Cái giá của “Hiệp thương: Sự ngẩng đầu
1. Cuộc hành trình vạn
dặm
LS Lê Luân
Sinh ra từ làng, nhưng quê hương là Tổ quốc.
Đó là câu tôi trả lời cử tri nơi tôi lấy ý kiến hôm nay, với người
đã đưa ra nhận định: anh đi học hơn 10 năm, ít về quê, ít đóng góp cho quê hương,
làng xóm. Nên anh không đủ tiêu chuẩn để ứng cử đại biểu Quốc hội.
Tôi lại trả lời tiếp: tôi đi học để trau dồi kiến thức, học hỏi
kinh nghiệm, và đây là lúc tôi trở về đóng góp cho quê hương, đất nước. Ông Hồ
Chí Minh cũng rời quê hương mười mấy năm từ năm 1911 để tìm đường cứu nước. Đi
là để học hỏi sự văn minh, tiến bộ, và để đem về xây dựng cho Tổ quốc, không
chỉ là làng quê này.
Một cử tri khác lại đưa ra ý kiến: Anh có sức khỏe, có trí tuệ,
nhưng anh còn trẻ, nên để kỳ sau thì sẽ phù hợp hơn.
Tôi đáp lại: Điều 27 Hiến pháp hiện hành giao trọng trách cho
người từ 21 tuổi trở lên gánh vác công việc đất nước, đó là có quyền ứng cử làm
đại biểu Quốc hội chứ không phải những 31 tuổi như tôi.
Cử tri khác lại đưa ra ý kiến: tôi đã đọc các bài viết của anh,
nói chung rất hay, nhưng có một cái nhìn tiêu cực về chính trị, xã hội. Nên cần
xem lại điều này.
Tôi thẳng thắn: chúng ta phải nhìn vào thực tế. Điều này trung
ương đã thừa nhận, cơ quan chống tham nhũng có tham nhũng và cũng không chống được
tham nhũng. Hay ông Chủ tịch Quốc hội phải thảng thốt kêu lên, thủ tục hành
chính của mình cay độc, ác nghiệt lắm. Và bà Phó chủ tịch nước còn đau đớn thừa
nhận, chúng ăn không còn từ thứ gì của dân. Nên không có gì phải né tránh nữa
cả.
Một người nữa nói: Thôn ta là thôn bé nhất, nghèo nhất, thiếu
thông tin, nên đề nghị các cấp chính quyền tích cực phổ biến, đưa thông tin đến
cho người dân. Và cũng nhờ ơn Đảng, nhà nước, thì thôn ta mới “phát triển” như
bây giờ, có điện, có áng sáng, có đường bê tông đẹp.
Ông không đóng góp gì, từ
10.000 đồng cũng hầu như không. Nên anh không gần dân chúng, vì vậy làm sao đại
diện được cho chúng tôi.
Tôi khẳng khái: Việc đóng góp không phải chỉ là số tiền mấy chục nghìn
hay phải về làng quê để công đức đình chùa, công việc thôn, xóm, mà tôi đi học,
làm việc khắp đất nước và giúp cho những người dân nghèo, vì họ là đồng loại
của tôi, nên mọi người ở đây cũng sẽ được tôi đại diện, trợ giúp bất cứ việc gì
và bất kỳ khi nào. Chuyện đóng góp nó giống như chuyện con cá, mà tôi đang làm
là tạo ra cần câu, tôi lập nên các chính sách để phát triển đất nước, thì đương
nhiên trong đó có quê mình được hưởng. Và nếu được bầu, thì tôi là người đại
diện cho mọi người một cách trực tiếp để nói lên tiếng nói của [bà con ] và đưa
các thông tin đến bà con. Và đúng, nước ta nghèo, nên ngay cả cái micro tôi đang
nói cũng là của nước ngoài, không phải ở làng này, nước này sản xuất. Vì vậy,
tôi đi ra ngoài để học hỏi những giá trị văn minh để thay đổi cuộc sống của đất
nước mình, trong đó có mọi người ở đây.
Chú chủ tịch xã, nói cuối cùng, đưa ra một số bài viết của tôi
trên facebook, nói rằng tôi có tư tưởng tam quyền phân lập, muốn thay đổi Hiến
pháp, đưa ra phác thảo 8 điều mà cách thiết lập, tổ chức quyền lực giống ở nước
Mỹ.
Tôi nghiêm giọng: Chúng ta qua hơn 60 năm có tới 5 bản Hiến pháp,
vậy không có lý gì để không thể thay đổi khi nó còn bất cập. Tôi làm về luật,
là luật sư, tôi hiểu nó đang thiếu sót những gì, sai lầm ở đâu và như thế nào.
Và phải tiếp thu những cái mới, khoa học và đúng đắn thì mới phát triển được
đất nước. Chúng ta thực sự quá nghèo.
Mọi người hãy nghĩ, một người dám nói thẳng thắn sự thật, thì chắc
chắn sẽ đại diện cho những tiếng nói của mọi người một cách tốt nhất. Tôi cảm
ơn bà con đã lắng nghe và mọi ý kiến đã nêu tôi đều tiếp thu một cách tích cực
và cầu thị nhất. Xin cảm ơn bà con.
Tôi đã nhìn thẳng tất cả mọi người và nhắn rằng, hãy tiếp cận
thông tin, lên mạng để mở mang thêm về xã hội, về nhận thức, để đánh giá đúng tình
trạng đất nước, mà từ đó có thể lựa chọn được người tài để đưa đất nước đi lên.
Không nước ta nghèo quá rồi.
Tôi chào mọi người với nụ cười và ánh mắt cương trực, bước khỏi
hội trường, nhìn quanh làng quê yên bình, chiếc ao làng xanh đục ô nhiễm, những
ngôi nhà gạch ngói quét sơn nhưng vẫn lộ rõ vẻ lạc hậu, nghèo khó của nó, tôi
thầm nghĩ: bao giờ người ta tìm được ánh sáng thực sự mà tỉnh giấc ngủ mê sau
lũy tre làng?
Và tôi kết lại: Sinh ra từ làng, nhưng quê hương là Tổ quốc!
Kết quả: 10/71 phiếu = 14.1%.
L. L.
***
2. Đất nước niềm tin
LS Lê Luân
Đất nước lại một lần nữa tổn thương, lại tiếp tục bị xua đuổi đi
nền văn minh của nhân loại.
Tôi không buồn, không trách một số những người dân làng tôi trong buổi
hôm nay. Vì họ vốn dĩ là những người thật thà, lại thêm việc không có cơ hội
tiếp cận với những tri thức thực sự, họ ít khi bước chân ra khỏi làng để biết
về xã hội và thế giới ngoài kia, mà họ chỉ sống thuần túy với tâm trí của nền
nông nghiệp lạc hậu quanh năm, suốt tháng.
Mà tôi buồn vì đất nước lại một lần nữa lỡ hẹn với những điều tốt đẹp,
những giá trị tiến bộ của thế giới đang rực sáng quanh ta, mà họ lại từ chối.
Cùng đồng hành với tôi hôm nay, có các anh, các bạn đồng nghiệp,
nhà báo và đặc biệt có cả một bạn chỉ biết tôi qua facebook đã tự về làng tôi
từ sớm để dự buổi lấy ý kiến cử tri đối với tôi.
Sau khi hội nghị xong, mấy anh em đứng trước ngôi nhà cổ, xây năm 1970,
nơi tôi sinh ra và lớn lên trong những năm tháng tuổi thơ dữ dội và nghèo khó.
Bố, Mẹ, và cả những người đang tin tưởng tôi, hãy tự hào về một
người con bé nhỏ của quê hương vẫn đang từng ngày cố gắng để thức tỉnh lương tri
tình người và đem lại cho tất cả mọi người một cuộc sống đàng hoàng, tốt đẹp và
văn minh hơn.
Tri thức và sự thật vẫn luôn lên tiếng, sẽ luôn và tiếp tục phải
lên tiếng, không bao giờ ngừng nghỉ.
Vì hôm nay, họ không dám nhìn vào đôi mắt cương nghị của tôi. Họ
không có trí tuệ nào để nói với tôi.
Trước khi rời đi, nhìn vào họ, tôi vẫn luôn tin rằng những điều
tốt đẹp, như một dòng chảy tự nhiên, rồi chắc chắn sẽ đến trên quê hương và đất
nước này. Vì dù đa phần lá phiếu của họ hôm nay đã gạch tên tôi, nhưng tôi
biết, trong đầu họ đã in dấu của tôi về những gì hôm nay tôi đã làm.
L.L.
Nguồn: Security Check Required
|
|||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|||||||
|
Aperçu par Yahoo
|
||||||
|
|||||||
__._,_.___
No comments:
Post a Comment