'Thằng đi dạy thêm, đứa làm tiếp thị': Phục vụ tiệc cưới mà nước
mắt mặn chát
- Facebook
- Google+
- Twitter
- Email
Tin liên quan
·
'Thằng đi dạy thêm, đứa làm tiếp
thị': Đứng sưng chân làm 'PG' nhiều cám dỗ
·
Từng cầm cố nhà cửa trả nợ, Lý Hải
vươn tầm 'đại gia' ra sao?
·
Vũ Thu Phương lớn lên trong nghèo
khó biến 30 triệu thành vài chục tỉ thế nào?
Đó là hình ảnh cho những sinh viên làm thêm nghề này.
Cũng như nhiều bạn sinh viên khác, khi đã quen với giảng đường Đại
học, Nguyễn Ngọc An Nhiên (24 tuổi, quê Khánh Hòa) đã tìm cho mình một công
việc làm thêm với mong muốn phụ giúp gia đình. Tuy nhiên, việc học trong những
năm đầu khá bận rộn nên An Nhiên chỉ chọn công việc phục vụ tiệc cưới vào cuối
tuần.
Đến nay, dù đã ra trường và có việc làm ổn định, nhưng mỗi lần
nhắc về những ngày tháng làm phục vụ tiệc cưới, An Nhiên đã cười trong nước mắt:
“Những đồng tiền nhận được từ công việc này luôn mặn chát dù đồ ăn, nhà hàng
thì bóng loáng, sang trọng”.
7 tiếng = 100 ngàn đồng
Hồi tưởng lại những ngày tháng đi làm thêm tiệc cưới vào cuối
tuần, An Nhiên trầm giọng kể, trong suốt năm đầu học đại học tại trường Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia TP.HCM) Nhiên chỉ thu mình ở ký
túc xá và trường học. Khi nào rảnh rỗi, được nghỉ nhiều, Nhiên lại về thăm gia
đình.
Đến năm 2, nhìn các anh chị khóa trên rủ nhau đi làm thêm, đủ thứ nghề,
thấy cũng muốn trải nghiệm và kiếm thêm tiền để mong phụ giúp cha mẹ được phần
nào, Nhiên đã nhờ một người bạn đăng ký để đi chạy bàn tiệc cưới vào cuối tuần.
Nơi làm việc của Nhiên không phải là nhà hàng, mà "đầu
quân" cho một “bếp” chuyên nhận tổ chức tiệc tại quận 2. Mỗi lần nhận được
điện thoại báo có tiệc, Nhiên lại chạy xe máy khoảng 13 cây số từ ký túc xá đến
chỗ làm.
|
Nhiên tâm sự: “Những ngày đầu đi làm quả thật là kinh khủng, trước
khi đi mình phải lên Google maps để tìm đường. Sau đó mình ghi ra một mẩu giấy
nhỏ để khi nào quên thì mở ra xem. Đi nửa đường, tự nhiên xe rớt gương chiếu
hậu, sợ bị cảnh sát giao thông phạt, mình nhặt lên rồi vừa đi vừa cầm trên tay
để có gì khi bị thổi sẽ nói là mới bị rớt gương. Thiệt, giờ nghĩ lại thấy ngày
đó mình ngày đó ngây ngô quá”, nói rồi Nhiên bật cười.
Nếu là tiệc trưa, 11 giờ bắt đầu đãi khách thì Nhiên phải có mặt
từ 7 giờ sáng để phụ với bếp dọn bàn ghế, ly chén lên xe ba gác chở đến nơi tổ
chức tiệc. Đến nơi, Nhiên còn phải dọn những thứ đó xuống xe rồi sắp xếp lại
bàn ghế sao cho “đúng chuẩn”. Chưa xong được một nửa công việc, mồ hôi đã ướt
đẫm áo cô gái trẻ.
Tiếp tục, Nhiên cùng các bạn phục vụ vào bếp phụ sắp xếp, chia
phần từng món theo bàn rồi kê lên kệ để khi vô tiệc dọn lên cho nhanh “Xong xuôi,
mình lấy điện thoại ra coi giờ đã gần trưa. Ngày mình ăn sáng thì không sao, có
ngày vội thì cái bụng trống rỗng, chuẩn bị xong tất cả như vậy cũng mệt lả
người nên chẳng muốn ăn gì nữa”, Nhiên nhớ lại.
“Nếu có khách tới thì bắt đầu mình phục vụ đá và nước uống, đợi
gần kín chỗ sẽ lên món ăn. Cứ vậy, đến khi tàn tiệc và dọn dẹp xong tất cả, chở
đồ về lại bên bếp là 14 giờ chiều”, Nhiên kể.
Tương tự, nếu là tiệc tối, Nhiên sẽ phải có mặt từ 14 giờ và ra về
vào lúc 21 giờ. Mỗi tiệc như vậy, Nhiên được trả tiền công 100.000 đồng.
Buồn nhiều hơn vui
Nhắc đến buồn vui trong nghề, Nhiên tặc lưỡi: “Nghề gì chứ nghề
này chắc buồn nhiều hơn vui”. Nhiên chia sẻ rằng, bản thân thấy vui vì đây là
những đồng tiền do mình làm ra được. Đi làm rồi, Nhiên mới thấy quý trọng đồng
tiền, khi đó mới hiểu được làm ra đồng tiền khó như thế nào. Hơn nữa, việc làm
thêm này, Nhiên được gặp gỡ và tiếp xúc với nhiều người, mà đã tiếp xúc thì có
rất nhiều thứ để trải nghiệm, để học hỏi và để…nhớ đời.
Nhiên nói sẽ không thể nào quên được những lần cầm xô nước đá xông
xáo chạy quanh 3 bàn tiệc được phân công để châm đá, rót bia. “Có những lần
mình chạy không kịp, gặp người lịch sự sẽ kêu "em
ơi cho xin thêm đá", còn một số người cũng trời ơi lắm, nghĩ
mình là “thượng đế” nên chỉ vỏn vẹn "Đá
đi, ê, đá" kèm theo những cái nhìn chẳng mấy thiện cảm.
Nghe xong mà mình tức lắm nhưng vẫn phải tươi cười mang đá tới cho họ”, Nhiên
tâm sự.
Còn có những lần thấy Nhiên đang đứng kế bên để cho rau vào nồi
lẩu Thái, người khách thản nhiên hạ điếu thuốc trên tay xuống chạm vào bên hông
Nhiên. Lần ấy, Nhiên giật mình, suýt làm đổ nồi lẩu, còn chiếc quần jeans đen
thì bị rách một lỗ, phần da sưng hồng vì bỏng.
Nhiên kể, trong một đám cưới đầy hoa hồng mà mình phục vụ, nhà
trai tổ chức chung với nhà gái, khách tới kín bàn. Tuy nhiên có một số món
khách ăn không hết nên phục vụ mang xuống bếp để lên món mới, mẹ cô dâu với mẹ
chú rể chạy thẳng xuống bắt chia riêng thành hai phần để hai bên mang về lúc
tan tiệc.
Lúc đó không chỉ Nhiên, mà cả nhóm phục vụ và bếp đều lắc đầu ngao
ngán. Nhiên bảo: “Mình chỉ thấy sao ngộ quá, đám cưới đãi chung rồi mà còn phải
chia đúng phần mang về…”.
Còn có một đám cưới mà nhà trai lên hát những bài hát mà chắc cô
dâu, chú rể sẽ nhớ suốt đời như: Một cõi đi về, Đồi thông hai mộ.
Để phục vụ
một bữa tiệc 2 giờ, Nhiên phải có mặt trước đó 4 tiếng và ra về sau khi dọn
dẹp xong tất cả Ảnh: NVCC
|
Nhiên cho biết thêm, một số tiệc các bạn phục vụ được chủ tiệc boa
thêm một khoản “bồi dưỡng” vì làm tốt, thế nhưng người quản lý phục vụ ăn bớt
hoặc ăn chặn luôn. Nhiên “vô tình” phát hiện được sự thật và đến lần thứ 3 thì
Nhiên nghỉ hẳn công việc này.
Cho đến bây giờ khi kể lại công việc mình đã từng làm thêm thời sinh
viên, Nhiên vẫn luôn nói kèm một câu nghe xót xa: “Đó là những đồng tiền mặn
chát”.
Vũ Phượng - Lưu Trân
Ảnh: Shutterstock
Ảnh: Shutterstock
- Tags:
- chạy bàn tiệc cưới
- phục vụ tiệc cưới
- nghề làm thêm sinh viên
- giới trẻ
- Sài Gòn
- Vũ Phượng
- Lưu Trân