heo VN


Image result for coronavirus

VN là chổ xả rác cho bọn tàu, người VN tỉnh ngũ đi.





ĐỐT LŨA ĐI EM ĐỂ DIỆT QUÂN THÙ.



https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEiawWm0mrEB_hcAesPVxwoBJelVLAqPb8O0CUvAO_9p5nbh9eDsduClHNeAVWV40wHXI4rTTmj6G0DOp08i-ajnN_e5bv1h0eVz8g_3kQAVE2Wj-x4w84-n5q_1Zdji8bD8xH7PfSrUcqo/s1600/Vi+moi+truong+trong+sach+cho+Viet+Nam+.jpg

ĐỐT LŨA ĐI EM ĐỂ DIỆT QUÂN THÙ.
Biểu tình 5/3/2017
Image result for bom xang
https://www.youtube.com/results?sp=EgIIAg%253D%253D&q=bi%E1%BB%83u+t%C3%ACnh+2017

Saturday, 9 April 2016

Vụ án Minh Béo qua cái nhìn của một người Việt ở Mỹ


Ở Việt Nam, bao nhiêu năm qua anh có thể vỗ ngực thách thức nạn nhân, và cả chính quyền hay giới chức trách tìm ra bằng chứng để buộc tội mình. Còn ở Mỹ, anh chưa kịp vỗ ngực thách thức thì họ đã có đủ chứng cứ tống anh vào tù mất rồi...




Vụ án Minh Béo qua cái nhìn của một người Việt ở Mỹ

Ở Việt Nam, bao nhiêu năm qua anh có thể vỗ ngực thách thức nạn nhân, và cả chính quyền hay giới chức trách tìm ra bằng chứng để buộc tội mình. Còn ở Mỹ, anh chưa kịp vỗ ngực thách thức thì họ đã có đủ chứng cứ tống anh vào tù mất rồi

Danh hài Minh Béo lúc chưa sa lưới pháp luật. Photo courtesy: www.doisongphapluat.com
 
Cali Today News - Gần hai tuần nay theo dõi vụ án của danh hài Minh Béo mà tôi không khỏi suy nghĩ. Thật sự là nếu bây giờ bản thân mình được phán xét thì tôi cảm thấy Minh Béo vừa đáng trách vừa đáng thương. Trách vì đây không phải lần đầu Minh Béo dính líu đến tội dâm ô trẻ em, mà trước đây Minh Béo đã từng bị nhiều đồng nghiệp nam, cũng như nghệ sĩ ở Việt Nam tố cáo về hành vi sàm sỡ, dâm ô trẻ em, người đồng tính. Nhưng ở Việt Nam, pháp luật và công lý chỉ là “một diễn viên hài” nên cho dù có phạm tội, thì Minh Béo cũng dễ dàng tìm cách thoát tội, chạy án một cách dễ dàng, còn ở đây, trên đất Mỹ, xứ sở của dân chủ và luật pháp, thì anh khó mà có thể tìm cách thoát tội, chạy án như ở quê nhà. Tôi nói Minh Béo ngoài đáng trách còn đáng thương, vì có lẽ anh cũng như bao nghệ sĩ Việt Nam trong nước khác, cũng là nạn nhân của một xã hội thoái hóa đạo đức, hay nói một cách khác thì giới nghệ sĩ trong nước hiện nay đa phần là sống vì tiền nhiều hơn sống vì niềm đam mê nghệ thuật, cái danh xưng mà nhà nước CSVN hay rêu rao “nghệ sĩ ưu tú”, “danh ca” hay “danh hài” chỉ là một đám giới tính không rõ ràng, giáo dục, chuyên môn trình độ không tới đâu, phong cách không giống người, nhân cách ứng xử thì lại thấp hèn. 
 
Có thể nói xâm phạm tình dục trẻ em là một trọng tội bị xã hội xem là cặn bả và rất nhạy cảm với người Mỹ. Đó là một tội đáng bị xã hội lên án và chê trách ở một đất nước được tôn trọng nhân quyền. Trẻ em sau khi bị lạm dụng tình dục sẽ bị ảnh hưởng rất lớn về tâm lý, cuộc sống, học hành, tương lai và nỗi ám ảnh này sẽ đi theo suốt cuộc đời. Minh Béo đã phá hoại tương lai, tâm lý của một cậu bé chưa trưởng thành. Vì vậy luật pháp Mỹ xử nghiêm những tội phậm lạm dụng tình dục trẻ em là một điều chính đáng. Người Mỹ rất rộng lượng, nhân đạo và phóng khoáng nhưng sống rất lý trí. Luật pháp Mỹ cho phép hôn nhân đồng tính, nhưng trừng trị chính đáng những con người làm tổn hại tới trẻ em. Nếu ai làm cha làm mẹ, sẽ không bao giờ thông cảm cho những con người bệnh hoạn đã gây tổn hại tâm lý nặng nề đến con cái mình. Khi đã bị bắt giam, người thân cũng như người hâm mộ Minh Béo ở Việt Nam đã tìm hiểu và được biết khả năng anh không thể có số tiền 1 triệu Dollar để bảo lãnh tại ngoại hầu tra khi nhà cửa và bất động sản trị giá vài chục tỷ VND mà anh vẫn thường khoe khoang trên báo chí truyền thông chỉ là nhà mượn của người khác để quay phim.
 
Không có tiền bảo lãnh tại ngoại hầu tra, nhiều người thân và người hâm mộ Minh Béo ở Việt Nam đã không ngần ngại lên mạng xã hội bàn cách thoát tội cho anh bằng việc giả làm người bệnh tâm thần, và lấy một giấy chứng nhận tâm thần từ bác sĩ để biện hộ cho tội lỗi của mình. Thật là nực cười với ý kiến sáng tạo “tâm thần hóa” người phạm tội để thoát tội của người Việt trong nước. Có lẽ những con người phải sống trong hoàn cảnh xã hội thoái hóa đạo đức mới có thể nghĩ đến những ý kiến chống pháp luật và thoát tội, chạy án như thế. Làm người bình thường không muốn, cứ muốn tự nhận mình bị tâm thần. Nhưng nên nhớ, Cảnh sát Mỹ luôn tìm hiểu trước khi bắt tội phạm. Nước Mỹ luôn tôn trọng và bảo vệ quyền công dân. Trình độ chuyên môn của bác sĩ tâm thần ở Mỹ có thể xác định ai là bệnh nhân tâm thần thật sự, ai là bệnh nhân tâm thần giả tạo để thoát tội.
 
Minh Béo, cùng phạm một tội dâm ô, quấy rối tình dục trẻ em, và cùng bị khởi tố ở hai nhà nước khác nhau, nhưng kết quả lại khác nhau một trời một vực. Ở Việt Nam, bao nhiêu năm qua anh có thể vỗ ngực thách thức nạn nhân, và cả chính quyền hay giới chức trách tìm ra bằng chứng để buộc tội mình.  Còn ở Mỹ, anh chưa kịp vỗ ngực thách thức thì họ đã có đủ chứng cứ tống anh vào tù mất rồi. Đó mới gọi là nhân quyền, quyền được làm người, được tôn trọng và bảo vệ của công dân đất nước tự do dưới luật pháp. Ở Mỹ, dù là nạn nhân hay người bị hại ko có bằng chứng, thì sẽ có những người nhân danh công lý giúp đưa ra được bằng chứng. Không phải chỉ để bảo vệ người dân, mà còn để bảo vệ và răn đe xã hội.
 
Một số người có ý kiến cho rằng, cùng là người Việt Nam thì phải lên tiếng, bênh vực bảo vệ nhau, chúng ta đừng nên phí thời gian để lên án chỉ trích Minh Béo mà cần phải tìm cách giúp anh vượt qua hoạn nạn nơi xứ người. Nhưng tôi nghĩ ở bất kỳ quốc gia nào trên thế giới cũng lên án nạn ấu dâm, mà người Việt mình lại bênh vực cho tội phạm ấu dâm thì chẳng khác nào người Việt Nam đang tự tách mình ra khỏi sự phát triển của nhân loại. Làm sai thì chịu trách nhiệm, phạm tội thì phải chịu án phạt, đó là chuyện hiển nhiên. Đừng mang dân tộc Việt Nam, hay cùng nòi giống, đồng hương ra để bao che những điều ác. 
 
Thiết nghĩ Minh Béo sang Mỹ để lưu diễn và thực hiện hành vi phạm tội của mình rồi bị bắt ở Mỹ thì anh mới biết nếm mùi tù tội, mới biết đến việc trả giá quá đắt cho hành động phạm tội của mình như thế nào, chứ ở Việt Nam thì chắc suốt đời anh cũng ko biết vị cơm tù ra sao. Bởi vì ở Mỹ, đất nước tự do dưới pháp luật, nơi mà chúng ta được sống với quyền con người, nhân quyền được coi trọng đúng mực thì có tội phải đền tội. Đừng nghĩ đến việc chạy án, thoát tội bằng cách “tâm thần hóa con người” từ một xã hội băng hoại đạo đức ở Việt Nam.
 
Vina
__._,_.___

Posted by: Huyen Phan 

Công an nhổ nước bọt vào dân?


Công an nhổ nước bọt vào dân?

RFA 08.04.2016

Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
000_Hkg9497717
Một công an bảo vệ bên ngoài phiên tòa xử LS lê Quốc Quân tại Tòa án hà Nội hôm 18/2/2014.
AFP photo

Một viên công an quận Đống Đa, Hà Nội, trung úy Nguyễn Văn Bắc, bị tạm đình chỉ công tác sau khi bị tố cáo trên trang facebook đã nhổ nước bọt vào mặt dân.

Trao đổi với mạng Zing.vn vào ngày hôm qua, trưởng công an quận Đống Đa là đại tá Võ Hồng Phương cho biết trung úy Nguyễn Văn Bắc là cán bộ công an phường Trung Liệt, đã bị tạm ngưng công tác để điều tra về một video clip phát trên mạng

Được biết theo hình ảnh video clip trên mạng Zing.vn thì vào lúc rạng sáng một người đàn ông mặc sắc phục như cảnh sát, đeo quân hàm trung úy, đến một chung cư ở Đống Đa đòi khám xét nhà. Vì không xuất trình giấy tờ được cấp nên chủ nhà không mở cửa và cán bộ công an này đã ăn nói khiếm nhã khiến 2 phụ nữ trong nhà bất bình to tiếng mắng lại.
Khi đưa clip này lên mạng, Zing.vn còn đặt câu hỏi là “ nếu là chủ nhân trong clip này thì bạn sẽ ứng xử thế nào” . Kết quả trên 93% trả lời nếu gặp tình hướng tương tự thì nhất quyết không cho người công an mặc sắc phục đó vào nhà của mình.
Hiện vụ việc liên quan đến clip công an bị tố nhổ nước bọt vào dân đang được công an quận Đống Đa làm rõ.


__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh

Cái giá của “Hiệp thương: Sự ngẩng đầu

 


Cái giá của “Hiệp thương: Sự ngẩng đầu

1. Cuộc hành trình vạn dặm

LS Lê Luân
Sinh ra từ làng, nhưng quê hương là Tổ quốc.

Đó là câu tôi trả lời cử tri nơi tôi lấy ý kiến hôm nay, với người đã đưa ra nhận định: anh đi học hơn 10 năm, ít về quê, ít đóng góp cho quê hương, làng xóm. Nên anh không đủ tiêu chuẩn để ứng cử đại biểu Quốc hội.

Tôi lại trả lời tiếp: tôi đi học để trau dồi kiến thức, học hỏi kinh nghiệm, và đây là lúc tôi trở về đóng góp cho quê hương, đất nước. Ông Hồ Chí Minh cũng rời quê hương mười mấy năm từ năm 1911 để tìm đường cứu nước. Đi là để học hỏi sự văn minh, tiến bộ, và để đem về xây dựng cho Tổ quốc, không chỉ là làng quê này.

Một cử tri khác lại đưa ra ý kiến: Anh có sức khỏe, có trí tuệ, nhưng anh còn trẻ, nên để kỳ sau thì sẽ phù hợp hơn.
Tôi đáp lại: Điều 27 Hiến pháp hiện hành giao trọng trách cho người từ 21 tuổi trở lên gánh vác công việc đất nước, đó là có quyền ứng cử làm đại biểu Quốc hội chứ không phải những 31 tuổi như tôi.
Cử tri khác lại đưa ra ý kiến: tôi đã đọc các bài viết của anh, nói chung rất hay, nhưng có một cái nhìn tiêu cực về chính trị, xã hội. Nên cần xem lại điều này.
Tôi thẳng thắn: chúng ta phải nhìn vào thực tế. Điều này trung ương đã thừa nhận, cơ quan chống tham nhũng có tham nhũng và cũng không chống được tham nhũng. Hay ông Chủ tịch Quốc hội phải thảng thốt kêu lên, thủ tục hành chính của mình cay độc, ác nghiệt lắm. Và bà Phó chủ tịch nước còn đau đớn thừa nhận, chúng ăn không còn từ thứ gì của dân. Nên không có gì phải né tránh nữa cả.

Một người nữa nói: Thôn ta là thôn bé nhất, nghèo nhất, thiếu thông tin, nên đề nghị các cấp chính quyền tích cực phổ biến, đưa thông tin đến cho người dân. Và cũng nhờ ơn Đảng, nhà nước, thì thôn ta mới “phát triển” như bây giờ, có điện, có áng sáng, có đường bê tông đẹp. 

Ông không đóng góp gì, từ 10.000 đồng cũng hầu như không. Nên anh không gần dân chúng, vì vậy làm sao đại diện được cho chúng tôi.

Tôi khẳng khái: Việc đóng góp không phải chỉ là số tiền mấy chục nghìn hay phải về làng quê để công đức đình chùa, công việc thôn, xóm, mà tôi đi học, làm việc khắp đất nước và giúp cho những người dân nghèo, vì họ là đồng loại của tôi, nên mọi người ở đây cũng sẽ được tôi đại diện, trợ giúp bất cứ việc gì và bất kỳ khi nào. Chuyện đóng góp nó giống như chuyện con cá, mà tôi đang làm là tạo ra cần câu, tôi lập nên các chính sách để phát triển đất nước, thì đương nhiên trong đó có quê mình được hưởng. Và nếu được bầu, thì tôi là người đại diện cho mọi người một cách trực tiếp để nói lên tiếng nói của [bà con ] và đưa các thông tin đến bà con. Và đúng, nước ta nghèo, nên ngay cả cái micro tôi đang nói cũng là của nước ngoài, không phải ở làng này, nước này sản xuất. Vì vậy, tôi đi ra ngoài để học hỏi những giá trị văn minh để thay đổi cuộc sống của đất nước mình, trong đó có mọi người ở đây.

Chú chủ tịch xã, nói cuối cùng, đưa ra một số bài viết của tôi trên facebook, nói rằng tôi có tư tưởng tam quyền phân lập, muốn thay đổi Hiến pháp, đưa ra phác thảo 8 điều mà cách thiết lập, tổ chức quyền lực giống ở nước Mỹ.

Tôi nghiêm giọng: Chúng ta qua hơn 60 năm có tới 5 bản Hiến pháp, vậy không có lý gì để không thể thay đổi khi nó còn bất cập. Tôi làm về luật, là luật sư, tôi hiểu nó đang thiếu sót những gì, sai lầm ở đâu và như thế nào. Và phải tiếp thu những cái mới, khoa học và đúng đắn thì mới phát triển được đất nước. Chúng ta thực sự quá nghèo.

Mọi người hãy nghĩ, một người dám nói thẳng thắn sự thật, thì chắc chắn sẽ đại diện cho những tiếng nói của mọi người một cách tốt nhất. Tôi cảm ơn bà con đã lắng nghe và mọi ý kiến đã nêu tôi đều tiếp thu một cách tích cực và cầu thị nhất. Xin cảm ơn bà con.

Tôi đã nhìn thẳng tất cả mọi người và nhắn rằng, hãy tiếp cận thông tin, lên mạng để mở mang thêm về xã hội, về nhận thức, để đánh giá đúng tình trạng đất nước, mà từ đó có thể lựa chọn được người tài để đưa đất nước đi lên. Không nước ta nghèo quá rồi.

Tôi chào mọi người với nụ cười và ánh mắt cương trực, bước khỏi hội trường, nhìn quanh làng quê yên bình, chiếc ao làng xanh đục ô nhiễm, những ngôi nhà gạch ngói quét sơn nhưng vẫn lộ rõ vẻ lạc hậu, nghèo khó của nó, tôi thầm nghĩ: bao giờ người ta tìm được ánh sáng thực sự mà tỉnh giấc ngủ mê sau lũy tre làng?

Và tôi kết lại: Sinh ra từ làng, nhưng quê hương là Tổ quốc!
Kết quả: 10/71 phiếu = 14.1%.

L. L.

***

2. Đất nước niềm tin

LS Lê Luân
Đất nước lại một lần nữa tổn thương, lại tiếp tục bị xua đuổi đi nền văn minh của nhân loại.

Tôi không buồn, không trách một số những người dân làng tôi trong buổi hôm nay. Vì họ vốn dĩ là những người thật thà, lại thêm việc không có cơ hội tiếp cận với những tri thức thực sự, họ ít khi bước chân ra khỏi làng để biết về xã hội và thế giới ngoài kia, mà họ chỉ sống thuần túy với tâm trí của nền nông nghiệp lạc hậu quanh năm, suốt tháng.

Mà tôi buồn vì đất nước lại một lần nữa lỡ hẹn với những điều tốt đẹp, những giá trị tiến bộ của thế giới đang rực sáng quanh ta, mà họ lại từ chối.

Cùng đồng hành với tôi hôm nay, có các anh, các bạn đồng nghiệp, nhà báo và đặc biệt có cả một bạn chỉ biết tôi qua facebook đã tự về làng tôi từ sớm để dự buổi lấy ý kiến cử tri đối với tôi.
Sau khi hội nghị xong, mấy anh em đứng trước ngôi nhà cổ, xây năm 1970, nơi tôi sinh ra và lớn lên trong những năm tháng tuổi thơ dữ dội và nghèo khó.
Bố, Mẹ, và cả những người đang tin tưởng tôi, hãy tự hào về một người con bé nhỏ của quê hương vẫn đang từng ngày cố gắng để thức tỉnh lương tri tình người và đem lại cho tất cả mọi người một cuộc sống đàng hoàng, tốt đẹp và văn minh hơn.
Tri thức và sự thật vẫn luôn lên tiếng, sẽ luôn và tiếp tục phải lên tiếng, không bao giờ ngừng nghỉ.
Vì hôm nay, họ không dám nhìn vào đôi mắt cương nghị của tôi. Họ không có trí tuệ nào để nói với tôi.
Trước khi rời đi, nhìn vào họ, tôi vẫn luôn tin rằng những điều tốt đẹp, như một dòng chảy tự nhiên, rồi chắc chắn sẽ đến trên quê hương và đất nước này. Vì dù đa phần lá phiếu của họ hôm nay đã gạch tên tôi, nhưng tôi biết, trong đầu họ đã in dấu của tôi về những gì hôm nay tôi đã làm.
L.L.


image








Aperçu par Yahoo


__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Phỏng vấn: Đảng Chính Trị ’Khác’ của Việt Nam

 
Phỏng vấn: Đảng Chính Trị ’Khác’ của Việt Nam

The Diplomat

        Cùng tác giả:

        xem tiếp

Shawn W. Crispin
8/4/2016


The Diplomat trò chuyện với phát ngôn nhân của đảng chính trị nổi bật nhất và bị cấm đoán tại Việt Nam về tình hình chính trị của quốc gia này.

Hoàng Tứ Duy là phát ngôn nhân từ Hoa Kỳ của Việt Tân, đảng chính trị bị cấm đoán nổi bật nhất của Việt Nam và cho biết là có hàng ngàn thành viên tại Việt Nam và trong các cộng đồng người Việt trên thế giới.

Trong lúc Việt Nam chuẩn bị bầu cử quốc hội vào ngày 22 tháng Năm, ông Duy trò chuyện với Shawn Crispin của The Diplomat về sự khác biệt cơ bản giữa Việt Tân và đảng Cộng Sản cầm quyền cũng như tại sao cuộc bầu cử Quốc Hội sắp tới không nên được xem ngay cả như là một bước tập tễnh hướng đến dân chủ đa đảng tại Việt Nam. Sau đây là phần biên tập của cuộc phỏng vấn.

Việt Nam đã tổ chức bầu cử Quốc Hội từ năm 2002, nhưng Đảng Cộng Sản vẫn nắm giữ sự ưu thế. Tại sao thế?
Việt Nam là một thể chế cộng sản độc đảng, chứ không phải là một nền dân chủ nghị viện. Đảng Cộng Sản cầm quyền xem quốc hội như một bù nhìn và tiến trình bầu cử không có tự do và bình đẳng. Một cách ngắn gọn, người dân Việt Nam không quan tâm gì lắm đến cuộc bầu cử Quốc Hội và Đảng Cộng Sản cũng vậy.

Tin tức báo chí nêu lên con số chưa từng thấy của các ứng viên độc lập tự ra ứng cử trong lần bầu cử này. Lần chuẩn bị bầu cử năm nay khác biệt ở chỗ nào, nếu có?

Trên lý thuyết, Quốc Hội đại diện cho người dân và mọi công dân có quyền làm ứng viên. Trong thực tế, phần lớn người dân Việt Nam thờ ơ hoặc xem thường Quốc Hội vì họ biết là Đảng Cộng Sản không tôn trọng những từ ngữ cao cả trong hiến pháp hay luật pháp.
JPEG - 59.1 kb
Một số ứng cử viên độc lập tiêu biểu.
Điều khác biệt trong năm nay là nhiều nhà hoạt động sẵn sàng thách đố nguyên trạng bằng cách thực thi quyền hạn của họ theo hiến pháp Việt Nam. Việc này cũng như bất tuân dân sự nhưng thay vì thách thức luật pháp bất công của chế độ, các nhà hoạt động thách thức việc áp dụng bất công luật lệ hiện thời của chế độ.
Giới chức của đảng khoe tiến trình bầu cử đến nay như là bằng chứng của “tinh thần dân chủ” của Việt Nam? Đánh giá so sánh của ông thế nào?
Để so sánh cho rõ, Đảng Cộng Sản hay khoe là Việt Nam “dân chủ ngàn lần hơn” các quốc gia Tây Phương. Như mọi khi, có khác biệt rất lớn giữa tuyên truyền nhà nước và thực tế ngoài đời. Điều mà chúng tôi thấy hiện nay là sự quyết tâm và sáng tạo trong giới hoạt động để thực thi quyền căn bản của họ và thúc đẩy cho một sân chơi chính trị rộng lớn hơn - bất chấp rủi ro bị nhà cầm quyền xách nhiễu và đàn áp.
Cuộc bầu cử tới đây có nên được xem như là một bước tập tễnh hướng đến dân chủ đa đảng?
Chắc chắn là không.
Thế thì tại sao nhà cầm quyền cảm thấy buộc phải đưa ra cách nhìn như vậy khi mà Việt Nam nhìn kiểu nào đi nữa vẫn là một thể chế chuyên chính độc đảng?
Ngay cả các chính quyền chuyên chính cũng buộc phải giả vờ tính chính danh của họ. Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam trước đây là “Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa.” Bắc Hàn thì gọi là “Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Triều Tiên” và Đông Đức là “Cộng Hòa Dân Chủ Đức.”
Rất là xấu hổ để nhìn nhận rằng bạn vi phạm nhân quyền hay các nguyên tắc dân chủ. Đó là tại sao giới chức Hà Nội giả vờ là Việt Nam không có tù nhân chính trị nào cả và bầu cử thật sự không cần thiết bởi vì Đảng Cộng Sản đã được sự hậu thuẫn của quần chúng.
Nhưng tất cả chính quyền cuối cùng đều cần có sự đồng ý của người được cai trị. Trong một quốc gia tự do, sự đồng ý được phát ra qua thùng phiếu. Trong một xã hội chuyên chính, sự đồng ý của quần chúng bị ép buộc bằng nỗi sợ hãi. Tuy thế qua mạng xã hội và sự bất tuân dân sự rộng lớn hơn ngoài đời, người Việt Nam cho thấy là họ không còn dễ bị ép buộc nữa.
Xin ngắn gọn về các thành viên Việt Tân, chính sách và hiện tình mối quan hệ với Đảng Cộng Sản.
Việt Tân có thành viên từ mọi giai tầng xã hội tại Việt Nam và trong cộng đồng người Việt hải ngoại. Mục tiêu của chúng tôi là thúc đẩy thay đổi chính trị bằng những phương thức ôn hòa. Chúng tôi muốn có một Việt Nam phát triển, hiện đại với nhân quyền được tôn trọng. Điều đó chỉ có thể xảy ra khi tất cả người dân Việt Nam có tiếng nói quyết định vận mệnh của đất nước họ.
JPEG - 48.6 kb
Buổi huấn luyện về kỹ năng truyền thông và cách áp dụng công cụ StoryMaker tại Singapore Tháng 5, 2015.

Chúng tôi tích cực trong việc hỗ trợ một nền truyền thông tự do trên thực tế - xuyên qua việc cổ xúy cho tự do internet và thúc đẩy dân báo vì tự do thông tin là sức mạnh. Cũng thế, Việt Tân tin rằng người dân Việt Nam phải là tác nhân tạo thay đổi. Vì thế, chúng tôi cố gắng hỗ trợ các phong trào quần chúng và xây lực.

Khác biệt quan điểm cốt lõi giữa hai đảng là gì? Tại sao nhà cầm quyền đôi khi gọi Việt Tân là một tổ chức “khủng bố”?

Mặc dầu vào trong thời gian đầu Đảng Cộng Sản Việt Nam thu hút rất nhiều người có lý tưởng, nhiều người đã hy sinh cho những điều mà họ cho là đúng đắn cho quốc gia, Đảng Cộng Sản ngày nay là rào cản lớn nhất cho sự tiến bộ và phát huy trọn vẹn tiềm năng của Việt Nam. Việc khăng khăng nắm giữ độc quyền của Đảng đã đưa đến nhiều vi phạm nhân quyền và bất công xã hội. Giới lãnh đạo đảng cộng sản xem bất cứ ai với quan điểm khác biệt là kẻ thù và thấy bị đe dọa khi quần chúng tham dự vào chuyện nước.

Nhiều lần nhà cầm quyền đã bắt giữ các thành viên của Việt Tân với tội cáo buộc “lật đổ” hoặc “khủng bố”. Nghe thì rất đáng ngại nhưng các hoạt động thật sự của họ là: viết blog, tham dự các khóa huấn luyện về xã hội dân sự, phát truyền đơn, dự các buổi tụ họp công chúng, và tổ chức các nhóm quần chúng bất bình. Đây là những hành vi ôn hòa của việc bày tỏ chính kiến hoàn toàn trong khuôn khổ các quyền căn bản đã được tôn vinh trong Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền và trong nhiều trường hợp cũng có ghi trong hiến pháp Việt Nam.

JPEG - 57.2 kb
Blogger Nguyễn Ngọc Già, một trong 7 nhà hoạt động bị kết án “tuyên truyền chống phá nhà nước” theo Điều 88 bộ luật hình sự trong những ngày qua.
Cũng không riêng gì Việt Tân. Nhiều nhà hoạt động nhân quyền, hoạt động đơn lẻ hoặc với các nhóm dân chủ khác, đã bị bắt giữ tùy tiện. Trong những ngày qua, bảy nhà hoạt động bị kết án “tuyên truyền chống nhà nước” hoặc “lạm dụng tự do dân chủ.” Vấn đề cốt lõi là chế độ cộng sản tại Việt Nam không chấp nhận chống đối ôn hòa và vì thế họ thường xem giới chống đối như kẻ thù truyền kiếp và là “kẻ khủng bố.”
Bao nhiêu thành viên của Việt Tân tự ra ứng cử trong cuộc bầu cử sắp tới và ở mức độ nào đó họ có thể vận động tranh cử tự do dưới bảng hiệu Việt Tân?
Chúng tôi hỗ trợ mọi nỗ lực để gia tăng không gian chính trị tại Việt Nam và thách thức nhà cầm quyền Hà Nội tuân thủ với cam kết quốc tế cũng như luật lệ trong nước. Tuy thế, chúng tôi không xem đây là một cuộc bầu cử thật sự cũng như Quốc Hội không phải là một thực thể chính trị chính danh, do đó không hợp lý cho Việt Tân đưa ra các ứng viên.
Thành viên Việt Tân, hay ngay cả những người được xem là thành viên, có bị nhà nước xách nhiễu trong giai đoạn đăng ký bầu cử?
Nhiều nhà hoạt động Việt Nam đã gặp sự xách nhiễu từ nhà nước. Đây là điều chúng tôi quan tâm vì bất cứ lúc nào một ai bị trù dập, đó là mối quan tâm cho toàn thể giới dân chủ.
JPEG - 56.6 kb
Anh chị em hoạt động dân chủ trong và ngoài nước học hỏi kinh nghiệm Miến Điện. Tướng Tin Oo trao đổi với phái đoàn về vấn đề đối lập chính trị và chia sẻ nhiều bài học về phong trào.
Ông có nghĩ là nỗ lực của Đảng Cộng Sản tô vẽ bầu cử quốc hội là tự do và bình đẳng sẽ gây âm vang trong cộng đồng quốc tế, kể cả Washington?
Tôi không nghĩ một vài bài báo trên truyền thông nhà nước Việt Nam sẽ làm thay đổi cách nhìn hoặc hiện tình của hệ thống chính trị chuyên chính của Việt Nam. Trước khi Việt Nam có thể giống như Miến Điện [hiện đang dân chủ hóa], giới lãnh đạo cộng sản cần phải thả các tù nhân lương tâm và chấp nhập đối lập chính trị.

Hoàng Thuyên biên dịch
Nguồn: The Diplomat



Interview: Vietnam's 'Other' Political Party
The Diplomat talks with the spokesman of Vietnam’s most prominent unsanctioned political party about the country’s politics.
April 08, 2016

Duy Hoang is the U.S.-based spokesman for Viet Tan, the country’s most prominent unsanctioned political party which claims thousands of members inside Vietnam and among the Vietnamese diaspora around the world.
As Vietnam gets set to hold legislative elections on May 22, he spoke with The Diplomat’s Shawn Crispin on the core differences between Viet Tan and the ruling Communist Party as well as why upcoming National Assembly polls should not be viewed as even a tentative step towards multi-party democracy in Vietnam. An edited version of that interview follows.
Vietnam has held National Assembly elections since 2002, yet the Communist Party has maintained its dominance. Why is this the case?
Vietnam is a one-party communist state, not a parliamentary democracy. The ruling Communist Party treats the National Assembly as a rubber stamp and the electoral process is neither free nor fair. In short, the Vietnamese people haven’t paid much attention to National Assembly elections and neither has the Communist Party.
Media reports have pointed to an unprecedented number of self-nominated independent candidates for this year’s polls. How, if at all, is the run-up to this year’s legislative election different?
In theory, the National Assembly represents the people and all citizens have the right to stand as candidates. In practice, most Vietnamese treat the National Assembly with apathy or disdain because they know the Communist Party doesn’t honor the lofty language in the constitution or laws.
What makes this year different is that scores of activists are willing to challenge the status quo by simply exercising their rights according to the Vietnamese constitution. It’s like civil disobedience but rather than challenging the regime’s unjust laws, activists are challenging the regime’s unjust application of existing laws.
Party officials have touted the process so far as proof of Vietnam’s “democratic spirit”? What’s your comparative assessment?
To put things in perspective, the Communist Party is fond of saying that Vietnam is “a thousand times more democratic” than Western countries. As always, there is a big gap between the official propaganda and the reality on the ground. What we’re seeing currently is the determination and creativity among activists to exercise their basic rights and push for greater political space — despite the risk of harassment and persecution by authorities.
Should the upcoming polls be perceived as a tentative move towards multi-party democracy?
Definitely not.
Why then do authorities feel compelled to advance such a narrative when Vietnam is by any neutral measure still a one-party authoritarian state?
Even authoritarian governments are compelled to fake their legitimacy. The Socialist Republic of Vietnam was previously known as the “Democratic Republic of Vietnam.” North Korea goes by the “Democratic People’s Republic of Korea” and East Germany was, of course, the “German Democratic Republic.”
It’s embarrassing to acknowledge that you violate human rights or democratic principles. That’s why Hanoi’s officials pretend that Vietnam doesn’t have any political prisoners and that real elections aren’t necessary because the Communist Party already enjoys the support of the people.
But all governments ultimately need the consent of the governed. In a free country, consent is given at the ballot box. In an authoritarian society, popular consent is coerced through fear. But through social media and greater civil disobedience offline, Vietnamese are showing that they are less willing to be coerced.
Elaborate briefly on Viet Tan’s membership, policies and state of relations with the Communist Party.
Viet Tan has members from all walks of life in Vietnam and among the diaspora. Our goal is to promote political change through peaceful means. We want to see a modern, developed Vietnam where human rights are respected. That can only happen when all Vietnamese have a say in the future of their country.
We are active in supporting a de facto free media – through advocating for internet freedom and advancing citizen journalism – because freedom of information is empowering. Likewise, Viet Tan believes that that the people of Vietnamese must be the agents of change. Hence, we strive to support grassroots movements and capacity building.
What is the core philosophical difference between the two parties? Why do authorities sometimes refer to Viet Tan as a “terror” organization?
While early in its history the Vietnamese Communist Party attracted a lot of idealistic people, many of whom paid great sacrifices for what they thought was right for the country, the Communist Party today is the greatest impediment to Vietnam’s progress and ability to realize its full potential. The Party’s insistence on a monopoly on power fuels human rights violations and social injustices. The communist party leadership perceives anyone with a different viewpoint as an enemy and feels threatened by popular participation.
On several occasions authorities have detained members of Viet Tan under the charges of “subversion” or “terrorism.” Sounds really ominous but the actual activities which authorities accused Viet Tan members of engaging in were: blogging, attending trainings on civic participation, distributing leaflets, attending public rallies, and organizing disaffected groups. These have all been peaceful acts of political expression entirely within the scope of the basic rights enshrined in the Universal Declaration of Human Rights and in most cases the Vietnamese constitution.
And it’s not just Viet Tan. Many other human rights activists, working alone or with other pro-democracy groups, have been arbitrarily detained. Over the last fortnight, seven activists have been convicted for “propaganda against the state” or “abusing democratic freedoms.” The core philosophical problem is that the communist regime in Vietnam doesn’t tolerate peaceful opposition and so it often considers critics as mortal enemies and “terrorists.”
How many of your members have self-nominated for the upcoming poll and to what extent are they able to run freely under a Viet Tan banner?
We support every effort to increase the political space in Vietnam and to challenge the Hanoi authorities to abide by their international obligations as well as domestic laws. However, we don’t view this as a real election or the National Assembly as a legitimate political body so it doesn’t make sense for Viet Tan to be offering candidates.
Have your members, or even perceived members, faced official harassment in the election’s registration period?
Several Vietnamese activists have faced official harassment. This is something that concerns us because anytime someone is persecuted, it is a concern for the entire [pro-democracy] movement.
Do you think the Party’s attempt to portray the legislative polls as free and fair will have any resonance in the international community, including in Washington?
I don’t think some articles on Vietnamese state media will change the perception or reality of Vietnam’s authoritarian political system. Before Vietnam can be like [now democratizing] Myanmar, the communist leadership needs to release prisoners of conscience and allow for political opposition.

__._,_.___

Posted by: Tran MONG VU 

Friday, 8 April 2016

Người gốc Việt đối mặt án tù 20 năm vì mang lậu chim vào Mỹ


Người gốc Việt đối mặt án tù 20 năm vì mang lậu chim vào Mỹ

Ông Can Thanh Nguyen bị kết tội nhập và mang trái phép 27 con chim từ Việt Nam vào Mỹ qua sân bay quốc tế Los Angeles. 


nguoi-goc-viet-doi-mat-an-tu-20-nam-vi-mang-lau-chim-vao-my
Chim họa mi Trung Quốc. Ảnh: Nancy's Bird Journal

Theo OC Register, ông Nguyen, 63 tuổi, ở thành phố Garden Grove, bang California, thường xuyên đi lại giữa Mỹ và Việt Nam.

Vào ngày 20/4 năm ngoái, ông khẳng định với lực lượng Hải quan và Bảo vệ Biên giới Mỹ rằng mình không mang theo bất kỳ động vật hay sản phẩm nào từ động vật hoang dã.

Tuy nhiên, qua máy quét an ninh, giới chức phát hiện 27 con chim được giấu trong lồng, bọc trong giấy bạc hoặc báo, giấu dưới quần áo trong vali của ông Nguyen. Hai con trong số này đã chết, 7 con chết ngay sau đó.

11 con chim được xác định là họa mi Trung Quốc, thuộc loại được bảo vệ theo hiệp ước về cấm buôn bán động vật hoang dã có nguy cơ tuyệt chủng.

Ông Nguyen đã bị kết tội vào hôm 31/3 và hiện đối mặt với 20 năm trong nhà tù liên bang khi tòa tuyên án vào ngày 27/6 tới.

Năm 2010, một người gốc Việt cũng bị bắt quả tang chuyển lậu 14 con chim châu Á vào Mỹ.

Sony Dong giấu các con chim trong quần và đeo ở hai chân. Giới chức phát hiện lông chim rơi ra từ ống quần và phân chim trên tất của ông. Dong sau đó thừa nhận đã chuyển lậu chim nhiều lần và bị giam 4 tháng trong nhà tù liên bang, đồng thời bồi thường 4.000 USD cho cơ quan chức năng chăm sóc những con chim.
Anh Ngọc
__._,_.___

Posted by: Lu Giang <

Thủ mới lại... hứa

 
Thủ mới lại... hứa
Hạ Trắng (Danlambao) - Thủ cũ hứa, thủ mới hứa, thủ nào cũng hứa. Nhưng rồi chỉ thấy đồng chấy thủ lợi mang tên thủ lợn. Cuối cùng, cũng vẫn người dân là... thúc thủ!!!


Sáng 7/4/2014, Quốc hội (nghị gật) đã bỏ phiếu kín bầu đề cử viên duy nhất của đảng là ông Nguyễn Xuân Phúc làm Thủ tướng, kế nhiệm ông Nguyễn Tấn Dũng vừa về vườn để vui thú điền viên và làm người tử tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Theo công bố của Ban kiểm phiếu, ông Phúc nhận được 90,28% tỉ lệ phiếu tán thành, 8,91% tỉ lệ không tán thành cho chức danh Thủ tướng. Tương đương với 446/490 đại biểu có mặt đồng ý và 44 đại biểu không đồng ý.

Trong các cuộc bầu bán quyền lực kiểu cộng sản, tỉ lệ phiếu bầu cao chất ngất (hơn 90% đến 99,9%) là chuyện bình thường. Vì như thế mới thể hiện được tinh thần “toàn dân một lòng theo đảng”, đúng như đảng nhận vơ từ khi ra đời. Kể cả các bài diễn văn, lời tuyên thệ nhậm chức cũng giống nhau đến 99,9%, chỉ khác tên họ và chức danh để nhân dân khỏi lộn, khỏi bị “râu ông nọ cắm cằm bà kia”.

Ông nào, bà nào cũng phải thuộc nằm lòng những câu như “tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với nhân dân, với Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam”, hay “...ra sức phấn đấu, rèn luyện để hoàn thành tốt các nhiệm vụ của đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó”. (cần ghi nhận là chủ tịch nước, thủ tướng chính phủ, chủ tịch quốc hội mà hoàn thành nhiệm vụ của đảng giao thì đúng là... “dân chủ đến thế là cùng”!).

Trong buổi lễ tuyên thệ nhậm chức, ngoài những hứa hẹn dài lê thê đọc gần hết trang giấy, ông Phúc còn bày tỏ quyết tâm chống tham nhũng, lãng phí và “kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia.”

Định viết một bài dài để bình luận về cái sự hứa hẹn của ông Phúc, nhưng thôi, vì như thế là thừa. Đành ngắn gọn dăm ba câu thế này:

Tham nhũng là đặc tính của độc tài cộng sản, muốn chống tham nhũng thì phải dẹp bỏ cộng sản. Chẳng có gã chóp bu cộng sản nào tự vả vào mặt mình. Mất bao nhiêu công sức đi cướp chính quyền, dựng nên một thế chế tham nhũng để vơ vét, để đè đầu cưỡi cổ người dân, lẽ nào lại tự đạp đổ.

Biển đảo, chủ quyền quốc gia đã tự nguyện dâng nộp cho Tàu cộng, lẽ nào dám đòi. Ngay cả cái ghế thủ tướng của ông Phúc, cũng không nằm ngoài khả năng do bố Tầu ban cho.

Đấy, vài ý ngắn thế thôi. Rồi xem tên trùm tham nhũng chống tham nhũng kiểu gì? Tên trùm bán nước sẽ đòi chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia thế nào?

Thủ cũ hứa, thủ mới hứa, thủ nào cũng hứa. Nhưng rồi chỉ thấy đồng chấy thủ lợi mang tên thủ lợn. Cuối cùng, cũng vẫn người dân là... thúc thủ!!!

08.04.2016
__._,_.___

Posted by: truc nguyen 

Thư ngỏ gửi các ông: Bí thư tỉnh ủy, Chủ tịch tỉnh Bắc Giang


Thư ngỏ gửi các ông: Bí thư tỉnh ủy, Chủ tịch tỉnh Bắc Giang

Kính gửi:
– Ông Bí thư tỉnh ủy Bắc Giang
– Ông Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang
– Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức hữu quan tỉnh Bắc Giang
Tôi là Ngô Văn Giá (bút danh: Văn Giá), quê quán: thôn Liên Bộ, xã Liên Chung, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang; hiện là Phó giáo sư – Tiến sĩ, nhà văn, nhà báo; Chủ nhiệm khoa Viết văn – Báo chí thuộc Đại học Văn hóa Hà Nội.

Tôi vừa mới đọc trang Cổng thông tin điện tử Bắc Giang (http://www.bacgiang.gov.vn/ves-portal/30743/Phe-duyet-D%C3%B4-an-Quy-hoach-phan-khu-Khu-du-lich-tam-linh-%E2%80%93-sinh-thai-Tay-Yen-Tu.html) hay tin UBND tỉnh đã phê duyệt Đề án quy hoạch tổng thể phân khu Khu du lịch tâm linh – sinh thái Tây Yên Tử, trong đó có hạng mục cáp treo và các công trình hạ tầng khác.

Là người con quê hương đang sống và làm việc tại Hà Nội, khi nghe tin này, tôi không khỏi lo lắng. Tôi xin mạo muội trao đổi mấy ý như sau:
1.  Hiện nay trên đất nước chúng ta, từ Bắc chí Nam, hễ nơi nào có non cao núi thiêng đều bị các cấp chính quyền cho phép những nhà đầu tư (trong nước hoặc nước ngoài) đè ngửa ra làm cáp treo hết lượt. Vũng Tàu, Bà Nà, Yên Tử, Tây Thiên, núi Bà Đen…,và gần đây nhất là đỉnh núi Phanxipan – danh thắng được mệnh danh là “nóc nhà Đông Dương”.

Mỗi khi có dự án làm cáp treo đây đó, lại gây ra cơn bão dư luận từ phía các nhà trí thức và cộng đồng. Phía phản đối cho rằng nó phá vỡ cảnh quan, tàn phá môi trường, mất đi chỗ hành hương thả bộ để suy tư về cõi Phật, thưởng ngoạn thiên nhiên, hoặc buông xả hành Thiền, rèn tập thân thể, đám trẻ thì mất cơ hội được thỏa niềm vui chinh phục đỉnh cao… Cánh ủng hộ lại bảo: không có cáp treo thì các ông già bà cả, khách du lịch làm sao có sức khỏe, thời giờ để leo lên các đỉnh cao nguy hiểm như vậy.

Mỗi phe đều có cái lý riêng.

Nhưng thật bình tâm nghĩ lại: Liệu có nhất thiết chỗ nào cũng phải làm cáp treo không? Tại sao cứ phải cáp treo mới được cho là văn minh, là hiện đại? Chả lẽ cứ giữ nguyên sinh thái, giữ nguyên đường mòn, lối sỏi, rừng cây, khe suối… để mà chung sống với nó, nương tựa vào nó, bạn bè với nó lại không được coi là văn minh ư? Lại bị cho là lạc hậu ư?

Tôi cho rằng, hiện nay phía bờ Tây núi thiêng Yên Tử thuộc đất Bắc Giang (nơi quần thể Phật giáo Thiền phái Trúc Lâm với trên 130 di tích lớn nhỏ, được bắt đầu và nối tiếp liên tục từ Thăng Long, qua hệ thống chùa chiền thuộc Bắc Ninh, nối vào hệ thống chùa thuộc đất Bắc Giang: Bổ Đà, Vĩnh Nghiêm, rồi bắt dần vào hệ thống chùa chiền phía bờ Tây Yên Tử), là địa danh còn sót lại gần như duy nhất trên đất nước ta may mà chưa kịp làm cáp treo và hệ thống hạ tầng dịch vụ theo mô hình phổ biến như ta đang thấy.
2.  Mô hình du lịch cáp treo hiện nay đã trở nên quá quen thuộc, nhan nhản ở khắp nơi, na ná giống nhau về kiểu dáng, về cung cách vận hành và dịch vụ, đã đến lúc nhàm chán, đơn điệu, mất dần sức sống và sức hấp dẫn. Rất nhiều khách du lịch trong nước, nhất là khách du lịch quốc tế đã tẩy chay không đi theo cách cáp treo nữa, mà họ chọn cách đi bộ truyền thống. Đi theo cách này, họ đạt được mấy điều sau:

Thứ nhất, họ thỏa mãn được đức tính phiêu lưu, thích khám phá, thích chinh phục (những đức tính này đã làm nên những phát kiến vĩ đại ở người phương Tây trong suốt hành trình lịch sử).

Thứ hai, họ muốn nhân cơ hội được leo núi, rèn tập sức khỏe, tăng cường sức dẻo dai, lắng nghe cơ thể của mình, thử sức mình.

Thứ ba, điều này là quan trọng nhất: họ được hòa mình vào thiên nhiên, nhìn ngắm và thưởng ngoạn thiên nhiên, được leo núi tu tập, hành Thiền, để được sống với cái nhịp sống vô cùng vĩ đại mà tinh tế, thẳm sâu của đất trời, non nước, cỏ cây, sông suối; để lặng ngắm và tìm hiểu sâu về lịch sử – văn hóa của vùng đất… Những điều này, nếu đi cáp treo tuyệt đối không cảm nhận được.

3.  Theo quan sát của tôi, hiện nay tình hình cáp treo đang có nguy cơ bành trướng, dần dần sẽ ngoạm nốt tất cả những gì còn lại của bà mẹ thiên nhiên vĩ đại trên nước Việt. Chúng đang đẩy cảnh quan mọi miền đất nước sa vào tình trạng biến mọi nơi thành những chỗ na ná nhau, lặp lại, tẻ nhạt, nhàm chán, đánh mất bản sắc văn hóa vùng. Chúng sặc mùi sự trịch thượng và tự mãn bởi đồng tiền, sa lầy vào cơn lốc của tình trạng thương mại hóa, thực dụng.

Để giải thích nguy cơ cáp treo tràn lan này, lý do thì rất nhiều, nhưng có hai lý do mà nhiều người nghĩ tới: 1, các cấp lãnh đạo không có tầm; 2, lợi ích cá nhân và nhóm chi phối.

4.  Theo tôi nghĩ, Bắc Giang phải coi việc tiến hành quy hoạch chậm, đi sau trong việc xây dựng quần thể tâm linh bờ Tây Yên Tử là một điều may mắn, bởi qua đó, sẽ học tập được nhiều kinh nghiệm, kể cả những bài học thất bại, tránh giẫm vào lối mòn những cáp treo và hệ thống dịch vụ khoác màu hiện đại mà hầu hết là tẻ nhạt, thiếu cá tính, mất bản sắc, sặc mùi thế tục trên khắp đất nước này.
Nếu Bắc Giang muốn khu du lịch của mình trở nên độc đáo, riêng biệt, mang đặc sắc văn hóa vùng, thì không nên và không cần bắt chước phải xây dựng hệ thống cáp treo cùng hệ thống dịch vụ quen thuộc và phổ biến như trên kia đã đề cập. Tỉnh chúng ta có cách đi riêng: xây dựng một khu du lịch sinh thái tâm linh nguyên gốc, truyền thống, nghĩa là con người được hòa mình, chung sống thân thiện với thiên nhiên, cảm nhận và thưởng ngoạn thiên nhiên, biết ơn thiên nhiên; thả bộ hành Thiền, tu tập, luyện rèn tâm đức; khám phá các tầng vỉa lịch sử – văn hóa của cha ông…

Nơi đây, các dịch vụ với chất lượng cao vẫn được duy trì trong những ngôi nhà khiêm nhường, kiến trúc hài hòa với cảnh quan, môi trường được gìn giữ trong sạch, thiên nhiên phong cảnh được bảo vệ và chăm chút; các ngọn núi, đồng bãi, suối khe… cần được bảo vệ nguyên trạng (tránh xẻ núi, đào hồ, bê tông hóa một cách vô lối, cần nương theo tự nhiên có sẵn mà quy hoạch…); con người được giáo dục kỹ năng làm du lịch lành mạnh, chuyên nghiệp, khoa học, nhân văn.
5.  Hãy cứu lấy toàn bộ bờ Tây Yên Tử – một nơi chốn tâm linh và sinh thái còn lại duy nhất của đất nước chưa bị con người tàn phá, nơi đang là báu vật vô giá mà Tạo hóa và Lịch sử dân tộc trao tặng cho nhân dân tỉnh Bắc Giang chúng ta.

Hãy cứu lấy bờ Tây Yên Tử để người dân bốn phương đời đời mỗi khi tìm đến còn có cơ hội được bước trên nền đất Mẹ một cách khoan thai, an lành, cảm nhận và giao hòa với thiên nhiên, đất trời; lắng nghe và hướng vọng về những điều thiện điều phúc của cõi Phật, tự hào được đặt chân đến nơi non thiêng cẩm tú và thêm yêu nước Việt.

Tôi rất mong ý kiến này được thảo luận và để rồi có quyết sách hợp lý, thuận lòng dân, thuận lòng Trời.

Kính chúc các đồng chí mạnh khỏe, bản lĩnh, sáng suốt đưa quê hương Bắc Giang ngày càng phát triển mọi mặt, sánh vai các tỉnh bạn, trở thành địa chỉ hấp dẫn của người dân nước Việt và khách quốc tế.

Kính thư!

PGS.TS. Nhà văn, nhà báo Văn Giá
Tác giả gửi BVN.
PGS.TS-Nhà văn, nhà báo Văn Giá: “Hãy cứu lấy toàn bộ bờ tây Yên Tử”. Ảnh từ Facebook nhà văn Văn Giá.
__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Featured post

🔥Lisa Pham Khai Dân Trí Ngày-16/12/2024

Popular Posts

My Blog List