heo VN


Image result for coronavirus

VN là chổ xả rác cho bọn tàu, người VN tỉnh ngũ đi.





ĐỐT LŨA ĐI EM ĐỂ DIỆT QUÂN THÙ.



https://1.bp.blogspot.com/-HJRXuhnZmHY/VyBW6ru1AaI/AAAAAAAAQEQ/s0_7Wf7A4CgWv3r6IqpL2yrEK2G2kO6PACLcB/s1600/Vi%2Bmoi%2Btruong%2Btrong%2Bsach%2Bcho%2BViet%2BNam%2B.jpg

ĐỐT LŨA ĐI EM ĐỂ DIỆT QUÂN THÙ.
Biểu tình 5/3/2017
Image result for bom xang
https://www.youtube.com/results?sp=EgIIAg%253D%253D&q=bi%E1%BB%83u+t%C3%ACnh+2017

Thursday 24 August 2017

Mối Nguy Bắc Hàn

 



           Mối Nguy Bắc Hàn

...nguyên tử để tự bảo vệ chế độ lâu dài, sau đó, tính chuyện xâm chiếm Nam Hàn kiểu CSVN...

Nguy cơ chiến tranh nguyên tử Mỹ - Bắc Hàn (BH) là đề tài thời sự mới và nóng bỏng nhất. Dĩ nhiên, TTDC đã nhẩy bổ vào và rung chuông báo động ầm ĩ, như thể tuần tới là Cậu Ấm Ủn sẽ tặng cho đại cường Cờ Hoa vài trái bom nguyên tử, san bằng vài thành phố lớn nhất Mỹ. Dĩ nhiên, theo TTDC, cũng vẫn là lỗi của tay tổng thống điên khùng Trump đã dám khiêu khích chọc giận Cậu Ấm.

Trước hết, ta nhìn qua lịch sử cận đại để xem diễn biến của mối nguy cơ BH.

Đây không phải là mối nguy mới từ trên trời rớt xuống, do TT Trump mang nặng đẻ đau sanh ra. Tham vọng có khả năng chế tạo được vũ khí nguyên tử đã là giấc mộng của triều đại nhà Kim từ đời ông nội Cậu Ấm cách đây hơn nửa thế kỷ, từ ngày Cậu Ấm chưa ra đời. Họ Kim ôm mộng thống trị BH rồi cả Nam Hàn như một triều đại vĩnh cữu, và cách duy nhất để thực hiện giấc mộng tự duy trì đó là vũ khí nguyên tử.

Giác mộng đó lớn đến độ nhà Kim chấp nhận cho dân cả nước chết đói, nhưng không thể chắt chiu tiền bạc trong việc phát triển khả năng này. Nghiên cứu và chế tạo bom nguyên tử và hỏa tiễn để chuyên chở đầu đạn nguyên tử đòi hỏi kinh phí cực kỳ lớn lao, không phải xứ chậm tiến nào cũng có tiền trang trải.

Cả thế giới đều biết tham vọng của BH từ lâu rồi vì BH chẳng thèm dấu diếm gì hết. Nhưng cả thế giới bất lực không ngăn cản được. Hay chính xác hơn, không đủ thống nhất quyết tâm ngăn cản.

Tại sao không thể chấp nhận BH có vũ khí nguyên tử được? Vì nếu có, BH sẽ đánh chiếm, thống nhất Nam Hàn ngay lập tức. Chưa kể đe dọa, đổi chác với Nhật.

Cho đến khi chế độ cộng sản xụp đổ trên thế giới, thì việc BH nghiên cứu phát triển vũ khí nguyên tử được các đàn anh Liên Xô và Trung Cộng hậu thuẫn một cách gián tiếp, kể từ giữa thập niên 60, trong cao điểm chiến tranh VN. Cả Liên Xô lẫn Trung Cộng từ chối không chịu giúp BH chế tạo bom nguyên tử, nhưng lại nhận huấn luyện kỹ sư nguyên tử lực và giúp thành lập các trung tâm nghiên cứu tối tân nhất. Từ đó, các kỹ sư BH tự điều nghiên việc chuyển qua vũ khí nguyên tử. Không ít những kỹ sư đó cũng là dân Nam Hàn, tốt nghiệp đại học Mỹ, nhưng giống như loại trí thức mơ ngủ Trần Đức Thảo của ta, đi về BH để giúp BH phát triển khả năng nguyên tử.

Chương trình phát triển vũ khí nguyên tử bắt đầu mạnh từ thập niên 90.
TT Clinton ký hiệp ước viện trợ cả tỷ tiền dầu và thực phẩm, đổi lại việc ngưng phát triển vũ khí nguyên tử. BH ký xong, nhận viện trợ, vẫn tiếp tục chế bom. Họ Kim, không khác gì CSVN, luôn coi các hiệp ước là cam kết một chiều: địch phải tuân thủ, ta có quyền phớt lờ. TT Bush năm 2002, chấm dứt viện trợ. Năm 2006, BH thử trái bom đầu tiên, nhỏ bằng 1/10 bom Hiroshima. Năm sau, TT Bush huy động hậu thuẫn quốc tế, ký Hiệp Ước Đa Phương 6 nước (BH, Nam Hàn, Nga, TC, Nhật và Mỹ) tương tự như hiệp ước của TT Clinton, nhưng có chữ ký của Nga, TC, và Nhật.

Đầu 2009, khi TT Obama vừa tuyên thệ xong, Hiệp Ước Đa Phương bị BH xé khi thử nghiệm hỏa tiễn tầm xa lần đầu. Trong 8 năm Obama, ông cố tình lờ đi chuyện BH.

Đầu 2017, BH lần đầu tiên thử hỏa tiễn tầm xa có khả năng bắn tới Cali. Nhưng theo các chuyên gia, hỏa tiễn này đã rớt cách xa mục tiêu, chứng tỏ BH chưa có khả năng điều khiển hữu hiệu hỏa tiễn tối tân nhất này. Các chuyên gia dự đoán khả năng BH đánh bom nguyên tử vài thành phố Mỹ có thể trở thành sự thật vào cuối 2018.

Nhìn vào quá trình phát triển vũ khí nguyên tử của BH, trách nhiệm để BH thành công là do thế giới, nhất là Mỹ, đã bất lực không ngăn chặn được.
Đây là trách nhiệm chung của ba đời tổng thống Clinton, Bush con, và Obama. Cả ba ông đều nhìn rõ nguy cơ nhưng không tích cực làm gì hết vì chẳng nghĩ ra cách hữu hiệu nào, và nhất là vì họ đều biết rõ BH chưa có khả năng làm gì ghê gớm khi các vị đó còn tại vị. Cả ba đều bán cái cho vị tổng thống kế nhiệm nào… trúng số. TT Trump là người có cái “may mắn trúng số”, tức là đến đúng lúc BH đã thành công, có khả năng mang bom nguyên tử đánh Mỹ thật. Ngay cả cựu PTT Al Gore, không phải là “đệ tử” của Trump, cũng xác nhận khủng hoảng BH không phải là lỗi của TT Trump, mà là gia tài thất bại của ba tổng thống để lại.

Nhìn cho kỹ, trách nhiệm của TT Obama nặng nhất khi BH đi đến giai đoạn then chốt cuối, thử nghiệm bom nguyên tử bốn lần, rồi chuyển qua thử hỏa tiễn đủ tầm mà ông không nhìn, không nghe, không nói, không nhúc nhích, núp dưới cái sách lược mũ ni “kiên nhẫn chiến lược” (strategic patience).

Ở đây, nên nhìn vào khả năng chính trị của Cấu Ấm so với ông tổng thống Nobel Hòa Bình.
Biết TT Obama mê bóng rổ, Cậu Ấm đánh tiếng cũng mê bóng rổ nhất, bất kể chuyện Cậu vừa mập vừa lùn, mời anh Denis Rodman, một cầu thủ bóng rổ da đen nổi tiếng qua kết bạn. Anh này qua mấy lần, được tiếp như hoàng đế. Đích thân Cậu Ấm đón rước, tiểu yến, đại yến, mỗi tối có hai em chân ngắn ngủ chung vì Bắc Hàn rất lạnh. TTDC mắc hỡm, tung hình ảnh một lãnh tụ trẻ, rất tân thời và dễ mến, vợ đẹp, hâm mộ bóng rổ Mỹ y như TT Obama. Cậu Ấm lẳng lặng thử nghiệm bom và hỏa tiễn, TT Obama ngồi im, có lẽ bận “lên kế hoạch” mời Cậu qua Mỹ cùng xem bóng rổ cho vui.

Qua năm 2017, bom và hoả tiễn đã chế xong.
Anh Rodman quen mùi, khăn gói qua Bình Nhưỡng hưởng thụ nữa. Lần này, được một thư ký bộ Ngoại Giao đón, ở ba ngày, không gặp Cậu Ấm, không yến tiệc, không có em chân ngắn nào ôm ấp, lạnh quá, khăn gói tiu ngỉu ra về. Trái chanh Rodman vắt hết nước rồi thì vứt thôi.

Ai dám nói Cậu Ấm khùng điên?

BH có thể đánh bao nhiêu trái bom? BH không có máy bay phản lực lớn kiểu B-52 chở bom qua tới Mỹ, phải dùng hỏa tiễn tầm xa gắn đầu đạn nguyên tử thôi. Dĩ nhiên, đây là bí mật quân sự tối mật, chẳng ai biết chính xác kỹ thuật làm và gắn đầu đạn nguyên tử đã tới đâu. Theo những đoán mò của chuyên gia, BH có thể có từ 10 đến 30 đầu đạn nguyên tử, có thể xoá nát miền Tây Hoa Kỳ, từ Alaska xuống tới San Diego.

Dân Mỹ có bao nhiêu thời gian để chạy loạn? Khoảng từ 10 đến 30 phút kể từ khi hỏa tiễn được bắn ra. Thực tế là chẳng chạy đi đâu được vì chẳng đâu có hầm trú bom nguyên tử

Mỹ có thể bắn hỏa tiễn chống hỏa tiễn của BH không? Theo các chuyên gia, Mỹ có khả năng này, nhưng không hoàn chỉnh, tức là không có xác xuất thành công 100%.
Đại khái có thể bắn rớt đa số, nhưng vẫn có vài ba hỏa tiễn lọt lưới tới được mục tiêu, trong đó có hai cái rớt trúng trung tâm San Jose và trung tâm Bolsa, và dân số cộng đồng tỵ nạn Việt trên nước Mỹ sẽ giảm ngay một nửa.

Tại sao khả năng tự vệ chống hỏa tiễn của Mỹ tệ quá vậy? Ở đây, trách nhiệm rõ ràng là từ hai tổng thống DC, Clinton và Obama. TT Reagan đề xướng kế hoạch lập dàn hỏa tiễn chống hỏa tiễn, mà TTDC thời đó chế riễu là thuộc loại phim khoa học giả tưởng Star War, tốn gần 200 tỷ trong 10 năm, một “âm mưu của liên minh hắc ám quân phiệt-kỹ nghệ”, military-industrial complex! TT Clinton hủy bỏ chương trình quá tốn kém này, không làm gì hết. TT Bush con tái lập chương trình, nhưng qua thời TT Obama thì chương trình bị cắt giảm ngay khoảng 20%. Kế khoạch đặt dàn hỏa tiễn chống hỏa tiễn Nga tại Ba Lan và Tiệp bị TT Obama hủy bỏ hoàn toàn. Con số dàn hỏa tiễn chống hỏa tiễn trên đất Mỹ cũng bị TT Obama cắt giảm 25%. TT Obama cũng chấm dứt ít nhất ba chương trình nghiên cứu hỏa tiễn chống hỏa tiễn khác. Thời đó, kẻ thù chính là Nga, mà theo TT Obama, “chiến tranh lạnh” đã chấm dứt từ đầu thập niên 90 rồi, các kế hoạch chạy đua võ trang Nga-Mỹ đã hết thời lâu rồi. Nguy cơ hỏa tiễn BH nếu có, là chuyện xa vời của mấy ông tổng thống kế nhiệm lo.

Sự thật có đáng lo ngại không? Có trời biết. Tất cả tùy thuộc Cậu Ấm Ủn có khùng thật hay không.

Nếu Cậu Ấm khùng thật, có thể sẽ bắn hỏa tiễn thật, nhưng ít người nghĩ BH có khả năng bắn hai ba chục hỏa tiễn với đầu đạn nguyên tử ào ào qua Mỹ, ít nhất là trong một hai năm tới. Chưa ai biết việc biến bom thành đầu đạn nguyên tử đã xong chưa. Cho dù tới khi đó mới bắn thì kết quả may ra có thể đạt được 20% mục tiêu là cao.

Việc Cậu Ấm Ủn dọa bắn nát Guam là chuyện vớ vẩn vì không có lý do gì Cậu lại đổi cái hòn đảo Guam bé bằng hạt tiêu lấy đại bại cho toàn thể chế độ từ ông nội để lại. Trừ phi Cậu... khùng thật.

Ở đây, ta mở ngoặc nói chuyện tại sao Guam? Vì hai lý do:

1. thực tế là hỏa tiễn của BH chỉ bắn tương đối chính xác tới khoảng 5.000 km, mà Guam cách BH 3.500 km. Hawaii và Alaska xa hơn nhiều, hiện nay BH chưa đủ khả năng bắn trúng.

2. Guam cũng là căn cứ xuất phát phi cơ có thể xóa BH khỏi bản đồ.

Kịch bản thực tế hơn là Cậu Ấm Ủn chưa đến nỗi khùng như vậy.
Việc Cậu Ấm lừa Obama, thanh toán hết cả đám cận thần của bố để lại, trong đó có cậu ruột và anh ruột, để thay thế bằng người của mình chứng tỏ ý đồ muốn trường tồn, chứ không muốn tự tử sớm bằng cách đánh bom Guam hay Alaska. Chỉ là muốn xây dựng một lực lượng nguyên tử để tự bảo vệ chế độ lâu dài, sau đó, tính chuyện xâm chiếm Nam Hàn theo mô thức CSVN, và nhân tiện, dùng bom nguyên tử làm lá bài đổi chác lấy sự thừa nhận của thế giới và viện trợ kinh tế cứu chế độ.

Người ta có thể đặt câu hỏi Mỹ có khả năng xóa BH khỏi bản đồ thế giới không?
Đúng là Mỹ có dư thừa khả năng này. Toàn thể BH có thể bị san bằng trong vòng một tuần lễ, với hàng chục ngàn phi vụ B-1, B-52,... mà không cần tới bom nguyên tử gì hết, cũng chẳng cần đổ bộ tới một anh lính nào hết vì chuyện đánh nhau dưới đất đã có quân lực Nam Hàn lo. Cái gương của Taliban và Saddam Hussein vẫn còn đó. Cả chế độ sẽ bị tiêu diệt không còn manh giáp. Nam và Bắc Hàn sẽ được thống nhất dưới chế độ Hán Thành.

Nhưng trong khi đó, BH cũng chỉ cần ba ngày là có thể san bằng thủ đô Hán Thành với cả chục ngàn khẩu đại bác lớn bên kia vĩ tuyến 38 nã đạn 24/24, khiến cho cả chục triệu dân Hán Thành chết ngay. Đây chính là lá bùa hộ mệnh của Cậu Ấm Ủn.
Mỹ và Nam Hàn bị trói tay bởi viễn ảnh cả chục triệu thường dân Hán Thành bị chết trong vài ngày đầu của cuộc chiến, do đó cho đến bây giờ vẫn không dám nhúc nhích.

Nếu BH bắn hỏa tiễn nguyên tử vào Mỹ thì lá bài này của BH tiêu tan thành mây khói ngay,
và Mỹ có lý do san bằng BH ngay bất chấp chuyện gì xẩy ra cho Hán Thành. Đừng ai nghĩ TT Trump không dám.

TTDC đang khua chiêng trống rùm beng về câu đe dọa của TT Trump sẽ đốt tan BH trong cơn bão lửa (fire and fury!). Nào là khiêu khích quá đáng, nào là tự vẽ lằn ranh đỏ cho mình giống như TT Obama đã từng làm tại Syria để rồi phải xoá lằn ranh vắt chân lên cổ tháo chạy, nào là trống đánh xuôi kèn thổi ngược với chính ông ngoại trưởng của mình đang trấn an dân chúng có thể “ngủ yên”,...

Vấn đề phức tạp hơn nhiều.

Trước hết, hung hăng miệng lưỡi thực sự đã trở thành mô thức hành động có tính toán của TT Trump.
Trong tất cả mọi vấn đề, dường như ông đã nhận trách nhiệm đóng vai hung thần, rồi cho nội các và phụ tá đóng vai ôn hoà để trấn an hay điều đình Giống như ngày xưa TT Nixon chuyên đóng vai điên (“mad man” theo chính ngôn từ của TT Nixon) để cho Kissinger đóng vai hiền triết đi thương thảo. Sách lược cây gậy và củ cà-rốt, đứa trẻ lên ba cũng biết.

TT Trump cũng muốn gửi một thông điệp thật rõ cho BH là ông không phải là Clinton hay Bush hay Obama, không có chuyện vuốt ve, xoa dịu như cũ. Clinton bận chống đỡ đàn hặc vì vụ gái gú, Bush thì kẹt cứng trong hai cuộc chiến tại Trung Đông, còn Obama thì thấy một khẩu súng lục cũng run. Trump sẽ khác.

Sau đó, dường như thông điệp hung hãn của TT Trump thật ra là để gửi đến cho TC
: “Bác Tập ơi, bác không kềm hãm thằng con côn đồ của bác thì sẽ có chiến tranh lớn ngay nách bác đấy, rồi sau đó, hàng xóm bên kia sông Yalu của bác là Nam Hàn bây giờ đấy. Sẽ không còn BH làm trái đệm nữa đâu, bác ơi! Chưa kể chiến tranh BH xẩy ra, bác sẽ lãnh ngay vài triệu dân BH tỵ nạn đấy”.

Thực tế là trên thế giới ngày nay, chỉ có TC là có khả năng kềm hãm BH, vì
BH lệ thuộc hoàn toàn vào TC trên phương diện kinh tế, đặc biệt là cung cấp dầu, đủ loại nguyên liệu và thực phẩm, hàng tiêu thụ nhập cảng từ TC.

Việc TC biểu quyết trừng phạt BH tại Hội Đồng Bảo An đã là một thông điệp rất rõ cho Cậu Ấm Ủn là không nên đi quá xa.
TC cũng mới xác nhận sẽ không can dự nếu BH đánh Mỹ trước.

Ngay sau lời tuyên bố của TT Trump thì Cậu Ấm đã đe dọa nghiên cứu kế hoạch bắn bốn hỏa tiễn không có đầu đạn nguyên tử về hướng Guam, cho rớt ngoài khơi, cách Guam khoảng 30 km, trong lãnh hải quốc tế để chứng minh khả năng của BH. Chưa ai biết Cậu Ấm có làm chuyện này hay không, và nếu làm thì TT Trump sẽ phản ứng ra sao. Rồi sau đó, phản ứng dây chuyền sẽ đi đến đâu. Rất có thể Cậu Ấm sẽ bắn thật, để thăm dò khẩu khí của TT Trump, và nhất là thử hỏa tiễn của mình cũng như thử dàn hỏa tiễn chống hỏa tiễn của Mỹ xem hư thực ra sao.

Việc cả thế giới đứng chung chiến tuyến với TT Trump, với Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc biểu quyết 100%, có cả Nga và TC, trừng phạt kinh tế, cấm vận BH, dù là thành công ngoại giao hy hữu của Mỹ,
TTDC vẫn chỉ loan tin phớt qua trong khi bới xâu vào tính hung hăng, hiếu chiến của TT Trump.

Cái tài của TTDC ngày nay là bất cứ việc gì, tình huống nào, cũng là dịp để đả kích TT Trump. Nếu mai này, Cậu Ấm Ủn nổi cơn điên bắn hỏa tiễn qua Guam hay bất cứ nơi nào khác, thì dĩ nhiên TTDC sẽ nhất tề đổ trách nhiệm lên đầu Trump ngay.

Theo TTDC, thái độ đúng là cần phải vuốt ve, xoa dịu anh khùng Ủn, và kiên nhẫn, cho dù sách lược này đã được áp dụng dưới ba đời tổng thống với kết quả Cậu Ấm có cả bom lẫn hỏa tiễn.

Ta phải nhớ lại lịch sử. Năm xưa, thủ tướng Anh Chamberlain đích thân đi Bá Linh vuốt ve Hitler, mong “cứu vãn hoà bình cho Âu Châu”. Chamberlain đi về huênh hoang tuyên bố “yên chí, Hitler là người yêu chuộng hòa bình nhất”. Trong khi đó, Hitler hiểu ngay là có đánh Ba Lan và Tiệp Khắc thì Anh sẽ không nhúc nhích.
Rồi quyết định đánh thật. Báo chí Anh khi đó nhất tề bênh vực Chamberlain, đổ lỗi cho Ba Lan và Tiệp Khắc đã khiêu khích Hitler. Chỉ đến sau khi thế chiến chấm dứt thì các sử gia mới đồng ý là chính cái nhu nhược, vuốt ve Hitler của Chamberlain đã là nguyên nhân lớn nhất khuyến khích Hitler ra tay, gây nên đại chiến thế giới lần thứ hai.

Lịch sử tái diễn. Tại Mỹ ngày nay, có hai khuynh hướng:
vuốt ve Cậu Ấm Ủn là thái độ của TTDC và phe DC; và hùng hổ ăn to nói lớn kiểu Trump để cảnh giác Cậu Ấm làm bậy sẽ có hậu quả kết liễu chế độ. Hai phương thức, cái nào đúng? Đó là ý kiến của mỗi người.

Câu hỏi là vuốt ve thì đi đến đâu? Thoả mãn mọi yêu sách leo thang của Cậu Ấm Ủn?
Để yên cho Cậu tiếp tục phát triển vũ khí nguyên tử đến lúc có thể thẳng thừng tung quân chiếm trọn bán đảo Triều Tiên, thống nhất Nam-Bắc Hàn dưới chế độ của Cậu? Hình như đây chính là giải pháp lý tưởng của phe cấp tiến “yêu chuộng hòa bình bằng mọi giá”. Rồi sau đó thì sao? Ai biết được tham vọng của Cậu tới đâu?

Chuyện gì sẽ xẩy ra trong tương lai? Chẳng ai biết.
Tin mới nhất bị xì ra là Mỹ và BH đã nói chuyện kín với nhau từ nhiều tháng nay trong hậu trường trụ sở Liên Hiệp Quốc tại New York, từ ngày Mỹ điều đình việc trả về nước anh sinh viên Otto Warmbier bị BH kết án 15 năm tù. Rất có thể việc nổ bùng xung khắc hiện nay chỉ là cách hai bên ngoài mặt “hét giá” với nhau, ai biết được?

Thực tế mà nói, giải pháp hòa bình có hay không tùy thuộc phần lớn vào TC.
TC đang có quyền lợi kinh tế cực lớn với Mỹ, Nhật và Nam Hàn. Nếu cả ba xứ cùng áp lực TC, TC sẽ phải tìm cách kềm hãm BH. Có thể đổi lại việc BH ngưng phát triển đầu đạn nguyên tử và hỏa tiễn tầm xa đe dọa Mỹ, có kiểm soát quốc tế và bảo đảm của TC, Mỹ sẽ đồng ý thả lỏng cấm vận, cho phép viện trợ “nhân đạo” gì đó, chấp nhận nhưng đóng băng kho vũ khí hiện hữu của BH, Mỹ và Nam Hàn nhìn nhận và cam kết không đánh BH. Mỹ cũng sẽ giúp Nam Hàn phát triển hệ thống hỏa tiễn phòng không để tự bảo vệ. Nếu Mỹ bí mật nhượng bộ TC chuyện gì đó ở Biển Đông thì đừng lấy làm lạ.

Dĩ nhiên không phải là giải pháp trường cửu, mà chỉ là giải pháp bán cái cho tương lai, cũng đã được thử nhiều lần và đều thất bại, nhưng ít nhất trong ngắn hạn, chẳng có bom nguyên tử nào nổ, chẳng ai chết. Rồi mọi bên tiếp tục trả giá. Hy vọng là vậy. (13-08-17)

Vũ Linh

Quý độc giả có thể liên lạc với tác giả để góp ý qua email: Vulinh11@gmail.com. Bài của tác giả được đăng trên Việt Báo mỗi thứ Ba
---------- Forwarded message ----------
From: HungThe <hungthe42@att.net>
Date: 2017-08-13 15:55 GMT-07:00
Subject: Fw: Những tiết lộ về dối gạt của Obamacare


Những tiết lộ về dối gạt của Obamacare
Với độ dày 2700 trang của Luật Obamacare cộng với 20 ngàn trang các văn bản phụ, chắc chắn không một ai có đủ thì giờ, kiên nhẫn và trình độ để thấu hiểu luật này. Người soạn ra luật này, ông Jonathan Gruber, một giáo sư tại Đại học nổi tiếng MIT, còn nói rằng “Họ đã đề nghị (Luật Obamacare) và đã được thông qua, bởi vì dân Mỹ đã quá ngu si để hiểu được sự khác biệt.” Ngay cựu Tổng Thống Clinton cũng phải thốt lên “Đây là một sư điên rồ.”
Obamacare không chỉ là sự thất bại, mà còn là sự lừa bịp trắng trợn đối với công dân. Tất cả những điều ghi ra trong mục tiêu đều không thực hiện trong thực tế.
Chúng tôi xin đơn cử vài thí dụ do Thẩm phán Kithil ở Marble Falls (TX) nêu ra :
§  Theo luật Obamacare, một người hưởng Medicare phải được bác sĩ gia đình (primary doctor) giới thiệu thì mới được nhận vào bệnh viện với tư cách “in patient” và Medicare sẽ trả chi phí. Còn trái lại, thì bị coi là “out patient” và không được Medicare trả chi phí.
§  Tiêu chuẩn để điều trị bệnh ung thư cho người già trên 76 tuổi rất khắt khe.
§  Luật Obamacare giúp bảo hiểm sức khoẻ cho cả những người không phải công dân Mỹ, dù là người nhập cư bất hợp pháp (trang 50m khoản 152). Như thế là bất công và phi lý!
§  Chính phủ có quyền rút tiền trực tiếp từ các trương mục ngân hàng của người thụ nhận Obamacare. (trang 58, 59)
§  Các thành viên của các nghiệp đoàn và thành viên hồi hưu của các tổ chức cộng đồng (như ACORN) được chính phủ trợ cấp Obamacare (trang 65, khoản 164)
§  Các sắc thuế đóng trong Obamacare không được coi là thuế! (trang 203, khoản 14, 15)
§  Tất cả các bác sĩ, dù gia đình hay chuyên khoa đều được chính phủ ấn định chi phí bằng nhau! (trang 241 và 253)
§  Giao cho các bệnh viện ung thư ấn định mức độ điều trị dựa trên tuổi tác của người bệnh (trang 272, khoản 1145)
§  Chính phủ sẽ ban hành luật cấm các bệnh viện mở rộng them. (trang 317 và 321)
Còn nhiều điều phi lý khác. Nhưng điều đáng nói ra là luật Obamacare chỉ áp dụng cho dân đen, mà miễn trừ áp dụng đối với các dân biểu, nghị sĩ Quốc hội đương nhiệm hay đã mãn nhiệm! Như thế, họ lấy quyền làm luật bắt người khác phải theo trong khi họ đuợc miễn trừ! Họ làm luật, và muốn ngồi xổm trên luật!
Vũ Linh: Cải Tổ Y Tế Trong Hỏa Mù

...Obama tung quà cáp bừa bãi cho thiên hạ, đưa đến tình trạng bất cân bằng chi thu... 

Bảo hiểm sức khỏe là ưu tư thứ nhì của dân Mỹ, sau công ăn việc làm, theo một thăm dò mới nhất. Có lẽ chính vì vậy mà trong vụ cãi cọ Obamacare ta cũng thấy nhiều khói mù nhất, do mọi phe tung ra để làm áp lực chính trị, trả giá qua lạiĐiều mọi người thấy rõ, TT Trump, hay chính xác hơn, Thượng Viện Mỹ, đã vật lộn với vấn đề này từ mấy tháng qua, và kết quả đã thất bại hoàn toàn. Cho đến nay, chưa ra được cái gì thay thế và cũng chẳng biết phải làm gì luôn.

Trước đó, Hạ Viện đã biểu quyết thu hồi Obamacare và thông qua luật y tế mới của họ rồi.
 Bây giờ đến phiên Thượng Viện. Sau khi Thượng Viện ra được luật y tế mới, hai luật sẽ được đúc kết thành một luật chung và biểu quyết lần cuối. Luật cuối này phải được TT Trump ký, khi đó mới gọi là Trumpcare được. Nôm na ra, bây giờ chưa có Trumpcare.

Những người ủng hộ TT Obama phe phẩy quạt, cười ruồi rồi phán “Thấy chưa, cả nước ủng hộ Obamacare nên CH chẳng có cách nào thu hồi được!”.
 Fake news! Thực tế là cả nước, kể cả phe DC, đều thấy rõ Obamacare đã thất bại, chỉ là không đồng ý phải sửa đổi thế nào hay thay thế bằng cái gì thôi. Ngay cả phe DC cũng đồng ý cần phải coi lại toàn bộ Obamacare, nhưng họ không đồng ý thu hồi mà chỉ muốn sửa chữa thôi. Kiểu như ai cũng đồng ý căn nhà Obamacare đổ nát, phải làm một cái gì, nhưng vấn đề là có quá nhiều kiến trúc sư, mỗi anh một ý kiến. Để rồi thiên hạ vẫn phải ở trong căn nhà đổ nát cho đến khi đám kiến trúc sư đạt được đồng thuận.(chính cựu TT Bill Clinton chồng Hillary đã nói: " Obamacare là một chương trình điên rồ nhất thế giới")

Trước khi đi xa hơn, cần phải định nghiã lại cho rõ vài danh từ:

- Obamacare: nói riêng, chỉ việc mua bán bảo hiểm qua hệ thống phối hợp “exchanges” do luật Affordable Care Act (ACA) của TT Obama thành lập. Trong bài này, Obamacare chỉ toàn thể bộ luật cải tổ y tế ACA của TT Obama.

- Medicaid: bảo hiểm y tế cho những người có lợi tức thấp. Đây là chương trình phối hợp giữa liên bang và tiểu bang, do đó danh xưng và điều kiện có thể khác nhau tùy tiểu bang, như Medical ở Cali, Healthchoice ở Maryland. Năm 2012, Obamacare nới rộng tiêu chuẩn “lợi tức thấp”, giúp nhiều người có Medicaid hơn (Medicaid expansion plan). Có 31 tiểu bang nhận nới rộng Medicaid,19 tiểu bang không nhận, phần lớn vì không có tiền. Ngoài ra, Obamacare không thay đổi Medicaid gì hết.

- Medicare: bảo hiểm y tế của liên bang dành cho tất cả những người từ 65 tuổi trở lên. Vì Medicare không trả hết 100% chi phi dịch vụ y tế nên những người lợi tức thấp lãnh Medicaid qua tuổi 65 có thể được cả Medicare lẫn Medicaid. Obamacare không thay đổi gì, ngoại trừ việc Nhà Nước bồi hoàn ít tiền hơn cho bác sĩ và nhà thương.

Ở đây, phải nói cho rõ: 
nhiều người có Medicaid hay Medicare hoan nghênh Obamacare vì tưởng lầm nhờ Obamacare mà họ được chăm sóc y tế miễn phí. Thật ra, cả hai loại bảo hiểm này đã có từ thời TT Johnson, không phải nhờ Obamacare. Obamacare có bị thu hồi, Medicaid và Medicare vẫn còn.

Bây giờ, ta nhìn vào Obamacare. 
Ai có lợi, ai bị thiệt thòi?

Cũng như tất cả mọi luật, 
Obamacare có lợi cho một số người nhưng có hại cho một số khác, đại khái như sau:

- Khối 10% giàu nhất: 
Obamacare hay không, chẳng khác gì vì họ dư tiền mua bảo hiểm đắt nhất, tốt nhất.

- Khối 25% nghèo nhất 
đã có Medicaid: Obamacare không thay đổi gì. Khác biệt là Obamacare nới rộng tiêu chuẩn “lợi tức thấp”,nhiều người được lãnh Medicaid hơn.

- Khối 5% trung lưu thấp: 
Obamacare tốt vì họ được trợ cấp tiền mua bảo hiểm.

- Khối 60% trung lưu vừa và cao: 
Obamacare là đại nạn vì họ lãnh đủ việc tăng tiền bảo hiểm, bác sĩ, nhà thương, thuốc men, tiền trả trước –deductibles-, mà không được trợ cấp gì hết. Đó là lý do tại sao Obamacare bị xấp xỉ 60% dân Mỹ chống.

- Có lợi lớn nhất với Obamacare là những người đã có bệnh nặng từ trước, mà bảo hiểm trước đây không nhận, nhưng Obamacare bắt phải nhận.

- Thiệt thòi nặng là giới trẻ vì bị bắt phải mua bảo hiểm trong khi chúng cảm thấy không cần thiết, tốn tiền vô ích.

- Giới cao niên trên 65 tuổi không thắc mắc về Obamacare vì đã có Medicare.

- Giới bác sĩ không hoan nghênh Obamacare vì giới hạn số tiền Nhà Nước hoàn trả cho họ qua Medicaid và Medicare.

- Các hãng bảo hiểm vừa và nhỏ không ủng hộ vì chi phí quá lớn, thu nhập không đủ sở hụi. Hàng chục hãng bảo hiểm vừa và nhỏ đã khai phá sản. Một số lớn đã rút ra khỏi hệ thống Obamacare Exchanges.

- Các hãng bảo hiểm lớn hoan nghênh vì Obamacare giết mấy hãng bảo hiểm nhỏ, bớt cạnh tranh, nhưng họ cũng rút ra khỏi nhiều thị trường mà họ nghĩ không đủ khách hàng. Những nơi còn lại, họ tăng bảo phí, có nơi tăng gấp đôi Tình trạng các nhà thương và hãng bào chế thuốc cũng vậy: nhỏ chết, lớn tăng giá, lời to.

Đối với dân tỵ nạn thì cũng tùy họ thuộc khối nào. 
Phần lớn dân tỵ nạn có lợi tức thấp nên một số lớn hoan nghênh Obamacare vì nhiều người được lãnh Medicaid hơn, và nhiều người được trợ cấp mua bảo hiểm. Những dân trung lưu phải tự mua bảo hiểm lấy bị thiệt thòi nặng. Trong khi khối tỵ nạn thế hệ hai bước qua ngưỡng cửa trung lưu ngày càng đông đảo, nghiã là số dân tỵ nạn bị thiệt thòi vì Obamacare ngày càng đông.

Bác sĩ trong cộng đồng tỵ nạn phần lớn thuộc thế hệ tỵ nạn đầu, nhận hết Medicaid và Medicare giúp đồng hương. 
Các bác sĩ trẻ, tỵ nạn thế hệ hai, một số lớn không phục vụ công đồng tỵ nạn, ít nhận Medicaid và Medicare. Vài năm nữa, khi các bác sĩ tỵ nạn thế hệ đầu về hưu hết, cộng đồng tỵ nạn già yếu và nghèo, sẽ gặp khó khăn tìm bác sĩ gốc Việt.

Đó là tóm lược nguyên tắc. Nhưng thực tế đã không như ý muốn của những người viết luật.

Obamacare bắt tất cả các hãng bảo hiểm phải nhận bảo hiểm những người bị bệnh nặng từ trước, bất kể chi phí chữa trị cực kỳ cao, mà không cho tính bảo phí cao hơn. 
Nói cách khác, tất cả mọi người dù bệnh hay không bệnh, phải cùng nhau gánh vác tiền chữa trị rất nặng cho những người này. Thêm vào đó, tất cả mọi người đều phải gánh chịu bảo hiểm những thứ nhiều người thấy không liên quan đến họ, hay không thấy cần thiết như bảo hiểm phá thai hay mổ xẻ chuyển giới.

Để bù đắp chi phí quá cao của các hãng bảo hiểm, 
Obamacare bắt buộc tất cả mọi người đều phải mua bảo hiểm, ai không mua sẽ bị “phạt”. Các công ty có trên 50 nhân viên đều bị bắt buộc phải cung cấp bảo hiểm y tế tập thể cho tất cả nhân viên. Đó là những cách giúp tăng thu nhập cho các hãng bảo hiểm, để họ khỏi lỗ quá nhiều. Là bài toán kinh tế chứ không phải chỉ là tốt lành, lo cho tất cả có bảo hiểm đâu.

Không ít người, nhất là giới trẻ, 
chấp nhận đóng tiền phạt thay vì mua bảo hiểm vì họ không thấy có nhu cầu, và vì họ tính toán, đóng phạt rẻ hơn mua bảo hiểm. Tiền phạt đi vào túi Nhà Nước, trong khi các hãng bảo hiểm không nhận được số tiền đó để bù đắp việc mất người mua bảo hiểm. Do đó, nhiều hãng lỗ nặng, phá sản hay rút ra khỏi hệ thống exchanges. Những hãng còn lại tăng bảo phí ào ạt.

Đã vậy, lại còn có nhiều người chơi mánh, không mua bảo hiểm, chịu đóng phạt, đến khi bệnh nặng mới mua, mà khi đó hãng bảo hiểm không có quyền từ chối hay tăng bảo phí, khiến họ chi khẩm mà thu không bao nhiêu. Lỗ thêm nữa.

Một số lớn tiểu thương giới hạn không thuê quá 50 nhân viên, 
hay giảm số nhân viên toàn thời để khỏi phải cung cấp bảo hiểm tập thể cho họ. Đưa đến tình trạng thất nghiệp dây dưa. Nhân viên các cơ sở kinh doanh nhỏ không đủ 50 nhân viên, như tiệm phở ở Bolsa, phải bỏ tiền túi ra mua bảo hiểm rất đắt. Thôi, thà ngồi nhà lãnh tiền thất nghiệp và Medicaid tốt hơn nhiều. Đó chính là một trong những nguyên nhân Obamacare đưa đến những kỷ lục về thất nghiệp và kỷ lục về oeo-phe.

Mặt khác, vì Nhà Nước cắt bớt tiền hoàn trả cho bác sĩ, nhà thương qua Medicare và Medicaid,
 nên nhiều bác sĩ và nhà thương bớt nhận bệnh nhân Medicaid và Medicare, và danh sách bác sĩ và nhà thương hai khối này được lựa càng thu hẹp hơn. Nôm na ra, bệnh nhân phải lấy hẹn lâu hơn, ngồi chờ tại phòng mạch lâu hơn.

Ngoài ra, các bác sĩ và nhà thương cũng tìm cách bù đắp bằng cách tăng giá dịch vụ y tế với các bệnh nhân không có Medicaid và Medicare, 
nhất là tăng tiền bệnh nhân phải trả trước (deductibles), đồng thời tăng giá bảo phí tập thể cho các công ty lớn bị bắt buộc phải mua bảo hiểm cho nhân viên. Kết quả, chi phí y tế Mỹ tăng mạnh, chứ không giảm như TT Obama long trọng hứa hẹn.

Nhà Nước gia tăng thành phần lãnh Medicaid và trợ cấp tiền mua bảo hiểm có nghiã là chi tiêu của Nhà Nước gia tăng. 
Nhà Nước lấy tiền ở đâu ra? Tăng thuế không được vì không có một ông dân biểu, nghị sĩ nào dám biểu quyết tăng thuế hết. Đành phải đi vay mượn các Chú Ba và các vua Ả Rậpkhiến công nợ của 8 năm Obama cao bằng công nợ của tất cả 43 tổng thống trước cộng lại.

Tóm lại, 
Obamacare có lợi cho 30% khối dân nghèo nhất, có hại lớn cho khối 60% trung lưu, chẳng ảnh hưởng gì đến khối đại gia,giết các công ty nhỏ, mang lại lợi tức vĩ đại cho các đại công ty ngành y tế, tăng toàn diện giá bảo phí và dịch vụ y tế, cản việc tạo công ăn việc làm cho dân, khiến nước Mỹ nợ hơn Chúa Chổm.

Trên phương diện nhân đạo, 
Obamacare tốt hơn chế độ bảo hiểm cũ, không ai chối cãi. Nhưng trên phương diện kinh tế, với Obamacare, không sớm thì muộn, cả hệ thống bảo hiểm y tế tư nhân sẽ xập tiệm. Đó chính là ý đồ lâu dài thực sự của TT Obama và phe cấp tiến: giết hệ thống y tế tư nhân để thay thế bằng hệ thống y tế Nhà Nước, theo mô thức xã hội chủ nghiã Âu Châu và Canada.

Bây giờ ta nhìn qua sự thất bại của Trumpcare.
 Thật ra, cho đến nay vẫn chưa có Trumpcare, nhưng ta tạm gọi như vậy để chỉ hệ thống y tế mà CH dự tính thay thế Obamacare.

Trong suốt 7 năm qua, phe CH chủ trương thu hồi Obamacare. Nhưng họ chưa bao giờ soạn thảo dự luật nào để thay thế. CH không hề nghĩ có thể có chuyện đổi đời bất ngờ đến độ CH có thể kiểm soát cả Toà Bạch Ốc và hai viện quốc hội đến mức có thể thu hồi và thay thế được Obamacare, nên chỉ lo biểu quyết thu hồi Obamacare như một tuyên cáo chính trị cho có, mà không có luật gì khác thay thế. Bây giờ phải làm luật thay thế thật thì cãi nhau ỏm tỏi, nên thất bại.

Họ cãi nhau vì trong khối CH có ba phe, bảo thủ lèng èng, cực đoan, và đứng giữa.

Khối lèng èng là khối các dân biểu, nghị sĩ, và thống đốc các tiểu bang từng bầu cho TT Obama hay bà Hillary. Họ không dám có giải pháp quyết liệt vì ghế của họ không vững. Họ sợ Trumpcare sẽ cắt giảm số người được Medicaid, cắt giảm trợ cấp và cắt thêm tiền hoàn trả cho bác sĩ và nhà thương nhận Medicaid, Medicare, tức là gây thiệt thòi cho hai khối dân này. Họ sợ sẽ mất ghế vào những cuộc bầu tới.

Khối cực đoan gốc Tea Party thì chủ trương hủy bỏ luật bắt tất cả phải mua bảo hiểm, bỏ chuyện đóng phạt. Họ cũng chủ trương cho các tiểu bang nhiều quyền đặt điều kiện cũng như tính tiền bảo phí cao hơn, chẳng hạn cho những người đã có bệnh từ trước, và những người cao tuổi nhưng chưa tới 65. Họ cũng muốn giới hạn lại số người nhận Medicaid.

Khối đại đa số đứng giữa lo dung hoà hai khối cực đoan.


Vì tất cả DC chống, nên bắt buộc phải có ít nhất 50 ông bà nghị sĩ CH đồng ý thì mới thông qua Trumpcare được. 
Nhưng vì sự chia rẽ trên, khối ôn hoà chỉ thuyết phục được có 48 người, với 4 người công khai chống. Không đủ phiếu, thất bại.

Vấn nạn lớn nhất của TT Trump và Thượng Viện là trong nội bộ CH đã không có kỷ luật tối thiểu. 
Vài nghị sĩ vì quyền lợi riêng hay tham vọng cá nhân, bất chấp hết, chống đến cùng. Cho dù cái giá phải trả là... vẫn để Obamacare sống.

Làm gì bây giờ?


Lãnh tụ CH tại Thượng Viện, Mitch McConnell, 
muốn thu hồi Obamacare ngay, trong 2 năm tới đưa ra luật y tế mới. Đây là cách du di qua kỳ bầu cử giữa mùa 2018, nhưng trước bầu cử tổng thống 2020. Nhưng chẳng giải quyết được gì hết.

Gọi là thu hồi Obamacare, 
nhưng thật ra chỉ thu hồi có đúng một điều khoản bắt buộc mọi người phải mua bảo hiểm, nếu không sẽ bị phạt. Còn lại, không có gì thay đổi, không ai bị mất bảo hiểm hết.

Về phần TT Trump, ông rõ ràng không tích cực lắm,
 không áp lực các nghị sĩ CH quá mức. Sau khi Thượng Viện thất bại, TT Trump có ý thu hồi Obamacare trước, rồi lo làm luật mới sau, giống như ông McConnell đề nghị. Nhưng sau đó, ông đổi ý, kêu gọi các nghị sĩ CH tiếp tục thảo luận Trumpcare thay thế.

Thật ra, ý định đầu của TT Trump như ông đã nói từ lâu rồi, là không làm gì hết, cứ để yên như hiện nay, sẽ có ngày không xa, Obamacare sẽ tự xụp đổ toàn diện.
 Khi đó, sẽ dễ thông qua luật mới hơn. Nhưng sự thật là đợi tới khi Obamacare xập tiệm, thì sẽ có rất nhiều thảm họa xẩy ra, và đảng DC với sự phụ họa của TTDC sẽ mau mắn xiả tay đổ thừa TT Trump ngay.

Phải nói thêm nữa là trước những tấn công hung hãn của phe DC và TTDC,
 uy tín của TT Trump bị sứt mẻ không ít, nhiều nghị sĩ, dân biểu CH, nhất là trong khối lèng èng, “ít sợ” ông hơn, thậm chí còn muốn tránh xa ông để khỏi bị họa lây. Do đó, TT Trump cũng khó áp lực họ, đưa đến tình trạng thiếu kỷ luật trong đảng CH.

Cho đến khi bài này được viết, chẳng ai biết CH sẽ làm gì.
 Trong khi chờ đợi, chúng ta nên bình tĩnh đừng bị hớp hồn bởi những hù dọa vớ vẫn.

Cái hù dọa lớn nhất mà ta thấy rõ là cả chục triệu người sẽ “mất” bảo hiểm.

TTDC la hoảng dưới Trumpcare sẽ có 22 triệu người “mất” bảo hiểm vào năm 2026,
 theo tính toán của Văn Phòng Ngân Sách Quốc Hội. Trước hết, chẳng có gì bảo đảm Văn Phòng tiên đoán đúng. Tất cả những tiên đoán trước đây của Văn Phòng về Obamacare đều sai bét hết Bây giờ, cho dù đúng đi nữa, thì Văn Phòng loan báo bằng tiếng Anh là 22 triệu người “will not have insurance coverage”, nghiã là “sẽ không có bảo hiểm”. TTDC viết lại “will lose insurance”, và truyền thông tỵ nạn dịch ngay là “sẽ mất bảo hiểm”. “Không có” và “mất” khác nhau rất xa.

Trumpcare không bắt buộc tất cả mọi người phải mua bảo hiểm, nên nhiều người sẽ tự ý bỏ, không mua nên “không có” bảo hiểm.
Đại đa số 22 triệu người này tự ý không mua bảo hiểm chứ không bị ai lấy “mất” bảo hiểm.

Có thể bảo phí sẽ tiếp tục tăng như đang tăng dưới Obamacare hiện nay,
 do đó, nhiều người trung lưu không đủ tiền mua, đành bỏ bảo hiểm. Nhưng hiện tượng này đã có từ vài năm qua rồi, không phải là hậu quả của Trumpcare. Ít ra, với Trumpcare, họ bỏ bảo hiểm thì không còn bị đóng tiền phạt cho Nhà Nước nữa.

Năm 2016, bảo phí đã tăng ít nhất 40% tại hơn một chục tiểu bang.
 Có tiểu bang tăng gần gấp đôi. Một điều TTDC dấu kín như bưng là chỉ trong nửa năm đầu của 2017, dưới Obamacare, đã có 2 triệu người bỏ không mua bảo hiểm nữa vì quá đắt hay vô ích, chấp nhận đóng phạt (theo Gallup-Sharecare Well-Being Index). Tức là tính nguyên năm, năm nay sẽ có 4 triệu người bỏ bảo hiểm. Nếu tiếp tục đà này thì cho dù còn Obamacare thì một chục năm nữa, cũng vẫn có 40 triệu người bỏ bảo hiểmThế thì Trumpcare hại hơn Obamacare ở điểm nào?

Việc dùng danh từ “mất”
 rõ ràng mang hơi hám lừa gạt để hù dọa thiên hạ. Và đáng tiếc thay, khá nhiều người bị lừa và đâm ra hoang mang. Những thăm dò mới nhất cho thấy đa số dân Mỹ chống lại Trumpcare và đổi ý, quay qua ủng hộ Obamacare, chính vì là nạn nhân của chiến dịch hù dọa này.

Cũng không có chuyện những người có bệnh nặng sẽ bị mất bảo hiểm, hay trợ cấp sẽ chấm dứt dưới Trumpcare.

Ta đừng quên những nhà làm luật dù CH hay DC, sẽ phải ra tranh cử lại.
 Họ biểu quyết một luật khiến cả chục triệu người “mất” bảo hiểm, sẽ mất job ngay. Họ không ngu đâu. Không có thể chế chính trị nào bảo vệ quyền lợi người dân hữu hiệu bằng thể chế bầu bán dân chủ kiểu Mỹ. Mất lòng dân, mất job ngay.

Cái khó khăn cụ thể nhất trong việc thay đổi luật
 là từ chính sách của TT Obama. Con người ta, bình thường một khi đã nhận được quyền lợi nào, thì rất khó nhả ra. Bản tính con người là vậy. Chính sách vung tiền ra cửa sổ của TT Obama nói riêng và khối cấp tiến nói chung là chính sách vô trách nhiệm nhất, mỵ dân để lấy phiếu bầu cử bất kể hậu quả tai hại đến đâu.

TT Obama tung quà cáp bừa bãi cho thiên hạ, 
đưa đến tình trạng bất cân bằng chi thu. Không phải chỉ có Obamacare không, mà đủ loại trợ cấp, tiền thất nghiệp, phiếu thực phẩm,… tràn ngập tới những mức kỷ lục chưa từng thấy. Chi quá nhiều, nợ nần chồng chất. Chỉ có cách duy nhất cứu vãn khỏi phá sản là thu nhiều hơn và chi bớt đi. Nhưng cái khổ là làm sao cho người dân chấp nhận bớt trợ cấp, đóng thuế cao hơn, mà lại bớt quyền lợi đi. Những người đang có bảo hiểm, làm sao thu hồi bảo hiểm của họ được? Những người đang nhận trợ cấp bảo hiểm, làm sao cắt được? TT Obama bất cần, chỉ cốt đắc cử hai nhiệm k, rồi đi tắm biển Hawaii.

Bởi vậy, TT Trump mới chủ trương cứ để cho Obamacare tự phá sản, khi đó dân chúng sẽ hiểu và dễ chấp nhận thay đổi hơn.

Cái khó khăn thứ nhì là CH học được bài học của Obamacare, muốn thiết lập một hệ thống bảo hiểm hoàn hảo, có giá trị lâu dài, chứ không muốn ra đại một luật đầy lỗ hổng và sai lầm như Obamacare để rồi vài năm nữa, cả nước lại phải xúm lại, thu hồi và viết luật khác.

Câu chuyện chưa đâu vào đâu hết. Ta bình tĩnh chờ xem. (23-07-17)

Vũ Linh

__._,_.___

Posted by: hungthe 

Featured post

Bản Tin Cuối Ngày 20/4/2024

Popular Posts

My Blog List