TOÀN DÂN VÙNG DẬY CS SỤP ĐỔ. Nếu Dân VN khong đoàn kết lại đứng nhìn sẽ chết từ từ vì bọn chó săn CSVN.
heo VN
VN là chổ xả rác cho bọn tàu, người VN tỉnh ngũ đi.
ĐỐT LŨA ĐI EM ĐỂ DIỆT QUÂN THÙ.
ĐỐT LŨA ĐI EM ĐỂ DIỆT QUÂN THÙ.
Biểu tình 5/3/2017
https://www.youtube.com/results?sp=EgIIAg%253D%253D&q=bi%E1%BB%83u+t%C3%ACnh+2017
Saturday, 2 June 2018
John McCain, anh hùng hay không?
Sổ Tay Ký Thiệt kỳ 201
John McCain, anh hùng hay
không?
Trên
chính trường nước Mỹ đang diễn ra một sự kiện hết sức nghịch lý. Tổng thống Donald Trump,
Đảng Cộng Hòa, bị những người theo Đảng Dân Chủ ủng hộ bà Hillary Clinton ghét
vì đã thua đau, nhưng người ghét ông Trump nhất nước Mỹ hiện nay lại là một
người thuộc Đảng Cộng Hòa: Nghị sĩ John McCain!
Ông
McCain ghét ông Trump đến nỗi bị bệnh ung thư não vào thời kỳ chót, sắp giã từ
trần thế mà ông cũng không...quên ông Trump và đã cho cả nước biết ông không
muốn ông tổng thống tới dự tang lễ của ông. Ông McCain nói bà Clinton có thể
OK, nhưng Trump thì ông không “welcome”. Ghét chi mà ghét dữ vậy?
Nguyên
do là vì năm 2015, khi ông Trump ra tranh cử vòng sơ bộ của Đảng Cộng Hòa để
được đề cử ra tranh chức tổng thống vào năm sau, một số nhân vật trong Đảng
Cộng Hòa không ủng hộ ông, trong đó có Nghị sĩ John McCain. Chẳng những không
ủng hộ, ông McCain còn đả kích ông Trump với những lời lẽ hơi nặng. Ông Trump đáp
lễ và hai bên đã lâm chiến trong một cuộc lời qua tiếng lại cứ leo thang dần
mỗi ngày.
Theo
tường thuật của báo chí Mỹ, ngày 18.7.2015, trong một cuộc vận động tranh cử
tại Iowa, ông tỉ phú Trump đã “bắn một phát” vào lòng tự hào của ông Nghị sĩ
McCain được xem như một anh hùng trở về từ chiến trường Việt Nam: “Ông ấy không
phải là một anh hùng trong chiến tranh. Ông ấy đã là một anh hùng trong chiến
tranh vì ông ấy đã bị bắt. Tôi thích những người đã không để cho bị bắt.” Dù
sau đó, ông Trump đã cải chính rằng ông không có nói như vậy và thêm: “Khi một
người (lính bị bắt) cầm tù. Tôi coi người ấy là một anh hùng trong chiến
tranh.” Nhưng vô hiệu. Ông
McCain anh hùng vẫn không tha thứ!
Đúng
là một “phát súng không có tiếng nổ và viên đạn vô hình” đã trúng mục tiêu
khiến từ đó ông McCain đã “không quên” ông Trump trong suốt cuộc đời còn lại,
trong khi đối với Cộng sản Bắc Việt, kẻ thù trong chiến tranh đã bắn hạ chiếc
A-4 Skyhawk của phi công McCain trên vùng trời Hà-Nội năm 1967 và giam nhốt,
hành hạ ông trong 6 năm (1967-1973), ông cũng không hận thù và sau khi trở
thành dân biểu rồi nghị sĩ, ông đã thúc đẩy chính quyền Mỹ thiết lập bang giao
với CS Hà-Nội, biến thù thành bạn.
Vậy
mà chỉ vì một câu nói của ông Trump trong mùa tranh cử nóng bỏng mà ông không
bao giờ có thể tha thứ và hòa giải, dù hai người cùng phục vụ nước Mỹ trên
chính trường, và cùng đảng với nhau, người lập pháp, kẻ hành pháp.
Ai bảo ông Trump ăn nói
bộp chộp, ẩu tả thì cần phải suy nghĩ lại. Và những ai từng “coi nhẹ” ông Trump
(dù ông ta cân nặng 239 pounds), kể cả một số người trong giới được coi là
“tinh hoa” (elite) của đảng Cộng Hòa, cũng cần xét lại xem có xứng đáng
với cái danh xưng cao ngạo ấy hay không.
Cuối cùng, chính Tổng
thống Trump cũng nên tự xét lại mình và thành thật thú nhận khi ấy mình cũng
chưa đủ tự tin và chưa…khôn lắm. Nếu đủ tự tin, và khôn hơn, ông Trump đã không
“bắn phát súng” tai hại ấy vào ông McCain. Thật vậy, nếu khi ấy ông
Trump tin chắc rằng mình sẽ thắng cuộc bầu
cử sơ bộ của đảng Cộng Hòa và sẽ đánh bại luôn bà Hillary của đảng Dân Chủ để trở thành tổng thống thứ
45 của Hoa Kỳ, và nếu cao tay ấn hơn thì ông phải nghĩ đến ngày ông vào ngồi trong Văn phòng Bầu dục Tòa Bạch
Ốc và cần một đồng minh có hạng ở Thượng Viện, hơn là nói một câu chỉ sướng
miệng mình trong giây phút và tạo ra một kẻ thù không cần thiết với lá phiếu
quan trọng trong tay cho tới ngày nay.
Hậu quả là từ khi ông
Trump trở thành tổng thống Hoa Kỳ, lá phiếu của Nghị sĩ John McCain đã luôn
luôn là một trở ngại cho ông tổng thống muốn thực hiện lời hứa với cử tri: “Làm
cho nước Mỹ lại vĩ đại” như xưa. Không chỉ sử dụng lá phiếu để chống lại ông
tổng thống của đảng mình, Nghị sĩ McCain tiếp tục công kích ông Trump và đả phá
những đường lối và chính sách của tổng thống trước diễn đàn Quốc Hội và trên
báo chí. Bằng chứng rõ rệt nhất là dự luật hủy bỏ và thay thế Obamacare đã được
Hạ Viện thông qua, khi lên
Thượng viện bị lá phiếu của Nghị sĩ McCain giết chết vào phút chót mà ông nói
là ông đã làm theo lương tâm và lẽ phải.
Nhiều người, bạn cũng
như thù, đã chê ông Trump là “tay ngang”, không có kinh nghiệm về chính trị
cũng có phần đúng.. Và từ khi dấn thân vào chính trường nước Mỹ, ông đã học hỏi
được nhiều điều hữu ích, như đã bỏ được cái tật tranh cãi lăng nhăng, chỉ phí
thì giờ, chưa kể có khi lại....tự bắn vào chân mình. Nay, sau hơn một năm dọn
vào Bạch Cung, ông Trump trông ra vẻ… tổng thống hơn, và khôn hơn!
Mới đây, James Comey,
cựu giám đốc FBI, đã xuất bản cuốn sách “A Higher Loyalty”, trong đó “nói hết”
những cái xấu (?) của ông Trump để trả thù vì đã bị ông tổng thống sa thải bất
ngờ. Cả đến việc chiều cao ông Trump thấp hơn Comey 5 in. cũng được viết ra với
đầy tự hào.. Người đọc khách quan đã đánh giá “thấp” tác giả, và chắc nhiều
người đã không tránh khỏi liên tưởng tới chuyện Hoàng đế Napoléon của nước Pháp
ngày xưa, một thiên tài quân sự và hơi “thiếu thước tấc”. Một hôm có kẻ nào đó
trong đám quần thần đã tâu với Napoléon rằng các quan trong Nhiếp Chính Viện
đều cao hơn Hoàng đế. Napoléon thản nhiên đáp: “Những người đó dài hơn ta chứ
không cao hơn ta!”
Tổng thống Trump, “dài”
6ft3, đã im lặng, không bắt chước Napoléon để dạy cho Comey một bài học. Ông đã
“khôn” hơn khi mới tập tễnh bước vào nơi chính trường đầy gió tanh mưa máu!
Và ông Trump cũng đã im
lặng trong lúc thiên hạ làm ồn cả lên về vụ ông McCain không muốn “thấy” ông
Trump trong số người tới tiễn chân ông rời khỏi chốn trần ai đầy khổ lụy này.
Mà nếu không im lặng, ông Trump có thể nói gì? Nhiều lắm, đại khái: “Ơ hay, nhờ
ông nhắc tôi mới nhớ, đâu có cái lệ tổng thống phải đi dự đám tang một nghị sĩ
nhỉ! Xin ngài cứ yên tâm.”
Vụ ông McCain “cấm cửa”
ông Trump chưa êm thì lại tới vụ “tin mật” trong một cuộc họp của Văn phòng Tòa
Bạch Ốc bị rò rỉ ra ngoài cho báo chí, và truyền thông báo chí lại được dịp
ngưng mọi chương trình để loan “tin nổ”: “Tòa Bạch Ốc nói dù sao lá phiếu của
McCain cũng không thành vấn đề vì ông ta sắp chết rồi!” Trump ghê tởm chưa!
Thiếu văn hóa chưa! Vô giáo dục chưa! Và, bàn ngang tán dọc, phê phán, lên án,
đòi Bạch Cung phải xin lỗi…
Số là vì tình trạng sức
khỏe không cho phép, mấy tháng nay Nghị sĩ John McCain không tới Thượng Viện.
Không tới Thượng Viện không có nghĩa là không có ý kiến và không bỏ phiếu. Gần đây ông McCain đã lên tiếng cho biết ông
sẽ bỏ phiếu chống việc ông Trump đề cử bà Gina Haspel làm giám đốc cơ quan tình
báo CIA, thay thế ông Pompeo vừa được bổ nhiệm làm ngoại trưởng. Trong một cuộc
họp sau đó của nhân viên Văn Phòng Tòa Bạch Ốc, khi bàn về vấn đề này, bà
Kelley Sadler, một phụ tá truyền thông, góp ý rằng lá phiếu của ông McCain
không thành vấn đề vì ông ấy sắp chết rồi.
Và,
khi câu nói vô tình trong nội bộ bị rò rỉ ra ngoài đã tạo ra một cơn bão truyền
thông kéo dài cho đến nay, sau khi bà Haspel đã được Thượng Viện chấp nhận làm
giám đốc CIA, và bà Sadler đã xin lỗi gia đình ông McCain với tư cách riêng.
Nhưng nhiều người vẫn lên tiếng áp lực Tòa Bạch Ốc phải chính thức xin lỗi ông
McCain. Trong đó có cả vài người thuộc đảng Cộng Hòa. Vụ này có lẽ sẽ còn kéo
dài cho đến khi nào kẻ đưa tin ra ngoài bị lộ mặt.
Chính
quyền của ông Trump đã bị nạn “rò rỉ” tin nội bộ ra ngoài ngay từ lúc nhận bàn
giao và những kẻ ném đá giấu tay có mặt ở mọi nơi, từ Tòa Bạch Ốc tới các cơ
quan trung ương, đã tạo thành một thứ được gọi là “deep state” (quyền lực ngầm)
nhằm mục đích phá hoại guồng máy hành chánh của ông Trump. Ngay từ tháng 11 năm
ngoái, Bộ trưởng Tư pháp Jeff Sessions cho biết đã mở 27 cuộc điều tra về sự
tiết lộ tin mật ra ngoài, trong lúc Bộ Trưởng Báo chí Tòa Bạch Ốc khi ấy là
Sean Spicer đã ra lệnh kiểm tra bất thường điện thoại cầm tay của nhân viên để
phát hiện những kẻ lộ tin nội bộ ra ngoài. Vụ “deep state” này hứa hẹn sẽ nổ
lớn, rất lớn.
Vụ
“Lá phiếu của McCain không thành vấn đề vì ông ấy sắp chết rồi” chỉ là một đòn
bẩn của quyền lực ngầm không nhằm xúc phạm ông nghị sĩ bệnh hoạn đang chờ chết
nhưng mục tiêu thực sự là ném một hòn đá vào sau lưng ông Trump, và có thể cả
bà Sadler nữa. Hãy nghe Nghị sĩ Lindsey Graham, một bạn đồng viện với Nghị sĩ
John McCain, nói trên “Face the Nation” của CBS News (Chủ nhật, 13.5.2018):
“John McCain có thể bị chỉ trích vì bất cứ quyết định chính trị nào mà ông đã
làm, hay bất cứ lá phiếu nào mà ông đã bỏ, nhưng ông ta là một anh hùng của
người Mỹ. Và tôi nghĩ mọi người Mỹ muốn thấy chánh quyền Trump xử sự đúng hơn
trong tình huống như thế này. Nó không làm tổn thương gì “you” cả để làm điều
phải và trở nên vĩ đại.” Bọn “deep state” đang cười thầm đắc chí trong bóng
tối!
Thế
thì John McCain có phải là một anh hùng thật hay không? Joe Lieberman, cựu nghị
sĩ, bạn rất thân và rất ngưỡng mộ John McCain, có viết một bài về ông đăng trên
Nguyệt san NEWSMAX, số ra tháng 12, 2017, mang tựa đề “John McCain, A Most
Remarkable American”. Không kể ảnh John McCain ngoài bìa, qua 14 trang báo, với
rất nhiều hình ảnh ông McCain qua mọi giai đoạn, từ năm 1936 được ôm ngồi trên
đùi ông nội, Đô đốc John S. McCain, đến tấm ảnh cuối cùng chụp tại Điện Capitol
vào tháng 7, 2017, tác giả đã hết lời ca ngợi người bạn mình, nhưng không hề
gọi John McCain là một “anh hùng” và cũng tránh không nói tới vụ xung đột giữa
McCain và Trump.
Trong bộ phim tài liệu
mới nhất tựa đề “John McCain: For Whom the Bell Tolls” vừa được phổ biến, ông
John McCain nói với Đạo diễn Peter Kunhardt trong một cuộc phỏng vấn thu hình
tại tư gia ở Sedona, Arizona: “Tôi muốn dân Mỹ coi tôi là một con người và tôi
không phải là một ‘maverick’, và tôi đã làm những điều sai lầm”.
Có lẽ đây là lời chân
thật nhất mà ông McCain đã nói từ trước tới nay. Tại Quốc Hội Mỹ, nơi ông đã
góp mặt trong ba thập niên, John McCain được coi như một “maverick” của
đảng Cộng Hòa, một nghị sĩ với tinh thần độc lập, không bị trói buộc vào đảng
và có thể hợp tác với người khác đảng trong những công việc thích hợp với ông.
Xin mở ngoặc để nói sơ về nguồn gốc của danh từ ngộ nghĩnh này. Maverick nguyên
thủy là tên riêng của một chủ trại chăn nuôi ở Texas: Samuel Maverick. Vì ông
Maverick không đóng dấu riêng trên lưng những con bò của mình nên về sau danh
từ này trở thành danh từ chung để chỉ những con bò không có đóng dấu của chủ.
Sau đó, danh từ này được dùng trong lãnh vực chính trị để gọi những nhà chính
trị có tinh thần độc lập như John McCain. Nhưng tại sao trong vế ở trên trong
câu nói với người phỏng vấn, ông McCain lại khẳng định mình là một con người,
vậy thì chữ “maverick” trong vế thứ hai phải là một “con vật”, một con bò không
đóng dấu! Một câu nói khiêm tốn ngụ ý châm biến cay đắng.
Có
lẽ là một thiếu sót lớn nếu không nói tới những liên hệ của John McCain với
người Việt Nam, vì chính Việt Nam đã nằm trong trái tim ông, sau nước Mỹ, và
chính Việt Nam đã làm thành một phần đời của John McCain và là nguyên nhân của
những tranh cãi hiện nay, về phía người Mỹ cũng như người Việt tại Mỹ, đặc biệt
giới cựu tù cải tạo sau khi chiến tranh chấm dứt.
Sau khi John McCain được
ra khỏi nhà tù ở Hà-Nội và trở về Mỹ năm 1973 không có nghĩa là ông chấm dứt
mọi liên hệ tới Việt Nam. Trái lại, với tư cách nghị sĩ, ông rất quan tâm tới
vấn đề nhân quyền tại Việt Nam và việc tái định cư cựu tù cải tạo. John McCain
có một liên hệ khá mật thiết với bà Khúc Minh Thơ, chủ tịch Hội Gia Đình Tù
Nhân Chính Trị VN (FVPPA), và đã giúp nhiều trong việc thi hành Chương Trình
HO, trong đó có Tu Chính Án McCain năm 1997 mà nhờ đó những người con trên 21
tuổi của cựu tù cải tạo và vợ con những người đã chết trong tù cũng được sang
Mỹ.
Có một chuyện hầu như
không còn được ai nói tới nhưng có lẽ đã để lại một nỗi buồn trong lòng John
McCain mà ông không bao giờ quên. Cũng vì quan tâm đặc biệt tới Việt Nam sau
chiến tranh mà ông đã cùng với Đoàn Văn Toại, một sinh viên phản chiến thân
cộng ở Sài-Gòn trước đây nhưng sau 75 đã mở mắt, lập ra Indochina Institute với mục đích không rõ ràng
và Đoàn Văn Toại đã bị bắn trọng thương tại California sau khi dự một cuộc hội
thảo chính trị về VN tại Washington do ông McCain tổ chức. Có lẽ đó là một
trong “những việc làm sai lầm” mà ông đã thú nhận trong “John McCain: For Whom
the Bell Tolls”. Và, ông cũng muốn dân Mỹ hãy nhìn ông như một con người.
Một con người mà trong
suốt cuộc đời bình thường va tầm thường đã làm được một việc phi thường thì
cũng đáng gọi là “anh hùng”. John McCain đã làm được hai việc phi thường.
Một, là con và cháu của
hai Đô Đốc Hải Quân Mỹ mà đã không tìm cách trốn
tránh khỏi sang Việt Nam tham chiến, và ông đã thi hành 20 phi vụ oanh tạc Bắc
Việt trước khi bị bắn rơi.
Hai, trong khi McCain bị
giam tại Hà-Nội, CSBV biết ông là con của Đô Đốc John S. McCain, Tư lệnh của
Hải Quân Mỹ tại VN (1968-72), đề nghị trả tự do sớm cho ông. Biết kẻ thù sẽ
dùng sự biệt đãi ông vào mục đích tuyên truyền và sẽ là một cú năng đánh vào
tinh thần những đồng đội còn ở lại trong tù, McCain đồng ý được ra khỏi nhà tù sớm
với một điều kiện: tất cả tù nhân bị bắt trước ông cũng được phóng thích cùng
một lúc với ông, dù ông biết điều kiện ấy sẽ không được chấp thuận.
Trong
một đất nước mà một cầu thủ bóng cà-na xuất sắc cũng được gọi là “anh hùng” thì
với hai hành động “phi thường” như trên, gọi John McCain là anh hùng (không
trong ngoặc kép) tưởng cũng không phải là quá đáng.
Ký
Thiệt
(Đời
Nay ra ngày 1.6.2018)
John McCain: giờ của sự thật
__._,_.___
Friday, 1 June 2018
NHÂN NHẠC CHẾ THỬ XÉT LẠI TƯƠNG QUAN NHẠC LỜI CỦA CA KHÚC
NHÂN NHẠC CHẾ
THỬ XÉT LẠI TƯƠNG QUAN NHẠC LỜI CỦA CA
KHÚC
Phạm Đức Thân
Hồi còn nhỏ chúng ta thường nghe (đa số là trẻ em) hát (đôi khi có dị bản):
Ò, e, Rô-be
đánh đu, Tặc-Dzăng nhẩy dù, Zô-rô bắn súng.
Chết cha, con ma nào đây, thằng Tây hết hồn, thằn lằn cụt đuôi.
Chết cha, con ma nào đây, thằng Tây hết hồn, thằn lằn cụt đuôi.
Thật ra đây
là chế lời cho nhạc của bài cổ ca Tô Cách Lan, tựa là Auld Lang Sine (old long
since) phổ thơ của Robert Burns (1788) thường hát đêm giao thừa hay lúc tạm biệt.
Lời Việt thật khác xa ý nghĩa của lời nguyên bản.
Đầu thập
niên 1990 VN bắt đầu dùng phonelink, cũng xuất hiện nhạc chế của bài Tầu Đêm
Năm Cũ (Trúc Phương) :
Trời ơi là
trời, tôi có phonelink nên nó trừ lương tôi dài dài....
Nguyên bản
là:
Trời đêm dần
tàn, tôi đến sân ga đưa tiễn người trai lính về ngàn....
Và ngày nay
trên youtube ta bắt gặp rất nhiều nhạc chế như vậy.
Hiện tượng
nhạc chế là một loại hình văn nghệ dân gian, thay đổi lời ca của một ca khúc,
thường là phổ biến, nhiều người biết, để khi hát lên họ biết ngay là nhạc chế,
nhằm giỡn hớt, giúp vui đám đông, chỗ tiệc tùng... Nội dung nhạc chế thường
liên hệ đến thời sự, nên tuy không chính xác, cũng có thể đoán chừng thời điểm
xuất hiện. Ví dụ bài "Ò e..." là thời Pháp thuộc, bài "Trời
ơi..." thời có phonelink (1993).
Chúng ta hiểu
rằng ca khúc gồm nhạc và lời (đôi khi là thơ) luôn luôn được khuyên là phải xứng
hợp, tương thích, bao hàm nhạc lời phải đi với nhau chặt chẽ. Nhạc chế đổi lời,
nhiều khi nội dung khác hẳn, mà nghe bản nhạc vẫn hay. Vậy thế là thế nào? Có lẽ
chúng ta phải xét lại mối tương quan giữa nhạc và lời, để tìm ra một giải thích
thỏa đáng.
Nhạc và lời
sáng tác cùng lúc thường ăn ý với nhau, và có tầm quan trọng ngang nhau. Trường
hợp nhạc hoặc lời (vd phổ thơ) có trước thì nhạc sĩ cố gắng thêm phần thiếu sao
cho xứng hợp. Lời có ý nghĩa cụ thể rõ rệt nên thính giả nhận biết dễ dàng. Ý
nhạc thì trừu tượng, khó diễn đạt, nên nghe ca khúc thính giả thường kết luận
"nhạc diễn tả ý của lời", "nhạc là chuyển dịch lời thành âm điệu".
Thật ra,
không có âm nhạc nào tự nó có thể chuyên chở ý nghĩa của ngôn từ. Như I.
Stravinsky đã khẳng định: "Tôi cho rằng âm nhạc do chính bản chất thiết
yếu của nó, không có khả năng để biểu thị cái gì cả, dù là một cảm xúc, một trạng
thái tinh thần, một cảm nghiệm tâm lý, một hiện tượng thiên nhiên v.v.. Biểu thị
không hề bao giờ là thuộc tính cố hữu của âm nhạc. Cái đó tuyệt nhiên không là
mục đích hiện hữu của âm nhạc".
Tuy nhiên
Beethoven cho rằng "Âm nhạc là tiếng nói của con tim", và B.
Bartok cũng viết "Tôi không thể quan niệm âm nhạc lại tuyệt đối không
biểu thị cái gì cả." Rõ ràng ở đây cho thấy ngôn ngữ không diễn tả
chính xác cái mà âm nhạc chuyên chở, vì âm nhạc có thể không biểu thị cái gì,
nhưng nó có tạo nên những tác dụng tình cảm.
Âm nhạc,
trong chừng mực nào đó, còn có thể cản trở việc thấu hiểu ý nghĩa của lời. Và
nhạc càng hay thì cản trở này càng lớn, nếu ta nghe nhạc và lời cùng lúc. Đào
sâu các nghịch lý trên bài này hy vọng có thể giúp ta hiểu rõ bản chất của
tương quan giữa lời và nhạc.
Trước hết,
âm nhạc không thể diễn đạt ý nghĩa của lời. Cho nên thay đổi lời, nhiều khi nhạc
vẫn thích dụng, bởi vậy mới có hiện tượng nhạc chế.
Trong lịch
sử âm nhạc các nhạc sĩ dùng cùng một âm nhạc ứng với những chữ nội dung khác,
đôi khi còn trái ngược, là chuyện thường.
Ví dụ nhiều
nhạc sĩ VN tiền chiến phải sửa lời ca bài hát trước 1945 để cho phù hợp với chế
độ CS mà giai điệu thì vẫn giữ nguyên. Handel lấy câu nhạc của tác phẩm khác mà
ý nghĩa chữ là "không còn tin vào tình yêu", đưa vào tác phẩm
Messiah, ngay chỗ ý nghĩa chữ là "gánh nặng sẽ đè lên vai Chúa".
Âm nhạc và
ngôn từ đều diễn ra theo dòng thời gian, cho nên có thể tạo tác dụng tình cảm
tương đồng (phấn khích hay thư giãn...) bằng cao độ bổng trầm, cường độ mạnh yếu,
trường độ lâu mau... như nhau, tạo được hiệu quả tình cảm giống nhau. Nhưng nhiều
khi tiết tấu của lời khác tiết tấu của nhạc, cho nên phải cân nhắc sửa đổi, hy
sinh phía nào.
Cái gì cản
trở lưu loát trôi chảy của lời làm nó trở nên khó lãnh hội đều coi như là làm hạ
mức quan trọng của lời. Nhạc đòi hỏi một chữ phải ngân dài để giữ nét đẹp của
nhạc, cho dù không hại mấy đến hiểu lời, cũng là đã nghiêng tầm quan trọng về
phía nhạc.
Cấu tạo nhạc
thường là sau đoạn nhạc tương phản, sẽ có lập lại đoạn đầu. Mà phần lời tương ứng
nhiều khi không giống phần lời đầu, có khi còn tương phản, cho nên ở đây rõ
ràng không có tương thích. Tuy nhiên miễn là nội dung lời đừng có tạo tác dụng
trái ngược quá lớn khiến thính giả cảm thấy rõ ràng có cái gì không ổn, thì vẫn
chấp nhận được.
Có trường hợp,
phần lời thật quan trọng đến nỗi nó là lý do cho bản nhạc tồn tại. Nếu không hiểu
lời, thính giả mất đi một phần cảm nhận. Đây là trường hợp một số tình ca của
Trịnh Công Sơn, phần lời quá hay đẹp, ngoại quốc không hiểu sẽ không cảm nhận hết
cái đẹp của kết hợp nhạc và lời. Ngược lại, có trường hợp nhạc lấn át hẳn, lời
ít được chú ý. Dĩ nhiên giữa hai thái cực trên có nhiều cung bực tình cảm (tùy
tương hợp giữa nhạc và lời) dành cho thính giả ca khúc.
Các nhận định
trên cho thấy sai lầm khi cả quyết có một tương quan cứng nhắc, bất biến giữa
nhạc và lời, nhạc chỉ là biểu thị của lời. Đa số ca khúc ít kịch tính, thường
chỉ là bầy tỏ một thái độ, tâm trạng... nên nhạc sĩ được nhiều tự do lo cho phần
nhạc, làm gia tăng ý nghĩa của lời, tuy không cụ thể, nhưng cũng lột tả được trạng
thái tình cảm, cho nên có thể tạm gọi là nhạc "diễn tả" lời, trong ý
nghĩa riêng của nghệ thuật âm nhạc.
Miễn là
cùng giọng điệu tình cảm, một đoạn nhạc có thể ứng dụng cho những đoạn văn khác
nhau.
Chính sự
tương hợp của các nốt nhạc diễn cảm là căn bản cho lời và nhạc xứng hợp. Khả
năng diễn đạt của nhạc thường mạnh hơn khiến cho đôi khi không cần lời, hay lời
khác, thính giả vẫn cảm nhận được bản nhạc.
Âm nhạc là
một ngôn ngữ, không phải chỉ trong ý nghĩa chung chung mơ hồ tổng quát, mà có
thể rút ra được những ý nghĩa của các nốt, các kết hợp nốt... Đã hẳn nó khác
ngôn ngữ nói, vì nó chuyên chở các xúc cảm, chứ không phải các khái niệm cụ thể.
Nó phức tạp đến độ các yếu tố âm nhạc (giai điệu, tiết tấu, hòa âm, hành độ,
cao độ, trường độ, cường độ..) có thể kết hợp, biến đổi lẫn nhau trong muôn vàn
cách thức mà ngôn ngữ nói không có.
Ví dụ, nhìn
chung, mặc dù không tuyệt đối đúng, cung trưởng diễn tả vui, cung thứ buồn. Chủ
âm cảm giác tĩnh tại kết thúc. Quãng trưởng cảm giác vui, quãng thứ buồn. Quãng
tăng hay giảm tạo căng thẳng, chờ đợi. Deryck Cooke (The Language of Music) đã
lập nhiều chuyển hành các bậc của cung trưởng, và thứ với những xúc cảm khêu gợi
vui buồn tương ứng, coi như một dạng "tự điển" của ngôn ngữ âm nhạc.
Ví dụ:
Trong cung trưởng, nhẩy từ bậc 5 lên bậc 1 rồi bậc 3 , có thể có bậc 2 xen
vào, cho cảm giác vui vẻ, cởi mở: lên cao 5-1-(2)-3. Trong cung thứ, giai điệu
hình cánh cung úp (không phải ngửa) 5-3-(2)-1 tạo buồn rầu, chịu đựng, hoặc
8-7-6-5 cũng cho cảm giác đau buồn, cam chịu...
Chính nhờ
những đặc trưng này mà bất chấp lời, âm nhạc tự nó có thể tạo nhiều tác dụng biểu
cảm tùy theo ý nhạc sĩ. Cho nên thích dụng sít sao giữa nhạc và lời chỉ là một
tiêu chuẩn lý tưởng, có lẽ không bao giờ đạt được toàn diện.
Phạm Đức Thân
Phạm Đức Thân
__._,_.___
Thursday, 31 May 2018
THỰC DÂN NÀO ÁC NHẤT
Thế kỷ 19 , Bồ Đào Nha
là nước " yếu nhất " và Pháp mạnh nhất Âu Châu . BĐN cũng có
gần 20 thuộc địa , ngày nay các cựu thuộc địa như Brazil , Angola , Ma Cao
,Venezuela ( ? ) ... vẫn dùng ngôn ngữ Bồ Đào Nha làm ngôn
ngữ chính .
Việt Nam chỉ
dùng mẫu tự La Tinh a b c , nhưng không dùng tiếng Pháp như Congo , Côte
D'Ivoire , Maroc , Algerie , Haiti .v..v.
Đa số các nước Nam Mỹ
nói tiếng TBN , nhung ngày nay họ không còn thù dai hoặc nhắc nhở nhiều về quá
khứ để chửi thực dân TBN nữa, vì họ biết TBN dưa họ tiến lên văn minh , cha ông
họ không con ở trong hang hố hay rừng rú .
Thù dai không có lợi chi
cả !
Có lẽ
người Việt hay tranh luận nhau vì một số người cho rằng đạo Công Giáo do người
Pháp truyền sang nên ghét luôn bất cứ cái gì là thực dân Pháp . Thuc ra ,
ai cũng biết văn minh Thiên Chúa Giáo bao trùm Âu Châu qua nhiều thế kỷ .
Cho nên vào đầu thế kỷ
16 , các nước như Y Pha Nho , Bồ Đào Nha, Hòa Lan, Tây Ban Nha ... đã đến
truyền đạo Chúa cho người VN rồi.
Các thương thuyền Pháp
ghế bến Đà Nẵng lần đầu tiên năm 1858 . Tuc là sau hon ba thế kỷ đạo Công
Giáo đã vào VN truoc đo rôi !
Ngày nay còn thù dai
thực dân Pháp thì chỉ tự mình làm hại mình , vì vô lý và làm ăn ngủ không ngon
.
----- Forwarded
Message -----
From: Chau Vu
Sent: Wednesday, May 30, 2018, 11:59:28 AM CDT
Subject: [Btgvqhvn-3] THỰC DÂN NÀO ÁC NHẤT ?
Trong thời gian gần đây, các ý kiến về
vai trò của thực dân Pháp và sự phát triển của đạo Công giáo tại nước ta, vẫn
còn đang tràn ngập trên các DĐ, cho nên tôi cũng xin được đóng góp mấy ý nhỏ dưới
đây.
Rất mong sẽ được đón nhận ý kiến xây dựng
của quí vị.
THỰC DÂN NÀO ÁC
NHẤT ?
1-
Định nghĩa Thực Dân:
Thực dân là những kẻ đi đánh chiếm đất
nước của người khác để cai trị, để khai thác tài nguyên hay là để sát nhập vào
lãnh thổ của mình.
2-
Như vậy chúng ta có:
- Thực dân Pháp.
- Thực dân Anh.
- Thực dân Tây
Ban Nha.
- Thực dân Tầu.
- Và Thực dân…
Việt Nam.
3-
Thực dân nào ác nhất:
- Thực dân Pháp:
Xin coi bài đính kèm.
- Thực dân Anh:
Sau thế chiến thứ hai, trước khi bắt buộc phải trả độc lập cho các thuộc địa,
thực dân Anh thường tạo ra thêm các mâu thuẫn và bất hòa để sau khi người Anh bỏ
đi, dân chúng của các thuộc địa đó sẽ ghen ghét thù hằn và chém giết lẫn nhau.
Thí dụ
điển hình là tại bán đảo Ấn Độ. Khi trả độc lập cho vùng đất này vào năm 1947,
trong hiệp ước “Mặc Má Hồng”, thực dân Anh đã chia lãnh thổ này làm ba nước,
dân chúng ai theo tôn giáo nào thì di cư về vùng đã chia cho đạo của mình. Tích
Lan cho các tín đồ Phật giáo. Ấn Độ cho người theo Ấn giáo.. Còn các tín đồ Hồi
giáo thì phải di dân về Đông Hồi hoặc Tây Hồi. Đặc biệt và nghịch lý nhất là,
tuy cùng thuộc lãnh thổ của một nước là Hồi quốc, nhưng hai vùng đất Đông Hồi
và Tây Hồi này lại nằm tách biệt tại miền Đông và miền Tây của bán đảo Ấn Độ,
cách xa nhau cả ngàn cây số. Thực dân Anh còn nham hiểm hơn nữa bằng cách không
qui định rõ ràng chủ quyền của những vùng đất nhỏ như Casmir… Những âm mưu nham
hiểm này đã khiến cho bang giao Ấn - Hồi luôn luôn căng thẳng cho đến tận ngày
hôm nay.
- Thực dân Tây
Ban Nha: Đây là một thứ thực dân nham hiểm, độc ác và tàn bạo nhất trong lịch sử
loài người. Cứ nhìn vào các nước cựu thuộc địa của Tân Ban Nha như các quốc gia
tại Trung và Nam Mỹ hay như Philippines… là biết ngay. Tất cả mọi tập tục cổ
truyền, mọi nền văn hóa truyền thống đều bị tận diệt, ngôn ngữ có từ ngàn xưa của
các dân tộc bị trị cũng bị xóa bỏ hoàn toàn, tất cả đều phải nói và viết tiếng
Tây Ban Nha. Chính sách đồng hóa chủng tộc cũng được đế quốc thực dân này triệt
để áp dụng. Nhưng đặc biệt nhất là trong lãnh vực tôn giáo, tất cả mọi người đều
phải cải đạo để trở thành tìn đồ đạo Công giáo là tôn giáo của mẫu quốc…
- Thực dân Tầu:
Tất cả các loại thực dân kể trên, dù nham hiểm và độc ác đến đâu thì cũng không
đáng sợ bằng cái nước thực dân đế quốc khổng lồ đã từng đô hộ đất nước chúng ta
trong một thời gian kéo dài tới cả ngàn năm và hiện nay vẫn chưa từ bỏ ý định
thôn tính lãnh thổ, lãnh hải của ta. Thực dân Tây phương thì đã vĩnh viễn ra đi
và sẽ không bao giờ còn trở lại nữa, nhưng cái tên thực dân khổng lồ phương Bắc
này thì vẫn còn ngày đêm ôm mộng thôn tính nước ta.
Đã vậy, vì quá trình liên hệ trong phong
trào Cộng Sản quốc tế, nhà cần quyền Việt Nam hiện nay vẫn còn rất nhiều ràng
buộc và rất nhiều ân tình trong quá khứ với kẻ thù truyền kiếp này.
Hơn nữa, ngay cả trong lãnh vực
tôn giáo, ý thức “Thoát Trung” cũng chưa được triệt để đề cao, các danh từ, chữ
viết trong kinh sách và giáo lý, cho đến ngày hôm nay, hầu như vẫn chưa được Việt
hóa, vẫn còn lệ thuộc qúa nhiều vào những gì đã có từ xa xưa.
- Thực dân Việt Nam:
“…
Bấy giờ quan quân chém giết người bản xứ (Chiêm Thành) rất nhiều, máu chảy
thành suối… (Sử Trần Trọng
Kim, quyển I, trang 98).
…
- Thực dân Pháp:
Từ giữa Thế kỉ thứ 19, cách mạng kỹ nghệ bùng phát tại Âu
châu. Các quốc gia tại châu lục này đã đua nhau đi đánh chiếm các nước nhược tiểu
tại Á Châu, Phi châu, Trung Đông…làm thuộc địa.
Mục đích chính yếu của phong trào đánh chiếm thuộc địa
này là để tìm kiếm nguyên liệu và thị trường tiêu thụ cho nền kỹ nghệ đang trên
đà phát triển tại cá quốc gia thuộc châu lục này.
Hai nước thực dân Âu châu chú ý và muốn đánh chiếm nước
ta nhiều nhất là nước Pháp và nước Tây Ban Nha.
Giữa thực dân Pháp và thực dân Tây Ban Nha
thì Tây Ban Nha tệ hại và độc ác hơn thực dân Pháp gấp bội, nhất là về việc cưỡng
ép người dân các nước bị trị phải trở lại đạo Công Giáo.
- Tây Ban Nha là một trong những quốc gia lạc hậu
nhất Âu Châu, không phải chỉ lạc hậu về kinh tế, mà còn rất chậm tiến về sự tôn
trọng các quyền con người và về các ý thức tự do dân chủ, đặc biệt là tự do tôn
giáo. Những sự lạc hậu này, cùng với chế độ quân chủ độc tài chuyên chế, đã ngự
trị tại quốc gia Tây Ban Nha này mãi cho tới giữa thế kỉ 20. Dĩ nhiên dân chúng
tại các thuộc địa của Tây Ban Nha cũng phải chịu chung số phận như nhân dân tại
mẫu quốc.
Đặc biệt, vì Công giáo là quốc giáo của Tây Ban Nha, nên
các vua chúa và các quan chức của nước này đã công khai cưỡng bách tất cả dân
chúng tại các thuộc địa của Tây Ban Nha phải gia nhập đạo Công giáo. Chúng ta đều
đã biết rõ điều này nơi các thuộc địa cũ của Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha tại
Trung Mỹ, Nam Mỹ và Philippines...
Tại các quốc gia này, dân chúng đều là 100% toàn tòng
công giáo.
Trái lại, với cuộc cách mạng năm 1789, nước Pháp là một
quốc gia dẫn đầu thế giới về quyền tự do dân chủ, về quyền bình đẳng, về quyền
con người, kể cả về quyền tự do tôn giáo.
Nước Pháp, với các vị triết gia danh tiếng
Voltaire, Montesquieu, JJ Rousseau, các nhà học giả nầy đã là ánh sáng soi đường
không phải chỉ cho nhân dân VN, mà còn cho nhân dân toàn thế giới trong công việc
xây dựng nền tự do dân chủ phân quyền pháp trị.
Ngay cả việc tách biệt và độc lập giữa tôn giáo và nhà nước
cũng đã thường được tôn trọng và đề cao. Đấy là chưa nói tới những giai đọan mà
các phần tử vô thần và phe cấp tiến cực đoan lên nắm chính quyền, họ đã công
khai chống lại Giáo hội Công giáo, tàn sát các linh mục, triệt hạ và phá phách
các thánh đường, kể cả Nhà thờ Đức Bà tại thủ đô Paris… một người nổi bật trong
số các người đó là ông La Raveillere Lepaux…
Những tư tưởng tiến bộ cũng như cực đoan này của
nước Pháp, không những đã chi phối rất nhiều tới chính sách đô hộ của chính quyền
thực dân, mà còn có những ảnh hưởng vô cùng quan trọng tới việc truyền bá đạo
Công giáo tại các thuộc địa của Pháp, kể cả tại nước Việt Nam thân yêu của
chúng ta..
Thực dân Pháp đánh chiếm Việt Nam không phải nhằm
mục đích truyền bá đạo Công Giáo, mà chỉ vì lý do kinh tế. Bằng chứng rất là
đơn gỉan và hiển nhiên:
* Nếu cũng nhằm mục đích truyền giáo thì tại sao sau khi
đánh chiếm được Việt Nam rồi, thực dân Pháp lại không tiếp tục dùng võ lực hay
các biện pháp cứng rắn để ép buộc người dân Việt Nam theo đạo và biến VN thành
toàn tòng Công Giáo như ở Philippines, như ở Trung và Nam Mỹ?
* Chính sách tự do phóng khoáng về tín ngưỡng này cũng đã
được thực dân Pháp áp dụng tại tất cả các thuộc địa khác. Cho nên tại Lào và
Cămphchia, sau khi thực dân Pháp ra đi, số tín đồ Phật giáo tại hai quốc gia
này vẫn gần như là 100% giống như ngày xưa. Tại Algerie, Maroc… thì số tín đồ Hồi
Giáo vẫn còn đông đảo y hệt như trước khi bị thực dân Pháp cai trị.
* Dĩ nhiên là tại Việt Nam chúng ta thì cũng y hệt như vậy,
sau khi đánh chiếm được nước ta rồi, chính quyền thực dân Pháp cũng chỉ vận dụng
mọi nỗ lực để lo khai thác và bóc lột về kinh tế mà thôi. Việc truyền giáo hoàn
toàn do các giáo sĩ tự lo liệu lấy. Chính quyền thực dân không hề trực tiếp can
thiệp hay trực tiếp yểm trợ cho việc truyền giáo. Do đó, dù đã được rao gỉang tại
nước ta trong thời gian hơn 400 năm, dù với sự cố gắng vượt bực của biết bao
thanh niên nam nữ đủ mọi quốc tịch như Pháp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Ý Đại Lợi…
và người bản xứ, cho đến khi người Pháp rời khỏi nước ta, số người Công giáo tại
VN vẫn chỉ ở con số sấp sỉ 5% dân số mà thôi!
Từ giữa thế kỉ 20, khi người Việt Nam tự đảm nhận lấy
công việc truyền giáo, dù với hai vị quốc trưởng là tín đồ Công giáo, dù với sự
tận tuỵ hy sinh của biết bao thanh niên nam nữ tu sĩ công giáo Việt nam và ngoại
quốc, họ đã lăn lộn vào tận các hang cùng ngõ hẻm, lặn lội cả tới các vùng rừng
núi xa xôi hẻo lánh, tìm đến với những người nghèo đói, phong cùi, tàng tật… để
truyền bá Phúc Âm…nhưng cho đến nay - theo nhiều học gỉa Phật giáo cho biết -
thì vẫn còn hơn 80% người dân Việt Nam theo Phật giáo. (20% còn lại bao gồm cả
tín đồ các tôn giáo khác như Tin Lành, Cao Đài, Phật Giáo Hoà Hảo, đảng viên Cộng
Sản vô thần…thì số bách phân của tín đồ Công giáo hiện nay chắc cũng còn rất là
nhỏ bé?).
Cũng xin mở một dấu ngoặc ở đây là, để được thực dân Tây
Ban Nha nhừơng nhịn trong việc xâm lăng Việt Nam, thực dân Pháp sau này đã phải
đồng ý dành cho giáo hội Tây Ban Nha được quyền giảng đạo tại khu vực tả ngạn
sông Hồng như Thái Bình, Bắc Ninh, Hưng Yên…, Nhưng dĩ nhiên các giáo sĩ Tây
Ban Nha cũng chỉ được truyền giáo bằng cách khuyên dụ chứ không được phép cưỡng
bách người Việt Nam theo đạo như tại các xứ thuộc địa khác của Tây Ban Nha.
* Cũng vì tinh thần cởi mở của cuộc cách mạng 1789,
mà Thực dân Pháp không những đã không tiêu diệt các phong tục tập quán và nền
văn hóa cổ truyền Việt Nam, mà còn rất kính trọng, đề cao và không hề bách hại
hay cấm đoán các hình thức tín ngưỡng dân gian cũng như các tôn giáo cổ truyền
tại nước ta như Đạo Thờ cúng Ông Bà, Phật giáo, Khổng giáo và Lão giáo…Kể cả
hai tôn giáo mới được thành lập là Cao Đài và Phật Giáo Hoà Hảo, mặc dầu mọi
người đều biết, một trong các mục tiêu ngắn hạn của hai tôn giáo này là đánh đuổi
thực dân Pháp...
Tóm lại, giữa hai đế quốc thực dân xâm lược đã ráo riết cạnh
tranh để dành quyền cai trị nước ta là Pháp và Tây Ban Nha, thì thực dân Pháp
tương đối là một đế quốc có đường lối cai trị cởi mở, ít thâm độc và ít tàn bạo
nhất, đặc biệt là trong lãnh vực truyền giáo.
Trong cái rủi thường có cái may.. Hay nói cách khác, nếu
bắt buộc phải chọn giữa hai cái xấu, hãy chọn cái ít xấu hơn.
Như vậy, phải chăng việc Nguyễn Ánh giao Hoàng Tử Cảnh
cho Giám Mục Bá Đa Lộc để cầu viện nước Pháp là một sự lựa chọn …sáng suốt. Một
hành động sinh tử với Đạo Phật tại nước ta.
Nếu Nguyễn Ánh, thay vì móc nối với Bá Đa Lộc, lại giao
Hoàng Tử Cảnh cho một giáo sĩ …Tây Ban Nha, thì Việt Nam đã trở thành thuộc địa
của Tây Ban Nha và dân Việt Nam cũng đã toàn tòng 100% Công giáo giống như
Philippines, và các quốc gia tại Trung và Nam Mỹ châu rồi.
Phải chăng các tín đồ Phật Giáo Việt Nam cũng nên nói lời
cám ơn Lịch Sử và cám ơn … thực dân Pháp?
Phải chăng Phật Giáo Việt Nam cũng nên cám ơn Vua Gia
Long, cám ơn Hoàng Tử Cảnh và cám ơn cả Giám Mục Bá Đa Lộc nữa.
Vũ linh Châu
Phát biểu và chịu trách nhiệm hoàn toàn
với tư cách cá nhân, không liên quan tới bất cứ một tôn giáo, một nhóm hay một
người nào khác.
__._,_.___
Wednesday, 30 May 2018
Tuesday, 29 May 2018
Monday, 28 May 2018
Subscribe to:
Posts (Atom)
Featured post
Popular Posts
-
MỜI ĐỌC TIN CỦA HẠNH DƯƠNG TẠI LINK: https://www.vietpressusa.us/2018/01/bao-ong-nham-phi-xuyen-luc-ia-ang-tan.html Báo Động nhầm...
Popular Posts
-
Thế kỷ 19 , Bồ Đào Nha là nước " yếu nhất " và Pháp mạnh nhất Âu Châu . BĐN cũng có gần 20 thuộc địa , ngày nay các cựu thuộ...
-
MỜI ĐỌC TIN CỦA HẠNH DƯƠNG TẠI LINK: https://www.vietpressusa.us/2018/01/bao-ong-nham-phi-xuyen-luc-ia-ang-tan.html Báo Động nhầm...
-
Top 10 U.S. fighter jets 10. F-4 PHANTOM The McDonnell Douglas F-4 Phantom II[N 1] is a tandem two-seat, twin-engine, all-weather,...
My Blog List
-
-
-
BẠN TÔI: ĐẠI ÚY TRẦN QUANG HIỆP - https://www.facebook.com/groups/160591528349491/permalink/723350692073569/ https://www.youtube.com/watch?v=oqhFQFR2-JM Chuyện Xứ Xã Nghĩa rpedn...2 years ago
-
-
Thuc phẩm được cảnh báo là chất gây ung thư, ăn càng ít càng tốt - ( Cảm ơn bạn đã chuyển . Có vài ý kiến thô thiển : 1 - những thức ăn quá hạn ( out of date ) dù còn dùng được , cũng nên liệng bỏ . Đừng t...4 years ago
-
-
-
-
-
Diễn hành Tết Canh Tý trên đại lộ Bolsa, Little Saigon - ---------- Forwarded message --------- From: *Le Hiep* Date: Mon, Jan 27, 2020 at 8:26 PM Subject: Fw: Diễn hành Tết Canh Tý trên đại lộ Bolsa, Little Sai...4 years ago
-
-
https://www.facebook.com/reel/802490438523735 - https://www.facebook.com/reel/8024904385237356 months ago
-
-
-
-
-
Cách tự kiểm tra xem mình có nhiễm virus COVID-19 không (?) - NT2K4FL Nếu không muốn nhận Email này Xin cho biết để chấm rứt.Cám ơn * Please delete my address before sending this document out. * On ...4 years ago
-
-