Thư số 55 gởi :
Người
Lính Quân Đội Nhân Dân Việt Nam
Phạm Bá Hoa
Thứ nhất.
Khu kinh tế Vũng Áng tỉnh Hà Tĩnh.
Khu kinh tế Vũng Áng, thành lập
tháng 4/2006 trên diện tích 22.781 mẫu tây, bao gồm 9 xã thuộc huyện Kỳ Anh, tỉnh
Hà Tỉnh. Toàn bộ dự án sẽ tiếp nhận 30.400 lao động, và
bà Nguyễn Thị Hải Vân, Cục Trưởng Cục Việc Làm/Bộ Lao Động & Thương Binh Xã
Hội, xác nhận số công nhân Trung Cộng tại đây là 10.000 người.. Dự án Formosa với
khu gang thép và hải cảng Sơn Dương trên một qui mô lớn. Với vốn đầu tư trong
giai đoạn 1 lên đến 7 tỷ 900 triệu mỹ kim, với công suất 7.500.000 tân
thép/năm. Giai đoạn 2, vốn đầu tư lên đến 28 tỷ mỹ kim, với công suất
22.500.000 tấn/năm Phó Thủ Tướng Hoàng Trung Hải -nguời Việt gốc Tàu- đã ưu đãi
cho phép họ được xây nhà để bán cho 15.000 công nhân X 4 mỗi gia đình, cộng
chung lên đến 60.000 người. Họ cũng được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
lâu dài, lại được miễn giấy tờ nhập cảnh mà chỉ cần giấy chứng nhận của tỉnh Hà
Tỉnh. Ông Hoàng Trung Hải còn ra lênh cho Bộ Lao Động và Thương Binh áp dụng
tiêu chuẩn đặc thù để giải quyết nhu cầu bổ sung lao động từ ngoại quốc
thuộc dự án Formosa Hà Tỉnh. Tóm lại, khu kinh tế Vũng Áng được hưởng nhiều ưu
đãi đặc biệt ngang qua ông Phó Thủ Tướng Việt Nam gốc Trung Hoa (trích trong
Wikipedia).
Khu kinh tế Vũng Áng, là một trong những vị trí chiến lược về mặt
quân sự, vì lãnh thổ Việt Nam với dạng hình cong chữ S theo chiều bắc nam khoảng
1.500 cây số tính theo đường chim bay, hai đầu phình ra và eo thắt ở giữa. Bề
ngang lãnh thổ theo chiều Đông Tây: Nơi rộng nhất của Miền Bắc khoảng 600 cây số,
từ A-pa-chài đến Móng Cái. Miền Nam rộng nhất khoảng 370 cây số, từ Hàm
Tân đến Hà Tiên. Nơi eo thắt ở Miền Trung là Đồng Hới, từ bờ biển vào đến biên
giới Việt-Lào chỉ có 37 cây số. Đã eo thắt, lại là vùng núi non hiểm trở, nên
người dân chỉ sinh sống trên dãi đất hẹp dọc theo bờ biển. Tại đây còn có hải cảng
Sơn Dương phía nam Vũng Áng, vị trí này cùng vĩ tuyến 18 với cảng Tam Á phần cuối
đảo Hải Nam, nơi có hạm đội nguyên tử của Trung Cộng. Vị trí cảng Sơn
Dương cũng nằm ngay phía bắc đèo Ngang nơi có quốc lộ 1A với đường đèo và
hầm qua núi. Độ sâu cảng Sơn Dương trên 16m, và sau khi xây đoạn đê dài 3.000m
từ Mũi Ròn đến Hòn Sơn Dương để chắn gió, thì hải cảng này có giá trị về quân sự
lẫn kinh tế. Vì vậy, cảng Sơn Dương là vị trí chiến lược trên đất liền lẫn đường
hàng hải ra vào vịnh Bắc Việt, kiểm soát đường biển và đường bộ từ Miền Nam và
Miền Trung tiếp tế cho miền Bắc Việt Nam.
Xin nhắc lại bản tin CAFEF online trên trang <Google.vn> dưới tên “Đột
nhập đại công trường Formosa” mà tôi trích một đoạn như sau: ".... Những
ai đã từng qua lại quốc lộ 1A, đoạn ngang qua Khu Kinh tế Vũng Áng, cũng như
không ít người dân Hà Tĩnh, đều có chung cảm giác ngạc nhiên về mức độ qui mô của
dự án Formosa. Nhìn từ bên ngoài, chỉ cái hàng rào cũng khiến người ta ngạc
nhiên với đôi mắt tròn xoe. Cả một vùng đất rộng lớn gần 2.000 mẫu tây được xây
dựng tường rào bao quanh cao chừng 5 thước. Khoảng 2/3 chiều cao của tường
rào được đổ bê tông cốt sắt, chỉ một ít gạch được xây phía trên cùng của tường
rào. Bên ngoài là một con kinh nhân tạo rộng chừng 30 thước, chạy
bao quanh hàng rào. Người dân không phận sự, chỉ có thể nhìn thấy bên trong
hàng rào kia, ngày thì bụi mù, đêm thì đèn điện sáng trưng như phố.....” (hết
trích).
Từ góc nhìn quân sự, Các Anh có đồng ý với tôi rằng: “Mức độ kiên cố của
cái hàng rào, cộng với con kênh đào bên ngoài, có phải là tổ chức phòng thủ của
một căn cứ không? Mà tại sao khu kinh tế lại phòng thủ như một căn cứ quân sự vậy?
Cho dù một phần trong khu kinh tế Vũng Áng có trở thành khu tự trị người
Tàu trên đất Việt hay không, tôi vẫn thấy khó hiểu về quyết định của lãnh đạo
Việt Cộng khi chấp nhận biến vùng lãnh thổ nhỏ hẹp này trở thành khu kinh tế mà
hầu hết là người Trung Hoa, như một vùng đất tách biệt hai phần lãnh thổ Nam Bắc
Việt Nam.
Thứ hai. Thảm họa từ khu kinh tế Vũng Áng.
Nhưng, khu kinh tế Vũng Áng đang trong sự kiện mới nhất, là vùng biển này bỗng dưng
cá chết trôi dạt vào bờ trắng xóa dọc bãi biển Hà Tĩnh ngày 6/4/2016, rồi bãi
biển Quảng Bình ngày 10/4/2016, đến bãi biển Quảng Trị và Thừa Thiên ngày
19/4/2016, như một thảm họa của loài cá sống ở đáy biển, cũng là thảm họa của
người dân 4 tỉnh này -nhất là ngư dân- rất lo ngại về sự sống của họ, bởi trọng
lượng cá chết đã vớt lên khoảng 30 tấn.
Ngày 21/4/2016, ông Phạm Khánh Ly, Vụ Phó Vụ Nuôi Trồng Thủy Sản/Tổng Cục
Thủy Sản, trả lời phỏng vấn, rằng: "Với tư cách là cơ quan quản lý hàng dọc,
chúng tôi đến làm việc với Sở Nông Nghiệp & Phát triển Nông Thôn tỉnh Hà Tĩnh,
được xác nhận là "Đoàn công tác không vào kiểm tra khu Vũng Áng được,
vì đây là KCN có yếu tố nước ngoài, nên cần thành lập đoàn công tác liên ngành,
nhưng phải có lệnh của Thủ Tướng mới tiến hành kiểm tra được" Ông
cũng xác nhận là có một ngư dân Hà Tĩnh trình báo là đã nhìn thấy một đường ống
rất có thể là hệ thống xả nước thải từ khu gang thép Formosa ra biển. Và chuyện như sau:
"Ngày 4/4/2016, ngư dân Nguyễn Xuân Thành, 36 tuổi, khi lặn xuống biển
“săn” cá, đã nhìn thấy một đường ống xả các chất thải rất lớn sâu dưới mặt biển.
Đường ống này được chôn dưới đáy biển, phủ phía trên là một lớp đất cùng nhiều
đá hộc, chiều dài của đường ống khoảng 1 cây số rưỡi, và đường kính 1 thước 10
phân. Một đầu của đường ống nối từ khu vực dự án Formosa, đầu kia nối liền với
3 đoạn đường ống nhỏ, mỗi đoạn dài khoảng 2 thước, với đường kính khoảng 40
phân. Lúc tôi nhìn thấy, thì đường ống này đang phun nước rất mạnh. Nước phun từ
đường ống ra có màu vàng đục, nhừa nhựa, rất hôi thúi, làm cho tôi cảm thấy rất
ngạt thở”.
Sau khi lên bờ,
anh Thành liền tới đồn biên phòng Đèo Ngang trình báo sự việc, cùng lúc anh
Thành vẽ lại sơ đồ và vị trí của đường ống cho đơn vị này biết. Trung Tá Nguyễn
Khắc Minh, đồn phó đồn biên phòng Đèo Ngang, xác nhận đã nhận được trình báo của
anh Thành. Trung Tá Minh nói: "Chúng tôi đã trình báo vụ việc này cho cấp
trên là Bộ Chỉ Huy Bộ Đội Biên Phòng tỉnh và đang chờ lệnh cấp trên”.
Hình bên phải là do Google Earth chụp ngày 19/4/2015 ở độ cao 698 thước,
cho thấy ống dẫn chất thải chảy thẳng ra biển từ khu gang thép Formosa Vũng Áng
(Ảnh FB Hào Song Trần)
Sau khi đường ống xả nước thải ra biển bị phác giác, thì cơ quan Thẩm Định
& Đánh Giá Tác Động Môi Trường (ĐTM) thuộc Bộ Tài Nguyên & Môi Trường
phê duyệt vào năm 2008 mới lên tiếng, nhưng chỉ công khai về đường ống xã nước
thải mà thôi. Dự án Formosa có hai giai đoạn. Giai đoạn một, dự án có công suất
7.500.000 tấn thép sản phẩm/năm. Giai đoạn hai, tăng công suất lên thành
15.000.000 tấn/năm. Lượng nhân công làm việc tại dự án ước tính lên đến 11.000
người. Trong ĐTM nói trên, các loại nước thải phát sinh tại dự án Formosa, hơn
31.000 thước khối nước thải công nghiệp trong 24 giờ, và 524 thước kkối nước thải
sinhh hoạt, sẽ được thu gom xử lý đạt quy chuẩn rồi cho chảy vào hệ thống thoát
nước chung của khu công nghiệp Vũng Áng. Sau đó, nước thải cho chảy ra sông Quyền,
không thải trực tiếp xuống biển. Tuy nhiên, sau khi xảy ra tình trạng cá chết,
lãnh đạo Bộ TN & MT cho biết, đường ống xả nước thải ra biển của Formosa được
cấp phép, không phải bí mật.
Ngày 22/4/2016, theo báo Dân
Trí online thì Trạm Y tế xã Phúc Trạch đã tiếp nhận 21 bệnh nhân cấp cứu với
triệu chứng đau bụng, nôn ói, tiêu chảy, nghi là ngộ độc thực phẩm. Theo bác sĩ
Nguyễn Lương Ngọc, Trạm Trưởng trạm y tế xã Phúc Trạch, hầu hết bệnh nhân được
đưa đến trạm xá chỉ trong ngày hôm ấy (22/4/2016). Trạm đã huy động hết cán bộ,
cũng như các dụng cụ y tế, thuốc men để cấp cứu. Những bệnh nhân nhẹ thì được
sơ cứu và cho về nhà tiếp tục điều trị, những bệnh nhân nặng hơn thì đang điều
trị và tiếp tục thep dõi. Bác sĩ Ngọc cho biết: "Chúng tôi đã thông báo
cho Phòng Y Tế, Trung Tâm Y Tế Dự Phòng, Chi Cục Vệ Sinh An Toàn Thực Phẩm, để
tìm hiểu nguyên nhân vụ việc”. Và ngày 24/4/2016, anh Lê Văn Ngầy, công
nhân của công ty Nibelc, là thợ lặn dưới biển với trách nhiệm xây dựng
đê chắn sóng cho hải cảng Sơn Dương, Formosa. Theo lời của đồng nghiệp Ngầy cho
biết, sau khi đi làm về thì anh Ngầy khó thở nên Công ty Nibelc đưa anh Ngầy đi
khám bệnh. Sau đó anh Ngây về ký túc xá của công ty ở huyện Quảng Trạch, tỉnh
Quảng Bình nghỉ ngơi, chờ thứ hai -25/4/2016- tái khám. Tuy nhiên, đến 5 giờ
chiều chủ nhật -24/4/2016 thì anh Ngầy chết tại chỗ.
Ngày 23/4/2016, trong cuộc phỏng vấn của báo Giao Thông, ông Đặng Ngọc
Sơn, Phó Chủ Tịch Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Hà Tĩnh trả lời rằng: "Về vụ cá
chết không có gì phải lo, vì hiện nay các lồng bè nuôi hải sản vẫn hoạt động
bình thường. Người dân vẫn yên tâm ăn cá, ăn mực, ăn tôm ăn cua. Ngoài ra, người
dân cũng yên tâm tắm biển. .."
Các Anh có nghĩ là cái ông Phó Chủ Tịch này có thể là con cháu của Tàu hay
sao mà nói nghe như không phải người Việt Nam vậy? Trời đất ơi! Cá chết, chim
chết, cua chết, người chết, ..v..v.. vì chất độc thải ra dưới biển, mà ông ta
còn xúi dân cứ ăn cá ăn tôm, rồi tắm biển nữa.
Ngày 24/2/2016, theo tác giả Lê
Quốc Châu với bài "Kỹ sư môi trường nói về cách giải quyết nước thải",
tường thuật lời của viên kỹ sư -xin giấu tên vì liên quan đến việc làm-
như sau:
" Formosa chỉ bỏ ra khoản tiền rất nhỏ để sàng lọc
chất thải với một lượng vô cùng nhỏ, rồi cho cá vào nuôi trong vùng nước đó để
qua mặt nhà cầm quyền Việt Nam. Còn phần lớn chất thải xả trộm qua một đường ống
lớn chạy ngầm dưới biển. Cơ quan Việt Nam có đến kiểm soát cũng không bao giờ
biết được, vi thấy họ nuôi cá bằng nước thải đã sàng lọc rồi nên cá vẫn sống.
Nước thải của công nghiệp nặng là nước thải chứa rất nhiều hóa chất... "Việc
tách hóa chất khỏi nước là điều vô cùng khó khăn và tốn kém. Người ta chỉ có thể
lọc vật lý để làm trong nước thôi, nếu người ngoài nhìn vào thấy nước trong cứ
tưởng là sạch, nhưng thực ra thì chất hóa chất vẫn còn nguyên trong đó. Từ đầu
năm tới giờ, bộ phận em đã xả tổng cộng 56 000 m3 nước thải công nghiệp. Sắp tới,
toàn nhà máy hoạt động toàn diện sẽ kinh khủng anh à. Tuần sau có đoàn của Bộ
Tài Nguyên & Môi Trường đến thanh tra, họ đã nhận được thông báo trước cả
tuần thì đoàn thanh tra chẳng tìm được gì đâu. Cái khó của cơ quan Việt Nam là
không biết trong nước có những gì, lưu lượng bao nhiêu, cách sàng lọc chất thải
như thế nào? Ngay cả bọn em, nhiều công đoạn cũng không được biết. Chúng rất bí
mật và cấm nhân viên quay phim, chụp ảnh, phát tin tức ra ngoài mà báo chí biết
được sẽ làm khó công ty".
Tin tức về sự kiện cá chết hàng loạt trên đây được ghi nhận liên tục, khiến
dư luận nghi ngờ khu Gang Thép Hưng Nghiệp Formosa, vì đơn vị này có xây dựng
đường ống xả nước ra vịnh Sơn Dương. Theo tác giả Lưu Thủy trên PetroTime
online ngày 25/4/2016, khi các phóng viên phỏng vấn ông Chu Xuân Phàm,
Giám Đốc đối ngoại công ty trách nhiệm hữu hạn (NHH) Gang Thép Hưng Nghiệp, ông
Hàm trả lời rằng: "Chỉ có một sự lựa chọn, hoặc là nhà máy thép, hoặc
là cá tôm. Nhiều khi mình không được cả hai thì mình phải lựa chọn, muốn
bắt cá bắt tôm hay là muốn có nhà máy thép tối tân. Người dân ở đây cũng
như nhà nước sẽ phải cân nhắc và lựa chọn, vì việc xả chất thải chắc chắn có
tác động đến môi trường. Không thể có chuyện, vừa có nhà máy thép mà biển nơi
đây vẫn nhiều tôm cá".
Các Anh có cảm nhận lời nói của ông Phàm là một người Tàu có quyền lực với
người Việt Nam mình không? Nhưng nếu nhìn từ một góc độ khác, tôi nghĩ, ông
Phàm là người nói thật, và lời nói thật này cho Các Anh thấy lãnh đạo Việt Cộng
từ trung ương đến địa phương đã chọn nhà máy gang thép rồi, còn người dân có sống
được hay không thì mặc kệ. Và từ góc nhìn khác nữa, lời lẽ của chính ông Phàm
đã mặc nhiên thừa nhận cá chết là do chất độc thải ra biển từ nhà máy gang thép
Formosa.
Ngày 26/4/2016,
trong cuộc họp báo, lãnh đạo công ty gang thép Hưng Nghiệp Formosa, đã cúi đầu
xin lỗi nhân dân Việt Nam về phát ngôn bên trên của ông Chu Xuân Phàm.
Theo tôi thì lời xin lỗi chỉ có nghĩa về lịch sự, chớ không có nghĩa về sự
thật mà ông Phàm nói ra từ con người thật của ông lúc ấy.
Cùng ngày 26/4/2016, công ty Formosa ra thông cáo rằng: "Doanh nghiệp
chúng tôi biểu thị sự kinh ngạc và cảm thấy làm tiếc, hơn nữa chúng tôi không
thể hiểu nổi đối với sự kiện tôm cá chết với số lượng lớn lần này. Chúng tôi khẳng
định là không có bất cứ bằng chứng nào chứng tỏ sự liên can của công ty chúng
tôi trong vụ việc này, tuy giới chức Việt Nam đã liên tục vào bên trong công
xưởng (Formosa) tiến hành kiểm soát hệ thống sàng lọc nước thải, và lấy mẫu nước
thải hôm 22/4/2016 về nghiên cứu. Formosa chúng tôi hoàn toàn đạt tiêu chuẩn
cho phép của Việt Nam, và kêu gọi giới chức điều tra tìm ra nguyên nhân đích
thực để giải đáp thắc mắc. Cho tới hiện tại, không có bất cứ bằng chứng nào chứng
tỏ sự liên can của chúng tôi đối với sự việc tôm cá chết hàng loạt trong thời
gian gần đây.”
Chiều ngày 27/4/2016, cuộc họp báo đầu tiên do Thứ Trưởng Bộ Tài Nguyên
& Môi Trường Võ Tuấn Nhân chủ tọa, với sự tham dự của các nhà khoa học,
các cơ quan trách nhiệm trung ương và địa phương. Sau khi nghe báo cáo của Bộ
Tài Nguyên & Môi Trường, Bộ Nông Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn, Bộ Khoa
Học & Công Nghệ, ý kiến của các địa phương, các nhà khoa học, và cuộc thảo
luận đã loại trừ nhiều nguyên nhân khác có thể gây ra, các nhà khoa học và các
cơ quan trách nhiệm thống nhất nhận định sơ bộ như sau:
"(1) Có 2 nhóm nguyên nhân chính có thể gây ra hiện tượng cá
chết hàng loạt, là do tác động của các độc tố hóa học thải ra từ hoạt
động của con người trên đất liền và trên biển. Thứ hai, do hiện tượng
dị thường tự nhiên kết hợp với tác động của con người tạo nên hiện tượng tảo nở
hoa của nước, mà trên thế giới gọi là hiện tượng thủy triều đỏ.
(2) Đến thời điểm hiện nay, qua kiểm tra và thu thập chứng cứ, chưa có bằng
chứng để kết luận về mối quan hệ liên quan của Formosa và các nhà máy đến vấn đề
cá chết hàng loạt.
(3) Qua số liệu quan trắc và đánh giá của các cơ quan nghiên cứu khoa học,
quản lý nhà nước có liên quan, môi trường nước biển chưa phát hiện các thông số
môi trường vượt quy chuẩn quy định...".
Trong một đoạn video clip tôi nghe nữ phóng viên của báo Thanh Niên phỏng vấn Thứ Trưởng Võ Tuấn Nhân về
nguyên nhân cá chết vì trong nước có kim loại nặng như kết quả kiểm nghiệm của
Sở Tài Nguyên Môi Trường tỉnh Thừa Thiên, thì ông Thứ Trưởng lập tức khoát tay
và nói rằng: "Tắt máy, tắt máy nghe. Xin lỗi, không, không, để anh nói
riêng với em. Đừng hỏi câu hỏi đó tổn hại cho đất nước của mình… Em hỏi câu hỏi
đó làm tổn hại cho đất nước của mình…”
Ngày 28/4/2016, đài BBC có phỏng vấn Tiến sĩ Nguyễn Văn Tác, nguyên Viện Trưởng
Viện Hải Dương Học, Phó Chủ Tịch Hội Khoa Học Kỹ Thuật Bển Việt Nam, về thủy
triều đỏ mà Thứ Trưởng Bộ Tài Nguyên & Môi Trường Võ Tuấn Nhân, nghi ngờ là
một trong những nguyên nhân cá chết. Tiến sĩ Tác nận định rằng: “Về nguyên tắc,
thủy triều đỏ có thể gây chết sinh vật biển. Thủy triều đỏ là hậu quả của sự ô
nhiễm dinh dưỡng. Và khi xuất hiện thủy triều đỏ, màu nước biển thay đổi và tạo
ra mùi khó chịu, và dân biết trước được. Đằng này tôi không nghe ngư dân hay
báo chí nói có hiện tượng mùi khó chịu hay màu nước thay đổi. Nếu như cá tôm chết,
thì thủy triều đỏ phải xuất hiện trước đó khoảng 10 ngày, và khi xuất hiện thủy
triều đỏ thì mặt biển sẽ xuất hiện màu hồng, màu vàng hoặc màu xanh, và sẽ tạo
ra mùi tanh, hôi rất lạ. Vừa rồi cá chết phần nhiều là loài cá sống dưới đáy biển,
trong khi thủy triều đỏ chỉ tác động mạnh đến các loài cá sống gần trên mặt nước.
Vậy, theo cơ sở khoa học thì cá chết không phải nguyên nhân từ thủy triều
đỏ. Loài cá sống ở đáy biển mà chết, có thể do các loại hóa chất có hàm lượng hữu
cơ rất lớn, làm oxy cạn kiệt và làm cho môi trường thiếu oxy. Hoặc độc tính rất
lớn làm cho cá không chịu được mà chết, mà độc tính là do các công trình ngầm
thải ra nên cá sống đáy biển không sống được".
Vậy là, các buổi họp của 7 Bộ và Viện Nghiên Cứu với vài chục ông tiến sĩ
và khoa học gia, cuối cùng đưa ra 2 nguyên nhân làm cho cá chết, nhưng chỉ một
ông tiến sĩ với dẫn chứng khoa học là bác bỏ kết luận "cá chết vì thủy triều
đỏ" một cách dễ dàng.
Các Anh có thấy điều lạ là thông báo sẽ họp báo lúc 2 giờ trưa, đến giờ họp
cũng chẳng thấy gì hết. Đến chiều lại thông báo sẽ họp lúc 7 giờ tối, đông đảo
phóng viên đến chờ. Mãi đến 7 giờ 50 phút tối mới bắt đầu, và chỉ 8 phút là kết
thúc họp báo. Khi thông báo là Bộ Trưởng chủ tọa họp báo, nhưng khi họp thì Thứ
Trưởng chủ tọa. Và cuộc họp báo "hỏa tốc" này với nội dung bản công bố
rất đơn giản, đến mức có thể ví như "chuyện xe cán chó" vậy. Dù rằng,
khoảng 30 tấn cá chết + 1 người của công ty chết khi làm nhiệm vụ dưới mặt biển
+ 1 người biến đâu mất sau khi tường trình nhìn thấy đường ống xã chất thải +
21 người trúng độc khi ăn cá dọc theo ven biển dài 250 cây số, là vấn đề hết sức
quan trọng. Bởi, đây là một thảm họa, và không ai lường trước nó sẽ tác hại đến
mức nào trong thời gian trước mắt, như lời của một kỹ sư của Formosa giấu tên
đã nói: "... Sắp tới, khi nhà máy hoạt động toàn diện sẽ kinh khủng".
Chỉ có vậy thôi, cũng đủ cho bất cứ ai quan tâm cũng nhận ra rằng, đằng sau
cuộc họp báo phải có điều gì không minh bạch. Vậy, điều gì không minh bạch?
Với tôi, điều không minh bạch là vì thảm họa này liên quan đến khu kinh tế Vũng
Áng của Tàu, mà Tàu thì nhiều tiền và các cấp lãnh đạo được nhiều phong bì, mà
Tàu cũng nhiều quyền lực đến mức chọn chỗ quyền lực trong đại hội đảng lần thứ
2 và đặt Việt Cộng vào đó, nên Việt Cộng nhỏ phải chờ lệnh Việt Cộng lớn, Việt
Cộng lớn phải chờ lệnh Việt Cộng lớn hơn nữa, và cứ như thế, cuối cùng chắc phải
chờ lệnh của ông Tổng Bí Thư chăng? Với lại, câu nói của Thứ Trưởng Võ Tuấn
Nhân "… Em hỏi câu hỏi đó làm tổn hại cho đất nước của mình…”
tự nó làm rõ thêm điều không minh bạch rồi.
Ngày 28/4/2016, một nguồn tin
tiết lộ rằng: "Ban Tuyên Giáo trung ương đã ra lệnh cho các cơ quan
thông tấn báo chí ngừng loan tin về “khủng hoảng Vũng Áng, trướng hợp nếu
cá có tiếp tục chết cũng không được loan tin. Cũng không được loan tin về các
biểu tình của nhân dân phản đối nhà máy gang thép Formosa trong khu kinh tế
Vũng Áng, Hà Tĩnh".
Dù chưa kiểm chứng, nhưng căn cứ vào phản ứng của lãnh đạo Việt Cộng trong
"cuộc khủng hoảng khi giàn khoan HD 981 của Trung Cộng cắm xuống vùng đặc
quyền kinh tế của Việt Nam hồi tháng 5/2014", tôi nghĩ là bản tin trên đây
là thật, vì dối trá là bản chất của họ mà.
Cùng ngày 28/4/2016, phóng viên Hoàng Nam của báo Tiền Phong thực hiện chuyến
ra Đảo Chim, nơi được gọi là vương quốc của khoảng 2.000.000 chim Hải Âu. Đảo
này cách Hòn La tỉnh Quảng Bình 12 hải lý. Trước đây, khi tàu thuyền còn cách đảo
vài hải lý thì tiếng chim râm ran trong khi bóng chim bay lượn rợp cả một vùng
đảo, nhưng khi phóng viên cùng hai người điều khiễn chiếc thuyền cặp vào đảo,
hoàn toàn không một con Hải Âu nào trên mắt đất cũng như trên bầu trời.
Đi một
quảng đường trên đảo, nhiều bô lông chim, xác chim, cùng với hằng trăm con cua
đá chết ngỗn ngang. Tác giả kiên nhẫn ngồi đến chiều, cũng không thấy một cánh
chim nào cả. Anh quay về đất liền và điện thoại đến ông Giám Đốc Sở Nông Nghiệp
& Phát Triển Nông Thôn tỉnh Quảng Bình, nhưng ông đi vắng. Tác giả báo cho
ông Trần Đình Du, Phó Giám Đốc biết về tình trạng chim Hải Âu trên đảo. Tác giả
nhận được câu trả lời của ông Phó Du lạnh lùng một cách vô trách nhiệm, rằng: "Chim
chết là chim chết, không liên quan gì đến ông cả". Rồi tắt
máy.
Ngày 29/4/2016, Chủ Tịch Trần Đại Quang, đứng đầu nhà nước Việt Nam cũng
không dám đến Vũng Áng, mà chỉ đến thăm Đà Nẳng thôi. Cũng ca ngợi cái gọi là
đoàn kết, sáng tạo, thành tựu, đột phá, mũi nhọn, ... Nói chung là ông Quang ca
ngợi Đà Nẳng cũng là tỉnh đang phát triển đến tận mây xanh ... dờn, mà không một
lời nói đến vô số cá chết, đang và sẽ ảnh hưởng mạnh đến đời sống ngư dân dọc 4
tỉnh phía bắc Đà Nằng.
Cùng ngày 29/4/2016, trong buổi họp báo sau khi kết thúc hội thoại giữa
chánh phủ với các doanh nghiệp, chủ nhiệm văn phòng chánh phủ Mai Tiến Dũng nói
rằng: "Thủ Tướng đã yêu cầu các bộ, địa phương, các tỉnh tập trung khẩn
trương với tinh thần cao nhất, nhưng phải bảo đảm tính minh bạch, khách
quan, thận trọng, căn cứ khoa học để làm rõ vấn đề nguyên nhân và kịp
thời thông báo cho người dân biết về cá chết ở 4 tỉnh miền Trung. Thủ Tướng cũng
giao Bộ Công An nếu phát hiện sai phạm thì kiên quyết xử lý nghiêm, làm đến
cùng. Tinh thần của Thủ Tướng là quyết liệt, kiên quyết, bằng mọi giá trả
lời nhân dân.”
"...Tinh thần của Thủ Tướng là quyết liệt, là kiên quyết...", nhưng cũng không dám đến Hà Tĩnh, mà theo trách nhiệm thì
Thủ Tướng phải là người đến Hà Tĩnh ngay sau khi phác giác thảm họa. Viết đến
đây tôi chợt nhớ ra rằng, lãnh đạo Việt Cộng chỉ lo cho đảng chớ đâu phải lo
cho dân, nên họ cứ ngồi một chỗ mà ra lệnh thôi mà. Với vụ án quán cà phê Xin
Chào ở Bình Chánh thuộc Hồ Chí Minh đỉ điếm cướp giật, có lẽ là của đảng
nên ông Thủ Tướng ở tận Hà Nội đã nhanh chóng vói tay vào với cái lệnh phải
hủy bỏ vụ án, trong khi thảm họa từ nhà máy gang thép của Tàu ở Vũng Áng mà cá
chết trắng biển tại Hà Tĩnh và 3 tỉnh lân cận, thì phải 3 tuần lễ sau ông ta mới
vói ta vào với những nhóm chữ hệt như các lãnh đạo Việt Cộng thường dùng, là khẩn
trương, tinh thần cao nhất, minh bạch, ...v..v.. Nói hay thiệt, nhưng giả
thuyết của tôi là cuối cùng thì kết quả sẽ là Việt Cộng không dám đụng đến Trung
Cộng với viện dẫn "đây chỉ là cục nhỏ" thôi, dĩ nhiên là Việt Cộng sẽ
phải "hy sinh" và cấp lãnh đạo bé xíu nào đó để xoa dịu người dân.
Ngày
30/4/2016, bản tin đài Á Châu Tự Do với
bài "Tăng trưởng kinh tế bằng mọi giá" có đoạn: "....Việt Nam
cho Formosa thiết lập đường ống xả thải đặt ngầm dưới biển và đã xả thải gọi là
thử nghiệm từ tháng 3/2015, và được cấp phép chánh thức từ cuối năm 2015. Ngày
28/4/2016 tại Vũng Áng, Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà nhìn nhận
là cho đến nay, phía Việt Nam chưa thể tiếp cận, giám sát, hệ thống xả thải ngầm
dài 1,5km đặt sâu 17 mét dưới mực nước biển của Formosa. Ông Bộ trưởng còn nói
là sẽ đề nghị các biện pháp sửa sai, để giám sát đường ống ngầm...."
Cùng một nghĩa với lời của ông Phạm Khánh Ly, Vụ Phó Vụ Nuôi Trồng
Thủy Sản/Tổng Cục Thủy Sản, phát biểu ngày 21/4/2016, xác nhận rằng "Đoàn
công tác không vào kiểm tra khu Vũng Áng được, vì đây là KCN có yếu tố nước
ngoài nên phải có lệnh của Thủ Tướng mới được thành lập đoàn công tác liên
ngành vào kiểm tra..."
Vậy, Hà Tĩnh có còn là
lãnh thổ của Việt Nam hay không?
Thứ ba. Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng thăm Hà Tĩnh.
Ngày 22/4/2016, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đến thăm tỉnh Hà
Tĩnh.
Buổi
sáng quan sát: Dự án khu liên hợp gang thép và cảng Sơn Dương Formosa trong khu
kinh tế Vũng Áng. Dự án sản xuất rau, củ, quả. Và khu dân cư nông thôn kiểu
mẫu Tân Văn, xã Thạch Văn, huyện Thạch Hà.
Buổi
chiều cùng ngày, làm việc với lãnh đạo của tỉnh. Ông Tổng Bí Thư vui mừng trong
nhiệm kỳ vừa qua, Hà Tĩnh đã phát triển đúng hướng, phù hợp với chủ trương của
trung ương, và điều kiện cụ thể của địa phương.
Hà Tĩnh đã có những bước đi mạnh mẽ theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại
hóa, phát triển công nghiệp nặng trên vùng đất khô cằn, rất khó làm nông nghiệp;
xây dựng hạ tầng cơ sở nông thôn và thành thị, chú trọng xây dựng nông thôn mới
gắn với phát triển nông nghiệp, đồng thời phát triển kinh tế hợp tác, kêu gọi
doanh nghiệp vào đầu tư, cũng là cách tạo công ăn việc làm cho nông dân. Hà Tĩnh
đã thường xuyên xây dựng Đảng và tổ chức chính trị, tái tổ chức thích hợp theo
hoàn cảnh mới, tiếp tục cải cách thủ tục hành chánh, giữ vững quốc phòng an
ninh, bảo đảm trật tự an toàn xã hội và mở rộng quan hệ đối ngoại. .....
Nhiệt liệt hoan nghênh, biểu dương đảng bộ, chính quyền, nhân dân Hà Tĩnh
anh hùng về những thành tựu, kinh nghiệm đạt được thời gian qua. Hà Tĩnh phải
quyết tâm cao hơn nữa, để phát triển nhanh, bền vững, theo hướng công
nghiệp hóa. Phải thường xuyên quan tâm giữ gìn trật tự an toàn xã hội, và phát
triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh phong trào thi
đua yêu nước, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Bác Hồ, và phát triển khu
di tích danh nhân văn hóa thế giới......
Nhưng mà suốt thời gian ông Tổng Bí Thư có mặt tại Hà Tĩnh, ông ta chỉ ca
ngợi Hà Tĩnh đã phát triển đúng hướng ... Tàu, mà không có bất cứ lời nào nói đến
thảm họa ngay tại nơi ông ta đang đứng, thậm chí cũng không một lời nói hỏi thảm,
đến đời sống ngư dân đang trong tình trạng hoang mang. Các Anh nghĩ gì về ông
lãnh đạo đảng của Các Anh? Chưa hết, ông Trọng còn thúc đẩy người dân Hà
Tĩnh phải noi gương đạo đức của ông Hồ.
Trời đất ơi! Cũng vì Hồ cái tên Chí Minh,
mà Sài Gòn từng là hòn ngọc Viễn Đông của chúng tôi, mà ngày nay nổi tiếng lưu
manh đỉ điếm cướp giật ngày đêm trên khắp đường phố. Chưa hết đâu, ông Trọng
còn bảo Hà Tĩnh phải phát triển khu di tích danh nhân văn hóa nữa chớ. Vậy, ai
là danh nhân văn hóa? Hồ Chí Minh chăng? Không phải. Tôi nói không phải, vì năm
1988 Việt Cộng vân động UNESCO tổ chức "kỹ niệm 100 năm ngày sinh của
ông Hồ", và đựợc tổ chức này chấp thuận. Nhưng ngay sau đó, do phản ứng dữ
dội của Cộng Đồng Người Pháp Gốc Việt với những dẫn chứng tội ác của ông Hồ,
nên UNESCO hủy bỏ. Vậy mà, Việt Cộng vẫn tuyên truyền rầm rộ rằng, Hồ Chí Minh
được UNESCO công nhận là danh nhân văn hóa. Dối trá là bản chất của cộng sản
mà.
Kết luận.
Các Anh nghĩ gì
thì nghĩ, nhưng Các Anh hãy nhớ, tháng 4/1975 khi vào được Sài Gòn, nhà văn cộng
sản Dương Thu Hương, ngồi bệt trên lề đường Lê Lợi mà than rằng: "Vào
Nam tôi mới hiểu rằng, chế độ ngoài Bắc là chế độ man rợ vì nó chọc mù mắt con
người, bịt lỗ tai con người. Trong khi đó ở miền Nam người ta có thể nghe bất cứ
thứ đài nào, Pháp, Anh, Mỹ... nếu người ta muốn. Đó mới là chế độ của nền văn
minh. Và thật chua chát khi nền văn minh đã thua một chế độ man rợ. Đó là sự
hàm hồ và lầm lẫn của lịch sử. Đó là bài học đắt giá và nhầm lẫn lớn nhất mà dân
tộc Việt Nam phạm phải...”
Và đừng bao giờ quên rằng: “Tự do, không phải là điều đáng sợ, mà
là nền tảng cho sự thịnh vượng của đất nước. Không có dân chủ, không thể có sự
trỗi dậy và phát triển bền vững. Và chính chúng ta phải tranh đấu, vì Dân Chủ, Tự Do không phải là quà tặng.
Texas,
tháng 9 năm 2015
Phạm Bá Hoa
~~~~~~~~~~~~~~~
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
__._,_.___
No comments:
Post a Comment