heo VN


Image result for coronavirus

VN là chổ xả rác cho bọn tàu, người VN tỉnh ngũ đi.





ĐỐT LŨA ĐI EM ĐỂ DIỆT QUÂN THÙ.



https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEiawWm0mrEB_hcAesPVxwoBJelVLAqPb8O0CUvAO_9p5nbh9eDsduClHNeAVWV40wHXI4rTTmj6G0DOp08i-ajnN_e5bv1h0eVz8g_3kQAVE2Wj-x4w84-n5q_1Zdji8bD8xH7PfSrUcqo/s1600/Vi+moi+truong+trong+sach+cho+Viet+Nam+.jpg

ĐỐT LŨA ĐI EM ĐỂ DIỆT QUÂN THÙ.
Biểu tình 5/3/2017
Image result for bom xang
https://www.youtube.com/results?sp=EgIIAg%253D%253D&q=bi%E1%BB%83u+t%C3%ACnh+2017

Saturday, 7 May 2016

Tượng đài ông Lý Quang Diệu ở đâu?

 

Đọc bài nầy người Việt Nam nên xoá bỏ tượng Hồ Chí Minh

 

Tượng đài ông Lý Quang Diệu ở đâu?

Thứ bảy, 07/05/2016, 01:15 (GMT+7)

(Bạn đọc) - “Ông Lý Quang Diệu nhìn nhận quá trình lịch sử quan trọng hơn. Ông không cần được tôn vinh hay các dinh thự. Ông chỉ mong muốn những gì ông đã làm có thể trường tồn với thời gian”.
Trong đám tang của ông Lý Quang Diệu, người lập quốc Singapore, một trong những đảo quốc ngày nay đã thành nơi thịnh vượng hàng đầu thế giới (Những năm 1960, kinh tế Singapore thua xa Sài gòn), ông Lý Hiển Long thủ tướng Singapore có nhắc đến điều này trong điếu văn:
“Nếu có một ai đó đến Singapore và hỏi: Tượng đài ông Lý Quang Diệu ở đâu??? Người đó sẽ nhận được câu trả lời: “Hãy nhìn xung quanh bạn – LOOK AROUND YOU!!!”.
Ông Lý Hiển Long và người dân Singapore có thể tự hào về điều này, toàn bộ những công trình hạ tầng, những thành tựu kinh tế và sự phồn thịnh rực rỡ ngày nay của đất nước Singapore chính là tượng đài rực rỡ nhất của ông Lý Quang Diệu, dù người Sing vẫn chưa đúc một bức tượng hay xây một quảng trường nào để tưởng niệm ông, dù họ có thể làm điều đó thật dễ dàng với 7,5 triệu người Sing làm ra GDP hơn 321 tỷ USD. (90 triệu người Việt cặm cụi làm ra khoảng 180 tỷ USD/năm).
Đối với phần lớn người dân Singapore, hình ảnh của ông Lý Quang Diệu vững chắc hơn bất kỳ một dấu mốc vật lý nào
Đối với phần lớn người dân Singapore, hình ảnh của ông Lý Quang Diệu vững chắc hơn bất kỳ một dấu mốc vật lý nào
Trong cuộc trò chuyện xoay quanh chủ đề sinh nhật của ông Lý, cựu nghị sĩ Katong nói với Cựu Thủ tướng: “mọi người đang nói về mong muốn xây dựng đài tưởng niệm và tượng đài nhằm tôn vinh ngài”. Khi đó, ông Lý đã trả lời: “Hãy nhớ đến Ozymandias”.
Ozymandias là một pharaoh Ai Cập với thiên hướng tôn sùng bản thân mình. Hiện tại, bức tượng này nằm chôn vùi trong cát sa mạc, bị tàn phá bởi thời gian. Chỉ có sa mạc cát khổng lồ là hiện hữu, còn lại, đế chế, di tích hay công trình lớn của ông vua Ai Cập đều đã không còn.
Nhà ngoại giao đã nghỉ hưu Joe Conceicao cho hay, trong lời khuyên của ông Lý “hãy nhớ đến Ozymandias”, pho tượng chính trị vĩ đại của Singapore đã lên tiếng cảnh báo về sự kiêu căng: “Ông Lý nhìn nhận quá trình lịch sử quan trọng hơn. Ông không cần được tôn vinh hay các dinh thự. Ông chỉ mong muốn những gì ông đã làm có thể trường tồn với thời gian”.
Đối với phần lớn người dân Singapore, hình ảnh của ông Lý Quang Diệu vững chắc hơn bất kỳ một dấu mốc vật lý nào, những thứ dễ dàng thay đổi trong một xã hội hiện đại.
Bạn hãy NHÌN XUNG QUANH BẠN khắp Việt Nam để thấy thực trạng kinh tế đất nước.
Anh Minh

__._,_.___

Posted by: truc nguyen 

Từ sự kiện Formosa Hà Tĩnh: “TRUNG QUỐC HÓA” VIỆT NAM

 

https://vietcongonline.files.wordpress.com/2011/03/1aa253.jpg

Từ sự kiện Formosa Hà Tĩnh: “TRUNG QUỐC HÓA” VIỆT NAM

Mạnh Kim

Điều đáng nói là không quốc gia nào giống Việt Nam khi nói đến những ảnh hưởng tiêu cực mà Trung Quốc mang lại. Không quốc gia nào chịu ảnh hưởng khủng khiếp của hiện tượng “Chinafication” [sinisation = Trung Quốc hóa – BVN] bằng Việt Nam. Tại sao?

Không quốc gia nào tự trói dân tộc mình với một nước khác bằng “phương châm 16 chữ vàng và tinh thần bốn tốt”. Không Chính phủ tỉnh táo và khôn ngoan nào lại cúi mình để mang chủ thuyết ngoại lai về làm chủ thuyết chính trị cai trị đất nước. Chẳng dân tộc liêm sỉ nào lại tôn sùng một “kim chỉ nam” khai sinh từ một kẻ ngoại quốc như Mao Trạch Đông.
Hậu quả của chính sách vĩ mô về quan hệ Trung Quốc-Việt Nam nói chung, không phải bây giờ, mà từ thập niên 1940, cuối cùng đã biến Việt Nam thành một phiên bản của Trung Quốc. Bất kỳ cái xấu nào xuất hiện ở Trung Quốc, từ gian lận bằng cấp, buôn gian bán dối, đầu độc con người, bất tín và tàn ác, đạo đức suy bại, tham nhũng hệ thống, buôn thần bán thánh…, đều có y hệt tại Việt Nam. Trung Quốc “xuất khẩu” rất nhanh những điều tồi tệ vào Việt Nam và Việt Nam tiếp nhận rất nhanh những điều tồi tệ từ Trung Quốc.
Mạnh Kim

Trong một bài viết, Giáo sư-Tiến sĩ Canada gốc Hoa, Khương Văn Nhiên (Wenran Jiang; Đại học Alberta), nhận xét: “Các công ty Trung Quốc trả lương thấp lại buộc công nhân làm việc thêm giờ; làm thế nào người ta kỳ vọng họ đối xử khác như thế ở nước ngoài? Với 6.700 công nhân mỏ than chết bởi tai nạn hầm mỏ mỗi năm (17 người/ngày)…, làm thế nào người ta có thể hy vọng các doanh nghiệp Trung Quốc hành xử tử tế hơn đối với những nơi khác trên thế giới?… Trung Quốc đang tàn phá nghiêm trọng hệ sinh thái nước họ trong quá trình hiện đại hóa cực nhanh; làm thế nào người ta có thể hy vọng họ ý thức áp dụng các biện pháp thân thiện môi trường theo chuẩn phương Tây ở những nơi khác?”

Cùng với việc xuất khẩu lực lượng lao động, xuất khẩu hàng hóa, “xuất khẩu” lực lượng lao động thất nghiệp trong nước…, Trung Quốc còn “xuất khẩu” cả văn hóa bê bối và bất lương trong đầu tư-kinh doanh. Bất cứ nơi nào đến, họ cũng tàn phá và hủy diệt môi trường theo cách hệt như họ đối xử với con người và môi trường ở đất nước họ. Những chuyện “truyền kỳ” như thế đã chẳng còn lạ. Ở những nước như Việt Nam, nơi có hệ thống luật môi trường lỏng lẻo (tương tự Trung Quốc) và không đủ sức kiểm soát luật đầu tư ngay tại chính đất nước mình, tai họa mà Trung Quốc mang đến tất nhiên luôn thảm khốc.

Các nước châu Phi đã khóc ròng với những cuộc tàn phá môi trường của giới đầu tư Trung Quốc. Chinafication (Trung Quốc hóa) là thuật từ phổ biến để chỉ làn sóng đầu tư toàn cầu của Trung Quốc. Điều đáng nói là không quốc gia nào giống Việt Nam khi nói đến những ảnh hưởng tiêu cực mà Trung Quốc mang lại. Không quốc gia nào chịu ảnh hưởng khủng khiếp của hiện tượng “Chinafication” bằng Việt Nam. Tại sao?

Không quốc gia nào tự trói dân tộc mình với một nước khác bằng “phương châm 16 chữ vàng và tinh thần bốn tốt”. Không Chính phủ tỉnh táo và khôn ngoan nào lại cúi mình để mang chủ thuyết ngoại lai về làm chủ thuyết chính trị cai trị đất nước. Chẳng dân tộc liêm sỉ nào lại tôn sùng một “kim chỉ nam” khai sinh từ một kẻ ngoại quốc như Mao Trạch Đông.

Hậu quả của chính sách vĩ mô về quan hệ Trung Quốc-Việt Nam nói chung, không phải bây giờ, mà từ thập niên 1940, cuối cùng đã biến Việt Nam thành một phiên bản của Trung Quốc. Bất kỳ cái xấu nào xuất hiện ở Trung Quốc, từ gian lận bằng cấp, buôn gian bán dối, đầu độc con người, bất tín và tàn ác, đạo đức suy bại, tham nhũng hệ thống, buôn thần bán thánh…, đều có y hệt tại Việt Nam. 

Trung Quốc “xuất khẩu” rất nhanh những điều tồi tệ vào Việt Nam và Việt Nam tiếp nhận rất nhanh những điều tồi tệ từ Trung Quốc. Việt Nam đang bị khủng hoảng nhập siêu từ Trung Quốc. “Khủng hoảng nhập siêu” cả những thuật từ mà Bắc Kinh thường dùng, từ “thế lực thù địch” đến “diễn biến hòa bình”. Căn cước định tính của dân tộc Việt, nếu không được “cấp” hoặc được sao chép từ Trung Quốc, thì cũng đang bị chính đất nước này can tâm đốt đi, thiêu rụi cùng với lịch sử ngàn năm từng tự hào không bị đồng hóa bởi giặc phương Bắc.

Vấn đề không chỉ là những con cá chết do Formosa Hà Tĩnh gây ra. Cái chết của một dân tộc đang mất gốc mới là điều đáng suy nghĩ và lo âu. Rồi sẽ có những “Formosa Hà Tĩnh” khác. Rồi sẽ có những kỳ “Đền Hùng thất thủ” tiếp theo. Một quốc gia không có căn cước luôn đi rất nhanh đến vực sụp đổ mà người ta thấy rõ nhất ở cách mà con người sống và hành xử. Một đất nước đã tự đánh mất định tính dân tộc khi chấp nhận dùng hệ thống định tính khác để quy chiếu và áp dụng thì sự lệ thuộc và ảnh hưởng là điều không thể tránh khỏi. Nếu không đủ dũng khí và can đảm tự cởi nút thòng lọng khỏi cái giá treo cổ lủng lẳng “16 chữ vàng”, dân tộc này sẽ còn lại gì, ngoài mớ tro tàn của mảnh căn cước bị thiêu?
M.K.


__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa bin

Friday, 6 May 2016

Vì sự sống còn của cả một DÂN TỘC.



From: NGUYEN VAN LOC <
Sent: Thursday, May 5, 2016 7:36 PM
To: QUANDANCANCHINH
Cc: lacthanh39
Subject: Tin từ Báo Công An Nhân Dân.

                              

Vì sự sống còn của cả một DÂN TỘC..
Đồng bào trong nước và hải ngoại cùng nhau đứng lên cho TỔ QUỐC VIỆT NAM dưới ngọn cờ vàng ba sọc đỏ. 

Tinh thần ĐOÀN KẾT,QUYẾT TÂM và HY SINH của chúng ta chính là sức mạnh,là vũ khí đánh đuổi kẻ thù chung. 

Hãy lắng nghe lời réo gọi tha thiết của những bậc TIỀN NHÂN trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước. Cộng Sản VIỆT NAM đã ,đang tàn sát dân tộc và xé nát quê hương. Nhu nhược,hèn yếu trước kẻ thù . 

TỔ QUỐC ,DÂN TỘC đang lâm nguy,tang thương và đọa đầy. Đây là bổn phận và trách nhiệm của chúng ta. Những ai hy sinh vì sông núi. Sống mãi muôn đời với núi sông.

QUANDANCANCHINH Daploisongnui
Nguyễn văn Lộc
                       


                                         
                                                  

From: Hung To <

 

Khốn nạn,hết ý kiến....



FYI.
----

From: toan v nguyen <
Date: 


Báo Công An: Vũng Áng là VÙNG LÃNH THỔ NƯỚC BẠN !!





__._,_.___

Posted by: =?UTF-8?Q?NGUY=1AN_HO=C3=AF=C2=BF=C2=BDNG_B=C3=AF=C2=BF=C2=BDCH

Đọc một đoạn hồi ký của Ái Vân đề thấy văn công cán ngố những ngày đầu vào Saigon như thế nào?



From: huyphuong le <
Sent: Thursday, May 5, 2016 8:04 PM
Subject: 1 DĐKTTG Hồi Ký của Ca Sĩ Ái Vân



Đọc một đoạn hồi ký của Ái Vân đề thấy văn công cán ngố những ngày đầu vào Saigon như thế nào? 

Ái Vân mang biếu bà cô ruột 2kg gạo từ tiêu chuẩn ăn của mình. 
Đau cho số phận miền Nam!
Huy Phương   







    Không nhờ ai chấp bút mà chính ca sĩ Ái Vân đã tự viết về cuộc đời mình ở quyển tự truyện này. Trong sách, Ái Vân kể về những lý do vì sao chị buộc phải rời khỏi Tổ quốc vào năm 1990 khi sự nghiệp đang ở đỉnh cao với bao nhiêu đãi ngộ từ Nhà nước. Chị cũng cho biết chính bản thân chị đã tự xóa trắng 8.808 chữ về giai đoạn vượt biên của mình bởi bản thân quá đau đớn và sợ đem lại sự đau đớn cho những người liên quan.

 
Ca sĩ Ái Vân 
    Cuốn sách không chỉ là chuyện đời tư của một nghệ sĩ nổi tiếng có cuộc sống đầy thăng trầm, thậm chí có lúc đắng cay, mà còn là chuyện mưu sinh và hoạt động nghệ thuật của người nghệ sĩ VN trong bối cảnh đặc biệt của đất nước và ở hải ngoại. Thanh Niên Online xin trích giới thiệu cùng độc giả. 
    Tháng 4.1975, khi đang học năm thứ 2 Nhạc viện Hà Nội, tôi được thầy Nguyễn Văn Thương nhắn lên phòng giám hiệu: “Bên đài truyền hình cần bổ sung xướng ngôn viên để vào tiếp quản Sài Gòn vì bên ấy thiếu người quá. Ông Tố Hữu đề nghị chọn Ái Vân”.

    Sáng sớm 29.4.1975, chiếc xe “pa” chuyển bánh từ trụ sở Ban Tin tức Đài tiếng nói VN trực chỉ Sài Gòn.

Một Sài Gòn khác
    Ở Hà Nội nhỏ bé xinh xinh, vào Sài Gòn thấy ngợp. Ra chợ Bến Thành thấy người dân khác hẳn. Lúc đó người Sài Gòn không dám ăn diện như trước, nhưng vẫn thấy sự khá giả trên những bộ đồ họ mặc. Họ đón nhận mình với thái độ vui mừng một cách gượng gạo, có phần nghi ngại. Dân Sài Gòn thấy ai từ bắc vào đều gọi là bộ đội. “Bộ đội” truyền hình ca nhạc cô nào cũng coi được, mấy bà mấy cô cứ xúm lại mấy chị em xuýt xoa: “Bộ đội mà sao da trắng bóc hà?”. Nhiều người còn cầm tay tôi ngạc nhiên bảo: “Ủa, nghe nói bộ đội rút móng tay người ta. Cô này bộ đội nè, sao móng tay còn nguyên nè, ngộ quá há”.

    Tôi mua vài thứ lặt vặt, đưa tiền ngoài bắc, cô bán hàng tính ra 1 đồng ăn 1.000 đồng tiền Sài Gòn, cả chợ ồ lên nói: “Trời, tiền ngoài bắc còn giá trị hơn tiền dollar à”. Cô bán hàng nói: “Em chờ chút để qua đổi tiền thối nha”. Tôi cãi: “Không, tiền em không thối đâu ạ”.

    Trước đây cứ nghe nói đồng bào miền Nam “bị Mỹ ngụy kìm kẹp” khổ lắm, rất cần sự giúp đỡ từ miền Bắc, cứ hình dung dân Sài Gòn đói khổ lắm. Mới vào Sài Gòn tôi rất ngỡ ngàng. Chỉ cần nhìn cách ăn mặc, trang điểm, đi lại, ăn nói nhẹ nhàng; chỉ cần ra chợ mua gì cũng có câu cảm ơn và túi ni lông đựng đồ đủ biết mình không cùng đẳng cấp văn minh với người ta rồi. Biết mình bị ngộ nhận với thông tin lệch lạc.

    Theo địa chỉ ba cho từ ngoài bắc, tôi tìm đến nhà cô Hà Thị Tuyết, ở nhà gọi là cô Cả, là chị lớn của ba.

    Khi đến thăm cô Cả, cô sinh viên nghèo Ái Vân cũng mang biếu gia đình chút quà từ tiêu chuẩn ăn của mình. Con dâu trưởng của cô Cả hỏi: “Cô mang cho chúng tôi quà gì thế?”. Tôi trịnh trọng vừa mở bọc ni lông vừa nói: “Em biếu gia đình 2 cân gạo ạ, chắc nhà mình cũng đang cần”.

    Ối giời, cả nhà cười nghiêng ngả: “Giời ạ. Lại mang gạo cứu trợ cho chúng tôi nữa cơ đấy. Khổ thân em”. Rồi chị dắt tôi tới mở thùng gạo to tướng bằng nhựa, bên trong đầy ắp gạo, thứ gạo trắng muốt và thơm phức, nõn nà. Bây giờ tôi mới để ý trong nhà ngoài ti vi, tủ lạnh, còn có máy giặt và nhiều thứ lạ lẫm khác cho thấy một cuộc sống rất tiện nghi, không thể có bất kỳ nhà nào ở miền Bắc tại thời điểm đấy, dù là nhà ông Thủ tướng.

“Thay lốt”
    Dần dần tôi gặp rất nhiều văn nghệ sĩ ngoài bắc vào. Gặp nhau ở Sài Gòn vui hơn tết. Mới biết Bộ Văn hóa phát lệnh “Tổng tiến công” bằng 7 đoàn văn hóa nghệ thuật tiến vào nam trên một chiếc tàu thủy.

    Những ngày đầu ở Sài Gòn tôi có dịp được gặp nghệ sĩ Kim Cương và ông xã. Ở chị Kim Cương toát lên vẻ duyên dáng, tự tin, sang trọng mà không kiêu kỳ, ngược lại rất ân cần và điềm đạm. Vợ chồng chị Kim Cương cũng cho tôi đi gặp vợ chồng anh chị Lý Quí Chung. Chị vợ anh Lý Quí Chung cứ nhìn tôi, cái nhìn là lạ. Về nhà chị Chi, con gái cô Cả, tôi vui chuyện kể lại. Chị Chi cười, nói: “Cô xem cô mặc bộ đồ kỳ vậy, cái quần chó táp 7 ngày không tới ai mà không lạ”.

    “Để tui thay lốt cho cô”, chị Chi nói và kéo tôi ra chợ Bến Thành chọn vải rồi về tiệm, đo người xong, chị bảo sẽ may gấp, hẹn hai, ba ngày sau sẽ đến lấy.

    Thử quần áo, vừa in. Một bộ áo chẽn trắng sọc xanh da trời nhạt, quần ống loe vải gin xanh nội hóa, bộ kia cũng kiểu như vậy nhưng tone màu hồng sắc tím. Nhìn trong gương như thấy một người nào khác, văn minh, cao ráo và “lên chân kính” hẳn. Tiện thể, chị Chi lấy chiếc kính râm to bản đang để trên bàn bảo tôi mang vào luôn. Chị Chi hãnh diện nhìn “tác phẩm” của chị, bảo: “Đẹp lắm, bây giờ thì đúng là con gái Sài Gòn rồi”. Nói xong chị gói luôn bộ quần áo ka ki tôi mặc bỏ vào cái túi.

    Tôi mặc bộ đồ mới ra đường, rất khoái chí. Về đến nơi vừa đúng lúc đang họp đoàn, cô Bích Hường đang phát biểu cái gì vẻ căng lắm. Vừa thấy tôi hớn hở bước vào, cô nói: “Có những đồng chí vừa mới vào Sài Gòn được mấy bữa mà đã biến chất, thay đổi từ đầu đến chân, chưa gì đã áo chẽn, quần loe, mang kính râm to bản, thí dụ như đồng chí Ái Vân”. Ối giời, con bé choáng váng rụng rời, ngay sau đó vội vàng giấu ngay “tang vật”.

    Buồn cười là những người phê phán “đồng chí Ái Vân” mấy tuần sau chính họ cũng kính râm to bản, một số quần loe, chân đi guốc “gộc”, một số thì áo dài thướt tha, phóng xe Honda chạy vù vù khắp Sài Gòn. Còn “đồng chí biến chất” này suốt mấy tháng còn lại trong Sài Gòn đành diện bộ đồ “chó táp 7 ngày không tới”.


***

34 ngư dân tàu câu mực bị đâm chìm ở Hoàng Sa: Đoàn tụ đầy nước mắt


 Matthew Trần 

Bọn csVN thường ca bài "môi hỡ thì răng lạnh" ngụ ý bọn csVN thường được bọn Tàu fù che chỡ ??
Bây zờ tính răng đây?
Với hiện tình: Đồng bằng sông Kữu Long bị hạn hán vì bọn Chệt fương Bắc ngăn vì bị "dam" ngăn chận làm sông Kữu Long kạn nước ..
Nước biễn mặn sẽ tràn vào .. thế là hết gạo ăn .. nhưng zẫu cho kòn năm ba ký gạo .. nhưng con zân VN sẽ ăn với kái chi??

Ká mú thì bị Chệt đầu độc rồi ..Tình thế sẽ cho thấy: Hằng triệu người zân VN sẽ ôm nhau mà chờ chết !!
MT

 From: Hien Do <
Sent: Thursday, May 5, 2016 7:46 AM
Subject: 1 DĐKTTG 34 ngư dân tàu câu mực bị đâm chìm ở Hoàng Sa: Đoàn tụ đầy nước mắt
 

34 ngư dân tàu câu mực bị "tàu lạ" đâm chìm ở Hoàng Sa: Đoàn tụ đầy nước mắt

07:06 PM - 05/05/2016 Thanh Niên Online

Phút hội ngộ đầy nước mắt của gia đình ngư dânẢnh: Nguyễn Tú
Sau hàng chục giờ trôi dạt trên biển, tình trạng sức khỏe của 34 thuyền viên suy yếu; tinh thần mệt mỏi, hoảng loạn.


§   
Lúc 16 giờ 10 phút chiều 5.5, tàu SAR 412 đưa 34 ngư dân tàu câu mực QNa 95959 về đến Trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải khu vực 2 (Đà Nẵng MRCC) an toàn.
Trước đó, như Thanh Niên đã thông tin, lúc 23 giờ khuya 3.5, tàu QNa 95959 do ông Phạm Phú Thành (50 tuổi, ngụ xã Bình Minh, H.Thăng Bình, Quảng Nam) làm thuyền trưởng đang ở 19,1 độ vĩ bắc, 113,5 độ kinh đông thì bị tàu chưa rõ lai lịch đâm chìm.
Đây là vùng biển cách Đà Nẵng khoảng 370 hải lý về hướng đông bắc, cách Hoàng Sa hơn 100 hải lý.
Thuyền trưởng Thành bàng hoàng kể lại, khi đó 31 ngư dân đã xuống thúng câu mực rải rác quanh đó. Ông cùng các con trai là Phạm Phú Nhân và Võ Thanh Trung đang ngủ thì một tiếng va đập cực mạnh khiến tàu chao đảo.
34 ngư dân tàu câu mực bị đâm chìm ở Hoàng Sa: Đoàn tụ đầy nước mắt - ảnh 1
Từ trưa 5.5, đông đảo người thân của các ngư dân từ Quảng Nam đã ra Đà Nẵng chờ đón tàu
34 ngư dân tàu câu mực bị đâm chìm ở Hoàng Sa: Đoàn tụ đầy nước mắt - ảnh 2
Chị Nguyễn Thị Hoa, vợ ngư dân Nguyễn Tấn Anh đưa con ra đón chồng - Ảnh: Nguyễn Tú
10 phút sau, tàu đã ngập nước. Ông Thành cầu cứu các tàu bạn gần đó rồi nói Nhân, Trung mặc áo phao, ôm 7-8 ca nhựa rỗng làm vật nổi và xách 2 đèn sạc sẵn sàng bỏ tàu.
Ít phút tiếp theo, tàu chìm chỉ còn nổi trên mặt nước giàn giáo phơi mực. Cả 3 cha con ông Thành ngồi trên giàn đến khoảng 3 giờ sáng thì các thúng đi câu trở về ứng cứu kịp thời.
Nghe tin tàu ông Thành bị nạn, tàu câu mực QNa 94998 ở gần đó đến cứu vớt. Đến 7 giờ sáng 4.5, 28 ngư dân đã được các tàu cá khác vớt. Lúc 8 giờ cùng ngày, thêm 6 người còn lại đang lênh đênh trên các thúng câu cũng được cứu.
34 ngư dân tàu câu mực bị đâm chìm ở Hoàng Sa: Đoàn tụ đầy nước mắt - ảnh 3
Ngay khi tàu SAR 412 xuất hiện
34 ngư dân tàu câu mực bị đâm chìm ở Hoàng Sa: Đoàn tụ đầy nước mắt - ảnh 4
34 ngư dân tàu câu mực bị đâm chìm ở Hoàng Sa: Đoàn tụ đầy nước mắt - ảnh 5
34 ngư dân tàu câu mực bị đâm chìm ở Hoàng Sa: Đoàn tụ đầy nước mắt - ảnh 6
Nhiều người nhà ngư dân đã xúc động, ngất xỉu - Ảnh: Nguyễn Tú

Sau hàng chục giờ trôi dạt trên biển, tình trạng sức khỏe của 34 thuyền viên suy yếu; tinh thần mệt mỏi, hoảng loạn.
Đến 1 giờ sáng 5.5, tàu cứu nạn SAR 412 tiếp ứng đã gặp được tàu QNa 94998 tại vị trí cách đảo Phú Lâm (Hoàng Sa) khoảng 80 hải lý về hướng đông đông bắc.
Lực lượng cứu nạn đã đưa toàn bộ 34 ngư dân bị nạn sang tàu để chăm sóc sức khoẻ, động viên tinh thần.
“Rất may trên tàu ít người, kịp thoát thân, chứ nếu lúc đóng cả hơn 3 chục anh em thì chắc chắn khó thoát được ra ngoài”, thuyền trưởng Thành nói.
Ngay sau khi SAR 412 cập bờ, Cục Hàng hải, Trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải Việt Nam, Đà Nẵng MRCC cũng như các ban ngành UBND tỉnh Quảng Nam đã đến thăm hỏi, tặng quà động viên ngư dân và đón các ngư dân về với gia đình.
34 ngư dân tàu câu mực bị đâm chìm ở Hoàng Sa: Đoàn tụ đầy nước mắt - ảnh 7







Tàu câu mực với 34 ngư dân bị đâm chìm ở Hoàng Sa

Trưa 4.5, Trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải khu vực 2 (Đà Nẵng MRCC) cho hay đã điều động tàu SAR 412 ra Hoàng Sa đón 34 ngư dân bị đâm chìm tàu.
Nguyễn Tú











__._,_.___

Posted by: <vneagle_1


Thursday, 5 May 2016

Ngày đóng làm thầy chùa, đêm đi mua dâm





From: Anh Kim Phan Dinh <kimls22>
Sent: Wednesday, May 4, 2016 5:03 AM
Subject: FW: THAY CHUA DI MUA DAM
!!!

Ngày đóng làm thầy chùa, đêm đi mua dâm
==èThầy Chùa đi Mua Dâm          


Thầy Chùa đi Mua Dâm

Các bạn đang xem videoThầy Chùa đi Mua Dâm do kênh Youtube Clip Nhảm đăng tải Đăng ký theo dõi kênh của tôi nhé ...


__._,_.___

Posted by: <vneagl

Featured post

🔥Lisa Pham Khai Dân Trí Ngày-16/12/2024

Popular Posts

My Blog List