heo VN


Image result for coronavirus

VN là chổ xả rác cho bọn tàu, người VN tỉnh ngũ đi.





ĐỐT LŨA ĐI EM ĐỂ DIỆT QUÂN THÙ.



https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEiawWm0mrEB_hcAesPVxwoBJelVLAqPb8O0CUvAO_9p5nbh9eDsduClHNeAVWV40wHXI4rTTmj6G0DOp08i-ajnN_e5bv1h0eVz8g_3kQAVE2Wj-x4w84-n5q_1Zdji8bD8xH7PfSrUcqo/s1600/Vi+moi+truong+trong+sach+cho+Viet+Nam+.jpg

ĐỐT LŨA ĐI EM ĐỂ DIỆT QUÂN THÙ.
Biểu tình 5/3/2017
Image result for bom xang
https://www.youtube.com/results?sp=EgIIAg%253D%253D&q=bi%E1%BB%83u+t%C3%ACnh+2017

Saturday, 29 April 2017

Từ “Kẻ ám sát cánh đồng” đến “Chuyện làng Nhô”, một sự lưu manh tột cùng của những kẻ bồi bút văn nô


Từ “Kẻ ám sát cánh đồng” đến “Chuyện làng Nhô”, một sự lưu manh tột cùng của những kẻ bồi bút văn nô


            Hôm lễ Phục Sinh vừa rồi, tôi may mắn được ngồi cùng mâm với một gã đến từ Balan. Rượu vào lời ra, đang bá vai bá cổ, thân mật, đến lúc hỏi thăm quê quán, đột nhiên hắn ôm mặt khóc hu hu, làm mọi người phải dừng đũa. Lúc sau, có lẽ hết cơn xúc động, hắn hỏi lại tôi: Ông đã xem phim Chuyện Làng Nhô chưa? Tôi lắc đầu: Nhưng phim đó thì liên quan gì đến quê hương, bản quán của ông. Hắn nhếch mép, với tiếng cười méo mó: Có đấy, cái làng Lạc Nhuế, xã Đồng Hóa, huyện Kim Bảng tỉnh Hà Nam quê tôi chính là Làng Nhô. Nhưng bản chất sự việc, con người hoàn toàn khác trong phim. Cái khốn nạn là ở chỗ đó. Làng ông được lên phim là tốt chứ sao lại khốn nạn, tôi ngoặc lại hắn như vậy. Hắn cao giọng: Tốt, tốt cái con khỉ ấy. Ông chuồn ra khỏi nước đã từ lâu, không xem, không chứng kiến, làm sao biết được, bao nhiêu người dân lương thiện phải chết, và ngồi tù oan, còn đám cường hào ác bá vẫn sống phè phỡn ở đó. Tôi ngớ cả người, và tính tò mò trỗi dậy, nên xuống giọng ngay: Nghĩa là như thế nào, ông có thể nói rõ hơn được không? Hắn thủ thỉ: Tuy đỉnh điểm sự việc xảy ra năm 1992, nhưng nguyên nhân từ nhiều năm trước đó…

Ông Trịnh Văn Khải xuất thân từ gia đình được đảng, chế độ tin yêu, và là người thông minh, học giỏi, nên được du học ở Nga Xô. Về nước, ông làm giảng viên chính của trường Đại học Hàng hải Hải Phòng. Khi hưu trí, ông trở về quê và tham gia làm công việc địa chính của xã Đồng Hóa. Từ đó, ông phát hiện ra chính quyền xã, huyện giấu dân, giấu cấp trên đấu thầu, chiếm đoạt đất đai chia nhau đã nhiều năm. Ông cùng người dân đấu tranh, yêu cầu chính quyền là rõ sự trộm cắp, tham nhũng đó. Vì vậy, ông cũng như dân làng bị trả thù một cách dã man, đê tiện của đám quan tham. Để có kinh phí lên trung ương kiện cáo, ông cùng dân làng lập ra đội tự quản 447, bán vé, thu tiền chợ. Tuy nhiên, những lời kêu cứu, sự chờ đợi ấy của dân làng vẫn không có lời hồi đáp. Trước sự trả thù ngày càng điên cuồng không chỉ bằng lực lượng công an, mà còn cả bọn côn đồ của chính quyền, buộc ông Khải và người dân làng Lạc Nhuế lập lũy chống trả, một cách sinh tử. Sự trả thù một cách đê hèn lên đến đỉnh điểm, khi bọn quan tham thuê hai tên côn đồ lẻn vào làng định giết ông Trịnh Văn Khải bằng thuốc độc. Nhưng chưa kịp hành động cả hai đã bị bắt. Dân làng căm phẫn và hành quyết hai tên côn đồ tại chỗ, trước sự can ngăn của ông Khải. Và đó cũng chính là cái cớ để chính quyền quan tham huy động hàng trăm cảnh sát cơ động tinh nhuệ nhất tấn công vào làng. Ông Trịnh Văn Khải và hàng chục người dân bị bắt đi. Sau đó, ông Khải bị tử hình, và hai người dân bị đánh chết trong tù. Rồi đến con trai ông Khải cũng bị bọn quan tham thuê côn đồ giết, bằng cách gây tai nạn giao thông.

Nhưng sự việc không dừng lại ở đó. Để che lấp tội lỗi, bọn quan tham đã thuê những tên đồ tể truyền thông truyền hình và cả nhưng tên bồi bút như Nguyễn Quang Thiều, Phạm Ngọc Tiến… bóp méo sự thật, đánh lừa dư luận dân chúng… 

Ực liền tù tì mấy ly, rồi dừng lại giây lát, hắn quay sang tôi bảo, nếu không tin, ông có thể tìm cuốn Kẻ Ám Sát Cánh Đồng của tên an ninh Nguyễn Quang Thiều, và kịch bản phim Chuyện Làng Nhô do văn nô Phạm Ngọc Tiến chuyển thể, đọc sẽ rõ.

Chờ cho sự xúc động của hắn dịu xuống, tôi hỏi: Ông chứng kiến những việc đó? Hắn bảo, không chỉ chứng kiến, mà còn là một trong những thanh niên cùng dân làng lập lũy chiến đấu chống lại bọn quan tham từ đầu đến cuối. Không hiểu sao lúc đó tôi thoát được, trốn vào Nam, vay mượn tiền bạc, đổi tên thay họ tìm đường sang Nga, rồi Balan, để lúc này cùng uống rượu với ông đây.

Có lẽ, chưa tin hẳn lời cái gã Balan này, nên hôm rồi, tôi gọi điện hỏi người bạn thời trung học, ở Sở công an Hà Nam. Dù làm bộ phận hành chính và đã về hưu, nhưng hắn vẫn nhớ khá rành rọt về vụ việc ở Lạc Nhuế (Làng Nhô). Tuy một vài chi tiết nhỏ hơi khác với lời kể của gã Balan, nhưng nhìn chung diễn biến và bản chất sự việc, con người hoàn toàn trùng khớp nhau.

Và lời kể thêm của ông bạn cựu cảnh sát này, đã cho tôi động lực đi tìm cuốn Kẻ Ám Sát Cánh Đồng, cũng như kịch bản Chuyện Làng Nhô để đọc. Tuy nhiên, tôi chỉ tìm thấy kịch bản Chuyện Làng Nhô của Phạm Ngọc Tiến. Và bìa cuốn kịch bản này in chung tên tác giả Nguyễn Quang Thiều và Phạm Ngọc Tiến.
            Có thể nói, Chuyện Làng Nhô là kịch bản mang nặng tính chính trị tuyên truyền. Vụ việc và con người hoàn toàn trái ngược với sự thật những gì đã diễn ra ở làng Lạc Nhuế. Nếu người thủ lĩnh nông dân Trịnh Văn Khải ngoài đời trí thức, hiền lành hết lòng vì vợ con gia đình, làng xóm bao nhiêu, thì Trịnh Khả của Nguyễn Quang Thiều, Phạm Ngọc Tiến hiện lên như một lục lâm thảo khấu, ranh ma lừa lọc, đầm đĩ, đểu cáng bấy nhiêu. Và sự lưu manh, bỉ ổi đê hèn của của những quan tham, với đám tay sai, côn đồ trong Chuyện Làng Nhô đã được hai ông văn nô, bồi bút này miêu tả hiền lương, xả thân cứu người, giúp dân một cách vô cùng dũng cảm.
            Đã hơn một lần, nhà văn Võ Thị Hảo nói với tôi: Phim, truyện của những kẻ văn nô thiếu nhân cách này, không đáng để bình luận, phân tích. Tuy không cực đoan như chị, nhưng tôi cũng không đi vào cái hay dở nghệ thuật viết truyện, hay kịch bản phim của Nguyễn Quang Thiều, và Phạm Ngọc Tiến. Mà tôi chỉ đi sâu tìm hiểu mục đích, nguyên nhân nào họ phải úp mặt, xoay bút đứng về phía cường hào thống trị, đẩy những người nông dân cùng khổ đến đường cùng như vậy.
            Theo nhà sách Phương Nam, nhà văn Nguyễn Quang Thiều đã về tận nơi, (tức làng Nhô) tìm hiểu sự việc, lấy tài liệu, gặp gỡ trò chuyện với những người thực trong biến cố đó, và anh soi chiếu nó bằng cái nhìn văn học.
            Như vậy, có nghĩa Nguyễn Quang Thiều đã biết được sự thật những gì đã xảy ra ở Làng Nhô. Nhưng cái kính chiếu yêu của văn học này, làm ngòi bút Nguyễn Quang Thiều đảo ngược lại chăng?
            Vâng! Dù có che đậy bằng những tiểu thuyết, sáng tạo văn học hay gì gì đi chăng nữa, trước sau nó cũng lộ nguyên hình sự dối trá, lưu manh trắng trợn nhất của kẻ cầm bút, dưới lăng kính méo mó dẫn dắt chỉ đường của Ban tuyên giáo, an ninh mật vụ và cả tiền bạc của những đám quan tham. Là một nhà văn còn một chút tự trọng có lẽ, không ai bán nhân phẩm, lương tâm của mình như vậy. Nhưng Nguyễn Quang Thiều xuất thân từ gia đình cảnh sát, và bản thân cũng là một an ninh được đào tạo cơ bản ở trong cũng như ngoài nước. Do vậy, Nguyễn Quang Thiều phải bảo vệ chế độ, bảo vệ con đường công danh cũng như miếng cơm manh áo của mình là lẽ đương nhiên thôi.
            Phải nói thẳng, Chuyện Làng Nhô (Lạc Nhuế) xảy ra đã trên hai chục năm, khi chưa có FB, dân trí và internet chưa phát triển, sự lưu manh dối trá này ít nhiều mang lại hiệu quả. Còn vụ Đồng Tâm, Mỹ Đức Hà Nội hiện nay có cho ăn mật gấu, các thêm cái ghế Chủ tịch hội nhà văn, Nguyễn Quang Thiều và Phạm NgọcTiến cũng không dám viết Chuyện Làng Nhô thứ hai.
            Trước đây, đôi khi tôi có đọc thơ của Nguyễn Quang Thiều, nhưng dường như ít có bài đọc trọn vẹn. Thơ Thiều thường rối rắm, tối thui về ngữ nghĩa. Một thứ thơ méo mó, đọc không để hiểu. Hôm rồi được mời đến dự buổi âm nhạc và thi ca ở gần thành phố tôi cư ngụ, thấy có bác nhà thơ cộng đồng khá quen, lên đọc bài thơ “Lịch sử tấm thảm Thổ Nhĩ Kỳ” của Nguyễn Quang Thiều rất hùng hồn. Chẳng biết, có ai hiểu gì hay không, nhưng khán phòng cứ vỗ tay ầm ầm, khi bài thơ kết thúc. Lát sau, nhìn thấy tôi, bác đến chào. Tôi hỏi, sao bác không đọc thơ của mình, mà đọc thơ của Nguyễn Quang Thiều vậy. Bác cười bảo, đọc thơ của mình nhiều rồi, hôm nay thay đổi không khí chút. Tôi rút tờ giấy in bài thơ còn găm trên túi áo của bác ấy, hỏi, thế bác có hiểu bài thơ này không. Bác nhà thơ này lắc đầu: Thấy mọi người khen hay thì đọc vậy thôi.
            Thành thật mà nói, Nguyễn Quang Thiều có tài năng viết báo, viết văn thông tấn như đàn anh Trung tướng an ninh Nguyễn Hữu Ước, hoặc những tản văn trải thật lòng mình về đất và con người. Còn những cuốn sách tuyên truyền dạng Kẻ Ám Sát Cánh đồng dù có được công kênh, nhưng nó chỉ là những trang viết chết.
            Và cũng như Phạm Ngọc Tiến đã bán linh hồn bằng thứ danh hão, Nguyễn Quang Thiều dù có ngoi lên giám đốc nhà xuất bản, hay Chủ tịch hội nhà văn đi chăng nữa, thì vết ô nhục Chuyện Làng Nhô không bao giờ rửa sạch.
Inline image 3
            Leipzig ngày 24-4-2017
            Đỗ Trường
            Dân Làm Báo

2017-04-29 9:20 GMT+07:00 Lucky Ride 

Hai bức thư ngỏ của Trần Mạnh Hảo và Nguyễn Quang Thiều



Link cố định 22/06/2012@5h29, 1647 lượt xem, viết bởi: Nguyễn Đình Xuân 
Chuyên mục: Tác phẩm của bạn bè-đồng nghiệp
NĐX.Blog: Mấy hôm nay trên văn đàn mạng xao động về những bức thư ngỏ của nhà thơ Trần Mạnh Hảo và nhà thơ Nguyễn Quang Thiều. Tôi đọc mà bối rối chẳng biết thế nào, đành "bê' hai bức thư này về "ngâm cứu" và nhờ bà com xóm lá mình có đôi lời chỉ giúp. Xin cảm tạ.
Dưới đây là hai bức thư.

Inline image
Trần Mạnh Hảo

Thư ngỏ của thường dân Trần Mạnh Hảo:
KÍNH GỬI ÔNG PGS.TS. NGUYỄN ĐĂNG ĐIỆP VIỆN TRƯỞNG VIỆN VĂN HỌC


Kính thưa ông PGS.TS. Nguyễn Đăng Điệp Viện trưởng
Ông Viện trưởng kính mến,
Tôi tên là Trần Mạnh Hảo, quê Nam Định, sống tại Sài Gòn, tuổi đời thuộc lứa U70, viết văn làm thơ, viết phê bình văn học vô luồng ( không ở trong luồng cũng không ở ngoài luồng – vô lề :không ở trong lề phải mà cũng không ngoài lề trái) xin thưa cùng ông mấy việc như sau :
Việc thứ nhất : về tên gọi của cơ quan ông đang làm thủ trưởng : VIỆN VĂN HỌC
Thưa ông, theo thiển nghĩ của chúng tôi, gọi Viện Văn học là danh không chính nên ngôn không thuận, ngôn không thuận thì việc không thành ( lời Đức Khổng Phu tử)
Có lẽ những ai đặt tên cho cơ quan ông, một cơ quan nghiên cứu lý luận phê bình văn học là VIỆN VĂN HỌC thực sự đã không rành rẽ tiếng Việt. Chưa ở đâu như ở cơ quan ông lại có nhiều người mang học vị tiến sĩ và học hàm giáo sư văn học như thế mà lại dốt tiếng Việt đến như thế. Có lẽ các vị PGS.TS, GS.TS nhiều như …thế chưa bao giờ mở từ điển ra coi xem từ VĂN HỌC nghĩa là thế nào ?
Chúng tôi xin tra từ điển dùm ông nhé : “ VĂN HỌC dt.Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ, xây dựng hình tượng để phản ánh hiện thực : văn học dân gian-tác phẩm văn học-nghiên cứu văn học” ( trang 1796, Đại từ điển Tiếng Việt. NXB Văn hóa thông tin 1999).
Theo định nghĩa từ VĂN HỌC này, nội hàm của nó quy định phần lớn nghĩa của từ chỉ việc sáng tác văn học, sau rốt mới có tí ti : nghiên cứu văn học mà thôi.
Vậy, việc gọi tên cho một Viện chuyên môn làm nghiên cứu lý luận phê bình văn học là VIỆN VĂN HỌC là không chính danh, là các ông, xin lỗi rất dốt tiếng Việt. Khi đã dốt tiếng Việt cỡ thế này, thì làm sao các ông có khả năng nghiên cứu văn học đây ?
Nhớ thời hai vị tiền bối : GS. Đặng Thái Mai làm Viện trưởng và nhà văn, nhà phê bình Hoài Thanh làm viện phó Viện mang tên rất đúng tiếng Việt là VIỆN NGHIÊN CỨU VĂN HỌC.
Xin ông vì danh dự chung của giới cầm bút mà kịp thời bỏ cái tên KHÔNG CHÍNH DANH = VIỆN VĂN HỌC đi để thay bằng tên ngày trước là VIỆN NGHIÊN CỨU VĂN HỌC, không Tầu nó ngó thấy sẽ cười vào mũi dân Việt Nam mà rằng : dốt thế này thì để cho NGỘ dùng lưỡi bò liếm mẹ nó nước NỊ đi cho khuất mắt.
Việc thứ hai chúng tôi xin thưa với ông là chuyện ông làm thành viên ban giám khảo cuộc thi thơ Làng Chùa, cùng với toàn Ban Giám khảo ( có cả ông phó chủ tịch Hội Nhà Văn VN Nguyễn Quang Thiều) đã cho một trường ca có tên “ Nơi ngày đông gió thổi” của tác giả Đinh Thị Như Thúy giải nhất, mà blog Văn chương+ đã tường thuật như sau :
“NHÀ THƠ ĐINH THỊ NHƯ THÚY – TRẠNG NGUYÊN GIẢI THƯỞNG THƠ LÀNG CHÙA VÀ TRƯỜNG CA “NƠI NGÀY ĐÔNG GIÓ THỔI”
Vừa ẵm giải thưởng thơ của Hội Nhà văn Việt Nam, nhà thơ Đinh Thị Như Thúy lại chơi thêm cái giải trạng nguyên thơ làng Chùa nữa. Nhưng là làng thơ được cả nước biết tên tuổi. Quả là phúc trùng lai. Cái làng này lạ, tổ chức thi thơ mà đến cả Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Nguyễn Quang Thiều về làm thư ký thơ làng.
Ban Giám Khảo thì toàn cây đa, cây đề như Viện trưởng Viện văn học Nguyễn Đăng Điệp, Phó GĐ Nxb Hội Nhà văn Trần Quang Quý, nhà thơ Mai Văn Phấn, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội – Dương Kiều Minh, rồi nhà thơ Y Phương… nhìn vào BGK mà suy ra kết quả giải thưởng cuộc thi. Giải làng mà quy tụ được quá nhiều anh hùng và giai nhân về chơi hội. Sáng nay 9h ngày 17/3/2012, tại Làng Chùa, Sơn Công, Ứng Hòa, Hà Nội diễn ra Lễ trao giải thơ rất độc đáo này. Trân trọng giới thiệu, bài thơ đoạt giải nhất của nhà thơ Đinh Thị Như Thúy với bạn đọc. (Văn chương +)”
http://vanchuongplusvn.blogspot.com/2012/03/nha-tho-inh-thi-nhu-thuy-trang-nguyen.html
Tạp chí nhà văn đã in lại lời tuyên dương có cánh ca ngợi hết lời “ Nơi ngày đông gió thổi” của ông, PGS.TS. Nguyễn Đăng Điệp Viện trưởng viện văn học như sau :
“Nơi ngày đông gió thổi”… có sự kết hợp hài hòa giữa thực và ảo, giữa hơi thở thao thiết của tình yêu và hạnh phúc, cô đơn và đau khổ… Hấp lực thơ Đinh Thị Như Thúy không nằm ở những cách tân táo bạo, những cách nói gây sốc mà là sự trường sức và phóng khoáng của một trường liên tưởng mạnh với nhiều hình ảnh đẹp, gợi cảm và đầy nữ tính…
http://tapchinhavan.vn/news/Tin-tuc-Su-kien/Trao-gia-cuoc-thi-Tho-ca-va-nguon-coi-lan-thu-II-1117/
Chúng tôi đã vào công cụ tìm kiếmhttp://google.com đánh tên “ Nơi ngày đông gió thổi- Tiền Vệ” tìm thấy bài thơ này dài đến nỗi tôi đã đọc trong bốn tiếng đồng hồ mới hết. Chúng tôi thấy “ Nơi ngày đông gió thổi” không phải là thơ mà là một bài văn xuôi huyên thuyên dễ dãi viết không chuẩn tiếng Việt.
Chúng tôi mong ông và các ông trong ban giám khảo giải thơ Làng Chùa, cùng các PGS.TS va các GS.TS nơi Viện ông hãy thương lấy chúng tôi cùng mà viết bài lên báo phân tích vì sao một bài thơ nhạt nhẽo và dở cỡ nhất thế giới như thế lại được các ông vinh danh thành trạng nguyên thơ Làng Chùa ? Chúng tôi sẵn sàng tranh luận với cả Viện của ông và cả Hội của ông Thiều.
Nếu các ông cứ im lặng không trả lời yêu cầu này của tôi thì việc trao giải thơ Làng Chùa này đích thị là việc treo đầu dê bán thịt chó, đánh lừa giới văn học cả nước, làm sai lạc thẩm mỹ thơ lớp trẻ, gây đại họa cho văn học Việt Nam. Và như thế, ông Viện trưởng sẽ bị mang tiếng mãi là người không hề biết tí ti gì về văn học, không có thẩm mỹ thi ca chân chính, sao lại làm Viện trưởng Viện Văn học được ?
Việc thứ ba là chuyện Viên Văn học của ông chuẩn bị hội thảo : ““Nguyễn Quang Thiều trong sự đổi mới thơ Việt Nam đương đại”

Nhân dịp “Châu thổ”, thơ tuyển lần thứ nhất của tác giả Nguyễn Quang Thiều được Nhà xuất bản Hội Nhà văn ấn hành, Viện Văn học tổ chức Tọa đàm khoa học “Nguyễn Quang Thiều trong sự đổi mới thơ Việt Nam đương đại”. Qua trường hợp thơ Nguyễn Quang Thiều, tọa đàm hướng đến việc tìm hiểu và định giá thơ ca của Nguyễn Quang Thiều như một tiếng nói đại diện của thế hệ nhà thơ sau 1975 trong bối cảnh của quá trình đổi mới thơ Việt Nam đương đại”
http://www.vienvanhoc.org.vn/
Chúng tôi thấy thơ ông Nguyễn Quang Thiều viết rất dễ dãi, tào lao, nếu chọn cho ông này năm bài thơ hay để vào tuyển thơ hay e rằng không có. Xin ông xem bài viết của chúng tôi về thơ ông Nguyễn Quang Thiều : “ Về trường phái thơ “TÂN…CON CÓC” của Nguyễn Quang Thiều”, hãy đánh tiêu đề này vào công cụ tìm kiếm http://google.comđể tìm sẽ thấy ít nhất 50 web và blog có in bài này.
Vừa qua, chúng tôi có viết bài phê bình thơ ông Nguyễn Quang Thiều và một số nhà thơ cùng trường phái thơ “ Tân…con cóc”. Ông Thiều không tranh luận lại mà lên mạng Internet chửi chúng tôi như một ả mất gà rằng :
“Ông Hảo có viết thơ thì chắc không phải là kẻ ác độc đến tận cùng. Nhưng ông ấy là kẻ vô phúc. Kẻ vô phúc thì đáng thương hơn là đáng giận con ạ. Chắc thể nào trước khi chết, ông ấy sẽ nhận ra điều đó. “…“làm điều bẩn thỉu”
“Nhưng với những gì anh viết về tôi ( tôi xin nhấn mạnh: không liên quan đến thơ ca của tôi ) tôi chỉ còn biết nói với anh một câu duy nhất: anh là một thẳng đê tiện và bỉ ổi.”…Ký tên Nguyễn Quang Thiều.”

http://vannghecuocsong.com/home/vi/news/Tin-tuc/Nha-tho-Nguyen-Quang-Thieu-Pho-chu-tich-HNV-Viet-Nam-chui-nha-tho-Tran-Manh-Hao-408/
Một người làm thơ dở khi bị phê bình chửi người khác là “Thằng đê tiện và bỉ ổi” kiểu ông Nguyễn Quang Thiều chửi chúng tôi như trên, trong lịch sử văn học nước nhà chắc chưa ai dám hành xử kiểu này ? Một người có nhân cách và hành vi đầu đường xó chợ như thế này, người đó có xứng làm phó chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam hay không, có xứng được Viện Văn học của ông vinh danh bằng một cuộc hội thảo sang trọng đến thế hay không, thưa ông PGS.TS. Nguyễn Đăng Điệp ?
Mấy yêu cầu nhỏ nhoi của tôi mong ông trả lời, cốt là để giữ danh dự cho ông và nền văn học nước nhà hầu như đang bị bọn đầu cơ …thao túng, nhằm kết liễu nền văn chương đương đại Việt Nam.
Kính chúc ông và gia đình mạnh khỏe
Trân trọng kính chào ông :
Thường dân : Trần Mạnh Hảo
Sài Gòn ngày 20-6-2012
TMH
---------------
Inline image
Nguyễn Quang Thiều

Hà Đông, 14.06.2012

Gửi anh Trần Mạnh Hảo,

Tôi nhắn tin cho anh, không thấy anh trả lời. Bởi vậy tôi viết mấy dòng gửi anh.

Thư này tôi chỉ đề cập đến hai điều anh viết liên quan đến làng Chùa của tôi và đến cá nhân tôi. Tất nhiên những gì anh chửi thơ tôi từ năm 1994 đến nay, tôi không bao giờ bàn luận với anh. Chẳng lẽ tôi lại chửi lại anh. Vì như thế thật vô học. Chắc anh hiểu tại sao tôi dùng chữ CHỬI khi nói về những bài viết của anh.

Điều thứ nhất: Anh đã dè bỉu và xúc phạm cuộc thi thơ do những người nông dân làng tôi tổ chức. Cuộc thi này là lời kêu gọi những người Việt Nam nhớ về nguồn cội của mình thông qua một thể loại văn học mà người Việt Nam yêu thích : đó là thơ ca, khi ngày càng nhiều hơn những kẻ vô ơn và vô học với cố hương, tổ tiên, ông bà, cha mẹ và đồng loại của mình. Vì là nông dân nên họ đã mời những người có hiểu biết thơ ca giúp họ chấm giải. Và tôi được họ phân công làm thư ký giúp việc cho họ và cho những người chấm giải. Làng Chùa của tôi đã yêu thơ, làm thơ và tổ chức các cuộc thi thơ ở nhiều hình thức có lẽ đã hơn hai thế kỷ này rồi. Tôi đã đọc cho những người nông dân làng tôi nghe những gì anh viết về cuộc thi thơ hay nói cách khác là lời kêu gọi tình yêu quê hương, tình yêu con người. Nếu anh là kẻ có đọc về việc tổ chức cuộc thi đó, anh sẽ không mù lòa để mà không nhận ra tính nhân văn của nó. Ở đây, không ai tuyên xưng Trạng nguyên hay Bảng nhãn… cả. 

Sau khi nghe những gì anh viết, những người nông dân làng tôi sợ tôi cả giận mất khôn mà dặn rằng : Con không được viết bất cứ bài báo nào chửi lại ông ấy. Làng ta ngèo và học hành không nhiều nhưng không được làm điều vô học. Ông Hảo có viết thơ thì chắc không phải là kẻ ác độc đến tận cùng. Nhưng ông ấy là kẻ vô phúc. Kẻ vô phúc thì đáng thương hơn là đáng giận con ạ. Chắc thể nào trước khi chết, ông ấy sẽ nhận ra điều đó. 

Những người nông dân yêu thơ và thích làm thơ làng tôi nhờ tôi nhắn tới anh một câu. Đó là một trong hàng trăm câu nói của những người làng Chùa : Một chữ mà có ÂN thì nở hoa, vạn chữ chỉ có OÁN thì sinh sâu bọ. 

Điều thứ hai : Anh viết tôi là Công an cài vào Hội nhà văn và để rồi chiếm Hội nhà văn. Anh đã vu khống tôi và có thể gây cho bạn bè tôi và bạn đọc những hiểu lầm tệ hại về tôi. Nếu là người còn một chút nhân cách thì không bao giờ làm điều bẩn thỉu ấy. Vì lời dạy của những người nông dân làng tôi, tôi không bao giờ nói lại anh trên báo chí hay các trang mạng cho dù như thế sẽ có không ít những người hiểu sai về tôi. Nhưng với những gì anh viết về tôi ( tôi xin nhấn mạnh: không liên quan đến thơ ca của tôi ) tôi chỉ còn biết nói với anh một câu duy nhất: anh là một thẳng đê tiện và bỉ ổi.

Nguyễn Quang Thiều




__._,_.___

Posted by: Toma Thien

Wednesday, 26 April 2017

Tại sao dân VN đâu? không dám làm gì cả..



On Wednesday, April 26, 2017 10:06 AM,

Tại sao dân VN đâu? không dám làm gì cả..

Du khách Trung Quôc đứng đái vào cửa hàng hoa quả của người VN

Đây sẽ là hình ảnh thường xuyên của VN ở trong vòng nô lệ củaTàu !



--
__._,_.___

Posted by: "Patrick Willay" 

‘Chủ nghĩa xã hội Venezuela’: Chó cũng không có cứt mà ăn!

‘Chủ nghĩa xã hội Venezuela’: Chó cũng không có cứt mà ăn!






....Sau 20 năm sống trong lòng chủ nghĩa xã hội của bác ấy, Venezuela từ một đất nước xinh đẹp và giàu có đã trở thành điêu tàn. Người dân cực kỳ đói nghèo và bất hạnh, đến nỗi câu nói sau đây đã trở thành câu đầu miệng: Ở Venezuela, con chó cũng không có cứt mà ăn. Người dân đã đứng lên lật đổ một chế độ bạo tàn, xua tan màn đêm quái thai cộng sản”.

 

KHONG VE VIET NAM NEU CON VIET CONG MUON CHONG TRUNG CONG PHAI DIET VIET CONG MUON DIET VIET CONG PHAI DIET VIET GIAN

 


From: Phuong trinh



‘Chủ nghĩa xã hội Venezuela’: Chó cũng không có cứt mà ăn!

Tâm Don - VNTB
(VNTB) – “Bao giờ đến lượt Việt Nam?”, “Venezuela hôm nay, Việt Nam ngày mai?”…
bBiểu tình đòi phế truất Maduro
Cơn đói khát đang diễn ra trầm trọng ở đất nước Venezuela. Khẩu phần ăn của người dân thấp ở mức khó có thể thấp hơn được nữa: chỉ chừng 500 calo/người /ngày. Đã lan truyền chóng mặt một thành ngữ cay đắng: Ở Venezuela, chó cũng không có cứt mà ăn. Các mặt hàng tiêu dung cực kỳ khan hiếm, đến mức giấy vệ sinh cũng không có. Trong những ngày này, người dân Venezuela đã vùng lên mạnh mẽ, yêu cầu Tổng thống Maduro phải ra đi, và bầu cử ngay lập tức.

Image result for No food for pet in Venezuela

Pets- victims of Food shortages in Venezuela: A picture at the Famproa dog shelter in Los Teques, Venezuela, on August 25, 2016
Image result for No food for pet in Venezuela

Image result for Starving pets abandoned in Venezuela
Image result for Starving pets abandoned in Venezuela
Starving Pets Abandoned In Venezuela

Nicolas Maduro
Các hãng truyền thông lớn trên thế giới cho biết, hàng trăm ngàn người  Venezuela đã đổ ra đường trong 10 ngày liên tiếp đòi cách chức Tổng thống và thay đổi chế độ quản lý khiến đất nước nhiều giàu mỏ nhất thế giới này lâm vào tình trạng bần cùng. Đụng độ đã xảy ra giữa cảnh sát và người biểu tình, đã có thiệt mạng về người và nhiều người khác bị thương. Cuộc khủng hoảng tại Venezuela gia tăng từ ngày 1/4 khi Toà án Tối cao thân Maduro ra phán quyết hạn chế quyền hạn của cơ quan lập pháp do phe đối lập kiểm soát.
Luisa Ortega, Tổng chưởng lý Venezuela, đã gọi phán quyết này là “sự bẻ gãy” trật tự hiến pháp. Ngay sau quyết định được cho là vi hiến này của Tòa án tối cao, hàng nghìn người ủng hộ phe đối lập đã tràn xuống các đường phố thủ đô Caracas tuần hành kêu gọi cách chức các thẩm phán và buộc Tổng thống đương nhiệm Maduro phải từ chức.

TT Maduro
Cao trào nhất của cuộc biểu tình diễn ra vào ngày 9 và 10 tháng 4, giờ Việt Nam. Hàng trăm ngàn người dân ở thủ đô Caracas, và hàng trăm ngàn người dân ở các thành phố khác đã cùng lúc xuống đường yêu cầu tổng thống đương nhiệm Maduro phải từ chức, yêu cầu bầu cử tổng thống. Cảnh sát đã tiến hành trấn áp người biểu tình ở thủ đô Caracas, và một sinh viên luật đã bị bắn chết, hàng trăm người đã bị bắt giam.
Siêu thị không còn gì để bán.
Image result for starving in Venezuela
Hàng trăm ngàn người Venezuela xếp hàng qua biên giới đến Columbia để mua thức ăn và thuốc men
Related image
Kiếm thức ăn từ trong bãi rác
Sự tức giận của người biểu tình tiếp tục tăng lên sau khi cơ quan kiểm toán quốc gia thông báo lãnh đạo phe đối lập Henrique Capriles sẽ bị cấm giữ chức vụ công trong vòng 15 năm, tức là truất quyền tranh cử của ông này vào cuộc bầu cử năm 2018.
Hôm Thứ bảy 8/4, ông Capriles lên án chính quyền Maduro hành xử như độc tài bằng việc sử dụng vũ lực chống lại người biểu tình: “Đây là đàn áp, đây là phạm tội. Họ đã phạm tội và vi phạm quyền con người, dẫm đạp lên quyền lợi của người dân. Chính phủ đã tự dựng lên vụ đảo chính và những hành động nhắm vào tôi là một phần trong màn kịch này”.
Vì đâu nên nỗi?
Các thông tin đáng tin cậy từ các tạp chí có uy tín, các công trình mang tính học thuật và các cơ quan thống tấn khả tín cho biết, từ lâu, Venezuela đã nổi danh là “đất nước của nhan sắc” với hơn 22 người đẹp đăng quang Hoa hậu Thế giới và Hoa hậu Hoàn vũ, nhiều hơn bất cứ quốc gia nào.
Tuy nhiên, ít ai để ý rằng, Venezuela là một “cường quốc dầu mỏ” với trữ lượng dầu khí lớn hơn cả Ả-rập Saudi. Venezuela là một trong 10 nước xuất khẩu dầu mỏ lớn nhất thế giới. Dầu mỏ chiếm một nửa tổng sản lượng GDP 480 tỉ đô la Mỹ (tính theo sức mua tương đương, PPP), 80% kim ngạch xuất khẩu và đóng góp một nửa số thu ngân sách hàng năm. Với GDP bình quân đầu người năm 2009 đạt 13.000 đô la Mỹ/người/năm, Venezuela đứng vào hàng các quốc gia có thu nhập trung bình khá, xếp thứ 85 trên thế giới. Tuy tài nguyên dồi dào nhưng thể chế quản trị quốc gia kém đã biến Venezuela thành nền kinh tế quốc gia phụ thuộc hoàn toàn vào khai thác và xuất khẩu dầu mỏ, các ngành nghề khác bị chèn ép không phát triển được.  Sự phụ thuộc ngày càng lớn vào tài nguyên dầu mỏ của Venezuela đã được các chuyên gia kinh tế cảnh báo là “một trong những vấn đề nghiêm trọng nhất mà chính phủ Chavez phải đối mặt”.
Theo các tạp chí chuyên ngành dầu khí, để kiểm soát nguồn tài nguyên dầu khí, từ đầu năm 2002 Venezuela thi hành luật Dầu khí mới, theo đó tập đoàn Dầu khí quốc gia Venezuela PDVSA nắm giữ tối thiểu 51% vốn tất cả các dự án dầu khí, tăng tỷ lệ tiền thuê mỏ mà tập đoàn nước ngoài phải trả cho nhà nước Venezuela từ 16,5% lên 30% giá trị sản lượng. Đến năm 2007, chính phủ nắm toàn bộ quyền kiểm soát các mỏ dầu ở Đồng bằng Orinoco – trung tâm dầu mỏ của Venezuela – và sau đó truất hữu quyền khai thác của các tập đoàn dầu mỏ nước ngoài. Từ đó, nguồn lực quốc gia rơi vào tay các quan chức hành chính thay vì các nhà quản trị doanh nghiệp, dẫn tới những sai lầm nghiêm trọng, chẳng hạn như lợi nhuận từ xuất khẩu dầu mỏ hoặc rơi vào túi tham nhũng, hoặc được phân bổ vào các dự án “cải tạo xã hội” đầy tính chất dân túy thay vì tái đầu tư để mở rộng sản xuất hoặc đầu tư phát triển các lĩnh vực công nghiệp khác.
Một trong những hậu quả của tình trạng phụ thuộc vào dầu mỏ là Venezuela gần như phải nhập khẩu toàn bộ hàng tiêu dùng, từ lương thực thực phẩm tới thiết bị. Sự phụ thuộc vào nhập khẩu khiến Venezuela rất dễ bị tổn thương trước những biến động của thị trường, nhất là thị trường tài chính luôn chao đảo sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008.

Hugo Chavez
Bi kịch của vương quốc hoa hậu Venezuela bắt nguồn từ một người thiên tả có khả năng diễn thuyết hùng hồn, có các chính sách mị dân và có tinh thần lạc quan khủng khiếp về sức mạnh- sự trường tồn-ưu việt của chủ nghĩa xã hội, người đó chính là tổng thống quá cố Hugo Chavez.
Theo trang bách khoa toàn thư mở Wikipedia, Hugo Rafael Chávez Frías (28 tháng 7 năm 1954 – 5 tháng 3 năm 2013) là Tổng thống Venezuela từ năm 1999 cho đến khi qua đời vào năm 2013. Ông từng là lãnh đạo của Chính đảng Phong trào Đệ ngũ Cộng hòa từ khi tổ chức này được thành lập vào năm 1997 cho đến khi nó giải thể- đồng thời ông trở thành lãnh đạo của Đảng Xã hội Chủ nghĩa Thống nhất Venezuela (PSUV). Tuân theo ý thức hệ chính trị chủ nghĩa Bolivar và “chủ nghĩa xã hội thế kỷ 21” của mình, ông tập trung vào việc thực hiện các cải cách xã hội chủ nghĩa ở trong nước, xem chúng là một phần của một kế hoạch xã hội được gọi là cách mạng Bolivar, xây dựng một bản hiến pháp mới, các hội đồng Tham dự dân chủ chủ nghĩa, quốc hữu hóa một số ngành công nghiệp then chốt, tăng chi tiêu của chính phủ cho lĩnh vực chăm sóc sức khỏe và giáo dục, giảm đáng kể tỷ lệ đói nghèo theo số liệu của chính phủ.
Hugo Chávez mô tả chính sách của ông là chủ nghĩa phản đế quốc, ông lớn tiếng chỉ trích chủ nghĩa tân tự do và chủ nghĩa tư bản tự do kinh doanh. Tổng quát hơn, Hugo Chávez là một đối thủ nổi bật với chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ. Ông thiết lập liên minh mạnh mẽ với các chính phủ cộng sản của Fidel Castro và sau đó là Raúl Castro tại Cuba và các chính phủ xã hội của Evo Morales tại Bolivia, Rafael Correa tại Ecuador và Daniel Ortega tại Nicaragua, nhiệm kỳ tổng thống của ông được nhìn nhận là một bộ phận của “trào lưu cánh tả” xã hội chủ nghĩa đang có tác động sâu rộng đến Mỹ La tinh
Vào giữa năm 2016, một tờ báo thuộc dòng báo chí nhà nước ở Việt Nam là tờ Thời báo kinh tế Sài Gòn cũng đã thẳng thắn thừa nhận:”Thêm vào đó, từ năm 1998, dưới sự dẫn dắt của Tổng thống đã quá cố Hugo Chavez, Venezuela bắt đầu đi theo mô hình “chủ nghĩa xã hội Bolivar”, với những chính sách kinh tế sai lầm, triệt tiêu sức cạnh tranh của nền kinh tế và đi tới chỗ khánh kiệt khi giá dầu sụt giảm kéo dài.”
“Bao giờ đến lượt Việt Nam?”
Giữa chính quyền cộng sản Việt Nam và những người theo thuyết chủ nghĩa xã hội ở Venezuela đã có một mối quan hệ và tương tác khá nồng ấm. Vào năm 1964, khi người thanh niên cộng sản Nguyễn Văn Trỗi đặt bom ở Sài Gòn để khủng bố phái đoàn quân sự Hoa Kỳ bị bắt, những người du kích cộng sản ở Venezuela đã tiến hành bắt cóc một sĩ quan quân đội Hoa Kỳ ngay tại thủ đô của Venezuela là Caracas. Họ đưa ra một yêu cầu: Nếu chính quyền Sài Gòn trả tự do cho Nguyễn Văn Trỗi, du kích Caracas sẽ trả tự do cho người sĩ quan Hoa Kỳ. Dĩ nhiên, chính quyền Sài Gòn đã từ chối yêu cầu này. Có lẽ, sự nồng ấm của hai thế lực cộng sản ở Đông và Tây bán cầu có khởi nguồn từ sự kiện này.

Hugo Chavez – Võ Nguyên Giáp
Có tổng thống Hugo Chavez và tổng thống Venezuela đương nhiệm Maduro đều đã từng thăm viếng Việt Nam, đã đã được tiếp đón rất trọng thị. TT Hugo Chavez đã tặng thanh bảo kiếm quốc gia Venezuela cho đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam đã từng viết: “Ngày nay, sự ngưỡng mộ của Việt Nam đối với Venezuela còn vì thắng lợi vang dội của H.Chavez trong cuộc bầu cử Tổng thống năm 1998, mở ra một trang sử mới cho mảnh đất này, một đảng cánh tả Mỹ la-tinh đã giành quyền lãnh đạo đất nước nhằm tới mục tiêu xây dựng một “chủ nghĩa xã hội thế kỷ 21”. Venezuela và H.Chavez, theo gương Cuba ở giữa lòng Nam Mỹ.” (http://dangcongsan.vn/tu-lieu-van-kien/ho-so-su-kien/phong-trao-cong-san-cong-nhan-quoc-te/books-010120159310746/index-5101201592758467.html).
dangcongsan.vn
Cộng hoà Venezuela Bolivarian, số dân khoảng 28 triệu người, là một quốc gia Nam Mỹ, tiếp giáp với Guyana về phía đông, với Brazil ...

Bi kịch của đất nước Venezuela và các cuộc biểu tình của người dân chống lại chính phủ cánh tả Caracas đã không được các cơ quan truyền thông lớn ở Việt Nam thông tin chi tiết và cụ thể, và dĩ nhiên là không có sự giải thích cho các vấn đề bi kịch và biểu tình.
Image result for Chủ nghĩa xã hội Venezuela’: Chó cũng không có cứt mà ăn
Image result for Demonstration in  Venezuela Apr 2017
Anti-government protesters march along a highway in Caracas, Venezuela, Wednesday, April 19, 2017. Tens of thousands of opponents of President Nicolas Maduro flooded the streets of Caracas in what's been dubbed the

Anti-government protesters march along a highway in Caracas, Venezuela, Wednesday, April 19, 2017. Opponents of President Nicolas Maduro called on Venezuelans to take to the streets to march against the embattled socialist leader. (AP Photo/Ariana Cubillos)
Image result for Demonstration in  Venezuela Apr 2017

Image result for Demonstration in  Venezuela Apr 2017
(Photo: Reuter)
'mother of all marches' against Venezuela's President Nicolas Maduro in Caracas, Venezuela, April 19, 2017. REUTERS/Marco Bello
Demonstrators wade across the Guaire River as they run away from security forces during anti-government protests in Caracas, Venezuela, Wednesday, April 19, 2017. Tens of thousands of opponents of President Nicolas Maduro flooded the streets of Caracas in what's been dubbed the
Demonstrators wade across the Guaire River as they run away from security forces during anti-government protests in Caracas, Venezuela, Wednesday, April 19, 2017. Tens of thousands of opponents of President Nicolas Maduro flooded the streets of Caracas in what's been dubbed the "mother of all marches" against the embattled president. Ariana Cubillos AP
Image result for Demonstration in  Venezuela Apr 2017
Venezuela's President Nicolas Maduro uses binoculars during a rally in Caracas, Venezuela April 19,
Khác với chính quyền và các cơ quan truyền thông là công cụ của chính quyền, nhiều người dân Việt Nam đã dũng cảm bày tỏ thái độ của mình về chính quyền tồi tệ Caracas, ủng hộ cuộc tranh đấu của nhân dân Venezuela. Trong mấy ngày qua, nhà hoạt động xã hội Nguyễn Chí Tuyến ở Hà Nội đã liên tục cập nhật các video clip về các cuộc biểu tình ở Venezuela từ trang mạng xã hội Twister về trang Facebook cá nhân của anh để mọi người được biết. Và, các câu hỏi đã được đưa ra: “Bao giờ đến lượt Việt Nam?”, “Venezuela hôm nay, Việt Nam ngày mai?”.
Venezuela's President Nicolas Maduro (L) is greeted by his Vietnamese counterpart Truong Tan Sang (R) prior to official talks at the presidential palace in Hanoi on August 31, 2015.  Maduro is on a two-day official visit to Hanoi before travelling to Beijing.    AFP PHOTO / HOANG DINH NAM
Maduro & Trương Tấn Sang. AFP PHOTO / HOANG DINH NAM
Một nhà báo viết trên trang FB cá nhân: “Như một lẽ tất yếu, nếu bị đẩy vào đường cùng, người dân sẽ phản kháng, sẽ đứng lên đòi quyền lợi chính đáng của mình, sẽ tìm cách xóa bỏ những chính quyền thối tha tồi tệ. Trong dòng chảy nhận thức ấy, cuộc cách mạng ở Venezuela đang diễn ra mạnh mẽ , theo tôi, là cuộc cách mạng của những cái bao tử rỗng tuyếch”.
Một facebooker ở Sài Gòn đăng tải hình ảnh đám đông biểu tình ở Venezuela và viết: “Có phải người dân Venezuela đang tiến hành tưởng niệm Bác Hugo Chavez vĩ đại sống mãi trong sự nghiệp của nhân dân Venezuela? Không đâu. Sau 20 năm sống trong lòng chủ nghĩa xã hội của bác ấy, Venezuela từ một đất nước xinh đẹp và giàu có đã trở thành điêu tàn. Người dân cực kỳ đói nghèo và bất hạnh, đến nỗi câu nói sau đây đã trở thành câu đầu miệng: Ở Venezuela, con chó cũng không có cứt mà ăn. Người dân đã đứng lên lật đổ một chế độ bạo tàn, xua tan màn đêm quái thai cộng sản”.

Tâm Don


__._,_.___

Posted by: "Patrick Willay"

Monday, 24 April 2017

5 địa điểm nổi tiếng của Sài Gòn sẽ chỉ còn trong ký ức.



From: Vinh-Phuc Luu <
Sent: Tuesday, April 25, 2017 12:41 AM
Subject: 5 địa điểm nổi tiếng của Sài Gòn sẽ chỉ còn trong ký ức.


5 địa điểm nổi tiếng của Sài Gòn sẽ chỉ còn trong ký ức.

Chẳng bao lâu nữa, những địa điểm nổi tiếng này của Sài Gòn sẽ mãi biến mất, hoặc sẽ được di dời để nhường chỗ cho những công trình mới hơn, hiện đại hơn. Và có lẽ, người ta sẽ chỉ còn được nhớ về nó bằng những hình ảnh đẹp, kí ức đẹp...

Thông tin về việc đóng cửa Thương Xá Tax, một công trình kiến trúc được xây dựng từ những năm 1880 khiến bất cứ ai có ký ức gắn với nơi đây bỗng cảm thấy có chút hụt hẫng và tiếc nuối. Đối với nhiều người, Thương Xá Tax không đơn thuần là một nơi để mua sắm, mà còn là nơi họ đặt chân tới để tìm những hoài niệm của Sài Gòn năm xưa, hay đơn giản là lục lại ký ức, những khi mua cuốn vở, cây bút, món quà sinh nhật nho nhỏ... cũng đạp xe tới đây, háo hức chọn đồ. Công trình hơn 130 tuổi sắp không còn, khiến nhiều người dân thành phố lại một lần nữa hoài niệm về những biểu tượng gắn liền với Sài Gòn đã/sắp mất đi, để nhường chỗ cho những công trình mới hơn, hiện đại hơn phục vụ cuộc sống của người dân thành phố. 

Đó là những hàng cây cổ thụ xanh mướt nằm cạnh công viên Lam Sơn của ngày nào, hay bùng binh Cây Liễu một thời luôn là điểm nhấn vô cùng quen thuộc mỗi khi bạn muốn ghé ngang Thương Xá Tax. Rồi vòng xoay với tượng đài vị tướng Trần Nguyên Hãn hùng dũng, nằm ngay giữa giao lộ 7 ngõ quan trọng của trung tâm thành phố. Tất cả những nơi này đều là nhân chứng lịch sử, chứng kiến Hòn ngọc Viễn Đông trải qua biết bao thăng trầm. 

Chẳng bao lâu nữa, những biểu tượng không thể nào quên này của Sài Gòn sẽ mãi biến mất, hoặc sẽ được di dời để nhường chỗ cho những cái mới hơn, đó là công trình ga tàu điện ngầm đầu tiên của tuyến Metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên và tòa nhà 40 tầng ngay tại vị trí hiện tại của Thương Xá Tax. Dù biết "đôi khi phải chấp nhận mất đi những cái cũ, để có thể đón những cái mới", nhưng có lẽ vì những nơi này đã quá quen thuộc, chứa đựng rất nhiều kỷ niệm và tình cảm của người Sài Gòn nhiều thế hệ, nên đến nay, phần lớn họ còn mang trong mình sự tiếc nuối và lưu luyến về một Sài Gòn của năm nào, với hàng cây ấy, con đường ấy, vòng xoay ấy,...

Hàng cây cổ thụ "trứ danh" trên đường Lê Lợi

Nếu Sài Gòn khi xưa nổi tiếng với những hàng gòn xanh mát, thì Sài Gòn của sau này cũng nổi tiếng với những hàng dầu kiên cố, chắc khỏe. Đặc biệt những hàng dầu ở khu trung tâm thành phố, như Công Trường Lam Sơn đổ dài về đường Lê Lợi đã nằm ở đó từ rất lâu. Có những cây đến nay đã gần trăm năm tuổi, nên sẽ chẳng quá nếu nói hai hàng dầu này là những bậc lão tiền bối, "người" đã may mắn chứng kiến Sài Gòn thay đổi qua nắng mưa.

Hàng cây xanh mướt từng phủ xanh một góc Sài Gòn hoa lệ của ngày nào

Giờ chỉ là những "kỷ niệm đã qua"

Thời gian vô tình, cuộc sống tấp nập cứ thế kéo người ta càng xa với hồi ức, cho đến khi tận mắt nhìn thấy từng hàng cây, gốc dầu bị đốn hạ, không ít người mới cảm nhận được sự luyến tiếc đến thẫn thờ rằng: "Thường ngày ta vẫn đi qua, đi lại nhưng chẳng có cảm xúc chi, thế mà bây giờ lại quá buồn khi thấy chúng đi".

Giờ thì mỗi lần đi ngang qua đây, dù vẫn con đường ấy, vẫn những tòa nhà, hàng quán ấy,... nhưng chắc chắn bạn sẽ cảm thấy sự trống trải, trơ trọi vô cùng kỳ lạ vì đã vắng đi những hàng dầu cao tít tắp của năm nào.

Góc nhà hát Thành Phố mát mẻ trở nên trống trải hẳn


Công viên Lam Sơn

Nằm ngay cạnh những hàng dầu là một đoạn của công viên Lam Sơn, đây được xem là nơi cực kỳ lý tưởng để nhiều bạn trẻ, các cặp đôi và những gia đình cùng nhau tụ họp ngắm cảnh, vui chơi vào mỗi tối cuối tuần. 

Nói là công viên, nhưng thực chất, nơi này giống với một khu vườn nhỏ, giúp điểm xuyến thêm chút xanh, tạo cảm giác nhẹ nhàng, gần gũi với thiên nhiên hơn cho toàn khu cao ốc thô ráp đã chắn hết 4 bề xung quanh. Vì thế cũng dễ dàng hiểu tại sao mỗi khi có dịp ra đến nhà hát Thành Phố hoặc khu trung tâm, mọi người lại có cảm giác muốn được ngồi ở trong công viên này để tìm chút không gian thư giãn. Thỉnh thoảng, nơi này còn là điểm lưu đọng các khoảnh khắc đẹp, giới thiệu những cột mốc lịch sử hay khung cảnh Việt Nam đến với khách du lịch nước ngoài, qua các buổi triển lãm tranh công cộng. Nên dù xét về mặt nào thì công viên Lam Sơn cũng là nơi tạo được nhiều kỷ niệm đẹp và có lợi ích rất cao đối với người Sài Gòn lẫn du khách quốc tế.

Công viên Lam Sơn của vài tháng trước vẫn còn nhộn nhịp và "hoành tráng" như thế này

Nhưng nay nó lại hoàn toàn khác hẳn


Nhiều người tranh thủ lưu lại những khoảnh khắc cuối cùng của công viên Lam Sơn.

Tuy nhiên "số phận" của khu công viên này cũng giống như những hàng dầu kia, chấp nhận biến mất để nhường chỗ cho những ga tàu mới của thành phố. Không còn công viên để các đôi bạn trẻ đến tâm tình, không còn chỗ cho các em bé, gia đình vui đùa với nhau,... khiến nhiều người cảm thấy tiếc đến ngẩn ngơ.



Hàng cây năm nào, dãy ghế đá với những ly trà sữa mỗi tối chắc sẽ lâu lắm mới được quay trở lại


Mỗi khi đi ngang qua đây, tất cả đều hy vọng con đường này sẽ nhanh hoàn thiện để mọi người lại có nơi thư giãn, vui chơi.

Bùng binh Cây Liễu 

Được xem là giao lộ đẹp và sôi động nhất của Sài Gòn, bùng binh Cây Liễu hay còn được gọi là bùng binh Nguyễn Huệ (cắt Nguyễn Huệ và Lê Lợi), là một trong những biểu tượng tồn tại suốt trăm năm qua của Sài Gòn. Một vòng xoay mà lúc nào cũng được phủ kín với những hàng liễu nhẹ nhàng, thanh thoát, nó đẹp và quen đến mức được gọi thành tên thì chắc không nơi nào có được. 

Bùng binh Cây Liễu của trước đây

Nếu bạn nào có dịp lục lại những ảnh cũ về Sài Gòn, hẳn sẽ thấy, từ thời xưa, bùng binh Cây Liễu này đã được xem là một trong những nơi đẹp và nhộn nhịp bậc nhất của Sài Gòn với hình ảnh xe cộ qua lại tấp nập, một địa điểm tập trung của toàn những người trong giới thượng lưu. Đến nay, dù thời gian có thay đổi, nhưng về cơ bản thì bùng binh Cây Liễu năm nào vẫn giữ nguyên cái "chất", cái "vị" như thế.

Không những thế, ngay tại góc bùng binh này còn là nơi tổ chức đường hoa Nguyễn Huệ, một nét đẹp văn hóa tồn tại được đúng 10 năm mà người Sài Gòn vô cùng yêu quý và nhất định phải đến một lần vào dịp Tết. Khung cảnh tấp nập, tiếng người rộn ràng đi chơi Xuân, những tác phẩm được làm từ hoa vô cùng đặc sắc gắn liền với hình ảnh con đường, bùng binh Nguyễn Huệ này chắc chắn sẽ không thể nào khiến người Sài Gòn quên được.

Những ngày lễ Tết, bùng binh Cây Liễu lung linh hơn, nổi bật một góc Sài Gòn.


Lưu lại khoảnh khắc để nhớ thêm chút kỷ niệm xưa, cái ngày còn bùng binh Cây Liễu một thời.

Không còn hàng liễu và đại lộ rộng, hẳn cái Tết năm nay của người Sài Gòn sẽ trở nên khác biệt hơn rất nhiều.

Thương Xá Tax

Được xây dựng từ năm 1880, trải qua nhiều cái tên từ Les Grands Magazins Charner (GMC) rồi đến Thương Xá Tax, trong suốt hơn 130 năm qua, tòa nhà mang phong cách Pháp xen lẫn nhiều nét đặc trưng của Á Đông này cũng là một địa điểm không thể nào quên của người Sài Gòn.

Trước đây, tòa nhà này nổi tiếng là điểm ăn chơi, tiêu tiền vào những món đồ đắt giá của các "ông lớn", giới thượng lưu và đại điền khắp Nam kỳ Lục tỉnh, toàn bán các mặt hàng ngoại được nhập trực tiếp từ châu Âu. Ngày nay cũng thế, Thương Xá Tax vẫn là một trong những trung tâm thương mại buôn bán sầm uất với đủ các mặt hàng Tây, Ta đa dạng để đáp ứng được các yêu cầu của người dùng. Ngoài ra, vào những dịp Giáng sinh hoặc Tết Âm lịch, Dương lịch, Thương Xá Tax còn là điểm đến để người Sài Gòn vui chơi, chụp ảnh sau khi nó được trang trí và lên đèn. 

Thương Xá Tax sầm uất và vô cùng nổi bật khi về đêm.

Bùng binh Cây Liễu nhìn qua Thương Xá Tax

Khu thương xá nổi tiếng một thời rồi cũng đã "quá già", nhường chỗ cho những cái mới hơn.

Tất cả cửa hàng đều đã trở nên vắng vẻ.

Vị trí đắc địa của Thương Xá Tax nằm ngay hai con đường lớn của Sài Gòn là Lê Lợi và Nguyễn Huệ.



Những bằng khen, chứng nhận mà một thương xá phải tồn tại suốt hơn 130 năm mới có được.




Những hàng ăn uống bình dân dành cho các công nhân viên vào mỗi sáng cũng sẽ không còn nữa.

Vòng xoay tượng đài Trần Nguyên Hãn

Chắc hẳn cái tên vòng xoay tượng đài Trần Nguyên Hãn rất ít bạn nào biết, hoặc đã nghe qua nhưng lại quen gọi nó với một cái tên khác là vòng xoay chợ Bến Thành. Như thế cũng đủ để hiểu, hình ảnh vòng xoay và chợ Bến Thành có sự liên kết, thân thuộc đến nhường nào trong mắt người Sài Gòn.

Hầu hết trong những tấm hình chụp tại điểm này thì vòng xoay và chợ Bến Thành luôn xuất hiện cùng nhau, rất ít khi tách rời. Bởi cả hai đều là biểu tượng cho sự tồn tại, phát triển mà vẫn giữ được những nét rất riêng của Sài Gòn khi xưa. 

Vòng xoay và chợ Bến Thành là hai hình ảnh luôn đi cùng nhau.

Và sắp tới tượng đài này sẽ được di dời về công viên Phú Lâm, quận 6, đểđảm bảo mặt bằng thi công cho dự án tuyến đường sắt đô thị số 1 Bến Thành – Suối Tiên.

Tượng đài Trần Nguyên Hãn được xây dựng từ trước năm 1975 ở trung tâm thành phố đã trở thành hình ảnh quen thuộc của người dân Sài Gòn.

Đối với người Sài Gòn mà nói, đây là lần đầu tiên họ được tận mắt chứng kiến sự thay đổi vô cùng lớn về diện mạo của thành phố đã quá quen thuộc. Nên dù ít dù nhiều, ai ai cũng có cho mình một cảm xúc riêng, một sự luyến tiếc khi không nỡ mất đi những cái cũ. Tuy nhiên, đây cũng là một cơ hội rất tuyệt vời để bạn có thể ôn lại những kỷ niệm đẹp mà bản thân đã gắn liền với những nơi này. 
Công trình xây dựng nhà ga trung tâm Bến Thành (Q.1) nằm ở vị trí phía trước chợ Bến Thành (khu vực vòng xoay Quách Thị Trang) và nối dài đến công viên 23-9, được xây dựng ở độ sâu khoảng 40m dưới lòng đất.
Nhà ga metro Bến Thành được xây dựng và lắp đặt các thiết bị có công nghệ hiện đại như các nước tiên tiến phục vụ hành khách đi lại. Đồng thời cùng với việc phục vụ hành khách đi metro, nhà ga còn tận dụng không gian ngầm làm trung tâm thương mại nhằm mang tới các dịch vụ tiện nghi cho hành khách đi mua sắm. Nhà ga nằm ở khu vực trung tâm TP nên các cửa lên, xuống nhà ga sẽ kết nối với các khu thương mại dịch vụ ở các khu vực xung quanh như chợ Bến Thành, khách sạn và các trung tâm mua sắm trên các tuyến đường lân cận.
Nhà ga sẽ có bốn tuyến metro hoạt động bảo đảm phục vụ hành khách đi lại trên các tuyến đường từ khu trung tâm đến các cửa ngõ TP, dự kiến cuối năm nay sẽ làm công tác sơ tuyển nhà thầu, trong năm 2015 triển khai thi công và dự kiến hoàn thành công trình vào cuối năm 2018 hoặc đầu năm 2019.











😓
Virus-free. www.avast.com

__._,_.___

Posted by: Bich Huyen 

Featured post

🔥Lisa Pham Khai Dân Trí Ngày-18/11/2024

My Blog List