhau về văn hóa… Tóm lại, Văn hóa là sản phẩm của loài người, văn hóa được tạo ra và phát triển trong quan hệ qua lại giữa con người và xã hội. Song, chính văn hóa lại tham gia vào việc tạo nên con người, và duy trì sự bền vững và trật tự xã hội. Văn hóa được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua quá trình xã hội hóa. Văn hóa được tái tạo và phát triển trong quá trình hành động và tương tác xã hội của con người. Văn hóa là trình độ phát triển của con người và của xã hội được biểu hiện trong các kiểu và hình thức tổ chức đời sống và hành động của con người cũng như trong giá trị vật chất và tinh thần mà do con người tạo ra…”.
Mahatma Gandhi quan niệm: “Nền văn hóa của một quốc gia nằm trong trái tim và tâm hồn của nhân dân. Không cần phải đốt sách để phá hủy một nền văn hóa. Chỉ cần buộc người ta ngừng đọc mà thôi”.
Vì vai trò tổng quát và tùy thuộc vào khu vực địa lý trong sinh hoạt xã hội, tính chất lịch sử nên vấn đề định nghĩa văn hóa cho đến nay vẫn chưa có sự thống nhất và chưa có định nghĩa nào thể hiện đầy đủ quan niệm về văn hóa.
Theo F. Komoye: “Văn hóa của một nước là tấm gương phản chiếu sự hiểu biết, tín ngưỡng và những tập tục cổ truyền. Nói tóm lại, đó là chiếc chìa khóa mà người ta dùng để mở cái cửa của sự hiểu biết của dân tộc và các công trình của dân tộc ấy… là con đường chân chính để đưa đến tình bằng hữu và sự thông cảm giữa các quốc gia trên thế giới”.
Nhắc lại thời điểm TT Obama sang Việt Nam, tháng 5 năm 2016, ăn ở quán bún ở Hà Nội vì cũng chính quán bún nầy đã gây xôn xao trong dư luận với cái thói mất dạy của chủ quán phơi bày văn hóa chửi.
Tháng 10 năm 2016, bài viết của Võ Thị Hảo với tựa đề “Bún Cháo Chửi”: Người Hà Nội nghiện “gia vị” nhục
“Theo VTC14, 29.9.2016: “Mới đây, đầu bếp nổi tiếng người Mỹ Anthony Bourdain - người từng ăn bún chả với Tổng thống Obama - đã không giấu nổi sự ngạc nhiên khi lần đầu tiên đến ăn ở quán bún chửi Ngô Sỹ Liên. Ông đã đưa trải nghiệm lạ lùng của mình vào chương trình Parts Unknown, vừa phát sóng trên kênh CNN cách đây ít ngày”.
Trong chương trình truyền hình đó, đầu bếp này được một cô gái Hà Nội đưa đến giới thiệu món “bún chửi” ở phố Ngô Sĩ Liên và nói rằng đó là quán ăn yêu thích nhất của cô.
Ông Mỹ không cảm nhận được tiếng chửi và sự nhục mạ khách của người bán hàng thì đã đành. Nhưng điều đáng ngạc nhiên là thay vì bất bình với thái độ bất lịch sự, bạo lực của người bán bún – vì chửi và miệt thị người khác đương nhiên là một dạng bạo lực - cô gái lại đồng tình, biện hộ cho người “đàn bà chửi” đó, coi như một đặc sản văn hóa ẩm thực VN.
Chương trình truyền hình nói trên quay trong bối cảnh quán có đông người ăn. Bà chủ quán thấy ông Mỹ và truyền hình quay thì dịu giọng hơn mọi ngày, nhưng chỉ trong khoảnh khắc đó, bà ta cũng đã kịp làm nhục một cô gái trẻ khác trước đám đông.
Cô gái không có lỗi gì. Cô ăn mặc và nói năng lịch sự. Cô chỉ hỏi mua một bát bún có mọc (thịt nạc giã nhuyễn viên thành viên, thường các quán bán bún đều có).
Chỉ thế thôi mà bà chủ quán đã tạt vào mặt cô những lời mỉa mai, xua đuổi cô trước mặt đám đông, trước cả ông đầu bếp Mỹ và ống kính truyền hình, trong khi những khách hàng khác thản nhiên xì xụp, chăm chú vào bát bún, coi việc chửi là chuyện đương nhiên…
Khách ăn lần đầu bị chửi hoặc biết sẽ bị chửi mà vẫn ăn thì chứng tỏ những người ăn đó đã chấp nhận và gián tiếp cổ vũ tính bạo lực và lưu manh. Việc này càng được phổ biến rộng, chấp nhận rộng rãi thì càng gây hại cho xã hội và động chạm đến nhân phẩm con người.
Vì sự chấp nhận đương nhiên, ngày càng nhiều quán và dịch vụ các loại kèm “gia vị chửi - gia vị nhục” với khách hàng. Với thông tin Bún Chửi lên CNN thì e rằng món bún chửi phát triển thêm rầm rộ và khách hàng đi đâu cũng dễ được ăn kèm thứ “gia vị xú uế” đó.
Điều này tưởng vô hại, nhưng thực ra tiềm ẩn những nguy cơ sâu xa…
… Lẽ nào họ không nhận ra chủ quán đã thêm vào món ăn của họ một thứ “đặc sản” VN: “gia vị nhục”! Khách ăn có quyền từ chối gia vị nhục. Nhưng không, họ vẫn ăn ngon. Vì sao? Họ đã nhờn trước mùi xú uế của thứ “gia vị nhục”, coi đó là chuyện vặt, là đương nhiên và còn thú vị. Coi thế thì họ mới ăn tiếp và còn đến ăn tiếp lần sau.
… Sinh ra làm người, ai cũng có nhân phẩm, ai cũng cần được tôn trọng. Văng tục và chửi người khác là muốn nô lệ hóa tha nhân, đồng thời cũng hạ thấp nhân phẩm của chính mình. Ai cũng biết, mắng mỏ, đay nghiến, văng tục vào mặt người khác là một cách giao tiếp bất lịch sự, áp đặt và bạo lực.
Văng tục, chửi bới tố cáo đẳng cấp văn hóa của chủ nhân. Một xã hội lành mạnh không tạo cơ hội và đồng lõa với những cách hành xử bạo lực kế cả trong hành động, lời nói cùng cung cách giao tiếp.
Trong hiện tượng tồn tại kéo dài “bún chửi cháo chửi” ở Hà Nội, chúng ta không thể không thấy đau buồn thay cho thủ đô tự nhận mình là văn hiến nhưng nhà chức trách cũng như người dân đã không làm gì đủ để chấm dứt tình trạng đó…
… Một vài người bán hàng chỉ vì nấu được bát cháo miếng bún ngon mà cũng tận dụng vị thế để nô dịch người khác dễ dàng vậy sao? Một phần là lỗi ở chúng ta. Và chúng ta cười nhăn nhở trước tiếng chửi và thâm tâm còn bắt chước vì thấy nô dịch người khác dễ quá, tội gì không chửi trước, chửi bậy bạ bất kỳ đâu, bất kỳ ai để giành ưu thế.
Chúng ta phải đòi lại quyền được tôn trọng, quyền làm người chính trực.
Vì sao chúng ta úp mặt vào miếng ăn, sụp soạp húp khoái trá trong tiếng chửi?! Ta xứng đáng được tôn trọng và không bất kỳ ai được xúc phạm ta. Ăn trong tiếng chửi mà thấy ngon ư? Khứu giác và vị giác người VN vì sao đổ đốn thế này?!
Con người bình thường phải cảm nhận ngay được mùi tanh lợm xú uế đã đổ vào bát ăn qua tiếng chửi và phải hắt cái bát ăn đó đi, thậm chí phải đưa kẻ chửi, kẻ dám nhục mạ khách hàng ra chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Khốn khổ quá! Từ bao giờ mà người VN đã trở thành như vậy? Vậy còn lĩnh vực nào ở VN không bị nô dịch hóa? Vì sao nô lệ hóa người VN dễ dàng đến thế?
Nếu chúng ta không dám tỏ thái độ phản đối một kẻ bán hàng tầm thường dám nhục mạ ta, thì sao ta còn dám đòi quyền con người và tự do của ta, còn nói gì đến việc bênh vực người khác trước hoạn nạn và bảo vệ đất nước?
Cải tạo não trạng nô lệ, giành lại quyền làm người chính trực là để cứu lấy người VN. Đó là một việc làm cấp bách, cần bền bỉ, lâu dài, cần thể hiện, cần kiểm soát mình để khước từ nhai nuốt “gia vị nhục” trong mọi trường hợp.
(Võ Thị Hảo, 03 tháng 10/2016)
Trong bài viết Tiếng Việt Kinh Hoàng Ở Trong Nước của Đào Văn Bình đề cập đến hai chữ văn hóa.
Văn Hóa: Chữ “culture” Có nhiều nghĩa, không phải lúc nào cũng có nghĩa là “văn hóa”. Văn hóa là một tổng hợp bao gồm rất nhiều lãnh vực của xã hội như: Hội hè, nghi lễ, nghi thức, cách ăn mặc, ăn ở, cách nói năng, cách cư xử trong gia đình, ngoài xã hội…chẳng hạn như: văn hóa Trung Hoa, văn hóa Mỹ, văn hóa Việt Nam...  qua đó chúng ta thấy sự khác biệt về lối sống giữa các quốc gia. Hiện nay hai chữ “văn hóa” được dùng tràn lan, sai nghĩa và trở nên dị hợm ở trong nước khi nói: văn hóa nói dối, văn hóa tham nhũng, văn hóa đi trễ, văn hóa chen lấn, văn hóa chửi thề, văn hóa ỉa bậy, văn hóa phong bì, nền văn hóa giao thông…
Hai chữ “văn hóa” ở đây được dùng với ý xấu, ám chỉ cái gì đã trở thành cố tật thấm sâu vào não trạng và không sao thay đổi được nữa và được cả xã hội chấp thuận và làm theo. Trong khi “văn hóa” biểu tượng cho cái gì tốt đẹp đã được gạn lọc theo thời gian và là niềm hãnh diện vì là đặc trưng của một quốc gia..
Theo từ điển Mỹ, “culture” ngoài nghĩa “văn hóa” còn có nghĩa khác như sau: “The set of predominating attitudes and behavior that characterize a group or organization.” Theo định nghĩa này thì “culture” có nghĩa là: Lề thói, cách cư xử, trào lưu, phổ biến, một căn bệnh, cố tật…của một tập thể, một tổ chức, một nhóm người nào đó chứ không chung cho cả một dân tộc. Xin nhớ cho, văn hóa là đặc trưng, thường là tốt đẹp chung cho cả một dân tộc. Do đó, khi phê phán người nào cư xử, hành động nói năng thô tục, khiếm nhã, thiếu lịch sự… chúng ta nói, “Đây là hành động thiếu văn hóa”, tức văn hóa là biểu tượng cho mẫu mực và tốt đẹp chung. Chẳng hạn, “Việt Nam có một nền văn hóa cổ kính”. “Hoa Kỳ có một nền văn hóa đa dạng”. Do đó không thể dùng từ ngữ “văn hóa” để diễn tả một thói hư, tật xấu, một trào lưu của một số người chứ không phải của cả dân tộc.
Do đó không thể nói:
“Văn hóa ứng xử” mà phải nói, “cách cư xử” sao cho lễ độ, lịch sự, phải phép v.v..
“văn hóa  xếp hàng” mà phải nói “thói quen xếp hàng” hoặc “ tự trọng khi xếp hàng”.
“văn hóa đi trễ” mà phải nói, “thói quen đi trễ”, “bệnh đi trễ”.
“văn hóa chửi thề” mà phải nói, “bệnh chửi thề”, “tật chửi thề” Thí dụ: Thằng cha/con mụ đó có tật hễ mở miệng ra là chửi thề. Do đó không thể nói, “Thằng cha/con mụ đó có văn hóa chửi thề” Nếu đã có văn hóa thì làm sao có thể chửi thề?
“văn hóa phong bỉ” mà phải nói “trào lưu, phổ biến”. Thí dụ: “Bác sĩ nhận phong bì của bệnh nhân đã trở thành một trào lưu không biết ngượng/phổ biến của giới bác sĩ Việt Nam bây giờ”. Do đó không thể nói, “Ông/bà bác sĩ đó có văn hóa nhận phong bì.” Mà phải nói “Ông/bà bác sĩ đó không biết xấu hổ khi nhận tiền biếu của bệnh nhân.”
“văn hóa phóng uế” mà phải nói “ thói quen phóng uế, xả rác. Thí dụ: “Xả rác và phóng uế là thói quen bất trị của người Việt Nam bây giờ.” hoặc, “Hút thuốc xong liền quăng tàn thuốc lá xuống đất là thói quen đã thấm vào não trạng/vào máu của người Việt Nam.” Do đó không thể nói “Thằng cha đó có văn hóa đái bậy/ỉa bậy”. Nếu có văn hóa thì đâu có đái bậy, ỉa bậy.
“văn hóa nói dối” mà phải nói, “thói quen nói dối, cố tật nói dối”, “bệnh nói dối”. Chúng ta không thể nói, “Thằng cha, con mụ đó có văn hóa nói dối.” mà phải nói, “Thằng cha, con mụ đó có bệnh nói dối”.
“văn hóa đi máy bay” mà phải nói “những điều nên làm và không nên làm khi đi máy bay”. Ngoài ra cũng không thể nói, “văn hóa ẩm thực” mà chỉ là “cách ăn uống, thói quen ăn uống, tập tục ăn uống”.
“văn hóa khinh bỉ”. Thật tình tôi không hiểu người sáng chế ra chữ này muốn nói gi? Đồng ý tham nhũng là vi phạm pháp và đáng khinh bỉ. Nhưng để “tận diệt” nạn tham nhũng, ngoài việc ngăn ngừa, trừng phạt còn phải xây dựng một lòng tự trọng là “biết khinh bỉ tham nhũng” tức xây dựng “lòng tự trọng” chứ tại sao lại sáng chế ra một từ ngữ quái đản như vậy?
“nền văn hóa giao thông” mà là “thảm trạng giao thông tại Việt Nam”. Tại sao cứ dùng hai chữ “văn hóa” để gán ghép cho những thói hư tật xấu? Giả dụ ngày mai đây hệ thống giao thông công cộng được cải thiện, người dân bắt đầu có ý thức trách nhiệm và bảo vệ an toàn trên đường phố, lái xe có trật tự hơn thì cái gọi là “nền văn hóa giao thông” đó có còn tồn tại không? Vậy đây chỉ là một thảm trạng nhất thời chứ không phải một nền văn hóa. Xin nhớ cho văn hóa là một tập tục, lề thói tốt đẹp của một dân tộc, tồn tại mãi với thời gian trong lòng cộng đồng dân tộc đó, chẳng hạn như thờ cúng tổ tiên là nét đặc thù của nền văn hóa Việt Nam…”
(Đào Văn Bình)
*
Hà Nội ngày xưa tự hào “ngàn năm văn vật”. Thủ đô Hà Nội ngày nay nổi đình nổi đám “ngàn nơi chửi bậy”!
Bài viết trên Vietnam.net của K. Minh: Người Hà Nội chửi bậy như hát hay, khó sửa!
“Từ công sở, trường học đến hàng quán, bến xe, ngõ hẻm, đâu đâu cũng thấy nói tục, chửi bậy. Nhiều người còn coi đó như một thói quen, không nói là thấy... thiếu thiếu.
Tình trạng “chửi bậy như hát hay” đang ngày càng phổ biến tại môi trường văn phòng. Ban đầu chỉ là một vài câu chửi bậy của các đồng nghiệp nam. Dần dần về sau, chị em cũng “góp vui” khiến cho việc chửi bậy, nói bậy càng trở nên “xôm” hơn bao giờ hết.
Không ít người cho rằng chửi bậy chỉ như một thói quen suồng sã thân mật chứ không bị coi là mất lịch sự. Công việc căng thẳng, dễ bị stress nên dân văn phòng cũng hay văng tục, nói một vài câu cho “thỏa” cái miệng mà thôi. Đôi khi đến chính sếp còn lỡ miệng văng 1 câu trước mặt nhân viên khi tức giận. Như chị trưởng nhóm ở công ty P.T.A, cực nổi tiếng vì một lần trong cuộc họp giao ban, quá tức cậu nhân viên đã lười còn cãi chày cãi cối, khi cuộc họp vừa tan, mọi người chưa kịp ra hết đã thấy sếp gằn giọng cáu kỉnh: “Làm ăn như con c…!”. Khỏi phải nói, nhân viên choáng tới cỡ nào. Không chỉ lần đó, về sau mỗi lần không kìm chế được cơn tức, chị sếp lại văng đủ loại “phụ khoa” khiến anh em chết khiếp!
Đặc biệt, công ty nào có nhiều người trẻ tuổi làm việc thì tình trạng chửi bậy của chị em càng… rầm rộ. Cứ người này học người kia, thậm chí không nói bậy còn bị cho là lạc hậu, không thân thiện và suồng sã. Thu Ba (24t – nhân viên truyền thông) chia sẻ: “Mới đầu đi làm nghe các chị trong phòng gọi nhau là con chó, xong nói đủ những từ như đm, tổ sư, con mặt này, mặt kia… mình hoảng lắm. Sau mới biết đó là cách nói chuyện bình thường của mọi người. Các chị cũng chẳng đanh đá như mình tưởng tượng, chỉ thích nói chuyện kiểu suồng sã thôi. Bây giờ thỉnh thoảng nói chuyện mình cũng đệm vài câu cho… giống các chị, đỡ bị lạc loài!”.
Học sinh tiểu học đã biết chửi thầy cô
Không khó để có thể bắt gặp hình ảnh những cô cậu học sinh cấp 2, cấp 3 còn mặc đồng phục tụm ba tụm bảy buông những từ ngữ tục tĩu chốn công cộng. Nhưng điều đáng báo động là “căn bệnh” này đã “lây” lan sang ra cả học sinh tiểu học.
Chị Vân, một chủ quán internet trên Quốc lộ 32 (Hà Nội) cho biết, cứ đến giờ tan học là nhiều học sinh cấp 2, cấp 3 kéo nhau vào quán. Và vừa chơi, các “ông trời” này vừa liên mồm chửi bậy.
Thậm chí, trên một số mạng xã hội, các em còn lập hẳn hội “thích nói tục, chửi thề” để vào đó cùng phô diễn “tài nghệ” nói tục. Nhiều em còn lôi thầy cô, cha mẹ ra chửi.
Cư dân mạng được phen hết hồn với “lời tâm sự” của cô giáo mầm non tên Cát Tường: "Mệt vãi cả chó mèo. Đút cho 5, 6 ăn quá là bực mình, ăn *** ăn cứ ngậm, muốn vả cho mấy phát. Lúc nào cũng eo éo cô ơi, bạn đánh con, cô ơi, bạn trêu con. Đau đầu *** tả được. Một thằng béo nhìn giống Chaien chuyên đi trêu bạn, hỏi nó tên gì để quát nó, nó bảo tên Nam đẹp trai. Tưởng nghe nhầm hỏi đi hỏi lại vẫn là Nam đẹp trai. *** Mày đẹp trai chắc cả lớp toàn hot boy tương lai” (Từ ngữ thô tục của Cát Tường viết trên facebook đã được thay bằng dấu ***).
Dễ nhận thấy, lời tâm sự sử dụng ngôn ngữ đầy tính bạo lực như: muốn vả cho mấy phát, thằng béo… Không kể đến việc sử dụng ngôn từ không phù hợp, cô giáo tương lai này còn tỏ ra thiếu nhẫn nhịn trong từng câu nói đã khiến nhiều người cảm thấy bức xúc và cho rằng cô gái đã chọn… nhầm nghề.
Tuy nhiên, khi được mọi người góp ý thì cô giáo này không tiếp thu mà còn sửng cồ lên thanh minh: “Con các bạn là vàng ai chẳng biết.. Con tớ bị như thế tớ cũng xót. Nhưng nói thật các bạn ở ngoài, các bạn nghĩ đơn giản. Cho bạn quản lý 40 cháu, rồi chúng nó không nghe lời, không dám quát, không dám đánh. Lúc đây tớ nghĩ bạn ức chế không kém gì tớ đâu. Viết trên Facebook chẳng ảnh hưởng gì đến việc hằng ngày tớ đối xử với học sinh thế nào bạn nhé…. Bạn hãy yên tâm là dù có cáu gắt ầm lên cũng chẳng ai dám động đến 1 sợi lông chân của con bạn đâu. Ức chế mà vẫn phải dỗ như dỗ tà vẫn không xong. Mình cũng ước nhiều phụ huynh cho con ở nhà lắm, đỡ phải trông mà lương tháng vẫn vậy. Đang thiếu giáo viên mà học sinh thì nhiều quá”.
Khó sửa bởi nó là “cái tính”
Chủ quán bún ở Ngô Sỹ Liên và quán cháo gà ở Lý Quốc Sư là hai “thánh chửi” trứ danh ở Hà Nội. Dù đã có nhiều bài viết phản ánh về thái độ phục vụ cũng như phê phán thói quen mắng chửi khách thậm tệ của chủ quán nhưng quán vẫn nườm nượp khách. Dường như vì “quen bị chửi mắng” nên nhiều người cảm thấy bình thường, vẫn cười đùa và ăn ngon lành.
Quán "bún chửi" nổi tiếng vẫn nườm nượp khách.
Mới đây, khi nghe tin Hà Nội sẽ “tuyên chiến” với nạn nói tục, chửi bậy, bà Hán Kim Thảo, chủ quán bún mắng ở Ngô Sỹ Liên chia sẻ trên một tờ báo rằng nhiều khách bị mắng nhưng họ không tỏ thái độ khó chịu, và bà không có ý định bỏ kiểu chửi mắng này bởi đó đã là “cái tính” của bà rồi. Bà Hán Kim Thảo chia sẻ: Tính tôi thì sớm nắng chiều mưa, tối còn có thể có bão… nên những lúc nóng giận tôi có quát tháo, mắng chửi khách hàng. Còn khách hàng, tôi bán bún thế này là làm dâu trăm họ, nhiều khi có những khách cũng khó chịu lắm khiến tôi phải chửi mắng”.
(K. Minh)
*
Nhà thơ Cao Bá Quát với tinh thần phản kháng. Đầu năm 1855, ông tuyển mộ và bổ sung lực lượng, đa số là người Mường và người Thái ở Sơn Tây. Lần thứ hai, Cao Bá Quát đem quân tấn công huyện lỵ Yên Sơn (nay là thị trấn Quốc Oai) cũng bị thất bại, với khoảng 100 người bị chết trận, 80 người bị bắt. Việt Nam Sử Lược của Trần Trọng Kim ghi: “Tháng Chạp năm đấy, Phó lãnh binh Sơn Tây là Lê Thuận bắt được Cao Bá Quát đem về chém...”.
Nơi pháp trường Cao Bá Quát thản nhiên xướng thơ:
“… Ba hồi trống giục đù cha kiếp
Một nhát gươm đưa đéo mẹ đời”.
Chửi thề đã có từ lâu và tiếng chửi thề tùy theo miền: đéo mẹ, địt mẹ, đù mẹ, đụ mẹ… rất phổ thông nên gọi là xổ tiếng Đông Đức, Đan Mạch (Đ.M). Trong văn chương cũng có những câu đầu dòng xử dụng tiếng chửi thề nầy.
Bài thơ Cây Bông của Nguyễn Đức Sơn:
“Đụ mẹ
Cây bông
Hắn không
Lao động
Ai trồng
Chật chỗ
Mày nhổ
Xem sao
Máu trào
Thiên cổ”.
Có lẽ đấng mầy râu ở miền Nam có thói quen xổ tiếng Đ.M trong lúc trò chuyện, bù khú với nhau hơn các miền khác… nghe quen rồi nên coi như chuyện thường. Nhưng lúc hằn học, gây gổ mà xướng lên thì dễ đả lôi đài.
Ngày nay cả trẻ con và nữ giới cũng xổ tiếng Đ.M tràn lan từ học đường ra đường phố, quán xá… bởi tình trạng văn hóa suy đồi. LS Lê Minh Nhựt ở Sài Gòn cho rằng “Việc chửi thề liên quan đến văn hóa ứng xử. Nhưng để đưa ra xét xử dân sự thì không đáng” khi các luật sư đã bàn về tình trạng pháp lý của ngôn ngữ thô tục nầy.
Câu nói của F. Komoye: “Văn hóa của một nước là tấm gương phản chiếu sự hiểu biết, tín ngưỡng và những tập tục cổ truyền”… thì ngày nay văn hóa chửi ở trong nước phản chiếu những gì ngược lại bởi môn học công Dân Giáo Dục không còn nữa! Thiện tai!
Vương Trùng Dương
Little Saigon, April 30, 2018

__._,_.___

Posted by: "Patrick Willay" 

Văn Hóa!... Ôi Văn Hóa Chửi

 
Câu nói của F. Komoye: “Văn hóa của một nước là tấm gương phản chiếu sự hiểu biết, tín ngưỡng và những tập tục cổ truyền”… thì ngày nay văn hóa chửi ở trong nước phản chiếu những gì ngược lại bởi môn học công Dân Giáo Dục không còn nữa! Thiện tai!
Văn Hóa!... Ôi Văn Hóa Chửi
Vương Trùng Dương

LTG: Nhân đọc bài “Văn Hóa Chửi” của Nguyễn Thoại Vy trên fb rất thú vị nên tác giả gom hai bài phiếm về văn hóa trước đây về hiện tình văn hóa trong nước.
*
Học giả Nguyễn Văn Vĩnh (1882-1936) trong bài viết Gì Cũng Cười (1913) trên tờ Đông Dương Tạp Chí năm 1913:
“An Nam ta có một thói lạ là thế nào cũng cười. Người ta khen cũng cười, người ta chê cũng cười. Hay cũng hì, mà dở cũng hì; quấy cũng hì. Nhăn răng hì một tiếng, mọi việc hết nghiêm trang.
Có kẻ bảo cười hết cả, cũng là một cách của người hiền. Cuộc đời muôn việc chẳng qua là trò phường chèo hết thảy không có chi là nghiêm đến nỗi người hiền phải nhăn mày mà nghĩ ngợi…”.

Bây giờ lại thịnh hành với thói quen chửi, chửi không cần biết đúng, sai… cho khoái cái lỗ miệng, trở thành văn hóa chửi. Việt Nam hiện nay quá lạm dụng hai chữ văn hóa. Từ những người nghiên cứu, quan chức đến thường dân trở thành thói quen với hai chữ văn hóa nầy, mất đi quan niệm hai chữ văn hóa từ xưa. Nay lại “đẻ” thêm văn hóa vật thể đến văn hóa phi vật thể. Lạm dụng văn hóa như lạm dụng khẩu hiệu! Khó phân biệt đâu là sản phẩm vật chất, đâu là sản phẩm tinh thần nên những giá trị truyền thống thể hiện bản sắc dân tộc từ thời cha ông cũng bị lệch lạc…
Than ôi! Đất nước tự hào với bốn ngàn năm Văn Hiến. Văn Hóa VN có từ thời Văn Lang thế mà hiện nay xã hội bị băng hoại nên thói xấu tật hư trở thành thông dụng cũng gọi là văn hóa.
Nếu đề cập đến “khẩu hiệu văn hóa” thì trên thế giới không có nước nào lạm dụng bằng Việt Nam. Nào là “Phường Văn Hóa, Tổ Văn Hóa”… Có nhiều nơi treo bảng “Tổ Văn Hóa…” trong hẻm thì bên dưới có tấm bảng viết nguệch ngoạc “Cấm ỉa đái bậy” trên vách tường, phía dưới rác rưới hôi thúi! Nơi đó chỉ có người dân trong “Tổ Văn Hóa” phóng uế mà hôi thế, kẻ không chịu được mùi xú uế, chửi đổng, chủi nhau om tỏi mà được “vinh danh”.
Theo thời gian, có nhiều định nghĩa khác nhau về văn hóa, mỗi định nghĩa phản ánh một cách nhìn nhận và đánh giá khác nhau. Theo Wikipedia: “Ngay từ năm 1952, hai nhà nhân loại học Mỹ là Alfred Kroeber và Clyde Kluckhohn đã từng thống kê có tới 164 định nghĩa khác nhau về văn hóa… Tóm lại, Văn hóa là sản phẩm của loài người, văn hóa được tạo ra và phát triển trong quan hệ qua lại giữa con người và xã hội. Song, chính văn hóa lại tham gia vào việc tạo nên con người, và duy trì sự bền vững và trật tự xã hội. Văn hóa được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua quá trình xã hội hóa. Văn hóa được tái tạo và phát triển trong quá trình hành động và tương tác xã hội của con người. Văn hóa là trình độ phát triển của con người và của xã hội được biểu hiện trong các kiểu và hình thức tổ chức đời sống và hành động của con người cũng như trong giá trị vật chất và tinh thần mà do con người tạo ra…”.
Mahatma Gandhi quan niệm: “Nền văn hóa của một quốc gia nằm trong trái tim và tâm hồn của nhân dân. Không cần phải đốt sách để phá hủy một nền văn hóa. Chỉ cần buộc người ta ngừng đọc mà thôi”.
Vì vai trò tổng quát và tùy thuộc vào khu vực địa lý trong sinh hoạt xã hội, tính chất lịch sử nên vấn đề định nghĩa văn hóa cho đến nay vẫn chưa có sự thống nhất và chưa có định nghĩa nào thể hiện đầy đủ quan niệm về văn hóa.
Theo F. Komoye: “Văn hóa của một nước là tấm gương phản chiếu sự hiểu biết, tín ngưỡng và những tập tục cổ truyền. Nói tóm lại, đó là chiếc chìa khóa mà người ta dùng để mở cái cửa của sự hiểu biết của dân tộc và các công trình của dân tộc ấy… là con đường chân chính để đưa đến tình bằng hữu và sự thông cảm giữa các quốc gia trên thế giới”.
Nhắc lại thời điểm TT Obama sang Việt Nam, tháng 5 năm 2016, ăn ở quán bún ở Hà Nội vì cũng chính quán bún nầy đã gây xôn xao trong dư luận với cái thói mất dạy của chủ quán phơi bày văn hóa chửi.
Tháng 10 năm 2016, bài viết của Võ Thị Hảo với tựa đề “Bún Cháo Chửi”: Người Hà Nội nghiện “gia vị” nhục
“Theo VTC14, 29.9.2016: “Mới đây, đầu bếp nổi tiếng người Mỹ Anthony Bourdain - người từng ăn bún chả với Tổng thống Obama - đã không giấu nổi sự ngạc nhiên khi lần đầu tiên đến ăn ở quán bún chửi Ngô Sỹ Liên. Ông đã đưa trải nghiệm lạ lùng của mình vào chương trình Parts Unknown, vừa phát sóng trên kênh CNN cách đây ít ngày”.
Trong chương trình truyền hình đó, đầu bếp này được một cô gái Hà Nội đưa đến giới thiệu món “bún chửi” ở phố Ngô Sĩ Liên và nói rằng đó là quán ăn yêu thích nhất của cô.
Ông Mỹ không cảm nhận được tiếng chửi và sự nhục mạ khách của người bán hàng thì đã đành. Nhưng điều đáng ngạc nhiên là thay vì bất bình với thái độ bất lịch sự, bạo lực của người bán bún – vì chửi và miệt thị người khác đương nhiên là một dạng bạo lực - cô gái lại đồng tình, biện hộ cho người “đàn bà chửi” đó, coi như một đặc sản văn hóa ẩm thực VN.
Chương trình truyền hình nói trên quay trong bối cảnh quán có đông người ăn. Bà chủ quán thấy ông Mỹ và truyền hình quay thì dịu giọng hơn mọi ngày, nhưng chỉ trong khoảnh khắc đó, bà ta cũng đã kịp làm nhục một cô gái trẻ khác trước đám đông.
Cô gái không có lỗi gì. Cô ăn mặc và nói năng lịch sự. Cô chỉ hỏi mua một bát bún có mọc (thịt nạc giã nhuyễn viên thành viên, thường các quán bán bún đều có).
Chỉ thế thôi mà bà chủ quán đã tạt vào mặt cô những lời mỉa mai, xua đuổi cô trước mặt đám đông, trước cả ông đầu bếp Mỹ và ống kính truyền hình, trong khi những khách hàng khác thản nhiên xì xụp, chăm chú vào bát bún, coi việc chửi là chuyện đương nhiên…
Khách ăn lần đầu bị chửi hoặc biết sẽ bị chửi mà vẫn ăn thì chứng tỏ những người ăn đó đã chấp nhận và gián tiếp cổ vũ tính bạo lực và lưu manh. Việc này càng được phổ biến rộng, chấp nhận rộng rãi thì càng gây hại cho xã hội và động chạm đến nhân phẩm con người.
Vì sự chấp nhận đương nhiên, ngày càng nhiều quán và dịch vụ các loại kèm “gia vị chửi - gia vị nhục” với khách hàng. Với thông tin Bún Chửi lên CNN thì e rằng món bún chửi phát triển thêm rầm rộ và khách hàng đi đâu cũng dễ được ăn kèm thứ “gia vị xú uế” đó.
Điều này tưởng vô hại, nhưng thực ra tiềm ẩn những nguy cơ sâu xa…
… Lẽ nào họ không nhận ra chủ quán đã thêm vào món ăn của họ một thứ “đặc sản” VN: “gia vị nhục”! Khách ăn có quyền từ chối gia vị nhục. Nhưng không, họ vẫn ăn ngon. Vì sao? Họ đã nhờn trước mùi xú uế của thứ “gia vị nhục”, coi đó là chuyện vặt, là đương nhiên và còn thú vị. Coi thế thì họ mới ăn tiếp và còn đến ăn tiếp lần sau.
… Sinh ra làm người, ai cũng có nhân phẩm, ai cũng cần được tôn trọng. Văng tục và chửi người khác là muốn nô lệ hóa tha nhân, đồng thời cũng hạ thấp nhân phẩm của chính mình. Ai cũng biết, mắng mỏ, đay nghiến, văng tục vào mặt người khác là một cách giao tiếp bất lịch sự, áp đặt và bạo lực.
Văng tục, chửi bới tố cáo đẳng cấp văn hóa của chủ nhân. Một xã hội lành mạnh không tạo cơ hội và đồng lõa với những cách hành xử bạo lực kế cả trong hành động, lời nói cùng cung cách giao tiếp.
Trong hiện tượng tồn tại kéo dài “bún chửi cháo chửi” ở Hà Nội, chúng ta không thể không thấy đau buồn thay cho thủ đô tự nhận mình là văn hiến nhưng nhà chức trách cũng như người dân đã không làm gì đủ để chấm dứt tình trạng đó…
… Một vài người bán hàng chỉ vì nấu được bát cháo miếng bún ngon mà cũng tận dụng vị thế để nô dịch người khác dễ dàng vậy sao? Một phần là lỗi ở chúng ta. Và chúng ta cười nhăn nhở trước tiếng chửi và thâm tâm còn bắt chước vì thấy nô dịch người khác dễ quá, tội gì không chửi trước, chửi bậy bạ bất kỳ đâu, bất kỳ ai để giành ưu thế.
Chúng ta phải đòi lại quyền được tôn trọng, quyền làm người chính trực.
Vì sao chúng ta úp mặt vào miếng ăn, sụp soạp húp khoái trá trong tiếng chửi?! Ta xứng đáng được tôn trọng và không bất kỳ ai được xúc phạm ta. Ăn trong tiếng chửi mà thấy ngon ư? Khứu giác và vị giác người VN vì sao đổ đốn thế này?!
Con người bình thường phải cảm nhận ngay được mùi tanh lợm xú uế đã đổ vào bát ăn qua tiếng chửi và phải hắt cái bát ăn đó đi, thậm chí phải đưa kẻ chửi, kẻ dám nhục mạ khách hàng ra chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Khốn khổ quá! Từ bao giờ mà người VN đã trở thành như vậy? Vậy còn lĩnh vực nào ở VN không bị nô dịch hóa? Vì sao nô lệ hóa người VN dễ dàng đến thế?
Nếu chúng ta không dám tỏ thái độ phản đối một kẻ bán hàng tầm thường dám nhục mạ ta, thì sao ta còn dám đòi quyền con người và tự do của ta, còn nói gì đến việc bênh vực người khác trước hoạn nạn và bảo vệ đất nước?
Cải tạo não trạng nô lệ, giành lại quyền làm người chính trực là để cứu lấy người VN. Đó là một việc làm cấp bách, cần bền bỉ, lâu dài, cần thể hiện, cần kiểm soát mình để khước từ nhai nuốt “gia vị nhục” trong mọi trường hợp.
(Võ Thị Hảo, 03 tháng 10/2016)
Trong bài viết Tiếng Việt Kinh Hoàng Ở Trong Nước của Đào Văn Bình đề cập đến hai chữ văn hóa.
Văn Hóa: Chữ “culture” Có nhiều nghĩa, không phải lúc nào cũng có nghĩa là “văn hóa”. Văn hóa là một tổng hợp bao gồm rất nhiều lãnh vực của xã hội như: Hội hè, nghi lễ, nghi thức, cách ăn mặc, ăn ở, cách nói năng, cách cư xử trong gia đình, ngoài xã hội…chẳng hạn như: văn hóa Trung Hoa, văn hóa Mỹ, văn hóa Việt Nam...  qua đó chúng ta thấy sự khác biệt về lối sống giữa các quốc gia. Hiện nay hai chữ “văn hóa” được dùng tràn lan, sai nghĩa và trở nên dị hợm ở trong nước khi nói: văn hóa nói dối, văn hóa tham nhũng, văn hóa đi trễ, văn hóa chen lấn, văn hóa chửi thề, văn hóa ỉa bậy, văn hóa phong bì, nền văn hóa giao thông…
Hai chữ “văn hóa” ở đây được dùng với ý xấu, ám chỉ cái gì đã trở thành cố tật thấm sâu vào não trạng và không sao thay đổi được nữa và được cả xã hội chấp thuận và làm theo. Trong khi “văn hóa” biểu tượng cho cái gì tốt đẹp đã được gạn lọc theo thời gian và là niềm hãnh diện vì là đặc trưng của một quốc gia..
Theo từ điển Mỹ, “culture” ngoài nghĩa “văn hóa” còn có nghĩa khác như sau: “The set of predominating attitudes and behavior that characterize a group or organization.” Theo định nghĩa này thì “culture” có nghĩa là: Lề thói, cách cư xử, trào lưu, phổ biến, một căn bệnh, cố tật…của một tập thể, một tổ chức, một nhóm người nào đó chứ không chung cho cả một dân tộc. Xin nhớ cho, văn hóa là đặc trưng, thường là tốt đẹp chung cho cả một dân tộc. Do đó, khi phê phán người nào cư xử, hành động nói năng thô tục, khiếm nhã, thiếu lịch sự… chúng ta nói, “Đây là hành động thiếu văn hóa”, tức văn hóa là biểu tượng cho mẫu mực và tốt đẹp chung. Chẳng hạn, “Việt Nam có một nền văn hóa cổ kính”. “Hoa Kỳ có một nền văn hóa đa dạng”. Do đó không thể dùng từ ngữ “văn hóa” để diễn tả một thói hư, tật xấu, một trào lưu của một số người chứ không phải của cả dân tộc.
Do đó không thể nói:
“Văn hóa ứng xử” mà phải nói, “cách cư xử” sao cho lễ độ, lịch sự, phải phép v.v..
“văn hóa  xếp hàng” mà phải nói “thói quen xếp hàng” hoặc “ tự trọng khi xếp hàng”.
“văn hóa đi trễ” mà phải nói, “thói quen đi trễ”, “bệnh đi trễ”.
“văn hóa chửi thề” mà phải nói, “bệnh chửi thề”, “tật chửi thề” Thí dụ: Thằng cha/con mụ đó có tật hễ mở miệng ra là chửi thề. Do đó không thể nói, “Thằng cha/con mụ đó có văn hóa chửi thề” Nếu đã có văn hóa thì làm sao có thể chửi thề?
“văn hóa phong bỉ” mà phải nói “trào lưu, phổ biến”. Thí dụ: “Bác sĩ nhận phong bì của bệnh nhân đã trở thành một trào lưu không biết ngượng/phổ biến của giới bác sĩ Việt Nam bây giờ”. Do đó không thể nói, “Ông/bà bác sĩ đó có văn hóa nhận phong bì.” Mà phải nói “Ông/bà bác sĩ đó không biết xấu hổ khi nhận tiền biếu của bệnh nhân.”
“văn hóa phóng uế” mà phải nói “ thói quen phóng uế, xả rác. Thí dụ: “Xả rác và phóng uế là thói quen bất trị của người Việt Nam bây giờ.” hoặc, “Hút thuốc xong liền quăng tàn thuốc lá xuống đất là thói quen đã thấm vào não trạng/vào máu của người Việt Nam.” Do đó không thể nói “Thằng cha đó có văn hóa đái bậy/ỉa bậy”. Nếu có văn hóa thì đâu có đái bậy, ỉa bậy.
“văn hóa nói dối” mà phải nói, “thói quen nói dối, cố tật nói dối”, “bệnh nói dối”. Chúng ta không thể nói, “Thằng cha, con mụ đó có văn hóa nói dối.” mà phải nói, “Thằng cha, con mụ đó có bệnh nói dối”.
“văn hóa đi máy bay” mà phải nói “những điều nên làm và không nên làm khi đi máy bay”. Ngoài ra cũng không thể nói, “văn hóa ẩm thực” mà chỉ là “cách ăn uống, thói quen ăn uống, tập tục ăn uống”.
“văn hóa khinh bỉ”. Thật tình tôi không hiểu người sáng chế ra chữ này muốn nói gi? Đồng ý tham nhũng là vi phạm pháp và đáng khinh bỉ. Nhưng để “tận diệt” nạn tham nhũng, ngoài việc ngăn ngừa, trừng phạt còn phải xây dựng một lòng tự trọng là “biết khinh bỉ tham nhũng” tức xây dựng “lòng tự trọng” chứ tại sao lại sáng chế ra một từ ngữ quái đản như vậy?
“nền văn hóa giao thông” mà là “thảm trạng giao thông tại Việt Nam”. Tại sao cứ dùng hai chữ “văn hóa” để gán ghép cho những thói hư tật xấu? Giả dụ ngày mai đây hệ thống giao thông công cộng được cải thiện, người dân bắt đầu có ý thức trách nhiệm và bảo vệ an toàn trên đường phố, lái xe có trật tự hơn thì cái gọi là “nền văn hóa giao thông” đó có còn tồn tại không? Vậy đây chỉ là một thảm trạng nhất thời chứ không phải một nền văn hóa. Xin nhớ cho văn hóa là một tập tục, lề thói tốt đẹp của một dân tộc, tồn tại mãi với thời gian trong lòng cộng đồng dân tộc đó, chẳng hạn như thờ cúng tổ tiên là nét đặc thù của nền văn hóa Việt Nam…”
(Đào Văn Bình)
*
Hà Nội ngày xưa tự hào “ngàn năm văn vật”. Thủ đô Hà Nội ngày nay nổi đình nổi đám “ngàn nơi chửi bậy”!
Bài viết trên Vietnam.net của K. Minh: Người Hà Nội chửi bậy như hát hay, khó sửa!
“Từ công sở, trường học đến hàng quán, bến xe, ngõ hẻm, đâu đâu cũng thấy nói tục, chửi bậy. Nhiều người còn coi đó như một thói quen, không nói là thấy... thiếu thiếu.
Tình trạng “chửi bậy như hát hay” đang ngày càng phổ biến tại môi trường văn phòng. Ban đầu chỉ là một vài câu chửi bậy của các đồng nghiệp nam. Dần dần về sau, chị em cũng “góp vui” khiến cho việc chửi bậy, nói bậy càng trở nên “xôm” hơn bao giờ hết.
Không ít người cho rằng chửi bậy chỉ như một thói quen suồng sã thân mật chứ không bị coi là mất lịch sự. Công việc căng thẳng, dễ bị stress nên dân văn phòng cũng hay văng tục, nói một vài câu cho “thỏa” cái miệng mà thôi. Đôi khi đến chính sếp còn lỡ miệng văng 1 câu trước mặt nhân viên khi tức giận. Như chị trưởng nhóm ở công ty P.T.A, cực nổi tiếng vì một lần trong cuộc họp giao ban, quá tức cậu nhân viên đã lười còn cãi chày cãi cối, khi cuộc họp vừa tan, mọi người chưa kịp ra hết đã thấy sếp gằn giọng cáu kỉnh: “Làm ăn như con c…!”. Khỏi phải nói, nhân viên choáng tới cỡ nào. Không chỉ lần đó, về sau mỗi lần không kìm chế được cơn tức, chị sếp lại văng đủ loại “phụ khoa” khiến anh em chết khiếp!
Đặc biệt, công ty nào có nhiều người trẻ tuổi làm việc thì tình trạng chửi bậy của chị em càng… rầm rộ. Cứ người này học người kia, thậm chí không nói bậy còn bị cho là lạc hậu, không thân thiện và suồng sã. Thu Ba (24t – nhân viên truyền thông) chia sẻ: “Mới đầu đi làm nghe các chị trong phòng gọi nhau là con chó, xong nói đủ những từ như đm, tổ sư, con mặt này, mặt kia… mình hoảng lắm. Sau mới biết đó là cách nói chuyện bình thường của mọi người. Các chị cũng chẳng đanh đá như mình tưởng tượng, chỉ thích nói chuyện kiểu suồng sã thôi. Bây giờ thỉnh thoảng nói chuyện mình cũng đệm vài câu cho… giống các chị, đỡ bị lạc loài!”.
Học sinh tiểu học đã biết chửi thầy cô
Không khó để có thể bắt gặp hình ảnh những cô cậu học sinh cấp 2, cấp 3 còn mặc đồng phục tụm ba tụm bảy buông những từ ngữ tục tĩu chốn công cộng. Nhưng điều đáng báo động là “căn bệnh” này đã “lây” lan sang ra cả học sinh tiểu học.
Chị Vân, một chủ quán internet trên Quốc lộ 32 (Hà Nội) cho biết, cứ đến giờ tan học là nhiều học sinh cấp 2, cấp 3 kéo nhau vào quán. Và vừa chơi, các “ông trời” này vừa liên mồm chửi bậy.
Thậm chí, trên một số mạng xã hội, các em còn lập hẳn hội “thích nói tục, chửi thề” để vào đó cùng phô diễn “tài nghệ” nói tục. Nhiều em còn lôi thầy cô, cha mẹ ra chửi.
Cư dân mạng được phen hết hồn với “lời tâm sự” của cô giáo mầm non tên Cát Tường: "Mệt vãi cả chó mèo. Đút cho 5, 6 ăn quá là bực mình, ăn *** ăn cứ ngậm, muốn vả cho mấy phát. Lúc nào cũng eo éo cô ơi, bạn đánh con, cô ơi, bạn trêu con. Đau đầu *** tả được. Một thằng béo nhìn giống Chaien chuyên đi trêu bạn, hỏi nó tên gì để quát nó, nó bảo tên Nam đẹp trai. Tưởng nghe nhầm hỏi đi hỏi lại vẫn là Nam đẹp trai. *** Mày đẹp trai chắc cả lớp toàn hot boy tương lai” (Từ ngữ thô tục của Cát Tường viết trên facebook đã được thay bằng dấu ***).
Dễ nhận thấy, lời tâm sự sử dụng ngôn ngữ đầy tính bạo lực như: muốn vả cho mấy phát, thằng béo… Không kể đến việc sử dụng ngôn từ không phù hợp, cô giáo tương lai này còn tỏ ra thiếu nhẫn nhịn trong từng câu nói đã khiến nhiều người cảm thấy bức xúc và cho rằng cô gái đã chọn… nhầm nghề.
Tuy nhiên, khi được mọi người góp ý thì cô giáo này không tiếp thu mà còn sửng cồ lên thanh minh: “Con các bạn là vàng ai chẳng biết.. Con tớ bị như thế tớ cũng xót. Nhưng nói thật các bạn ở ngoài, các bạn nghĩ đơn giản. Cho bạn quản lý 40 cháu, rồi chúng nó không nghe lời, không dám quát, không dám đánh. Lúc đây tớ nghĩ bạn ức chế không kém gì tớ đâu. Viết trên Facebook chẳng ảnh hưởng gì đến việc hằng ngày tớ đối xử với học sinh thế nào bạn nhé…. Bạn hãy yên tâm là dù có cáu gắt ầm lên cũng chẳng ai dám động đến 1 sợi lông chân của con bạn đâu. Ức chế mà vẫn phải dỗ như dỗ tà vẫn không xong. Mình cũng ước nhiều phụ huynh cho con ở nhà lắm, đỡ phải trông mà lương tháng vẫn vậy. Đang thiếu giáo viên mà học sinh thì nhiều quá”.
Khó sửa bởi nó là “cái tính”
Chủ quán bún ở Ngô Sỹ Liên và quán cháo gà ở Lý Quốc Sư là hai “thánh chửi” trứ danh ở Hà Nội. Dù đã có nhiều bài viết phản ánh về thái độ phục vụ cũng như phê phán thói quen mắng chửi khách thậm tệ của chủ quán nhưng quán vẫn nườm nượp khách. Dường như vì “quen bị chửi mắng” nên nhiều người cảm thấy bình thường, vẫn cười đùa và ăn ngon lành.
Quán "bún chửi" nổi tiếng vẫn nườm nượp khách.
Mới đây, khi nghe tin Hà Nội sẽ “tuyên chiến” với nạn nói tục, chửi bậy, bà Hán Kim Thảo, chủ quán bún mắng ở Ngô Sỹ Liên chia sẻ trên một tờ báo rằng nhiều khách bị mắng nhưng họ không tỏ thái độ khó chịu, và bà không có ý định bỏ kiểu chửi mắng này bởi đó đã là “cái tính” của bà rồi. Bà Hán Kim Thảo chia sẻ: Tính tôi thì sớm nắng chiều mưa, tối còn có thể có bão… nên những lúc nóng giận tôi có quát tháo, mắng chửi khách hàng. Còn khách hàng, tôi bán bún thế này là làm dâu trăm họ, nhiều khi có những khách cũng khó chịu lắm khiến tôi phải chửi mắng”.
(K. Minh)
*
Nhà thơ Cao Bá Quát với tinh thần phản kháng. Đầu năm 1855, ông tuyển mộ và bổ sung lực lượng, đa số là người Mường và người Thái ở Sơn Tây. Lần thứ hai, Cao Bá Quát đem quân tấn công huyện lỵ Yên Sơn (nay là thị trấn Quốc Oai) cũng bị thất bại, với khoảng 100 người bị chết trận, 80 người bị bắt. Việt Nam Sử Lược của Trần Trọng Kim ghi: “Tháng Chạp năm đấy, Phó lãnh binh Sơn Tây là Lê Thuận bắt được Cao Bá Quát đem về chém...”.
Nơi pháp trường Cao Bá Quát thản nhiên xướng thơ:
“… Ba hồi trống giục đù cha kiếp
Một nhát gươm đưa đéo mẹ đời”.
Chửi thề đã có từ lâu và tiếng chửi thề tùy theo miền: đéo mẹ, địt mẹ, đù mẹ, đụ mẹ… rất phổ thông nên gọi là xổ tiếng Đông Đức, Đan Mạch (Đ.M). Trong văn chương cũng có những câu đầu dòng xử dụng tiếng chửi thề nầy.
Bài thơ Cây Bông của Nguyễn Đức Sơn:
“Đụ mẹ
Cây bông
Hắn không
Lao động
Ai trồng
Chật chỗ
Mày nhổ
Xem sao
Máu trào
Thiên cổ”.
Có lẽ đấng mầy râu ở miền Nam có thói quen xổ tiếng Đ.M trong lúc trò chuyện, bù khú với nhau hơn các miền khác… nghe quen rồi nên coi như chuyện thường. Nhưng lúc hằn học, gây gổ mà xướng lên thì dễ đả lôi đài.
Ngày nay cả trẻ con và nữ giới cũng xổ tiếng Đ.M tràn lan từ học đường ra đường phố, quán xá… bởi tình trạng văn hóa suy đồi. LS Lê Minh Nhựt ở Sài Gòn cho rằng “Việc chửi thề liên quan đến văn hóa ứng xử. Nhưng để đưa ra xét xử dân sự thì không đáng” khi các luật sư đã bàn về tình trạng pháp lý của ngôn ngữ thô tục nầy.
Câu nói của F. Komoye: “Văn hóa của một nước là tấm gương phản chiếu sự hiểu biết, tín ngưỡng và những tập tục cổ truyền”… thì ngày nay văn hóa chửi ở trong nước phản chiếu những gì ngược lại bởi môn học công Dân Giáo Dục không còn nữa! Thiện tai!
Vương Trùng Dương
Little Saigon, April 30, 2018

__._,_.___

Posted by: "Patrick Willay" 

Văn Hóa!... Ôi Văn Hóa Chửi

 
Câu nói của F. Komoye: “Văn hóa của một nước là tấm gương phản chiếu sự hiểu biết, tín ngưỡng và những tập tục cổ truyền”… thì ngày nay văn hóa chửi ở trong nước phản chiếu những gì ngược lại bởi môn học công Dân Giáo Dục không còn nữa! Thiện tai!
Văn Hóa!... Ôi Văn Hóa Chửi
Vương Trùng Dương

LTG: Nhân đọc bài “Văn Hóa Chửi” của Nguyễn Thoại Vy trên fb rất thú vị nên tác giả gom hai bài phiếm về văn hóa trước đây về hiện tình văn hóa trong nước.
*
Học giả Nguyễn Văn Vĩnh (1882-1936) trong bài viết Gì Cũng Cười (1913) trên tờ Đông Dương Tạp Chí năm 1913:
“An Nam ta có một thói lạ là thế nào cũng cười. Người ta khen cũng cười, người ta chê cũng cười. Hay cũng hì, mà dở cũng hì; quấy cũng hì. Nhăn răng hì một tiếng, mọi việc hết nghiêm trang.
Có kẻ bảo cười hết cả, cũng là một cách của người hiền. Cuộc đời muôn việc chẳng qua là trò phường chèo hết thảy không có chi là nghiêm đến nỗi người hiền phải nhăn mày mà nghĩ ngợi…”.

Bây giờ lại thịnh hành với thói quen chửi, chửi không cần biết đúng, sai… cho khoái cái lỗ miệng, trở thành văn hóa chửi. Việt Nam hiện nay quá lạm dụng hai chữ văn hóa. Từ những người nghiên cứu, quan chức đến thường dân trở thành thói quen với hai chữ văn hóa nầy, mất đi quan niệm hai chữ văn hóa từ xưa. Nay lại “đẻ” thêm văn hóa vật thể đến văn hóa phi vật thể. Lạm dụng văn hóa như lạm dụng khẩu hiệu! Khó phân biệt đâu là sản phẩm vật chất, đâu là sản phẩm tinh thần nên những giá trị truyền thống thể hiện bản sắc dân tộc từ thời cha ông cũng bị lệch lạc…
Than ôi! Đất nước tự hào với bốn ngàn năm Văn Hiến. Văn Hóa VN có từ thời Văn Lang thế mà hiện nay xã hội bị băng hoại nên thói xấu tật hư trở thành thông dụng cũng gọi là văn hóa.
Nếu đề cập đến “khẩu hiệu văn hóa” thì trên thế giới không có nước nào lạm dụng bằng Việt Nam. Nào là “Phường Văn Hóa, Tổ Văn Hóa”… Có nhiều nơi treo bảng “Tổ Văn Hóa…” trong hẻm thì bên dưới có tấm bảng viết nguệch ngoạc “Cấm ỉa đái bậy” trên vách tường, phía dưới rác rưới hôi thúi! Nơi đó chỉ có người dân trong “Tổ Văn Hóa” phóng uế mà hôi thế, kẻ không chịu được mùi xú uế, chửi đổng, chủi nhau om tỏi mà được “vinh danh”.
Theo thời gian, có nhiều định nghĩa khác nhau về văn hóa, mỗi định nghĩa phản ánh một cách nhìn nhận và đánh giá khác nhau. Theo Wikipedia: “Ngay từ năm 1952, hai nhà nhân loại học Mỹ là Alfred Kroeber và Clyde Kluckhohn đã từng thống kê có tới 164 định nghĩa khác nhau về văn hóa… Tóm lại, Văn hóa là sản phẩm của loài người, văn hóa được tạo ra và phát triển trong quan hệ qua lại giữa con người và xã hội. Song, chính văn hóa lại tham gia vào việc tạo nên con người, và duy trì sự bền vững và trật tự xã hội. Văn hóa được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua quá trình xã hội hóa. Văn hóa được tái tạo và phát triển trong quá trình hành động và tương tác xã hội của con người. Văn hóa là trình độ phát triển của con người và của xã hội được biểu hiện trong các kiểu và hình thức tổ chức đời sống và hành động của con người cũng như trong giá trị vật chất và tinh thần mà do con người tạo ra…”.
Mahatma Gandhi quan niệm: “Nền văn hóa của một quốc gia nằm trong trái tim và tâm hồn của nhân dân. Không cần phải đốt sách để phá hủy một nền văn hóa. Chỉ cần buộc người ta ngừng đọc mà thôi”.
Vì vai trò tổng quát và tùy thuộc vào khu vực địa lý trong sinh hoạt xã hội, tính chất lịch sử nên vấn đề định nghĩa văn hóa cho đến nay vẫn chưa có sự thống nhất và chưa có định nghĩa nào thể hiện đầy đủ quan niệm về văn hóa.
Theo F. Komoye: “Văn hóa của một nước là tấm gương phản chiếu sự hiểu biết, tín ngưỡng và những tập tục cổ truyền. Nói tóm lại, đó là chiếc chìa khóa mà người ta dùng để mở cái cửa của sự hiểu biết của dân tộc và các công trình của dân tộc ấy… là con đường chân chính để đưa đến tình bằng hữu và sự thông cảm giữa các quốc gia trên thế giới”.
Nhắc lại thời điểm TT Obama sang Việt Nam, tháng 5 năm 2016, ăn ở quán bún ở Hà Nội vì cũng chính quán bún nầy đã gây xôn xao trong dư luận với cái thói mất dạy của chủ quán phơi bày văn hóa chửi.
Tháng 10 năm 2016, bài viết của Võ Thị Hảo với tựa đề “Bún Cháo Chửi”: Người Hà Nội nghiện “gia vị” nhục
“Theo VTC14, 29.9.2016: “Mới đây, đầu bếp nổi tiếng người Mỹ Anthony Bourdain - người từng ăn bún chả với Tổng thống Obama - đã không giấu nổi sự ngạc nhiên khi lần đầu tiên đến ăn ở quán bún chửi Ngô Sỹ Liên. Ông đã đưa trải nghiệm lạ lùng của mình vào chương trình Parts Unknown, vừa phát sóng trên kênh CNN cách đây ít ngày”.
Trong chương trình truyền hình đó, đầu bếp này được một cô gái Hà Nội đưa đến giới thiệu món “bún chửi” ở phố Ngô Sĩ Liên và nói rằng đó là quán ăn yêu thích nhất của cô.
Ông Mỹ không cảm nhận được tiếng chửi và sự nhục mạ khách của người bán hàng thì đã đành. Nhưng điều đáng ngạc nhiên là thay vì bất bình với thái độ bất lịch sự, bạo lực của người bán bún – vì chửi và miệt thị người khác đương nhiên là một dạng bạo lực - cô gái lại đồng tình, biện hộ cho người “đàn bà chửi” đó, coi như một đặc sản văn hóa ẩm thực VN.
Chương trình truyền hình nói trên quay trong bối cảnh quán có đông người ăn. Bà chủ quán thấy ông Mỹ và truyền hình quay thì dịu giọng hơn mọi ngày, nhưng chỉ trong khoảnh khắc đó, bà ta cũng đã kịp làm nhục một cô gái trẻ khác trước đám đông.
Cô gái không có lỗi gì. Cô ăn mặc và nói năng lịch sự. Cô chỉ hỏi mua một bát bún có mọc (thịt nạc giã nhuyễn viên thành viên, thường các quán bán bún đều có).
Chỉ thế thôi mà bà chủ quán đã tạt vào mặt cô những lời mỉa mai, xua đuổi cô trước mặt đám đông, trước cả ông đầu bếp Mỹ và ống kính truyền hình, trong khi những khách hàng khác thản nhiên xì xụp, chăm chú vào bát bún, coi việc chửi là chuyện đương nhiên…
Khách ăn lần đầu bị chửi hoặc biết sẽ bị chửi mà vẫn ăn thì chứng tỏ những người ăn đó đã chấp nhận và gián tiếp cổ vũ tính bạo lực và lưu manh. Việc này càng được phổ biến rộng, chấp nhận rộng rãi thì càng gây hại cho xã hội và động chạm đến nhân phẩm con người.
Vì sự chấp nhận đương nhiên, ngày càng nhiều quán và dịch vụ các loại kèm “gia vị chửi - gia vị nhục” với khách hàng. Với thông tin Bún Chửi lên CNN thì e rằng món bún chửi phát triển thêm rầm rộ và khách hàng đi đâu cũng dễ được ăn kèm thứ “gia vị xú uế” đó.
Điều này tưởng vô hại, nhưng thực ra tiềm ẩn những nguy cơ sâu xa…
… Lẽ nào họ không nhận ra chủ quán đã thêm vào món ăn của họ một thứ “đặc sản” VN: “gia vị nhục”! Khách ăn có quyền từ chối gia vị nhục. Nhưng không, họ vẫn ăn ngon. Vì sao? Họ đã nhờn trước mùi xú uế của thứ “gia vị nhục”, coi đó là chuyện vặt, là đương nhiên và còn thú vị. Coi thế thì họ mới ăn tiếp và còn đến ăn tiếp lần sau.
… Sinh ra làm người, ai cũng có nhân phẩm, ai cũng cần được tôn trọng. Văng tục và chửi người khác là muốn nô lệ hóa tha nhân, đồng thời cũng hạ thấp nhân phẩm của chính mình. Ai cũng biết, mắng mỏ, đay nghiến, văng tục vào mặt người khác là một cách giao tiếp bất lịch sự, áp đặt và bạo lực.
Văng tục, chửi bới tố cáo đẳng cấp văn hóa của chủ nhân. Một xã hội lành mạnh không tạo cơ hội và đồng lõa với những cách hành xử bạo lực kế cả trong hành động, lời nói cùng cung cách giao tiếp.
Trong hiện tượng tồn tại kéo dài “bún chửi cháo chửi” ở Hà Nội, chúng ta không thể không thấy đau buồn thay cho thủ đô tự nhận mình là văn hiến nhưng nhà chức trách cũng như người dân đã không làm gì đủ để chấm dứt tình trạng đó…
… Một vài người bán hàng chỉ vì nấu được bát cháo miếng bún ngon mà cũng tận dụng vị thế để nô dịch người khác dễ dàng vậy sao? Một phần là lỗi ở chúng ta. Và chúng ta cười nhăn nhở trước tiếng chửi và thâm tâm còn bắt chước vì thấy nô dịch người khác dễ quá, tội gì không chửi trước, chửi bậy bạ bất kỳ đâu, bất kỳ ai để giành ưu thế.
Chúng ta phải đòi lại quyền được tôn trọng, quyền làm người chính trực.
Vì sao chúng ta úp mặt vào miếng ăn, sụp soạp húp khoái trá trong tiếng chửi?! Ta xứng đáng được tôn trọng và không bất kỳ ai được xúc phạm ta. Ăn trong tiếng chửi mà thấy ngon ư? Khứu giác và vị giác người VN vì sao đổ đốn thế này?!
Con người bình thường phải cảm nhận ngay được mùi tanh lợm xú uế đã đổ vào bát ăn qua tiếng chửi và phải hắt cái bát ăn đó đi, thậm chí phải đưa kẻ chửi, kẻ dám nhục mạ khách hàng ra chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Khốn khổ quá! Từ bao giờ mà người VN đã trở thành như vậy? Vậy còn lĩnh vực nào ở VN không bị nô dịch hóa? Vì sao nô lệ hóa người VN dễ dàng đến thế?
Nếu chúng ta không dám tỏ thái độ phản đối một kẻ bán hàng tầm thường dám nhục mạ ta, thì sao ta còn dám đòi quyền con người và tự do của ta, còn nói gì đến việc bênh vực người khác trước hoạn nạn và bảo vệ đất nước?
Cải tạo não trạng nô lệ, giành lại quyền làm người chính trực là để cứu lấy người VN. Đó là một việc làm cấp bách, cần bền bỉ, lâu dài, cần thể hiện, cần kiểm soát mình để khước từ nhai nuốt “gia vị nhục” trong mọi trường hợp.
(Võ Thị Hảo, 03 tháng 10/2016)
Trong bài viết Tiếng Việt Kinh Hoàng Ở Trong Nước của Đào Văn Bình đề cập đến hai chữ văn hóa.
Văn Hóa: Chữ “culture” Có nhiều nghĩa, không phải lúc nào cũng có nghĩa là “văn hóa”. Văn hóa là một tổng hợp bao gồm rất nhiều lãnh vực của xã hội như: Hội hè, nghi lễ, nghi thức, cách ăn mặc, ăn ở, cách nói năng, cách cư xử trong gia đình, ngoài xã hội…chẳng hạn như: văn hóa Trung Hoa, văn hóa Mỹ, văn hóa Việt Nam...  qua đó chúng ta thấy sự khác biệt về lối sống giữa các quốc gia. Hiện nay hai chữ “văn hóa” được dùng tràn lan, sai nghĩa và trở nên dị hợm ở trong nước khi nói: văn hóa nói dối, văn hóa tham nhũng, văn hóa đi trễ, văn hóa chen lấn, văn hóa chửi thề, văn hóa ỉa bậy, văn hóa phong bì, nền văn hóa giao thông…
Hai chữ “văn hóa” ở đây được dùng với ý xấu, ám chỉ cái gì đã trở thành cố tật thấm sâu vào não trạng và không sao thay đổi được nữa và được cả xã hội chấp thuận và làm theo. Trong khi “văn hóa” biểu tượng cho cái gì tốt đẹp đã được gạn lọc theo thời gian và là niềm hãnh diện vì là đặc trưng của một quốc gia..
Theo từ điển Mỹ, “culture” ngoài nghĩa “văn hóa” còn có nghĩa khác như sau: “The set of predominating attitudes and behavior that characterize a group or organization.” Theo định nghĩa này thì “culture” có nghĩa là: Lề thói, cách cư xử, trào lưu, phổ biến, một căn bệnh, cố tật…của một tập thể, một tổ chức, một nhóm người nào đó chứ không chung cho cả một dân tộc. Xin nhớ cho, văn hóa là đặc trưng, thường là tốt đẹp chung cho cả một dân tộc. Do đó, khi phê phán người nào cư xử, hành động nói năng thô tục, khiếm nhã, thiếu lịch sự… chúng ta nói, “Đây là hành động thiếu văn hóa”, tức văn hóa là biểu tượng cho mẫu mực và tốt đẹp chung. Chẳng hạn, “Việt Nam có một nền văn hóa cổ kính”. “Hoa Kỳ có một nền văn hóa đa dạng”. Do đó không thể dùng từ ngữ “văn hóa” để diễn tả một thói hư, tật xấu, một trào lưu của một số người chứ không phải của cả dân tộc.
Do đó không thể nói:
“Văn hóa ứng xử” mà phải nói, “cách cư xử” sao cho lễ độ, lịch sự, phải phép v.v..
“văn hóa  xếp hàng” mà phải nói “thói quen xếp hàng” hoặc “ tự trọng khi xếp hàng”.
“văn hóa đi trễ” mà phải nói, “thói quen đi trễ”, “bệnh đi trễ”.
“văn hóa chửi thề” mà phải nói, “bệnh chửi thề”, “tật chửi thề” Thí dụ: Thằng cha/con mụ đó có tật hễ mở miệng ra là chửi thề. Do đó không thể nói, “Thằng cha/con mụ đó có văn hóa chửi thề” Nếu đã có văn hóa thì làm sao có thể chửi thề?
“văn hóa phong bỉ” mà phải nói “trào lưu, phổ biến”. Thí dụ: “Bác sĩ nhận phong bì của bệnh nhân đã trở thành một trào lưu không biết ngượng/phổ biến của giới bác sĩ Việt Nam bây giờ”. Do đó không thể nói, “Ông/bà bác sĩ đó có văn hóa nhận phong bì.” Mà phải nói “Ông/bà bác sĩ đó không biết xấu hổ khi nhận tiền biếu của bệnh nhân.”
“văn hóa phóng uế” mà phải nói “ thói quen phóng uế, xả rác. Thí dụ: “Xả rác và phóng uế là thói quen bất trị của người Việt Nam bây giờ.” hoặc, “Hút thuốc xong liền quăng tàn thuốc lá xuống đất là thói quen đã thấm vào não trạng/vào máu của người Việt Nam.” Do đó không thể nói “Thằng cha đó có văn hóa đái bậy/ỉa bậy”. Nếu có văn hóa thì đâu có đái bậy, ỉa bậy.
“văn hóa nói dối” mà phải nói, “thói quen nói dối, cố tật nói dối”, “bệnh nói dối”. Chúng ta không thể nói, “Thằng cha, con mụ đó có văn hóa nói dối.” mà phải nói, “Thằng cha, con mụ đó có bệnh nói dối”.
“văn hóa đi máy bay” mà phải nói “những điều nên làm và không nên làm khi đi máy bay”. Ngoài ra cũng không thể nói, “văn hóa ẩm thực” mà chỉ là “cách ăn uống, thói quen ăn uống, tập tục ăn uống”.
“văn hóa khinh bỉ”. Thật tình tôi không hiểu người sáng chế ra chữ này muốn nói gi? Đồng ý tham nhũng là vi phạm pháp và đáng khinh bỉ. Nhưng để “tận diệt” nạn tham nhũng, ngoài việc ngăn ngừa, trừng phạt còn phải xây dựng một lòng tự trọng là “biết khinh bỉ tham nhũng” tức xây dựng “lòng tự trọng” chứ tại sao lại sáng chế ra một từ ngữ quái đản như vậy?
“nền văn hóa giao thông” mà là “thảm trạng giao thông tại Việt Nam”. Tại sao cứ dùng hai chữ “văn hóa” để gán ghép cho những thói hư tật xấu? Giả dụ ngày mai đây hệ thống giao thông công cộng được cải thiện, người dân bắt đầu có ý thức trách nhiệm và bảo vệ an toàn trên đường phố, lái xe có trật tự hơn thì cái gọi là “nền văn hóa giao thông” đó có còn tồn tại không? Vậy đây chỉ là một thảm trạng nhất thời chứ không phải một nền văn hóa. Xin nhớ cho văn hóa là một tập tục, lề thói tốt đẹp của một dân tộc, tồn tại mãi với thời gian trong lòng cộng đồng dân tộc đó, chẳng hạn như thờ cúng tổ tiên là nét đặc thù của nền văn hóa Việt Nam…”
(Đào Văn Bình)
*
Hà Nội ngày xưa tự hào “ngàn năm văn vật”. Thủ đô Hà Nội ngày nay nổi đình nổi đám “ngàn nơi chửi bậy”!
Bài viết trên Vietnam.net của K. Minh: Người Hà Nội chửi bậy như hát hay, khó sửa!
“Từ công sở, trường học đến hàng quán, bến xe, ngõ hẻm, đâu đâu cũng thấy nói tục, chửi bậy. Nhiều người còn coi đó như một thói quen, không nói là thấy... thiếu thiếu.
Tình trạng “chửi bậy như hát hay” đang ngày càng phổ biến tại môi trường văn phòng. Ban đầu chỉ là một vài câu chửi bậy của các đồng nghiệp nam. Dần dần về sau, chị em cũng “góp vui” khiến cho việc chửi bậy, nói bậy càng trở nên “xôm” hơn bao giờ hết.
Không ít người cho rằng chửi bậy chỉ như một thói quen suồng sã thân mật chứ không bị coi là mất lịch sự. Công việc căng thẳng, dễ bị stress nên dân văn phòng cũng hay văng tục, nói một vài câu cho “thỏa” cái miệng mà thôi. Đôi khi đến chính sếp còn lỡ miệng văng 1 câu trước mặt nhân viên khi tức giận. Như chị trưởng nhóm ở công ty P.T.A, cực nổi tiếng vì một lần trong cuộc họp giao ban, quá tức cậu nhân viên đã lười còn cãi chày cãi cối, khi cuộc họp vừa tan, mọi người chưa kịp ra hết đã thấy sếp gằn giọng cáu kỉnh: “Làm ăn như con c…!”. Khỏi phải nói, nhân viên choáng tới cỡ nào. Không chỉ lần đó, về sau mỗi lần không kìm chế được cơn tức, chị sếp lại văng đủ loại “phụ khoa” khiến anh em chết khiếp!
Đặc biệt, công ty nào có nhiều người trẻ tuổi làm việc thì tình trạng chửi bậy của chị em càng… rầm rộ. Cứ người này học người kia, thậm chí không nói bậy còn bị cho là lạc hậu, không thân thiện và suồng sã. Thu Ba (24t – nhân viên truyền thông) chia sẻ: “Mới đầu đi làm nghe các chị trong phòng gọi nhau là con chó, xong nói đủ những từ như đm, tổ sư, con mặt này, mặt kia… mình hoảng lắm. Sau mới biết đó là cách nói chuyện bình thường của mọi người. Các chị cũng chẳng đanh đá như mình tưởng tượng, chỉ thích nói chuyện kiểu suồng sã thôi. Bây giờ thỉnh thoảng nói chuyện mình cũng đệm vài câu cho… giống các chị, đỡ bị lạc loài!”.
Học sinh tiểu học đã biết chửi thầy cô
Không khó để có thể bắt gặp hình ảnh những cô cậu học sinh cấp 2, cấp 3 còn mặc đồng phục tụm ba tụm bảy buông những từ ngữ tục tĩu chốn công cộng. Nhưng điều đáng báo động là “căn bệnh” này đã “lây” lan sang ra cả học sinh tiểu học.
Chị Vân, một chủ quán internet trên Quốc lộ 32 (Hà Nội) cho biết, cứ đến giờ tan học là nhiều học sinh cấp 2, cấp 3 kéo nhau vào quán. Và vừa chơi, các “ông trời” này vừa liên mồm chửi bậy.
Thậm chí, trên một số mạng xã hội, các em còn lập hẳn hội “thích nói tục, chửi thề” để vào đó cùng phô diễn “tài nghệ” nói tục. Nhiều em còn lôi thầy cô, cha mẹ ra chửi.
Cư dân mạng được phen hết hồn với “lời tâm sự” của cô giáo mầm non tên Cát Tường: "Mệt vãi cả chó mèo. Đút cho 5, 6 ăn quá là bực mình, ăn *** ăn cứ ngậm, muốn vả cho mấy phát. Lúc nào cũng eo éo cô ơi, bạn đánh con, cô ơi, bạn trêu con. Đau đầu *** tả được. Một thằng béo nhìn giống Chaien chuyên đi trêu bạn, hỏi nó tên gì để quát nó, nó bảo tên Nam đẹp trai. Tưởng nghe nhầm hỏi đi hỏi lại vẫn là Nam đẹp trai. *** Mày đẹp trai chắc cả lớp toàn hot boy tương lai” (Từ ngữ thô tục của Cát Tường viết trên facebook đã được thay bằng dấu ***).
Dễ nhận thấy, lời tâm sự sử dụng ngôn ngữ đầy tính bạo lực như: muốn vả cho mấy phát, thằng béo… Không kể đến việc sử dụng ngôn từ không phù hợp, cô giáo tương lai này còn tỏ ra thiếu nhẫn nhịn trong từng câu nói đã khiến nhiều người cảm thấy bức xúc và cho rằng cô gái đã chọn… nhầm nghề.
Tuy nhiên, khi được mọi người góp ý thì cô giáo này không tiếp thu mà còn sửng cồ lên thanh minh: “Con các bạn là vàng ai chẳng biết.. Con tớ bị như thế tớ cũng xót. Nhưng nói thật các bạn ở ngoài, các bạn nghĩ đơn giản. Cho bạn quản lý 40 cháu, rồi chúng nó không nghe lời, không dám quát, không dám đánh. Lúc đây tớ nghĩ bạn ức chế không kém gì tớ đâu. Viết trên Facebook chẳng ảnh hưởng gì đến việc hằng ngày tớ đối xử với học sinh thế nào bạn nhé…. Bạn hãy yên tâm là dù có cáu gắt ầm lên cũng chẳng ai dám động đến 1 sợi lông chân của con bạn đâu. Ức chế mà vẫn phải dỗ như dỗ tà vẫn không xong. Mình cũng ước nhiều phụ huynh cho con ở nhà lắm, đỡ phải trông mà lương tháng vẫn vậy. Đang thiếu giáo viên mà học sinh thì nhiều quá”.
Khó sửa bởi nó là “cái tính”
Chủ quán bún ở Ngô Sỹ Liên và quán cháo gà ở Lý Quốc Sư là hai “thánh chửi” trứ danh ở Hà Nội. Dù đã có nhiều bài viết phản ánh về thái độ phục vụ cũng như phê phán thói quen mắng chửi khách thậm tệ của chủ quán nhưng quán vẫn nườm nượp khách. Dường như vì “quen bị chửi mắng” nên nhiều người cảm thấy bình thường, vẫn cười đùa và ăn ngon lành.
Quán "bún chửi" nổi tiếng vẫn nườm nượp khách.
Mới đây, khi nghe tin Hà Nội sẽ “tuyên chiến” với nạn nói tục, chửi bậy, bà Hán Kim Thảo, chủ quán bún mắng ở Ngô Sỹ Liên chia sẻ trên một tờ báo rằng nhiều khách bị mắng nhưng họ không tỏ thái độ khó chịu, và bà không có ý định bỏ kiểu chửi mắng này bởi đó đã là “cái tính” của bà rồi. Bà Hán Kim Thảo chia sẻ: Tính tôi thì sớm nắng chiều mưa, tối còn có thể có bão… nên những lúc nóng giận tôi có quát tháo, mắng chửi khách hàng. Còn khách hàng, tôi bán bún thế này là làm dâu trăm họ, nhiều khi có những khách cũng khó chịu lắm khiến tôi phải chửi mắng”.
(K. Minh)
*
Nhà thơ Cao Bá Quát với tinh thần phản kháng. Đầu năm 1855, ông tuyển mộ và bổ sung lực lượng, đa số là người Mường và người Thái ở Sơn Tây. Lần thứ hai, Cao Bá Quát đem quân tấn công huyện lỵ Yên Sơn (nay là thị trấn Quốc Oai) cũng bị thất bại, với khoảng 100 người bị chết trận, 80 người bị bắt. Việt Nam Sử Lược của Trần Trọng Kim ghi: “Tháng Chạp năm đấy, Phó lãnh binh Sơn Tây là Lê Thuận bắt được Cao Bá Quát đem về chém...”.
Nơi pháp trường Cao Bá Quát thản nhiên xướng thơ:
“… Ba hồi trống giục đù cha kiếp
Một nhát gươm đưa đéo mẹ đời”.
Chửi thề đã có từ lâu và tiếng chửi thề tùy theo miền: đéo mẹ, địt mẹ, đù mẹ, đụ mẹ… rất phổ thông nên gọi là xổ tiếng Đông Đức, Đan Mạch (Đ.M). Trong văn chương cũng có những câu đầu dòng xử dụng tiếng chửi thề nầy.
Bài thơ Cây Bông của Nguyễn Đức Sơn:
“Đụ mẹ
Cây bông
Hắn không
Lao động
Ai trồng
Chật chỗ
Mày nhổ
Xem sao
Máu trào
Thiên cổ”.
Có lẽ đấng mầy râu ở miền Nam có thói quen xổ tiếng Đ.M trong lúc trò chuyện, bù khú với nhau hơn các miền khác… nghe quen rồi nên coi như chuyện thường. Nhưng lúc hằn học, gây gổ mà xướng lên thì dễ đả lôi đài.
Ngày nay cả trẻ con và nữ giới cũng xổ tiếng Đ.M tràn lan từ học đường ra đường phố, quán xá… bởi tình trạng văn hóa suy đồi. LS Lê Minh Nhựt ở Sài Gòn cho rằng “Việc chửi thề liên quan đến văn hóa ứng xử. Nhưng để đưa ra xét xử dân sự thì không đáng” khi các luật sư đã bàn về tình trạng pháp lý của ngôn ngữ thô tục nầy.
Câu nói của F. Komoye: “Văn hóa của một nước là tấm gương phản chiếu sự hiểu biết, tín ngưỡng và những tập tục cổ truyền”… thì ngày nay văn hóa chửi ở trong nước phản chiếu những gì ngược lại bởi môn học công Dân Giáo Dục không còn nữa! Thiện tai!
Vương Trùng Dương
Little Saigon, April 30, 2018

__._,_.___

Posted by: "Patrick Willay" 

Featured post

Bản Tin Cuối Ngày 20/4/2024

Popular Posts

My Blog List