heo VN


Image result for coronavirus

VN là chổ xả rác cho bọn tàu, người VN tỉnh ngũ đi.





ĐỐT LŨA ĐI EM ĐỂ DIỆT QUÂN THÙ.



https://1.bp.blogspot.com/-HJRXuhnZmHY/VyBW6ru1AaI/AAAAAAAAQEQ/s0_7Wf7A4CgWv3r6IqpL2yrEK2G2kO6PACLcB/s1600/Vi%2Bmoi%2Btruong%2Btrong%2Bsach%2Bcho%2BViet%2BNam%2B.jpg

ĐỐT LŨA ĐI EM ĐỂ DIỆT QUÂN THÙ.
Biểu tình 5/3/2017
Image result for bom xang
https://www.youtube.com/results?sp=EgIIAg%253D%253D&q=bi%E1%BB%83u+t%C3%ACnh+2017

Friday 14 July 2017

Bài Số2 : Trốn Trại Hay Vượt Tù – Đường Dây Đưa Cán Bộ CS Ra Hải Ngoại.



----- Forwarded Message -----
From: Le An Nhon <
Sent: Thursday, July 13, 2017, 5:39:41 PM EDT
Subject: RE: Bài Số 2 : Trốn Trại Hay Vượt Tù - Đường Dây Đưa Cán Bộ CS Ra Hải Ngoại;



bài lấy ra từ att.files

Bài Số2 : Trốn Trại Hay Vượt Tù – Đường Dây Đưa Cán Bộ CS Ra Hải Ngoại.
Từ thời chiến tranh Việt Nam (1954-1975), Cộng Sản Hà Nội đã có một kế hoạch tinh vi trong việc xâm nhập cán bộ vào Miền Nam và tuyển mộ những thành phần thân cộng ra Miền Bắc để đào tạo và đưa trở lại Miền Nam để xử dụng. Hiện tại, kế hoạch nầy không thay đổi, như chúng ta đã thấy ở nghị quyết 36 của chúng. Nhưng ngay cả khi Hoa Kỳ rút khỏi Việt Nam 1975 là Cộng Sản cũng đã đưa người ra hải ngoại theo làn sóng người  tị nạn của chúng ta rồi.Một màn khác rất thâm độc là qua các chương trình HO, ODP, Vượt Biên, Vượt Biển… là Cộng Sản cũng có kế hoạch trong việc đưa người xâm nhập ra hải ngoại.Không phải chúng chỉ đưa thẳng từ Việt Nam qua Mỹ mà chúng còn đưa qua ngã các nước khác rồi mới chuyển qua Mỹ (Chúng tôi có đầy đủ các tài liệu về những trường hợp nầy nhưng xin hẹn trình bày vào một dịp thuận tiện). Nội dung ở bài viết nầy chúng tôi chỉ xin trình bày một trường hợp điển hình qua quyển Vựợt Tù Vượt Biển (VTVB) của Huỳnh Công Ánh (HCA) như thế nào.

Trước khi trình bày chúng tôi xin thưa rằng, đã có những vị có tiếng tăm không biết vì lý do gì, có thể do cảm tình quen biết,do đồng cảm, đồng hội, đồng thuyền(Lê Anh Dũng), hay do qua tiền bạc … dù chỉ đọc lướt qua là đã viết bài ca ngợi tác phẩm, nhưng khi đọc bài số 1 vừa qua của chúng tôi thì lại cho rằng chúng tôi vì ganh tị, thù ghét cá nhân, bảo rằng chúng tôi xuyên tạc, nhưng họ không đưa ra được một chứng cớ nào cụ thể để phản bác. Trái lại cũng có rất nhiều vị qua hình thức gởi email đã tán đồng những gì chúng tôi đã viết vì họ đã tìm đọc và cho rằng chúng tôi dẫn chứng rất xác đáng. Nhiều vị còn đòi gặp mặt chúng tôi… Nhưng thưa rằng, cuộc đấu tranh chính trị của chúng ta còn nhiều cam go lắm, chúng ta đang chẳng còn sức mạnh gì ngoài truyền thông, còn chúng thì rất giàu tiền bạc, có cả K9, K10… thì xin quý vị thông cảm cho chúng tôi.

Chắc chắn mọi người, từ những vị trước đây là tù nhân ở Nghệ Tĩnh cùng ông HCA, cũng như mọi độc giả đều phải cho rằng đây là một cuộn “Vượt Tù Vượt Biển “ không bình thường. Đối với chúng tôi nó không bình thường vì những gì tác giả trình bày trong quyển hồi ký VTVB  đều viết không ăn khớp nhau và so chiếu với những nhân chứng thì ai cũng cho là tác giả phịa thêm cho ly kỳ huyền ảo có tính toán mà thôi. Tác giả có thể hư cấu nhiều màn để đề cao sự can đảm, tài ba, tháo vác của mình, chúng ta có thể chấp nhận, nhưng những sự việc cố tình lừa dối độc giả để xóa mất đường dây đưa người của bọn Cộng Sản ra hải ngoại thì chúng ta có bổn phận phải phơi bày cho nhau cùng thấy mà phân biệt bạn thù, để thấy rõ những việc làm của cộng sản như thế nào, chứ đây không phải là sự thù oán cá nhân hay ganh tỵ, ghen ghét vì chúng tôi và ông HCA không quen biết nhau , không thù oán gì. 

Xin dẫn chứng.
Ngày 31 tháng 8 năm 1980, chúng tôi được phóng thích khỏi một trại tù cải tạo. Về đến Sài Gòn  mấy tháng thì cũng tìm đường vượt biển. Trong chuyến vượt biên do “Tám Mạnh” móc nối khởi đi từ Rạch Giá thì có HCA và một người bạn của HCA (người Miền Bắc). Chuyến vượt biên đó như HCA diển tả trong tác phẩm VTVB tuy có nhiều thêm thắt để đề cao tài ba và sự tháo vát của mình, tôi cho là bình thường không đáng nói, nhưng cái đáng nói ở đây là tại sao HCA lại cố tình đưa ra những việc không thực, có phải cố tình thêm vào nhiều sự việc để giải thích cho những việc ông đang thi hành nhiệm vụ, mà rất đáng cho chúng ta đặt vấn đề. Ở đây chúng tôi không phê bình chỉ đưa ra để độc giả cùng thảo luận nhất là ông HCA có thể trả lời để làm sáng tỏ vấn đề mà thôi.
1-Ông HCA viết rằng ông ông vượt biên lần thứ nhất là vào tối ngày 28.08.1980 (trang 200) là không đúngvì ngày đó phải sau ngày tôi rời trại tù cải tạo 31.08.1980 và phải sau đó mấy tháng.
2-Lần vượt biên thứ nhất nầy ông HCA đem theo một người bạn mà sao ông lại dấu đi, không đề cập ?
3-Khi chuyên vượt biên không thành, tàu trôi dạt về VN, tấp vào Phú Quốc tất cả đều bị bắt, rồi chuyển chúng tội về trại tù Tà Niên tỉnh Kiên Giang thì không có mặt ông HCA và người bạn của ông ta nữa. Do đó sự trình bày rằng khi tàu về tới Phú Quốc ông HCA nhảy xuống biển rồi sau đó gặp người lính nhảy dù tên CHO là không có thật (trang 223 – 227). Ông HCA và người bạn ông phải có một “Lệnh Bài” hay “Sự Vụ Lệnh” gì đó thì HCA và bạn ông mới không bị vào trại tù Tà Niên mà thôi ? Sau hơn một tháng chúng tôi được phóng thích, về lại Sài Gòn mới được biết là HCA và bạn ông không bị nhốt tù.
4-Nhiều việc ông viết rất ngớ ngẫn,mậu thuẫn, không ăn khớp rất khó tin như:
a). Ông đã từng bị biệt giam thì không thể nào tụi cán bộ để cho ông HCA đi lại dể dàng mà không lưu ý theo dõi, nhất là sự mua chuộc quá cáp của ông cho cán bộ càng dể làm cho chúng nghi ngờ, phát hiện mưu toan trốn trại của ông. Làm như vậy chỉ là sự nịnh bợ để mưu toan làm tay sai cho một việc khác chứ không phải cho việc trốn trại theo cái kiểu được trình bày trong VTVB.
b). HCA có âm mưu trốn trại mà khi gặp vợ chỉ cho biết là mình có ý định trốn nhưng lại không hỏi tình hình hiện tại ở Sài Gòn cũng như toàn quốc như thế nào thì thật không xứng là một sĩ quan thám báo xuất sắc của quân lực VNCH.
c). Mối tình của HCA với cô Hoa, được cả cha lẫn mẹ biết, rồi chấp nhận một cách dễ dàng cũng thật buồn cười, nhưng mà nếp sống theo một nền“ văn hóa mới XHCN” nó vậy,  thì tôi xin  miễn bàn. Nhưng việc nhờ cô Hoa mua quân phục, thì chúng ta thấy rất dỡ hơi. Tại sao không đợi tên Nguyễn Đình Chiến  chỉ có 2 tháng nữa sẽ được thả lo cho và cùng đi có an toàn hơn là nhờ một cô gái tuy đang ở giai đoạn nồng ấm lo cho việc mua quân phục là điều không an toàn tí nào ? Ông HCA tin được những tên Cộng Sản dù là tù hình sự thì đúng là một sĩ quan thám báo xuất sắc đã không nghe những gì Tổng Thống NVT nói mà chỉ tin vào những lời rủ rê của bọn cộng sản ru ngủ mà thôi !
d)- HCA và Chiến lên tàu thống nhất ở Ga Vinh lúc trời nhá nhem tối (trang 175), nhưng khi qua khỏi Quảng Ngãi đến một Ga thì trời sẫm tối (trang 176) , như vậy từ Vinh vào đến Quảng Ngãi tàu chạy phải mất một ngày một đêm hay sao ? hay  tàu thống nhất phải ngũ vào ban đêm  sáng ra mới chạy ? Vì phịa nên HCA viết không đúng sự thật !
e)- Vào những năm 1980, với  áo quần bộ đội hay công an vai đeo xéc - cốt thì có ma nào dám đụng đến mà ông HCA và Chiến phải nằm dưới gầm ghế ngồi hành khách thì coi sao được ở cương vị của đoàn quân chiền thắng và làm như vậy thì dĩ nhiên là “lạy ông tui ở buội nầy”. Phải khôn ngoan chút chứ, sao viết tào lao như vậy !
f)-HCA viết rằng ông cùng tên Chiến xuôi Nam, đi suốt một chặng đường từ Vinh đến Bình Triệu, nhưng rồi ông lại diễn một màn ngoạn mục khác là khi tàu thống nhất đến Diêu Trì thì ông nhảy tàu để xuống Quy Nhơn thăm người quen và xin ít tiền, rồi lại vào Nha Trang thăm người Dì cũng để xin tiền. Như vậy thì sao gọi là cùng Chiến đi hết chặng đường  từ Bắc xuôi Nam ? Một cuộc vượt tù trông mau đến đích mà lại còn đi vòng vo như vậy thì để làm gì ?

Trên đây chỉ là những thí dụ điển hình để chúng ta có căn cứ tìm hiểu, suy ngẫm ra vấn đề đã nêu là: HCA đang thi hành nhiệm vụ trong một đường dây đưa cán bộ CS ra hải ngoại. Quý vị nào còn chưa rõ vấn đề “địch vận” của cộng sản là gì thì xin hãy tìm đọc thêm bài viết của Hà Quế Linh trong Đặc San Liên Trường (Qui Nhơn) năm Đinh Dậu 2017, từ trang 131.Hãy vào Google đánh chữ “Bắt Trẻ Đồng Xanh của Võ Phiến”. Quý vị cũng nên đọc kỹ lại VTVB nơi trang 236 để thấy rõ một tên “Ăn Cơm Quốc Gia Thờ Ma Cộng Sản” là Cù Minh Khánh. Trước năm 1975 Khánh làm Thư Ký xã  Nhơn Mỹ, An Nhơn, Bình Định, sau 1975 Khánh làm cán bộ tại một Phường ở TP/HCM như tường thuật của HCA, rồi lên đến Nghị Viên của Hội Đồng Nhân Dân TP/HCM, thế rồi Khánh cũng sang định cư tại Houston rồi lồng vào trong Ban Điều Hành Hội Võ Bị Thủ Đức (mặc dù Khánh không có một ngày trong quân ngũ của VNCH), làm Hội Trưởng hội Ái Hữu Quang Trung/Bình Định ở Houston và vùng phụ cận… Từ đó quý vị sẽ tự trả lời tại sao từ các Hội Đoàn đến Cộng Đồng chúng ta ở hải ngoại cứ đánh đấm nhau, cứ chia hai chia ba.
 Có phải bọn “địch vận” nó đang ở trong chúng ta với một vỏ bọc kỹ càng nhưng việc làm của chúng thì rất bí mật nên xãy ra tình trạng như hiện nay ?!Còn chúng ta thì hời hợt, đến nỗi có những vị còn viết bài ca ngợi chúng hết mình nào là “Ông là một người năng động, tham dự nhiều sinh hoạt đa dạng.Ông được nhìn nhận như là một chiến sĩ đấu tranh, một thương gia thành đạt. Nhưng trên tất cả những danh xưng đẹp đẽ nầy, gọi ông là một người có lòng, có lẽ chính xác và mang nhiều ý nghĩa nhất…” (Nguyễn Mạnh An Dân, trang 104, ĐS/LTQN, 2017). Thì thật hết chỗ nói!
         5.  Sau lần thất bại đó, chúng tôi gặp một người em của HCA tên là Huỳnh Công Minh (HCM). Anh Huỳnh Công Minh lúc đó vừa trốn trại ở Long Giao về Sài Gòn. Anh Minh thật sự là một người hùng  gan da của quân lực VNCH, một người đáng được vinh danh. Anh HCM đã cho chúng tôi biết nhiều về gia đình của anh.Anh HCM hiện ở Houston.Nhưng đọc hết quyển VTVB của HCA tôi không thấy HCA viết một giòng nào về người em của mình là Huỳnh Công Minh thì thấy cũng lạ.HCA nói có nhiều anh chị em (HCA thứ năm) mà thấy chỉ nói có một người em trai là Huỳnh Công Tường mà thôi thì cũng không bình thường chút nào. HCA có một người cha linh thiêng đã cho HCA chiêm bao trúng số đề cả bạc triệu thế mà HCA chẳng có lời nào ghi ơn cha mình ở trang đầu quyển sách và tiểu sử của HCA, cũng không cho biết cha mẹ là ai! HCA có người vợ mà suốt 5 năm HCA trong tù đều buôn tảobán  tần nuôi con, mấy lần thăm nuôi HCA hằng năm, mỗi lần với hai bao bố đầy lương thực thế mà HCA cũng chẳng có một lời cảm ơn hay đăng tấm hình vinh danh vợ mà chỉ đăng những tấm hình với những bà cô “sol đố mì” ở Mỹ ,bu đeo vớ vĩn… trong cuốn hồi ký VTVB !
Thưa quý vị.
Như trên đã thưa, chúng tôi mong rằng trong tinh thần của “Tu Chính Án Số 1 của Hiến Pháp Hoa Kỳ” sẽ được quý vị đọc kỹ VTVB để chúng ta cùng thảo luận qua tác phẩm VTVB của HCA  mà nhìn thấy rõ qủy kế đưa cán bộ Cộng Sản ra hải ngoại hoạt động phá phách cộng đồng tị nạn chúng ta như thế nào. Chúng tôi cũng mong được ông Huỳnh Công Ánh trả lời những vấn nạn của độc giả chúng tôi. Mong quý nhà văn nhà báo đã viết lời ca ngợi cuốn VTVB hãy đọc kỹ lại để chúng ta cùng thảo luận trong tinh thần trên.
Bài số 3 tiếp theo có thể là bài thảo luận về những đóng góp của mọi người quan tâm về vấn đề nêu ra. Nếu không thì chúng tôi sẽ có bài trả lời về những vấn nạn nầy.Và sau đó chúng tôi sẽ bàn tiếp về “Ơn Nghĩa Trùng Trùng của HCA”.Mong quý vị nhớ đón đọc.
Lê An Nhơn                    11.07.2017

2017-07-11 9:07 GMT-07:00 Le An Nhon <

Kính mời Quý Vị Đọc Bài số 2 : TRỐN TRẠI HAY VƯỢT TÙ

__._,_.___

Posted by: Gia Cat 

Trần Trọng Kim và những kẻ Sợ Sự Thật



Trần Trọng Kim và những kẻ Sợ Sự Thật
Lữ Giang
Ngày 26.6.2017, báo chí Việt Nam đưa tin cuốn hồi ký “Một Cơn Gió Bụi” (Kiến văn lục) của nhà sử học Trần Trọng Kim (1883-1953) đã bị nhà cầm quyền trong nước thu hồi. Cuốn hồi ký này đã xuất bản lần đầu tiên năm 1949, được nhà xuất bản Vĩnh Sơn ở Sài Gòn in lại năm 1969. Đầu năm 2017, nhà xuất bản Hội Nhà văn liên kết với Nhà Sách Phương Nam cho in lại và phát hành.
Sau đầu đề của cuốn “Một Cơn Gió Bụi”, chúng ta thấy có ba chữ “Kiến văn lục” được ghi vào trong ngoặc đơn, có nghĩa là ghi chép những chuyện mắt thấy tai nghe, ngày nay gọi là hồi ký.
SỢ SỰ THẬT LỊCH SỬ
Ông Chu Văn Hòa, Cục trưởng Cục Xuất bản, In và Phát hành, giải chích rằng ngoài một số nội dung không phù hợp, cuốn sách còn được xuất bản không đúng theo đề tài đã trình lên Cục. Nhà xuất bản Hội Nhà văn đăng ký “Một Cơn Gió Bụi” thuộc thể loại thơ văn nhưng cuốn sách thực chất là hồi ký. Nói trắng ra là nhà cầm quyền không cho phát hành vì Sợ Sự Thật lịch sử.
 Image result for Hình Trần Trọng Kim
Hình Chính phủ Trần Trọng Kim 1945
Sử gia Trần Trọng Kim có cuốn “Việt Nam sử lược” nổi tiếng, được viết năm 1919, phát hành năm  1921, gồm hai tập. Đến năm 1951 nhà xuất bản Tân Việt Hà Nội in lại Tập I và năm 1971 Trung Tâm Học Liệu của Bô Giáo Dục VNCH in lại Tập II. Chúng tôi thấy đây là một cuốn lịch sử Việt Nam đầu tiên được viết theo phương pháp sử học của Tây phương, có nội dung khách quan, chính xác, biết tôn trọng sự thật.
Từ năm 1945 đến nay, kể từ khi cuộc chiến tranh ý thức hệ phân chia Việt Nam thành hai chiến tuyến, không bên nào còn viết lịch sử theo phương pháp sử học, tức viết theo sự thật nữa. Hầu hết đều viết theo ý thức hệ của phe mình với định hướng “TA THẮNG ĐỊCH THUA”. Ngay cả các cổ sử cũng đã được cắt xén hay chế biến lại cho phù hợp với mục tiêu mình muốn, mặc dầu lịch sử Việt Nam đã có đến 1000 năm nô lệ giặc Tàu, 100 năm nô lệ giắc Tây, 30 năm nội chiến từng ngày…!
Cuốn hồi ký Một Cơn Gió Bụi của Trần Trọng Kim gồm 12 chương, mỗi chương kể về một giai đoạn trong cuộc đời tác giả, gắn chặt chẽ với bối cảnh lịch sử Việt Nam từ năm 1942 đến 1948. Ông nói lên những suy nghĩ của mình về các sự kiện lớn xảy ra trong nước trong giai đoạn đó. Sau khi Nhật lật đổ Pháp ngày 9.3.1954, ông được vua Bảo Đại cử ra thành lập chính phủ do ông làm Thủ tướng, rồi cuộc Cách mạng tháng Tám xảy ra, Việt Minh cướp chính quyền và Hoàng đế Bảo Đại thoái vị...
Trong bản do Vinh Sơn ở Sài Gòn in năm 1969, ở trang 75 nói về chuyện Hồ Chí Minh được Tàu và Mỹ giao cho đem một số người từ Tàu về Việt Nam lập cơ sở chống Nhật, có đoạn viết: "Trong số 22 người ấy có một nữ đảng viên tên Đỗ Thị Lạc là người sau này có đứa con gái với Hồ Chí Minh. Vể sau người ta nói khi về đến địa hạt Bắc Giang, có ba đảng viên trong 22 người ấy bị giết vì không chịu theo cộng sản". Đoạn này đã bị cắt bỏ trong bản của Phương Nam in 2017.
Diễn Đàn Sinh Viên Việt Nam nêu ra ở Chương 12 có đoạn ông Trần Trọng Kim viết về chủ nghĩa cộng sản như sau: “Cái chủ nghĩa cộng sản về đường luận thuyết cũng có điều bảo thủ như là muốn chữa những điều bất công trong xã hội, nhưng về đường kinh tế, thì lại áp chế quá, làm lắm điều hà khốc và dùng những thủ đoạn quỷ quyệt giả dối, khiến người ta mất lòng tin cậy. Ðem cái bất công bình nọ mà phá cái bất công bình kia thì dù có thắng lợi đi nữa, cũng không chắc đã vững bền
Viết như thế làm sao không bị Đảng thu hồi?
Trước khi đề cập đến nạn ngăn chận, cách xén và chế biến lại lịch sử của cả hai bên chiến tuyến từ năm 1945 đến nay, chúng tôi xin nói qua vài nét về sử gia Trần Trọng Kim.
VÀI NÉT VỀ SỬ GIA TRẦN TRỌNG KIM
Trần Trọng Kim sinh năm 1883 tại làng Kiều Linh, xã Đan Phố, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh, trong một gia đình Nho giáo. Từ nhỏ ông học chữ Hán, năm 1897 ông theo học tại Trường Pháp-Việt Nam Định. Năm 1900, ông thi đỗ vào Trường Thông ngôn và tốt nghiệp năm 1903. Năm 1904, ông làm Thông sự ở Ninh Bình. Năm 1905, ông qua Pháp học trường Thương mại ở Lyon, rồi học ở Trường thuộc địa. Năm 1909 ông vào học trường Sư phạm Melun, tốt nghiệp ngày 31.7.1911
Trở về nước, ông lần lượt dạy Trường trung học Bảo hộ, Trường Hậu bổ và Trường nam Sư phạm. Ông giữ nhiều chức vụ trong ngành giáo dục như Thanh tra Tiểu học (1921), Trưởng ban Soạn thảo Sách Giáo khoa Tiểu học (1924), dạy Trường Sư phạm thực hành 1931, Giám đốc các trường nam tiểu học tại Hà Nội (1939)… Ông cũng viết nhiều sách về sư phạm và lịch sử như: Sơ học An Nam sử lược (1917), Sư phạm yếu lược (1918), Việt Nam Sử lược (1919), Truyện Thúy Kiều chú giải (1925), Quốc văn giáo khoa thư và Việt Nam văn phạm (cùng Bùi Kỷ, Nguyễn Mạnh Tường) (1941).
Ngày 9.3.1945, Nhật đảo chính Pháp với khẩu hiệu “Châu Á của người Á Châu” và trao quyền cho Bảo Đại. Ngày 11.3.1945, triều đình Huế tuyên bố hủy bỏ Hòa ước Patenôtre ký với Pháp năm 1884, khôi phục chủ quyền Việt Nam. Sau khi tìm kiếm ông Ngô Đình Diệm không được, Hoàng Đế Bảo Đại đã giao cho ông Trần Trọng Kim thành lập chính phủ. Nội các Trần Trọng Kim ra mắt tại Huế ngày 17.4.1945 do ông làm Thủ Tướng. Ngày 7.4.1945, Hoàng đế Bảo Đại đã ký dụ số 5 chuẩn y thành phần nội các Trần Trọng Kim và ngày 12 tháng 5 giải thể Viện Dân biểu Trung Kỳ. Tháng 6 năm 1945, chính phủ Trần Trọng Kim đặt quốc hiệu là Đế quốc Việt Nam, quốc thiều là bài "Đăng đàn cung"; quốc kỳ có "nền vàng hình chữ nhật, giữa có hình quẻ Ly màu đỏ thẫm".
Flag of the Empire of Vietnam (1945).svg
Hình cờ Quẻ Ly
Quẻ Ly là quẻ thứ 30 trong trong Kinh Dịch. Sở dĩ ông chon cờ quẻ Ly vì quẻ Ly ứng với phía Nam của đồ hình, tạo thành trục Bắc - Nam là Khảm - Ly. Quẻ Ly còn mang ý nghĩa là quốc kỳ của nước phương Nam. Nhà Nho không quên Kinh Dịch được!
Ngày 2.9.1945 Nhật đầu hàng Đồng Minh. Ngày 17.8.1945 Bảo Đại gởi điện văn cho Tổng Thống Mỹ Truman và các quốc gia đồng minh xin giúp Việt Nam xây dựng độc lập và hòa binh. Cũng trong ngày đó, Bảo Đại kêu gọi các nhà ái quốc ra giúp nước. Tổng Hội Công Chức biểu tình ở Hà Nội ủng hộ chính phủ Trần Trọng Kim.
Lúc đó Việt Minh có một toán quân khoảng 100 người do Võ Nguyên Giáp chỉ huy ở Cao Bằng đang được toán “Deer Team” (Toán Con Nai) của Mỹ do Đại Tá Allison K. Thomas cầm đầu huấn luyện và trang bị để chống Nhật. Thấy thời cơ đã đến, ngày 19.8.1945 Việt Minh đưa toán quân này về Hà Nội cướp chính quyền. Ngày 22.8.1945 Việt Minh tuyên bố thành lập chính phủ lâm thời. Ngày 25.8.1945 vua Bảo Đại tuyên bố thoái vị và chính phủ Trần trọng Kim bị giải tán.
Khi các nhà lãnh đạo các đảng phái quốc gia bị Việt Minh truy bắt, Trần Trọng Kim đã đi lưu vong ở nước ngoài. Sau nhiều năm tháng ở Quảng Châu và Hồng Kông, ngày 6.2.1947, ông trở về Sài Gòn và sống tại nhà Luật Sư Trịnh Đình Thảo. Năm 1948, ông qua Nam Vang và sống với người con gái. Sau đó, ông lại trở về Việt Nam sống thầm lặng và mất tại Đà Lạt vào ngày 2.12.1953, thọ 71 tuổi.
BÔI ĐEN HAY CẮT XÉN SỰ THẬT LỊCH SỬ
Cuốn “Việt Nam sử lược” của sử gia Trần Trọng Kim gồm 2 tập, Tập I có 280 trang và Tập II 396 trang, nhưng nội dung khá đầy đủ và chính xác, ít nhân vật viết sử sau đó theo kịp. Cả hai phe có ý thức hệ đối nghịch đều sợ sự thật: một phe tìm cách bôi đen, còn một phe cắt xén bớt các sự thật mà họ cho rằng “không thích hợp”.
1.- Phe tìm cách bôi đen lịch sử
Có thể nói Đảng CSVN không viết lịch sử, chỉ viết các tài liệu tuyên truyền để đánh lừa quần chúng. Họ rất cay cú với cuốn Việt Nam sử lược và cuốn hồi ký Một Cơn Gió Bụi của Trần Trọng Kim. Họ cho rằng đó chỉ là “các quan điểm sử học thực dân phong kiến trong một số sách lịch sử do bọn bồi bút thực dân biên soạn, mà tiêu biểu là cuốn Việt Nam sử lược của Trần Trọng Kim” (Khoa học lịch sử Việt Nam trong mấy chục năm qua). Họ cho rằng chính phủ Trần Trọng Kim thân Nhật với mục tiêu biện minh cho chuyện Việt Minh cướp chính quyền năm 1945. Viện trưởng Viện sử học Trần Huy Liệu đã từng viết: “Chính phủ bù nhìn gắn liền vận mạng của nó với phát xít Nhật, đặc biệt là phát xít Nhật trong lúc giẫy chết. Vì vậy nó ra đời cũng chỉ có chiều hướng đi xuống, chết yểu và sống nhục”. Họ đưa ra một số sự kiện để chứng minh lập luận của họ, nhưng chỉ là ngụy biện
2.- Tìm cách cắt xén hay che dấu sự thật lịch sử
Một sinh viên Việt Nam khi làm tiểu luận đã cố gắng vẽ lại cuộc đời của anh hùng Lê Lợi mà anh tìm thấy được trong các sách ở các nhà sách và thư viện tại Mỹ, nhưng khi nạp vào thì giáo sư bảo đó chỉ mới là một nữa sự thật. Anh nhờ tôi xem lại. Tôi lật xem có “Tờ tấu cầu phong” của Lê Lợi hay không thì không thấy. Tôi mở cuốn “Việt Nam sử lược” của Trần Trọng Kim ra và bảo anh ta đọc đi. Anh ta rất ngạc nhiên và hỏi tại sao các sách nói về vua Lê Lợi bán trên thị trường lại không nói đến chuyện đó? Thì ra các “sử gia” sợ rằng nói lên sự thật sẽ mất hình ảnh oai hùng của Lê Lợi nên đã bỏ đi.
Lúc đầu Lê Lợi mượn danh nghĩa nhà Trần để cầu phong với tên Trần Cao. Đoạn chính của tờ biểu này đã viết như sau:
«Khi vua Thái-tổ-cao-hoàng-đế mới lên ngôi, tổ-tiên tôi là Nhật Khuê vào triều-cống trước nhất, bấy giờ ngài có ban thưởng, phong cho tước vương. Từ đó nhà tôi vẫn nối đời giữ bờ cõi, không bỏ thiếu lễ triều-cống bao giờ.
«Mới rồi nhân họ Hồ thoán-nghịch, vua Thái-tông Văn-hoàng-đế đem quân sang hỏi tội. Sau khi đã dẹp yên rồi, ngài có hạ chiếu tìm con-cháu họ Trần để giữ lấy dòng dõi cúng tế. Bấy giờ quan tổng-binh Trương Phụ tìm chưa được khắp, đã xin đặt làm quận huyện
«Nguyên tôi lúc trước vì trong nước có loạn, chạy trốn vào xứ Lão-qua, cũng là muốn để tìm chốn yên thân mà thôi, không ngờ người trong nước, vẫn quen thói mọi, nhớ đến ân-trạch nhà tôi thủa trước, lại cố ý ép tôi phải về, bất-đắc-dĩ tôi cũng phải theo…
«Dám xin Hoàng-thượng ngày nay lại theo như lời chiếu của vua Thái-tông Văn-hoàng-đế, tìm lấy con cháu họ Trần, nghĩ đến cái lòng thành vào triều-cống trước nhất của tổ-tiên tôi ngày xưa, mà xá cái tội to như gò núi ấy, không bắt phải cái phạt nặng bằng búa rìu, khiến cho tôi được nối nghiệp ở xứ nam, để giữ chức triều-cống…”
Vua nhà Minh bấy giờ là Tuyên-tông xem biểu biết rằng giả dối, nhưng cũng muốn nhân dịp ấy để thôi việc binh, bèn đưa tờ biểu cho quần-thần xem, mọi người đều xin hòa. Minh-đế sai quan Lễ-bộ thị-lang là Lý Kỳ đưa chiếu sang phong cho Trần Cao làm An-nam quốc-vương, bỏ tòa Bố-chính, và triệt quân về Tàu.
Lần thứ hai, lấy lý do con cháu nhà Trần không còn ai nên Lê Lợi xin phong vương cho chính mình. Tờ biểu đã viếr:
“Thần Lê Lợi, tri phủ phủ Thanh-hóa thuộc ty Bố-chính Giao-chỉ, sợ hãi cúi đầu kính dâng lời:
“Thần trộm thấy lúc đại quân mới bình định, có chiếu tìm lập con cháu họ Trần cho phụng thờ tôn tự. Bấy giờ các quan Đô Bố Án chưa kịp tìm kiếm khắp nơi, chỉ hỏi thổ nhân nói tâu rằng con cháu họ Trần đều bị họ Hồ tru diệt, không còn ai có thể kế tập…
Tự biết ngẩng đầu lên là phạm phép; nhưng lo không có chỗ để đặt mình. Có đau phải kêu, ấy thực tình người tất thế; biết lỗi thì đổi, đã xin lượng thánh cũng dung. Rỏ máu giải tình; kêu trời xin mệnh. Kính thấy Hoàng đế bệ hạ, trời che đất chở, nhật chiếu nguyệt soi. Tựa biển chừa, tựa xuân sinh, lượng bao dung gồm cả như may đi, như mưa rắc, ân cởi mở khắp tràn. Tất tôn tiền vương mà chọn kẻ nối thờ; tất dựng diệt quốc mà nối dòng đã tuyệt. Tất như Hán Võ lấy việc bỏ Luân-đài mà nhận lỗi; tất như Đường Thái lấy việc đánh Cao-ly mà ăn năn. Lỗi thì xá, tội thì tha, lòng hiếu sinh rộng mở; binh được thôi, dân được nghỉ, việc yển vũ  sớm bàn.
“Thực lòng quy thuận; hết sức tỏ trung. Dâng biểu xưng thần, dám nguyện hầu phiên trọn chức; sợ trời thở lớn, chỉ xin tiểu quốc hết thành. Thần kẻ dưới hèn mọn, xiết nỗi trông trời ngóng thánh, cảm kích lo sợ, dâng biểu kính tâu, tỏ lời trần tạ.”
Tờ biểu của vua Quang Trung, dưới tên là Nguyễn Quang Bình, do Ngô Thời Nhậm viết, còn bi thảm hơn tờ biểu do Nguyễn Trãi viết cho Lê Lợi nhiều, nhưng cả hai tờ biểu đó đã biểu hiệu cho chính sách ngoại giao khôn khéo của cha ông chúng ta, tránh cho Việt Nam thoát khỏi chiến tranh tàn khóc. Nó được ghi lại trong cổ sử và sử gia Trần Trọng Kim đã chép lại cho con cháu biết, tại sao các “sử gia” hai bên lại tìm cách che dấu?
Robert A Heinlein nói:
Một thế hệ ngoảnh mặt lại với lịch sử là một thế hệ không có quá khứ - và cũng không có tương lai”. (A generation which ignores history has no past — and no future).
Nếu quá khứ chỉ được xây dựng bằng những huyền thoại thì tương lai cũng chỉ là những chuyện hoang đường.
Ngày 13.7.2017
Lữ Giang

Virus-free. www.avast.com












__._,_.___

Posted by: Lu Giang 

Featured post

Bản Tin Cuối Ngày 20/4/2024

Popular Posts

My Blog List