heo VN


Image result for coronavirus

VN là chổ xả rác cho bọn tàu, người VN tỉnh ngũ đi.





ĐỐT LŨA ĐI EM ĐỂ DIỆT QUÂN THÙ.



https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEiawWm0mrEB_hcAesPVxwoBJelVLAqPb8O0CUvAO_9p5nbh9eDsduClHNeAVWV40wHXI4rTTmj6G0DOp08i-ajnN_e5bv1h0eVz8g_3kQAVE2Wj-x4w84-n5q_1Zdji8bD8xH7PfSrUcqo/s1600/Vi+moi+truong+trong+sach+cho+Viet+Nam+.jpg

ĐỐT LŨA ĐI EM ĐỂ DIỆT QUÂN THÙ.
Biểu tình 5/3/2017
Image result for bom xang
https://www.youtube.com/results?sp=EgIIAg%253D%253D&q=bi%E1%BB%83u+t%C3%ACnh+2017

Thursday, 5 October 2017

��Khai Dân Trí - Lisa Phạm ngày 05/10/2017 Lisa tụng kinh nguyền rủa súc...

Tuyên truyền Đức quốc xã và tuyên truyền Cộng sản



----- Forwarded Message -----
From: Cuong Nguyen <
To: @ <undefined>
Sent: Wednesday, October 4, 2017, 10:12:45 PM CDT
Subject: Fwd: Tuyên truyền Đức quốc xã và tuyên truyền Cộng sản


---------- Forwarded message ----------

(  Một loạt bài  nên đọc  )
Tuyên truyền Đức quốc xã 
và tuyên truyền Cộng sản
FB Trần Trung Đạo

4-10-2017

Buổi sáng ngày 19 tháng 8, 1934 là ngày nhân dân Đức đi bỏ phiếu để hợp thức hóa vai trò lãnh đạo tối cao của Adolf Hitler. Một cột báo lớn trên trang nhất long trọng công bố “Hôm nay Hitler là biểu tượng của nhân dân Đức”. Tổng thống Paul von Hindenburg qua đời hai ngày trước đó. Hitler được chọn làm Thủ tướng vào tháng Giêng năm 1933 và chỉ cần hơn một năm để thực hiện hàng loạt các hoạt động vừa hợp pháp và bất hợp pháp để củng cố quyền lực. 

Sau cái chết của Tổng thống Hindenburg, Hitler nắm lấy cơ hội hủy bỏ chức vụ tổng thống và thay bằng quốc trưởng, lãnh đạo tối cao của toàn dân và toàn quân. Gần chín chục phần trăm nhân dân Đức đã bó phiếu cho Adolf Hitler vào chức vụ Quốc Trưởng và Lãnh Tụ Tối Cao.

Nhiều lý do giúp Hitler thôn tính quyền hành đã được thảo luận, trong đó gồm tham vọng chinh phục thế giới của y, đại khủng hoảng kinh tế thế giới 1928, hiệp ước Versailles và khuynh hướng chủ hòa của phe đồng minh Anh Pháp. Tuy nhiên, các lý do đó không đủ để đưa một chính trị gia chỉ được 32% số phiếu bầu hai năm trước trở thành “lãnh tụ anh minh” với gần 98.9% cử tri Đức ủng hộ trong lần bầu cử 1934 và không đủ để đưa một Adolf Hitler bốn năm trước chưa phải là công dân Đức trở nên một “cứu tinh dân tộc”.

Lý do chính là tuyên truyền.

Vũ khí tư duy thâm độc này đã giúp Hitler nắm được quyền hành tuyệt đối tại Đức. Theo sử gia Sebastian Haffner ngay cả một số người Đức bỏ phiếu chống Hitler trước đó cũng quay sang ủng hộ Hitler. Bộ máy tuyên truyền đã dựng Hilter thành một một anh hùng dân tộc, một thiên tài quân sự, một con người thiêng liêng đầy huyền nhiệm

Trong diễn văn tại đại hội Quốc Xã Đức ngày 28 tháng Tư, 1938, Hitler tóm tắt các công trạng của y: “Tôi đã vượt qua những hỗn loạn tại Đức, tái lập trật tự, gia tăng sản xuất một cách ồ ạt trong mọi lãnh vực kinh tế quốc gia…Tôi đã thành công trong việc đưa vào sản xuất 7 triệu người thất nghiệp …

Tôi chẳng những đoàn kết nước Đức về mặt chính trị mà còn tái võ trang và bước xa hơn trong việc xóa bỏ Hiệp Ước Versailles. Tôi đã sáp nhập Đức các tỉnh bị chiếm đoạt từ năm 1919…Tôi đã hoàn thành các mục đích đó mà không nhỏ một giọt máu của nhân dân, và không gây ra sự chịu đựng cho người dân Đức cũng như các dân tộc khác.”

Câu “không nhỏ một giọt máu của nhân dân, và không gây ra sự chịu đựng cho người dân Đức cũng như các dân tộc khác” là những lời đường mật rót vào tai người dân Đức cho đến khi thế chiến thứ hai bùng nổ mọi hối hận đã trễ tràng.

Người có công lớn nhất trong việc đưa Hitler lên ngôi vị Lãnh tụ tối cao và Quốc Trưởng Đức (Führer und Reichskanzler) không ai khác hơn là Joseph Goebbels, Bộ trưởng Bộ Tuyên Truyền Đức từ 1933 đến 1945.

Sau khi tốt nghiệp Tiến Sĩ tại Heidelberg University 1921 với luận án nghiên cứu kịch nghệ lãng mạn Đức, Goebbels gia nhập đảng Quốc Xã Đức năm 1923. Joseph Goebbels ủng hộ chính sách diệt chủng Do Thái và là một trong những cố vấn của đề án này. Trong tất cả phụ tá thân cận Hitler, Joseph Goebbels gần gũi với Hitler cho đến giờ phút cuối cùng.

Dù được ca ngợi là một “thiên tài đen”, Goebbels không phải là cha đẻ của chính sách tuyên truyền tẩy não. Cha đẻ của kỹ thuật tuyên truyền thời hiện đại là các tổ CS trong đó có Lenin, Stalin và Mao Trạch Đông. Joseph Goebbels “học hỏi, vận dụng một cách sáng tạo” phần lớn các phương pháp tuyên truyền CS tại Liên Xô và ngay cả từ CS Trung Quốc dù lúc đo chưa chiếm toàn lục địa, để áp dụng tại Đức.

Dưới đây là những mục đích chính của tuyên truyền CS

Xóa bỏ nền văn hóa
Xóa bỏ nền văn hóa giáo dục cũ và thiết lập nền văn hóa xã hội chủ nghĩa là mục tiêu đầu tiên và được tiến hành liên tục dưới chế độ CS.

Ngày 10 tháng Năm 1933, một buổi đốt sách do “đạo quân áo nâu” dưới quyền của Joseph Goebbels tổ chức tại Bebelplatz với khoảng 20 ngàn tác phẩm của các tác giả được yêu thích bị đem ra đốt. Thật ra, đốt sách là một trong những biện pháp xóa bỏ quá khứ mà các chế độ độc tài từ thời vua Jehoiakim xứ Judah trước Tây lịch đến Tần Thủy Hoàng từng sử dụng.

Khác với Đức Quốc Xã, tại các nước CS, chiến dịch đốt sách như một biện pháp đầu tiên và được thực hiện liên tục để xóa bỏ tận gốc rễ một nền văn hóa giáo dục.

Trong tác phẩm Quần đảo ngục tù Aleksandr Solzhenitsyn có nhắc đến các chiến dịch đốt sách tại Liên Xô. Tại Trung Cộng ngay sau khi chiếm Trung Hoa lục địa năm 1949 cũng như nhiều năm trong thời kỳ Cách Mạng Văn Hóa sau đó, không chỉ sách vở mà các di tích văn hóa đều bị phá hủy.

Trong số 20 ngàn tác phẩm bị Joseph Goebbels đem đi đốt tại Bebelplatz có một tác giả rất quen thuộc với độc giả Việt Nam. Đó là Erich Maria Remarque. Các tác phẩm của ông được dịch sang tiếng Việt và được tuổi trẻ miền Nam trước 1975 yêu thích như Chiến hữu, Một thời để yêu và một thời để chết, Mặt trận miền Tây vẫn yên tĩnh. 

Chỉ trong vài ngày sau ngày 30 tháng Tư, 1975, các tác phẩm của Erich Maria Remarque lần nữa lại nằm trong số những sách bị đem ra đốt. Erich Maria Remarque qua đời năm 1970 nên không biết tin buồn từ CSVN.

Thuần khiết lãnh đạo
Hitler và Stalin, như cả thế giới biết là hai trong những kẻ sát nhân tập thể tàn bạo nhất nhân loại nhưng chính Hitler đã nhiều lần bày tỏ sự thán phục dành cho Stalin và ca ngợi y trong việc làm thuần khiết hóa đảng CS Liên Xô qua việc loại bỏ các mầm mống Do Thái như Leon Trotsky, Grigory Zinoviev, Lev Kamenev, Karl Radek khỏi nội bộ lãnh đạo đảng.

Không ai phủ nhận Joseph Goebbels có một năng khiếu đặc biệt về tuyên truyền và được nhiều nhà phân tích xem như là một “thiên tài đen” vì y đã khá thành công trong việc tiêm chích chủ nghĩa dân tộc cực đoan vào tâm lý nhân dân Đức. Tuy nhiên, so với Lenin, Joseph Goebbels chỉ thuộc vào lớp học trò.

Lenin đưa kỹ thuật tuyên truyền lên mức độ cao nhất khi khai thác mâu thuẫn giữa các thành phần xã hội thành cuộc đấu tranh giai cấp đẫm máu, không khoan nhượng. Các cán bộ tuyên truyền CS không chỉ tuyên truyền mà còn những chuyên viên sách động, tố cáo. Bắc Hàn, CSVN thừa hưởng các kỹ thuật tuyên truyền của Liên Xô và Trung Cộng, và đã vận dụng một cách tinh vi để thích hợp với điều kiện văn hóa Á Châu.

Trong diễn văn khá dài đọc trước đại hội đảng Quốc Xã vào tháng Chín, 1935, Joseph Goebbels phân tích chủ trương tuyên truyền CS “bắt đầu với nguyên tắc cứu cánh biện minh cho phương tiện. Đối với các đảng CS tại Á Châu, Joseph Goebbels cho biết “Tháng 11 1934, Thống chế Tưởng Giới Thạch công bố trước dư luận, riêng tại tỉnh Giang Tây khoảng một triệu người đã bị CS giết và sáu triệu người khác bị cướp sạch tài sản.” Cũng trong diễn văn này Joseph Goebbels tố cáo rất nhiều tội ác khác của CS diễn ra sau 1917 tại nhiều nơi ở châu Âu.

Xây dựng “con người mới”
CS tin tưởng vào việc tái sản xuất con người. Lý lịch ba đời không chỉ duy trì tính kế tục về dòng giống mà còn bảo đảm mục đích của chế độ được hoàn thành trong chính sách ngắn hạn cũng như dài hạn. Stalin phê bình quan điểm chủng tộc của Hitler và gọi đó là Phát Xít nhưng chính trị lý lịch qua đặc tính giai cấp xã hội vốn là nền tảng cho tính kế thừa của chế độ CS.

Không lấy làm lạ khi các lãnh tụ CS thích hôn nhi đồng. Hình ảnh “hiền từ” của họ bên cạnh nhi đồng là hình ảnh tuyên truyền phổ biến nhất trong thế giới CS bởi vì mục tiêu hàng đầu của tuyên truyền tẩy não CS là đào tạo những con người tuân phục từ khi mới ra đời. Lenin từng nói “trao cho chúng tôi một em bé và trong vòng tám năm, em bé đó sẽ mãi mãi là người CS”.

Từ khi biết nói, tuổi thơ tại các nước CS đã bắt đầu được đoàn ngũ hóa dưới tổ chức Thiếu Nhi Tiền Phong. Các cháu được giáo dục để tuân phục và hãnh diện được thuộc về lãnh tụ. Các cháu thi đua sống và làm việc theo gương lãnh tụ vĩ đại. 

Sự phát triển tâm lý xã hội đóng vai trò quan trọng trong đời sống của thiếu nhi. Lễ gia nhập vào đội Thiếu Nhi Tiền Phong là biến cố quan trọng đầu tiên trong đời một em bé vì đó là bước thay đổi đầu tiên trong đời em bé. Mỗi em bé được nhận một cà-vạt đỏ và lớn lên với niềm kiêu hãnh vì đã trở thành một phần không thể thiếu trong xã hội CS.

Joseph Goebbels áp dụng hầu hết các phương pháp tuyên truyền của Lenin vào việc phát triển chủ nghĩa Quốc Xã tại Đức.

Xây dựng “trật tự xã hội mới”
Trước các hung thần khát máu Heinrich Himmler, Heinrich Müller của Đức Quốc Xã, hung thần đầu sỏ của các chính sách trấn áp tại Liên Xô là Felix Dzerzhinsky.

Tên đồ tể khát máu này gốc Ba Lan nhưng là người thành lập cơ quan mật vụ Cheka khủng khiếp nhất tại Nga ngay sau khi cách mạng CS 1917. Sau khi một lãnh đạo tổ chức Cheka bị ám sát hụt tại St. Petersburg, Dzerzhinsky ra lịnh bắt 800 người và tất cả đều bị xử bắn không qua một phiên tòa nào. Chỉ trong vòng một tháng từ tháng Chín đến tháng Mười 1918, ước lượng đã có 10 ngàn đến 15 ngàn người bị giết. Danh từ “Khủng bố Đỏ” xuất hiện trong giai đoạn này.

Dzerzhinsky kiêm nhiệm hàng loạt chức vụ cấp bộ trưởng ngoài việc điều hành ngành an ninh Sô Viết. Y thông thạo nhiều ngoại ngữ mặc dù học hành bị dang dở vì tham gia hoạt động CS, bị tù nhiều lần trong đó có lần bị lưu đày tận vùng băng tuyết Siberia. Vượt thoát khỏi Siberia và hoạt động CS tại Đức. 

Là nhân vật nổi tiếng trong phong trào CS Đông Âu, sau 1917, Felix Dzerzhinsky thay vì hồi cư về Ba Lan đã quyết định ở lại Nga và được bầu vào đảng ủy CS thủ đô Moscow. Felix Dzerzhinsky chia sẻ quan điểm của Lenin về vai trò toàn trị của Soviet và là người đầu tiên nhận trọng trách thành lập cơ quan an ninh CS.

Joseph Goebbels cũng rập theo khuôn mẫu đó và tung ra chiến dịch tôn sùng cá nhân với khẩu hiệu “Hitler vì nước Đức” và “Toàn nước Đức của Hitler”.

Những điểm khác nhau giữa tuyên truyền Đức Quốc Xã và tuyên truyền CS

– Bộ máy tuyên truyền Đức Quốc Xã đặt nặng vai trò của trung ương tức Bộ Tuyên truyền, nơi kiểm soát, phân phát chỉ thị và điều hành mọi hoạt động tuyên truyền trong lúc dưới các chế độ CS tuyên truyền là cả một hệ thống hiệu quả từ trung ương cho đến từng tổ ba người.

– Mặc dù sở hữu và khai triển hệ lý luận Quốc Xã trong đó có cả sự quan tâm về một “chủ nghĩa xã hội” trong tương lai Đức, Joseph Goebbels không có nhiều thời gian để thực hiện chủ trương vừa tận diệt tàn tích cũ và để trồng lên một lớp người mới với nhận thức mới như chủ trương của Lenin và các thế hệ lãnh đạo CS đàn em ở Liên Xô cũng như tại các nước CS khác.

– Hàng ngũ cán bộ tuyên truyền của Đức Quốc Xã đều là những cán bộ mới được đào tạo, vừa học tập vừa tuyên truyền, không sở hữu một căn bản lý luận vững chắc, trong lúc đó, tại các nước CS khả năng tuyên tuyền là tiêu chuẩn xác định trình độ chính trị và chủ nghĩa Cộng Sản của mỗi đảng viên.

– Tuyên truyền Quốc Xã chỉ trở nên hữu hiệu khi sau khi Hitler nắm được chính quyền, trong lúc đó, khi hoạt động trong bí mật các đảng viên CS đã thực hiện công tác tuyên truyền, sống sót nhờ vũ khí tuyên truyền, tờ báo bí mật Pravda của trung ương đảng CS Nga cũng ra đời trong thời gian hoạt động bí mật.

– Đối tượng tuyên truyền của Đức Quốc Xã là nhân dân Đức và đối tượng để tiêu diệt là người Đức gốc Do Thái, trong khi đó đối tượng tuyên truyền lẫn tiêu diệt tại các nước CS đều là dân của các nước đó.

Lý thuyết Marx, kể cả Tuyên ngôn Đảng CS do Mác và Friedrich Engels soạn, cũng còn trong phạm vi triết học và lý luận, chỉ được thực tế hóa một trách triệt để sau khi Lenin và đảng CS Nga chiếm được quyền lực sau Cách mạng CS tháng 10, 1917.

Boris Efimov, họa sĩ hí họa tuyên truyền chính trị thời CS Liên Xô thú nhận ông đã dành 70 năm chỉ để làm công việc bôi đen nhận thức của bao nhiêu thế hệ con người trong mười lăm nước thuộc Liên Xô. Ông không có chọn lựa. Anh ruột của ông bị Stalin xử bắn nhưng có lẽ nhờ tài năng ông được cho phép sống để vẽ hí họa tuyên truyền. Theo Boris Efimov, hệ thống tuyên truyền CS vô cùng khủng khiếp và có khả năng thôi miên cả một dân tộc. Không ít người Việt Nam đã từng và đang bị thôi miên như thế.

Hôm nay, bức tường tuyên truyền CSVN còn dày nhưng so với 42 năm trước đã có nhiều kẻ hở. Ánh sáng tự do dân chủ theo cuộc cách mạng tin học tràn vào và giúp làm thay đổi nhận thức của một số người. Có thể chưa đủ làm nên một lực lượng cách mạng nhưng rõ ràng mỗi ngày một đông và sẽ đông hơn. Một ngày không xa, những con nước nhỏ hôm nay sẽ làm nên thác lũ.

Những oan hồn của cuộc chiến
Blog VOA / Bùi Tín

5-10-2017

Bộ phim Chiến tranh Việt Nam của các đạo diễn Hoa Kỳ gây nên nhiều tranh luận, ý kiến khác nhau của người Việt trong và ngoài nước. Đó là điều tất yếu vì cuộc chiến tranh kéo dài gần 30 năm, liên quan đến nhiều nước, với những động cơ khác nhau, không thể làm thỏa mãn mọi người.

Đây là một dịp bổ ích và lý thú để công luận có thể được dịp phát biểu thêm, soi tỏ thêm nhiều điều mới mẻ, những góc tối của cuộc chiến, từ đó có thể bổ xung cho nhau nhiều hiểu biết mới để soi tỏ thêm quá khứ, hiện tại và tương lai của các bên tham chiến trong mối quan hệ quốc tế phức tạp hiện nay.

Một số nhà báo, làm phim truyền hình người Việt, người Pháp, Hoa Kỳ, Đức… phỏng vấn tôi nhân dịp này. Tôi đã phát biểu ý kiến của mình.

Với tư cách là một nhân chứng sống, từng tham dự cuộc chiến từ ngày đầu đến ngày cuối, ở miền Bắc cũng như ở miền Nam, ở chiến trường Cam-bốt cũng như ở Lào, tôi có nhiều suy nghĩ, kỷ niệm về cuộc chiến tranh, nay có dịp để nói lên những điều quan trọng bị khỏa lấp mà bộ phim hoành tráng của các nhà làm phim Hoa Kỳ không đề cập đến.

Nhiều bạn hỏi tôi, nếu tôi tham gia một bộ phim khác về Chiến tranh Việt Nam, tôi sẽ nói lên những điều gì? Tôi có khá nhiều điều cần phát biểu về cuộc chiến, khi tưởng nhớ, ngẫm nghĩ lại về cuộc chiến. Qua bài báo này trước hết, tôi muốn nói đến những oan hồn của cuộc chiến.

Tôi có một số người thân, ông chú, các anh chị em họ Bùi vốn là đảng viên Quốc Dân Đảng và Đại Việt Quốc dân đảng đã bị Việt Minh chụp mũ cho là Việt gian, bị bắt giam sau Cách mạng tháng Tám. Tiêu biểu là ông Bùi Nhữ Uyên chú ruột tôi từng theo cụ Nguyễn Thượng Hiền, người cùng làng sang Nhật Bản vận động cho phong trào Đông Du và sau đó về Trung Quốc, tham gia Việt Nam Quang Phục hội của Cụ Phan Bội Châu. 

Chú tôi bị bắt năm 1946, bố tôi (Bùi Bằng Đoàn) lúc đó là trong Ban Thường trực Quốc hội can thiệp với ông Hồ chí Minh, ông Hồ lệnh cho chính quyền tỉnh Hà Đông thả ngay chú tôi, nhưng đúng vào đêm lệnh thả đến nhà giam ở Vân đình thì chú tôi mất vì «đau bụng» khẩn cấp. Bạn tù cùng giam cho rằng chú tôi bị trại giam đầu độc.

Những oan hồn tôi không thể quên. Việt Minh từ hồi đó coi tất cả các đảng yêu nước chống Pháp là Việt gian, như Quốc Dân đảng, Đại Việt, Việt Nam Quang Phục hội, Việt Nam Cách mạng đồng minh, đệ tứ (Trostkyt)… Họ phê phán rất mạnh cụ Phan Bội Châu và Phan Chu Trinh, coi là sai lầm thân Tàu, chuộng Pháp.

Tôi còn nhớ trước năm 1940 1941 số đảng viên Quốc dân đảng rất đông, vượt con số đảng viên đảng CS Đông dương ở các nhà giam, ở Côn Đảo. Rất nhiều giáo viên tiểu học các xã, huyện, trí thức nông thôn tham gia phong trào Quốc dân đảng của Nguyễn Thái Học. Rất nhiều trung nông, phú nông, cả địa chủ nhỏ có học tham gia đảng này, về sau bị Cải cách ruộng đất kiểu Mao vu cáo là địa chủ ác bá, là việt gian, bị sát hại gần hết, theo thống kê khi sửa sai con số oan hồn này lên đến hơn 15.000.

Ngoài số nói trên cần kể đến oan hồn của các nhà yêu nước Tạ Thu Thâu, Phan Văn Hùm – lãnh đạo nhóm Troskyt, tướng Nguyễn Bình và nhà sử học Trần Huy Liệu – nguyên là đảng viên Quốc dân đảng, cụ Đặng Văn Hướng – nguyên Bộ trưởng không bộ do ông Hồ phong chức và cụ Nguyễn Khắc Niêm, thân sinh ông Nguyễn Khắc Viện, chủ tịch Hội Việt kiều yêu nước ở Pháp – 2 cụ đều bị tàn sát trong Cải cách ruộng đất.

Cũng cần ghi thêm trong danh sách các oan hồn những cán bộ cộng sản có ít nhiều thức tỉnh đã bị thải loại, ra rìa, như tướng Đặng Kim Giang, tướng Nguyễn Vịnh, các đại tá Đỗ Đức Kiên, Lê Trọng Nghĩa, Lê Minh Nghĩa, Hoàng Minh Chính… trong vụ án «xét lại», Trần Dần, Hoàng Cầm, Phùng Quán… trong vụ Nhân văn Giai phẩm, Trần Xuân Bách, Trần Độ, Nguyễn Hộ, Nguyễn Cơ Thạch, Võ Nguyên Giáp… từng có tư duy độc lập chống lại một số chủ trương chính sách của đảng.

Các đồng đội của tôi vào Nam chiến đấu theo lời nguyện «sinh Bắc tử Nam để giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc», chết vài chục vạn, hơn 300.000 tử sĩ hiện chưa tìm ra thi hài mộ chí, cũng là những oan hồn, nỗi đau lòng uất hận của hàng vài triệu bố mẹ, anh chị em ruột thịt. Đó là những oan hồn vì khi chiến đấu, tự nguyện hy sinh, các đồng đội của tôi đều mang theo hy vọng rồi gia đình mình, bố mẹ anh chị em mình, đồng bào mình sẽ được hưởng độc lập tự do, an bình, phồn vinh hạnh phúc. Những hy vọng thiêng liêng ấy đến nay vẫn còn xa vời. 

Ngược lại đất nước còn bị ách Bắc thuộc từ sau mật đàm Thành Đô năm 1990, tự do tư tưởng, ngôn luận còn bị cấm đoán, trừng phạt, an ninh của nhân dân, nông dân, trí thức, nhà kinh doanh tự do bị đe dọa, các chiến sỹ yêu nước, đòi tự do cho nhân dân bị tù đầy, chênh lệch giàu nghèo tồi tệ hơn thời phong kiến, thực dân, đảng cộng sản biến thành lực lượng kìm hãm đà tiến bộ, phát triển của đất nước, mắc nợ hàng triệu oan hồn đã hy sinh do những lời đường mật giả dối.

Tôi có nhiều anh em, cháu, – con các bà chị ruột và chị họ vào Nam chiến đấu và hy sinh ở Đức Phổ, Quảng Ngãi, Bình Định nay vẫn chưa tìm ra thi hài, mộ chí. Đã đến lúc phải nói thẳng ra là gia đình và các cháu đã bị lừa. Họ đưa ra Luật nghĩa vụ quân sự, tuyên truyền về vinh quang trai thời loạn là sinh Bắc tử Nam, cưỡng bức các cháu bỏ học cầm súng, bắt ký các bản tình nguyện nhập ngũ, buộc bố mẹ phải ký tên «vinh dự hiến con cho Tổ quốc», trong khi con cháu các quan lớn hầu hết đều được xuất ngoại học tập ở Liên Xô, Trung Quốc , Ba lan, Đông Đức, Tiệp… 

Một sự bất công khổng lồ. Bố mẹ các cháu tôi lo nghĩ tiếc thương con, ban đêm xụt xùi khóc, nhưng vẫn phải tỏ ra vui vẻ khi tiễn con vào Nam. Các cháu đều miễn cưỡng ký giấy «tình nguyện vào Nam chiến đấu, đâu cần xin có mặt» theo ý nguyện (cưỡng bức) của Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh. Cả một khoa học bịp bợm thành hệ thống.

Tôi đã từng nhiều lần vào Nam cùng các đơn vị, vào Bình Trị Thiên, rồi vào Tây Nguyên – Kon Tum, Gia Lai, vào Bình Định, Buôn Ma Thuột, Bình Long, Sài Gòn… có những điều ít ai biết, đó là tình trạng cực kỳ phi lý, thương tâm, oan trái, từ khi lên đường vào Nam, các cán bộ chiến sĩ đều bị cắt đứt liên lạc một cách tuyệt đối với bố mẹ, anh chị em, bạn bè, vài năm, có khi hàng chục năm, mà không có một lá thư được nhận hay được gửi về nhà. Sự bặt tin thật là buồn đau độc ác. 

Đây là một nét độc đáo của cuộc chiến ở miền Nam Việt Nam. Cuộc chiến tranh không có thư từ của người cầm súng, đằng đẵng từ khi lên đường, cho đến khi trở về, lành lặn hay bị thương nặng nhẹ, hay thành người tàn tật suốt đời. Hoặc có khi tử trận, nhưng giấy báo tử để chậm vài năm là thường, vì chiến tranh khốc liệt, tử sỹ nhiều, đơn vị giải thể, tiêu tùng hết, nhiều đơn vị sát nhập vào nhau, sổ sách mất, cháy, chỉ huy thuyên chuyển liên miên, không có nền nếp chính quy, kiểu du kích, đại khái, lem nhem.

Cho đến chuyện quản lý tù binh Mỹ chặt chẽ, có sổ sách hàng ngày mà cuối cùng vẫn mất tích, không lý giải được, lên đến hơn 100 người, đủ biết công việc quản lý của quân đội thời chiến luộm thuộm ra sao.

Ở các nước văn minh, với quân đội hiện đại, họ rất quan tâm đến việc thông tin, thư từ gia đình quân nhân được chuyển nhanh nhất, chu đáo nhất đến tay chiến sĩ ngoài mặt trận. Đây là trách nhiệm, đền đáp thiết thực có ý nghĩa nhất những hy sinh của gia đình và các quân nhân. 

Ở Việt Nam, đảng Cộng sản cho việc cố tình bặt tin là biện pháp cưỡng bức để các chiến sĩ không còn suy nghĩ thao thức mong chờ thư đi từ lại, một lòng một dạ hy sinh chiến đấu cho những mục tiêu riêng của đảng. Đây là món rất độc của chiến tranh tâm lý. Vì nếu tự do thư từ, thông tin, các chiến sĩ sẽ kể về những trận đánh thiêu thân, cả đơn vị chết quá nửa như sau tết Mậu Thân thì hậu phương sẽ bị chấn động, rất nguy hiểm để kêu gọi tiếp những đợt «sinh Bắc tử Nam», mà phần lớn sẽ không trở về.

Ngoài hàng mấy chục vạn oan hồn trên đây, tôi không thể không nhắc đến vài vạn người chưa chết nhưng bị những oan khiên dằn vặt không kém các oan hồn kể trên. Họ rất đáng thương, nhưng xã hội đã lãng quên họ.

Đó là chừng 20.000 cán bộ, chiến sĩ Quân đội Nhân dân (theo thống kê chưa đầy đủ của Cục quân lực Bộ Tổng tham mưu) vào Nam bị chiêu hồi bởi Việt nam Cộng hòa, sau chiến tranh trở về gia đình ở miền Bắc, đã bị hỏi tội, bỏ tù, cải tạo, trả thù, bôi xấu, hạ nhục, hành hạ ra sao, bị gia đình xỉ vả, láng giềng khinh miệt, không sao ngẩng mặt lên được. 

Theo tôi biết, rất đông anh em đó ở Hà Nội, Hà đông, Thái Bình, Nam Định, Hải Phòng, Nghệ Tĩnh… Một số bảo mạng, cầu an, không chịu được gian khổ, căng thẳng, nhưng không ít có ý nghĩ lành mạnh, không đang tâm bắn vào anh em trong một cuộc huynh đệ tương tàn phi lý vô đạo nên đã chịu chiêu hồi, hy vọng khi chiến tranh kết thúc, không ai nỡ trị tội mình. 

Đã có nhà văn nào nói lên thảm cảnh của số anh em bị chiêu hồi rồi trở về quê quán này để tiếp tục bị oan khiên, kêu trời không thấu này. Đã có tổ chức xã hội nào cúi xuống nâng đỡ các số phận đen đủi này, tất cả chỉ là nạn nhân của một cuộc chiến tranh phi lý vô đạo do đảng Cộng sản gây nên vì những mục tiêu và cuồng vọng riêng.

Nếu tôi tham gia dựng lên những bộ phim về cuộc chiến tranh ở Việt Nam, tôi sẽ nói đến bản chất của chiến tranh, qua những mặt tối, những góc tối bị che dấu, bị che lấp, nhưng oan hồn, những nỗi oan trái chưa được biết, để có thể nói lên hết mặt trái của cuộc chiến tranh không anh hùng, chẳng oanh liệt, một cuộc nồi da xáo thịt, huynh đệ tương tàn đáng hổ thẹn, đáng sám hối. 

Tít bộ phim có thể là «Những oan hồn – hay mặt trái của chiến tranh», hay «Một cuộc chiến đầy dối trá», cũng có thể là «Cuộc chiến của những người nô lệ», vì đảng Cộng sản tự nguyện làm nô lệ cho học thuyết Mác – Lênin, rồi qua đó bắt nhân dân, quân đội làm nô lệ cho những tham vọng riêng của đảng, để cho đất nước lạc hậu, tàn lụi đổ nát, bất công như hiện nay.

Ông Đào Công Tiến, nguyên Hiệu trưởng Đại học Kinh tế Sài Gòn, một đảng viên cộng sản kỳ cựu rất có lý khi đề nghị mỗi ngày kỷ niệm 30/4 là một cuộc Sám hối và xin lỗi của đảng Cộng sản đã chủ động gây nên những tổn thất về sinh mạng, tài sản, thời gian của dân tộc đến mức quá sức chịu đựng của nhân dân, để lịch sử có thể sang trang, đất nước có một chế độ chính trị dân chủ, độc lập thật sự, lãnh thổ toàn vẹn, có nhân quyền, phát triển phồn vinh cho toàn xã hội.

Trung Quốc 
và một phiên bản nhỏ hơn
FB Mạnh Kim

3-10-2017

Báo chí thế giới vẫn tràn ngập tin tức về Trung Quốc. Không ưa Trung Quốc đến mấy cũng phải thừa nhận Bắc Kinh đang tiến rất nhanh trên con đường cạnh tranh quyền lực với Mỹ. Các cảnh báo về thủ đoạn và âm mưu Trung Quốc trên con đường ngoi lên vị trí cường quốc vẫn không làm cho doanh nghiệp phương Tây ngưng hợp tác với Trung Quốc. Nhiều doanh nghiệp Mỹ lẫn châu Âu phải nhượng bộ rất nhiều trước những yêu cầu và luật lệ trói buộc khi làm ăn tại Trung Quốc.

Nhìn lại sự trỗi dậy Trung Quốc, có thể rút ra vài điểm:

1/ Trung Quốc đang chi cực mạnh cho các thương vụ đầu tư khắp thế giới, đặc biệt Mỹ và châu Âu. Theo hãng nghiên cứu tài chính Rhodium Group, chỉ trong năm 2016, đầu tư trực tiếp nước ngoài của Trung Quốc vào Mỹ là 45,6 tỷ USD (gấp ba so với năm 2015); và FDI của họ vào châu Âu là 35,1 tỷ euro;

2/ Trung Quốc đang thiết kế nhiều mô hình cùng lúc, từ “Một vành đai, Một con đường” đến Ngân hàng đầu tư hạ tầng châu Á (AIIB), để từng bước tạo ra một trật tự thế giới mới mà họ là trung tâm;

3/ Trung Quốc xây dựng “nhuyễn lực” (quyền lực mềm) bằng công cụ truyền thông rộng khắp thế giới và bằng các chương trình “viện trợ” cho những quốc gia mà thời điểm hiện tại có thể phục vụ lợi ích chính trị của họ (Campuchia chỉ là một ví dụ rất nhỏ). Họ cũng đầu tư mạnh vào sản phẩm văn hóa, như điện ảnh, để xuất khẩu và truyền bá “tư tưởng Trung Quốc” và “tinh thần nhân bản Trung Quốc”;

4/ Trung Quốc áp dụng chính sách ngoại giao gây hấn và lấn chiếm biển Đông không chỉ để thỏa mãn và đạt được tham vọng bành trướng muôn thuở mà còn để lấy lòng người dân trong nước như một trong những phương thức trị an;

5/ Trung Quốc làm mạnh các chiến dịch lobby ở các nước thông qua các tổ chức lobby chuyên nghiệp trong đó có Mỹ (đề tài này xin được viết riêng thành một bài khác), để đánh bóng hình ảnh Trung Quốc cũng như tìm được đúng cửa để gõ cho các dự án đầu tư vào quốc gia bản địa;

6/ Trung Quốc tổ chức một hệ thống “dư luận viên cấp cao”, gồm nhiều giáo sư, học giả, nhà báo…, để giao chiến trên mặt trận truyền thông (bằng tiếng Hoa lẫn tiếng Anh), thậm chí ngay trên các chuyên san ngoại giao uy tín của Mỹ (như Foreign Policy) hoặc trên các tờ báo chính trị khu vực quen thuộc như The Diplomat;

7/ Trung Quốc đầu tư mạnh vào kỹ thuật quân sự và hiện đại hóa quân đội không chỉ cho tham vọng bá chủ tương lai mà còn để hù dọa các nước khu vực thời điểm hiện tại;

8/ Trung Quốc đầu tư mạnh vào một số kỹ thuật như công nghệ robot và các lĩnh vực liên quan trực tuyến chẳng hạn điện toán đám mây, viễn thông và không gian, để tạo ra sức mạnh riêng (trong khi nhiều lĩnh vực khác họ bỏ lỏng vì không đủ thực lực và nền tảng kiến thức lẫn kinh nghiệm, chẳng hạn kỹ thuật y học);

9/ Trung Quốc áp dụng chính sách bảo hộ mậu dịch để củng cố sức mạnh doanh nghiệp bản địa;

10/ Trung Quốc tiếp tục ủng hộ (ngầm) chủ trương ăn cắp công nghệ-kỹ thuật thế giới để tiếp cận và sở hữu công nghệ tiên tiến một cách nhanh nhất.

Có thể còn nhiều điểm chưa nêu hết nhưng nhìn chung vẫn phải thừa nhận “mô hình” mà Trung Quốc đang theo đuổi đã giúp họ trở nên mạnh và mạnh hơn rất nhiều lần so với chính họ cách đây chỉ một thập niên. Trung Quốc đang chứng minh, ít nhất với người dân họ, rằng mô hình chính trị và phát triển kinh tế của họ, là thành công. 

Tuy nhiên, sẽ còn rất lâu Trung Quốc mới có thể bắt kịp các nước tiến bộ, về an sinh xã hội, tự do báo chí, giáo dục, lẫn môi trường. Không có mô hình phát triển nào là toàn bích tuyệt đối và mô hình Trung Quốc càng rất bất toàn. Trung Quốc đã phải trả giá rất đắt cho sự chọn lựa giới hạn bắt buộc các mục tiêu phát triển của họ.

Có thể liệt kê một danh sách dài về mặt trái phát triển Trung Quốc: môi trường tan nát, giáo dục nhếch nhác, dịch vụ công tồi tệ, tham nhũng tràn lan, đạo đức xuống cấp, và cả chính trị phe nhóm. 

Sau nhiều năm “bùng nổ phát triển”, thành phố Bắc Kinh từng có lúc như phải “đóng cửa” trước tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng; người Trung Quốc phải sống trong sự khủng hoảng an toàn thực phẩm; giới có tiền phải đưa con đi tỵ nạn giáo dục; công nhân bị đối xử như tầng lớp thấp nhất xã hội; đất nước vẫn như một nhà tù khổng lồ đối với những người hoạt động lên tiếng đòi hỏi một xã hội liêm chính và một nền chính trị cởi mở…

Thật trớ trêu là tất cả mặt xấu của tấm huy chương phát triển Trung Quốc đều có một bản sao gần như không sai chệch một ly ở một phiên bản nhỏ hơn: Việt Nam – dù sự phát triển Việt Nam còn lâu mới có thể so với Trung Quốc; bất chấp rằng mô hình chính trị Việt Nam là một phiên bản sao y của Trung Quốc. 

Có những câu chuyện xảy ra ở hai nước giống nhau đến mức chỉ khác biệt ở tên người và địa danh, từ chuyện đầu độc thực phẩm; xếp hàng tranh chỗ vào lớp một; thi cử rối ren; bệnh nhân đánh bác sĩ; sự lộng hành của nhân viên trật tự đô thị (Trung Quốc gọi là “thành quản”); mua bằng bán cấp; mua quan bán tước; con ông cháu cha; hối lộ quan chức; công an đánh chết dân; hình thức chủ nghĩa; trưởng giả làm sang; đến cả các phương pháp theo dõi, bắt bớ và “xét xử” những bản án dành cho giới hoạt động xã hội. Điều gì khiến Trung Quốc và Việt Nam trở thành một ngoại lệ hiếm hoi trong lịch sử thế giới trong đó hai quốc gia giống gần như hệt nhau, trừ ngôn ngữ?

Yếu tố địa lý có thể là nguyên nhân. Địa lý là một trong những lý do gần như luôn được nêu lên đầu tiên trong các bài viết phân tích và lý giải về sự khó khăn trong việc “thoát Trung”. Cùng với địa lý là văn hóa, với những tương đồng trong văn hóa hai nước. Tuy nhiên, cả địa lý lẫn văn hóa, dù mang lại ít nhiều ảnh hưởng, vẫn không phải là thủ phạm. 

Nhật Bản vẫn là Nhật Bản dù văn hóa Nhật có nguồn gốc ít nhiều từ Trung Quốc; và Kanji là một trong những chữ viết có nguồn gốc Hán tự nhiều nhất thế giới – nói về văn hóa và ảnh hưởng văn hóa. Singapore vẫn là Singapore dù 74,3% dân số nước này là người gốc Hoa. Nói về địa lý, đã có một Do Thái biết cách tạo ra được một “căn cước dân tộc” đủ mạnh để không bị đồng hóa và chịu ảnh hưởng văn hóa của khối Arab vây kín gần như bít bùng. Địa lý và văn hóa không là thủ phạm. Chính trị và mô hình chính trị tương đồng mới là yếu tố chính, trong trường hợp Trung Quốc và Việt Nam.

Nếu Việt Nam được lãnh đạo bởi một mô hình chính trị và được điều hành bởi một mô hình kinh tế như Singapore hay Hàn Quốc thì liệu Việt Nam có còn giống Trung Quốc nữa không? Câu hỏi này xin nêu ra như một gợi mở chứ không phải kết luận. Dù vậy, như được thuật trong “Why Nations Fail: The Origins of Power, Prosperity, and Poverty” (tác giả Daron Acemoglu), vai trò điều hành và cách thức điều hành mới là yếu tố quyết định cho phát triển, bất chấp địa lý lẫn văn hóa. 

Ví dụ được nêu trong “Why Nations Fail” là thành phố Nogales được ngăn chỉ bởi một cái hàng rào – một bên thuộc Santa Cruz, bang Arizona, Mỹ; bên kia thuộc bang Sonora, Mexico. Nogales-Mỹ có thu nhập hộ dân trung bình khoảng 30.000 USD/năm; đa số người trưởng thành tốt nghiệp trung học, người dân được hưởng nhiều dịch vụ phúc lợi, đời sống an toàn, xã hội không trộm cắp, tham nhũng, và họ được bầu thị trưởng, nghị sĩ địa phương…

Trong khi đó, hầu hết người trưởng thành tại Nogales-Mexico không có bằng trung học, nhiều thiếu niên bỏ trường, các bà mẹ lo lắng tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh, cướp bóc giật dọc nhan nhản… Giữa cái hàng rào, không có khác biệt gì về địa lý, văn hóa, khí hậu hoặc thậm chí các loại dịch bệnh vì vi trùng chẳng phải đối mặt với rào cản hay biên giới nào để gây bệnh. 

Sự thiếu “may mắn” của người Nogales-Mexico là họ không được sống trong một thể chế chính trị ổn định và quốc gia không được điều hành bằng một nền chính trị minh bạch (Mexico là một trong những nước có tình trạng tham nhũng tồi tệ nhất thế giới). Rõ ràng yếu tố địa lý lẫn ảnh hưởng văn hóa không hẳn là nguyên nhân của vấn đề, khi nói đến Trung Quốc và Việt Nam. Hãy thử nhìn sự khác biệt trong văn hóa sống của người Hong Kong với người Hoa lục sẽ có thể thấy thêm không ít điều.

Trả lời phỏng vấn Đài tiếng nói Việt Nam (VOV) trong chuyến đi Quảng Tây giữa tháng 9-2017, Trương Hòa Bình (phó thủ tướng) nói: “Việt Nam và Trung Quốc là hai nước láng giềng gần gũi…, mối tình hữu nghị truyền thống “vừa là đồng chí, vừa là anh em” được Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Mao Trạch Đông cùng các thế hệ tiền bối dày công gây dựng…, đã trở thành tài sản chung quý báu của hai đất nước, hai dân tộc…”.

Những phát biểu tương tự lặp đi lặp lại, năm này qua năm kia, như được rã ra từ một cuộn băng ghi âm sẵn, đã gần như xác quyết mối quan hệ bất di dịch giữa hai nước. 

Tuy nhiên, khi Hà Nội “kiên định” với con đường và lựa chọn của họ, có bao giờ họ tự hỏi tại sao họ “chọn đúng” nhưng đất nước vẫn “đi sai” và không thể phát triển theo cách tương tự Trung Quốc; rằng trong khi mô hình Trung Quốc đang lớn dần nhưng phiên bản nhỏ hơn của nó lại ngày càng èo uột, và tệ hơn, ngày càng bị hút mạnh vào sự lệ thuộc kinh tế Trung Quốc? Lý do là gì? Phiên bản nhỏ hơn bị lỗi nhiều hơn, kém chất lượng hơn, hay bị cố tình làm cho hỏng nhiều hơn? Và ai là thủ phạm?

Không người dân nào có thể biết chính xác đằng sau quan hệ Việt-Trung hiện tại là gì, nhưng gần như ai cũng thấy rằng sự chọn lựa của Hà Nội đang mang lại cái giá quá đắt cho đất nước và cho nhiều thế hệ.
***


__._,_.___

Posted by: Hank Music 

Monday, 2 October 2017

THƯ CUỐI GỞI CÔ CHÚ BÁC CỦA CON


----- Forwarded Message -----
From: MINHHA PHAM wrote
Sent: Wednesday, September 27, 2017 5:15 AM
Subject: THƯ CUỐI GỞI CÔ CHÚ BÁC CỦA CON - Nancy Nguyen

Nancy Nguyen
THƯ CUỐI GỞI CÔ CHÚ BÁC CỦA CON


Con thiết tha mong các cô chú, xin hãy vì tôn trọng chính mình mà chấm dứt bán mũ cho nhau. Đã quá đủ rồi!
Rất nhiều lần con nghe bạn bè nói lại: "chú ấy bảo anh tránh em ra, vì em là Việt Tân", hay loại có tư tưởng thân cộng, hay thậm chí là cộng sản nằm vùng. Mỗi lần như thế, con chỉ mỉm cười rồi lại lặng lẽ đi. Chưa một lần nào, chưa có bất cứ ai, nghe bất cứ câu ta thán nào của Nancy Nguyen.
Con có lòng dạ nào trách các cô chú! Khi nỗi đau mọi người đã phải gánh chịu là quá sức tưởng tượng, quá sức chịu đựng của một đời người. Con có lòng dạ nào trách cô chú! Khi cứ bị quá khứ chực chờ ám ảnh, nhìn đâu cũng thấy thâm mưu, ngó ai cũng sợ là kẻ thù. Chính mắt con trông thấy, những con người bỏ rơi hiện tại của bản thân, gạt nước mắt lật đật đi rút tiền nhà bank, dăm chục đồng, dăm trăm đồng, thậm chí dăm ngàn đồng gởi về VN mỗi khi nghe tin dữ. Có những người không dám ăn, chẳng dám mặc, sống một đời chỉ để giúp VN thôi. Con có lòng dạ nào mà trách các cô chú cho được?
Nhưng khi cô chú quy chụp cho chúng con là người của đảng nọ phái kia, có tổ chức chính trị này khác chống lưng, lăng xê, bợ đỡ, cô chú có hiểu là cô chú đã hoặc vô tình, hoặc cố ý hất đổ công sức mồ côi của người trẻ chúng con không? Có hiểu là đã dẫm đạp lên tấm lòng mồ côi của chúng con không? Khi hùng hục quy chụp tụi con, cô chú có hiểu là đã hai tay dâng thành quả dẫu còn khiêm tốn của tụi con cho một tổ chức, đảng phái nào đó không? Chưa kể không tránh khỏi có sự ngờ vực mà xa tránh, trước là buồn lòng nhau, sau là hại cho việc chung. Có bao giờ cô chú nghĩ chúng con cũng biết đau không? Kẻ thù chẳng bao giờ làm mình đau bằng chính người mình được đâu!
Vừa chống CS, vừa chống nhau, đã quá đủ rồi cái thảm trạng hai ba chiến tuyến, bốn năm loại kẻ thù. Các cô chú muốn chống nhau, muốn chính trị trong lòng chính trị, con không dám, và cũng không có tư cách, để ý kiến, chỉ xin tha cho người trẻ bọn con, đừng bắt tụi con phải yêu ghét theo chỉ thị, đừng cố lôi kéo tụi con vào cuộc đa đoan ấy nữa!
Con xấu hổ! Khi phải chứng kiến những màn thanh trừng khốc liệt chỉ bởi vì cái ảnh chụp chung với một ai đó, một tổ chức nào đó. Thời buổi nào rồi mà chụp chung với nhau một tấm hình thì đã coi như ... "kết nạp!" Các cô chú có biết bế quan toả cảng, tuyệt giao với "kẻ thù" chính là cái đại họa diệt vong của dân Việt từ ngàn đời xưa? Khi Minh Trị Thiên Hoàng mở cửa cho Tây Phương vào thông thương, thông sứ, đã một bước mà đưa Nhật Bổn từ lạc hậu thành văn minh, đi trước cả Châu Á, thì vua Minh Mạng vì cái đạo nghĩa, cái truyền thống, cái căn cước dân tộc tính mà bế môn, cấm đạo, giết nhà tu, đưa đến hơn một trăm năm Pháp thuộc, rồi cuộc Việt Minh, mới có cái đám lưu vong chúng ta ngày hôm nay? Sự tuyệt giao không những là giấu sâu trong lòng nó tâm lý sợ hãi, thua kém, còn là con đường ngắn nhất đến tuyệt vong. Cuộc chiến Quốc - Cộng chẳng phải đã chứng minh rõ ràng?
Con biết thế nào cũng sẽ có người bảo nói thế chứng tỏ là quá non xanh, không hiểu đời hiểm ác, cứ thế đi, rồi thế nào cũng bị dắt mũi, bị lợi dụng, nối giáo cho giặc. Con xin lỗi phải nói lời rất đau lòng này: cái hoạ mất nước có phải là do chúng con? Tại sao thế hệ đi trước được quyền sai đến độ chúng con phải lưu vong, nhưng lại tước đi cái quyền được sai của thế thệ chúng con? Tại sao thế hệ đi trước có thể vừa thản nhiên đặt lên vai chúng con, cho chính bản thân con, cái di sản đớn đau ấy, rồi lại vẫn thản nhiên buộc chúng con phải yêu nước thế này mới đúng, thế nọ là sai?
Đó là giả như chúng con sai. Nếu cứ bắt chúng con phải yêu nước theo đúng cách, chống Cộng theo đúng kiểu, chẳng khác nào cứ lập đi lập lại một phương thức mà hy vọng có một kết quả khác với 42 năm qua! Còn bảo không chống cộng thế này, thế khác, thì đích thị là VC, là nằm vùng, thì con nói thẳng, sự quy chụp này cho đến nay chỉ chứng tỏ được là vũ khí cực kỳ hữu hiệu để ta chống lẫn nhau, làm tổn thương đến nhau, làm nhụt chí của nhau, thậm chí giết hại đời nhau, chứ chưa có bằng chứng gì là nó có mảy may tác dụng với kẻ thù.
Từ nỗi ám ảnh kẻ thù trà trộn, gây nhiễu loạn, ta đã dành không biết bao nhiêu tâm sức để chĩa mũi gươm vào nhau, vô tình chính ta đã nối giáo cho giặc, làm chính xác cái điều họ muốn ta làm nhất. Cái tâm lý sợ trà trộn khởi đi từ một quá khứ đớn đau, và cái tiềm thức thua cuộc, như con chim đã một lần trúng tên chí tử, không thể bình thản mà nhìn cành cây nhọn. Con không dám phát xét đúng sai, lại càng không có tư cách xen vào, chỉ xin hãy buông tha cho người trẻ bọn con, đừng bắt tụi con phải học cái tâm lý nói thẳng là nhược tiểu ấy. Cho phép tụi con được lớn lên, được trưởng thành theo cái thời đại tụi con sống. Dẫu có sai đi chăng nữa, xin tôn trọng cái quyền được mắc sai lầm của chúng con.
Thay lời kết, con mong cô chú nhận rằng, "dân chủ" là một khái niệm chỉ vừa mới manh nha ở VN khi Bảo Đại thoái quyền vào giữa thế kỷ thứ XX đây thôi chứ chưa bao lâu. Trùng trùng điệp điệp những ngàn năm trước đó, nước ta vốn là một nước quân chủ chứ không phải dân chủ như sau này. Nên đối với công cuộc dân chủ, thế hệ đi trước, dù muốn dù không, vẫn chỉ là thế hệ "di dân tư tưởng", bắt đầu tiếp thu, cố gắng hiểu, cố gắng áp dụng, nhiều chỗ đúng, lắm chỗ sai, đôi ba chỗ mơ hồ, còn thế hệ chúng con là thế thệ "bẩm sinh tư tưởng", nên xin hãy bớt tính tự dĩ vị thị, và tin tưởng vào người trẻ có khả năng tự quyết cho thế hệ và thời đại của mình.
Đôi dòng nghịch nhĩ nhưng là lời trung ngôn, nghe được hay chối mắt thì lời cũng đã nói ra đến cạn rồi. Con viết để trải cái nỗi lòng của con, của chúng con, và của các em con.
Nếu cùng tâm nguyện, xin chia sẻ bức thư này để nó có thể đến được với những người cần đến.

Image may contain: 1 person, smiling, standing and outdoor



__._,_.___

Posted by: hungthe 

Featured post

🔥Lisa Pham Khai Dân Trí Ngày-16/12/2024

Popular Posts

My Blog List