Đua
nhau móc túi dân?
06/04/2016,
06:35 (GMT+7)
Việc hàng loạt các trạm thu phí BOT đồng loạt tăng giá, đã gây ra
những hậu quả nghiêm trọng cho xã hội. Bởi khi giá thành của hàng hóa tăng cao
do phí, thì điều nhìn thấy nhãn tiền là sức mua của người dân sẽ kém đi...
Trạm
thu phí BOT trên đường Hồ Chí Minh đoạn qua huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông (Ảnh:
Cao Nguyên/Báo Đấu thầu)
Việc chủ đầu tư các công trình giao thông làm theo hình thức BOT
đua nhau tăng giá phí gần đây, đã khiến dư luận vô cùng bức xúc.
Hết đường 5 cũ tăng phí 50%, quốc lộ 5 mới tăng 25%, đến trạm thu
phí cầu Tân Đệ tăng thêm 5.000 đồng/lượt cho xe dưới 10 chỗ ngồi (từ 30.000 đồng/lượt
lên 35.000 đồng/lượt), và đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình đang chuẩn bị tăng
thêm 500 đồng/km (từ 1.500 đồng/km lên 2.000 đồng/km).
Trạm thu phí Quán Hầu từ
chối giảm phí theo đề nghị của UBND tỉnh Quảng Bình...
Hơn thế nữa, nhiều doanh nghiệp còn “tận dụng” tối đa cơ hội để
thu tiền, ví như con đường Bắc Thăng Long - Nội Bài chẳng hạn, làm bằng phí của
Nhà nước, và đã thu xong rồi, nhưng hiện vẫn giữ nguyên trạng. UBND TP Hà Nội
nói thế nào cũng không chuyển. Hay công trình Đồng Nai - Bà Rịa - Vũng Tàu. Về
nguyên tắc, là đường phải được làm xong, phải được nghiệm thu thì mới được thu
phí. Nhưng đường làm chưa xong mà phí thì đã thu từ 4 năm nay rồi...
Theo ông Bùi Danh Liên, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Hà Nội, thì các
hiệp hội vận tải đã kiến nghị rất nhiều lần, nhưng hầu như chẳng được ai nghe.
Và việc các chủ đầu tư tăng bằng được phí BOT như vậy, là đã làm ngược lại
những gì mà hai bộ GT-VT và Tài Chính đã hứa với dân trước đây. Nhưng đối với
các nhà đầu tư, các doanh nghiệp, thì hai bộ trên bảo vệ, cam kết giữ lời hứa
với họ đến cùng. Còn với người dân thì không.
Cứ đua nhau tăng phí, tăng thoải mái, tăng không cần lý do, không
cần công khai, minh bạch. Cốt để túi nhà đầu tư càng ngày càng đầy hơn, bất chấp
doanh nghiệp vận tải khốn khổ. Phí đường tăng khiến giá cước vận tải tăng. Và
hậu quả là người dân lãnh đủ. Thông qua giá cước vận tải, người dân cứ phải móc
túi mình ra để đổ vào túi các nhà đầu tư, dù nhiều người cả đời chẳng bao giờ
đặt chân đến những con đường đó.
Việc hàng loạt các trạm thu phí BOT đồng loạt tăng giá, đã gây ra
những hậu quả nghiêm trọng cho xã hội. Bởi khi giá thành của hàng hóa tăng cao
do phí, thì điều nhìn thấy nhãn tiền là sức mua của người dân sẽ kém đi, hàng
hóa vận chuyển chậm đi, như một cơ thể bị tắc hết các mạch máu, khiến nền kinh
tế trở nên trì trệ, không kích thích được sự phát triển.
Nhưng, tất cả những điều đó hầu như chẳng có ý nghĩa gì với các
nhà đầu tư. Họ không nghe, không biết, không thấy. Chỉ lợi ích của họ là cao hơn
tất cả. Phải chăng, đó là một biểu hiện rõ ràng nhất của lợi ích nhóm?
Nói về việc tăng giá, ở bên Nhật, mới đây, vì một lý do bất khả
kháng, một công ty sản xuất kem, sau 25 năm không tăng giá, mới đây đã bắt buộc
phải tăng giá mỗi que kem lên 10 yên (từ 60 yên lên 70 yên). Số tiền 10 yên đó
tương đương với 2.000 VND. Thế nhưng ông chủ và toàn bộ cán bộ công nhân viên
của công ty đã lên truyền hình, cúi rạp đầu xin lỗi người tiêu dùng vì sự cố
không mong muốn này. Và họ coi đó là lỗi của họ với người tiêu dùng.
Chỉ một chi tiết đó thôi, cũng góp phần lý giải vì sao từ một nước
bại trận, tan hoang trong chiến tranh. Nhưng chỉ sau mấy chục năm, họ đã trở thành
một nước phát triển thuộc tốp đầu thế giới, có một nền kinh tế vô cùng kỷ
cương, minh bạch. Còn ngược lại, ở ta, chiến tranh đã lùi xa 41 năm rồi, nhưng
nền kinh tế nhìn đâu cũng chỉ thấy sự bùng nhùng, chụp giật?
Vũ Hữu Sự
__._,_.___
No comments:
Post a Comment