heo VN


Image result for coronavirus

VN là chổ xả rác cho bọn tàu, người VN tỉnh ngũ đi.





ĐỐT LŨA ĐI EM ĐỂ DIỆT QUÂN THÙ.



https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEiawWm0mrEB_hcAesPVxwoBJelVLAqPb8O0CUvAO_9p5nbh9eDsduClHNeAVWV40wHXI4rTTmj6G0DOp08i-ajnN_e5bv1h0eVz8g_3kQAVE2Wj-x4w84-n5q_1Zdji8bD8xH7PfSrUcqo/s1600/Vi+moi+truong+trong+sach+cho+Viet+Nam+.jpg

ĐỐT LŨA ĐI EM ĐỂ DIỆT QUÂN THÙ.
Biểu tình 5/3/2017
Image result for bom xang
https://www.youtube.com/results?sp=EgIIAg%253D%253D&q=bi%E1%BB%83u+t%C3%ACnh+2017

Saturday, 28 May 2016

Diển văn kũa TT Obama hàm ý csVN sẽ có "CUỘC CHỈNH LÝ"


  

From: 'Vinh Truong' via 1 DĐKT <>
 
 

Diển văn kũa TT Obama hàm ý  csVN sẽ có "CUỘC CHỈNH LÝ"

Và xoá bỏ cấm vận vũ khí sát thương hàm ý Việt Nam không phải là nước cộng sản theo đúng hiến pháp, mà VN là con tin của Mỹ sau khi không cho phép Hà Nội đầu hàng vô điều kiện" (như 41 năm nay chưa được giải mật mà phải đợi 2017 qua 10 Thiên sử truyền hình sẽ được Ken Burns dẩn giải như là decent interval cái sự kiện giải mật 16 tấn Vàng mà TT Nguyễn Văn Thiệu phải chịu cảnh oan nghiệt chôm-chỉa của quốc gia..

    Lịch sử tái diển theo lộ đồ chiến tranh lạnh từ csBalan qua csVN:
Bài diển văn của TT Obama sẽ tạo ảnh hưởng tức thời như Giáo hoàng đối với sự sụp đổ của chế độ cộng sản Ba Lan đã được diễn tả trong cuốn "His Holiness John Paul II and The Hidden History of Our Time" (Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II và Lịch sữ...) 

Bài diển văn của TT Obama nói lên "Sự tự do của mình phải do chính mình đấu tranh mà có", Tương lai đất nước nằm trong tay bạn trẻ!" Cơn ác mộng ám ảnh Trần Đại Quang qua nét mặt buồn-hiu như sắp có cuộc tắm nước sôi đổ lên đầu đàng cộng sản. Hoạt cảnh nầy lập lại Ðức Giáo Hoàng John Paul II đã nói những cuộc "cách mạng thanh bình" năm 1989 và bây giờ là "Diển Biến Hoà Bình" theo chương lịch đã vạch sẳn, cho thấy đòi hỏi tự do của người dân không có gì là đáng ngạc nhiên. Điều này tới từ những nhận biết về những phẩm cách vô giá của con người và nó không thể đi kèm với những tội ác chà đạp lên nhân phẩm con người.       
Năm 1989, khi xem cảnh tượng bức tường Berlin xụp đổ, một Tiến sĩ thần học người Tiệp là Ðức Cha Tomas Halik đã không tin khi Đức Giáo Hoàng nói với ông rằng, chủ nghĩa cộng sản cũng sẽ xụp đổ nhanh chóng trên quê hương ông. Hơn một tháng sau (còn VN ngày 1/7/2016) lời Ngài đã trở thành hiện thực với cuộc cách mạng.
Nhung tại Tiệp Khắc có khác khi VN cuộc cách mạng "Màu Xanh" nước biển vì thảm hoạ cá chết theo trên trục lộ đồ roll-back/Eurasia-1. 

Đức Giáo Hoàng lúc đó đã đưa ra cái nhìn của mình, còn cái nhìn của tác giả là hạn chót deadline 1/7/2016. Vì thật rỏ ràng xóa bỏ cấm bán vũ khí sát thương có nghĩa cho một chính thể mới, Đệ-3 Cộng Hoà lù lù hiện ra đúng theo hiến pháp không phải là cộng sản như thi quốc tịch (Nguyễn Cao Kỳ, Nguyễn Ngọc Loan cũng vì vi phạm mà không được làm công dân Mỹ.

  TT Obama đến VN, được rất đông dân chúng Thủ đô Hà nội và TP Sàigòn đón chào. Sự tiếp đón nồng nhiệt của nhân dân hai thành phố trên, chúng ta có thể coi hai thành phố lớn này đại diện cho cả nước và cũng là cái thước đo lòng người dân VN đối với nước Mỹ. Nó nằm trong đoạn kết thúc kịch bản về VN/Eurasia-1, từ 1945 cho đến tháng Bẩy 01/2015. Ngày xoá bỏ cái gọi là ĐCSVN, theo định nghĩa chấm dứt đảng gì mà chì lo cho đặc quyền đặc lợi của đảng, không màn đến tổ quốc và dân tộc .... đó là đảng cướp chớ gì ?! theo đúng âm mưu của soạn giả viết cho kịch bản nầy.


"Trong Thế Bênh Kẻ Mạnh nếu Secret Society không thắng nó, thì họ cùng theo nó".
      Thế là chiến tranh tâm lý Truyền Thông Xám do bàn tay nối dài của Bonesman Kerry là dùng đảng "Việt Tân" cùng phối họp với "Tam Đầu Chế" tướng lảnh quậy ra cảnh công an đánh đập máu me kể cả đàn bà trẻ con bị trấn lột trần truồng dẩy đầy show up hình ảnh trên internet, hoạt cảnh "đảng cử dân bầu" hiện rỏ số phần trăm ứng cử viên tự do bị loại vì tố khổ ... biểu hiện Tập đoàn lãnh đạo cộng sản Việt Nam luôn tạo ra những thối nát, xảo biện, chà đạp nhân quyền và vô nhân đạo. Bọn chúng không ngần ngại cho thế giới biết bọn chúng luôn tồi bại và đáng ghê tởm như thế!

    TT Obama đã nói "đó là những giá trị phổ biến (universal values), cho nên đừng tiếp tục ngụy biện rằng VN có các đặc thù riêng! Như Obama đã phát biểu rất đầy đủ và rõ ràng, chính chính phủ VN và người dân Việt Nam phải nhanh chóng áp dụng và thực thi những quyền bất khả xâm phạm của con người đã được định chuẩn trong Hiến pháp của Việt Nam đó, chứ không ai áp đặt cả. Nhưng nếu không thực hiện thì những ngôn từ định chuẩn đó chỉ là cái bánh vẽ và xã hội VN sẽ mãi mãi chìm đắm trong nghèo đói, bất công và lạc hậu dưới mức Cambodia và Lào qua mặt mà thôi. 

Không một ai nên tiếp tục ngụy biện nữa vì lịch sử đã tỏ tường rồi.
Và dĩ nhiên trong kịch bản đã dành cho "Chủ tịch Hội đồng chỉnh lý" sẽ đem lực lượng đặc nhiệm 5.200 quân với vũ khí Mỹ lo bình định đất nước để bạo vệ người dân qua pháp lịnh đúng nghĩa quốc hội chớ không phải đảng hội.
Cho nên làm sao Trần Đại Quang không buồn thúi ruột cho được khi tiếp đón Obama hiện lên trên sắc mặt mà trước khi xuống, công cụ cần thiết NTD phải "móm trước" nên làm người tử tế không để quá muộn...
Tổ chức Ân xá Quốc tế khu vực Đông Nam Á và Thái Bình Dương cho biết: “Ngay cả khi phải đối mặt với sự chú ý gắt gao trên toàn cầu trong chuyến thăm của Tổng thống Obama, chính quyền Việt Nam, thật đáng hổ thẹn, vẫn thực hiện các hành động đàn áp như thường lệ” (nằm trong chiến dịch tâm lý chiếm mass media phổ biến hình ảnh khắp thế giới những chiếc hình độc đáo gây bức xúc lương tâm nhân loại đánh đập đàn bà trẻ con không có tất sắt. Cộng sản VN chỉ còn nước bị hũy diệt vì chiến dịch Truyền Thông Xám nầy mà thôi.
Hoạt cảnh Mass Media tốt nhứt qua The New York Times 25/5/2016 đăng bài TT Obama xác nhận khách mời họp về chủ đề nhân quyền bị chặn bắt không cho tham dự, ví dụ công an csvn báo cho con của ông Quang A biết cha của anh đã bị bắt tạm thời không cho gặp Obama khẳng định chuyện này chưa từng xẩy ra với khách là TT Mỹ một cách trắng trợn, làm nhục phương cách ngoại giao (do sự cố vấn bài bản của Việt Tân phối hợp cùng tam đầu chế dựng lên đoản kịch nầy cho chiến dịch truyền thông chiến tranh tâm lý).

  Cùng diển biến ngay cả trong chuyến thăm của ông Obama 3 ngày, Hà Nội đã tống giam ít nhất 6 nhà hoạt động, sách nhiễu nhiều người Việt Nam khác cố gắng thể hiện quyền tự do ngôn luận, và chặn các trang mạng xã hội. Tổ chức trò hề bầu cử thất bại... Nhưng thật khôi hài đây là kịch bản do chính tam đầu chế dựng lên trong Thế Bênh Kẻ Mạnh thật huyền ảo khó hiểu theo phong thái kinh dị của người nắm chính sách Mỹ kiêm đạo diển thật vô cùng lợi hại trước deadline 1/7/2016, trong đó phải kể luôn 15 ghế mời cho chính khách đối lập hoà bình mà chỉ có 6 ghế có cử toạ là sao!!!!!. 

Theo kịch bản, khi VN đả trở thành một đồng minh thực sự của Hoa kỳ thì vấn đề nhân quyền sẽ trở nên rất dễ để đạt tới bằng miếng mồi TPP, vì 12 thành viên TPP tất cả đều phải mặc đồng phục Xanh là lẽ đương nhiên. Vì đây là kịch bản đã được soạn sẳn trong hội nghị Yalta Conference chia chác vùng ãnh hưởng khi Harriman ngồi giữa Churchill và Staline (xem hình giải mật ở Trang Thời Sự Vinh Trương/HQPD)

Ngày cuối cùng của chuyến công du Việt Nam, Tổng thống Mỹ Obama có cuộc gặp gỡ và giao lưu với gần 1.000 thanh niên Việt Nam là thành viên của sáng kiến Thủ lĩnh trẻ Đông Nam Á (YSEALI) tại thành phố Sàigòn và cũng là cung đàn hoà nhịp với Nhóm trẻ Fulbright (dù là con cái của csVN) được đào luyện bài bản ỡ Mỹ như Vũ Đức Đam, Nguyễn Thiện Nhân hay Phạm Bình Minh... không còn tái diển cái cảnh lảnh tụ đảng phải cầm tấm giấy ra đọc mà còn trật lên trật xuống nữa...

Người Việt ở Mỹ kỳ vọng gì về chuyến thăm Việt Nam của Obama / Thanh niên Mỹ gốc Việt lạc quan về chuyến công du của Obama. Đây là giai đoạn Secret Society dùng thê`hệ trẻ Fulbright phục vụ cho chính sách Mỹ - Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry hôm đó thứ Tư 25/5/2016 đã chủ tọa lễ khởi công Đại học Fulbright Việt Nam, trường đại học đẳng cấp quốc tế, độc lập, phi lợi nhuận đầu tiên ở Việt Nam... để biến VN thành một nước Do Thái phương đông theo kiến trúc sư sữ địa George Kennan.

Họ, người Mỹ gốc Việt là cố vấn tiêu biểu cho VN về đường lối hành động (approach) trong tương lai phần đông họ là những đứa trẻ sơ sinh được TT Ford trân quí khi đón tiếp đến đất Mỹ tháng 4, 1975

TT Obama tiếp: "Các bạn làm tôi tràn đầy hy vọng về ASEAN và tương lai của thế giới", Tương lai đất nước nằm trong tay bạn trẻ ! - Có 67.000 thành viên là các thủ lĩnh trẻ từ nhiều nước trên thế giới, trong đó hơn 13.000 thành viên là người Việt Nam. Nhiều người đã thể hiện được tài năng của mình và thúc đẩy cho sự phát triển của Việt Nam theo viển tượng của Secret Society.

Việc nhân quyền chưa ưu tiên bằng TT.Obama tuyên bố dỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho VN có 3 mối lợi trước mắt cho Hoa Kỳ:
Thứ 1 : sẽ thâu về dollar bán những thứ lổi thời chả lẻ quăng xuống biển.
Thứ 2 : không phải lo ngại Biển Đông vì đã có VN chống lưng như có cái Rế đở nóng tay
Thứ 3 : Nền Đệ-3 Cộng Hoà đang ló dạng cuối đường hầm cho một nước không còn là bản chất cộng sản nữa!   


  Secret Society dựng chuyện thể hiện "ý đảng lòng dân" khác nhau như thế nào
- Giữa Một là “đàn anh trong phe Xã hội Chủ nghĩa’, là “bạn 16 chữ vàng và 4 tốt” của Đảng và nhà nước Việt Nam, đến từ một đất nước “núi lền núi, sông liền sông”. Trung Quốc hiện là đối tác kinh tế hàng đầu của Việt Nam. 

- Hai là nước cựu thù của Việt Nam cộng sản, từng là “kẻ thù số 1 trước mắt và lâu dài”, là “sen đầm quốc tế”, là “kẻ thù của hòa bình nhân loại” và là một “đế quốc xâm lược” – theo hệ thống tuyên truyền xưa nay của Đảng Cộng sản Việt Nam.
  "Nó nằm trong lăng kính Secret Society để thể hiện lòng dân ý đảng khác nhau chổ nào"

Dù rằng đến Việt Nam, ông Tập Cận Bình hứa hẹn TQ viện trợ 1 tỷ NDT trong 5 năm cho VN. Còn Obama đến Việt Nam, ông TT Mỹ nói về nhân quyền cho Việt Nam, điều mà nhà cầm quyền Việt Nam ghét cay ghét đắng và thường xuyên cho rằng đó là công việc nội bộ của Việt Nam. 

Không những không mang một khoản viện trợ tiền tỷ nào, lại thực hiện vai trò “anh chàng lái súng” (nói theo ngôn ngữ tuyên truyền của Đảng xưa nay), ông ta chỉ hứa bỏ cấm vận vũ khí sát thương với các điều kiện về nhân quyền song hành thực thi từng bước với mưu lược khó hiểu là sao! (decent interval chấm dứt triều đại ăn cướp ngày của đảng chĩ lo chăm sóc bộ lông "đô + đất")

* - Có lẽ vì những khác biệt như vậy, nên sự đón tiếp của Đảng đối với hai nguyên thủ quốc gia cũng khác nhau nhiều là rứa. (nhưng thật ra là con rối tam đầu chế và Việt Tân được lịnh dựng lên trong chiến dịch tâm lý chiến "Truyền Thông Xám")

  Theo chỉ thị của chính khách Bonesmen cho phần kịch bản đón tiếp:
Đón ông Tập Cận Bình ở sân bay là hàng quân danh dự đứng im như đá.
- Đón ông Obama ở sân bay là một cô gái ôm bó hoa tặng nhiều lá ít bông, rồi ông Obama lủi thủi đi vào xe trong đêm tối...
Đón ông Tập Cận Bình là một dàn đại bác bắn 21 phát đinh tai nhức óc người dân.
- Đón ông Obama là sự im lặng ngờ vực và hồi hộp từ phía nhà nước.
Đón ông Tập Cận Bình là hàng ngũ an ninh, công an và các loại quân Việt Nam được tung ra dày đặc.
- Đón ông Obama, đặc vụ Mỹ soi từng góc sân bay và mọi ngóc ngách như vào bãi mìn giăng khắp nơi.
Đón ông Tập Cận Bình, hàng đoàn công an, an ninh, mật vụ và các loại lực lượng khác nhau được tung ra để canh nhân dân có âm mưu chống đối.
- Đón ông Obama, công an chỉ cần đứng dẹp trật tự bên đường mà thôi.

* - Thế nhưng, đó là cách đón tiếp của ĐCS và nhà nước đối với những vị mà họ gọi là khách quý. Còn đối với nhân dân thì sao?
* - Người dân Việt Nam đón ông Tập Cận Bình bằng những băng rôn, khẩu hiệu, những chiếc áo với hình của ông Tập và dòng chữ như “Tập Cận Bình, hãy cút đi!”, “Tập Cận Bình, tên xâm lược bẩn thỉu, cút khỏi Việt Nam!”.
    "Người dân và thế giới thấy gì giữa 2 cuộc đón tiếp !"


  Chuyến thăm VN vừa qua, ông đã để lại rất nhiều dấu ấn tốt đẹp cho dân VN đặc biệt nhất cho giới trẻ. Chỉ cần vào các trang Facebook của họ là thấy rõ, thấy có quá nhiều tình cảm bộc lộ theo trong ... họ đón ông với một tình cảm chân thành tự nguyện với niềm tin, hy vọng...

Với phong cách bình dị, thân thiện, cởi mở, hòa đồng, cùng kiến thức và tài truyền đạt, TT Obama đã lưu lại cho người dân trong nước 1 luồng sinh khí Nhân Quyền, Dân Chủ cùng biết thế nào là Quyền Tự Do khi ông tiếp xúc với mọi thành phần nhất là giới trẻ. Đó cũng là nguyên lý mà tác giả đoán chắc nịch Tổng tư lịnh 5.200 quân đặc nhiệm sẽ bảo vệ quốc hội để lật đổ chế độ trong êm thắm tránh tắm máu.

Cái quà mà ông tặng chính là lệnh dỡ bỏ cấm vận hoàn toàn khi ông thay mặt chính phủ Mỹ tuyên bố VN được quyền mua vũ khí sát thương để bảo vệ tổ quốc mà tác giả đã viết trước từ khuya theo đúng chương lịch Program Eurasia-1. 

Ông còn hứa sẽ tặng một số thuyền để giám sát lãnh hải biển Đông và chiến thuyền đó được trắc nghiệm để đánh trận chiến du kích đặc công người nhái cho VN chiến thắng ĐBP dưới biển cho đúng bộ tam sên theo chương lịch. Và chắc còn nhiều thứ nữa ông tặng nhân dân Việt nam, được giữ kín trong các cuộc hội đàm...mà chỉ có Bonesman Kerry thủ đắc.
"Đó là cái lợi thế cho 100 năm siêu chiến lược mà khối cộng sản không có!"

                           
__._,_.___

Posted by: <vneagle_11@yahoo.com

Vì sao TT Koa Kỳ Obama được ngưỡng mộ ở Việt Nam?


From: thangnguyen1952 via 1 DĐKT <
Sent: Saturday, May 28, 2016 1:07 AM
Subject: 1 DĐKTTG THAM KHẢO : Vì sao Obama được ngưỡng mộ ở Việt Nam?
 


Một mặt trận hai kẻ thù

Việt cộng bán nước, giặc tàu xâm lăng

Vì sao TT Koa Kỳ Obama được ngưỡng mộ ở Việt Nam?
image
Chiều nay Tổng thống Obama đã lên phi cơ rời Việt Nam sau 3 ngày đến thăm Hà Nội và thành phố Sài Gòn. Những ngày xôn xao và tràn ngập tin tức về ông rồi cũng lắng lại, nhưng hình ảnh của ông vẫn đọng mãi trong lòng người Việt. Bây giờ, chúng ta suy nghĩ xem, tại sao Tổng thống Mỹ lại được ngưỡng mộ và chào đón nồng nhiệt như thế tại Việt Nam?

Từ ngàn đời nay, nước Việt luôn bị Trung Hoa âm mưu thôn tính. Các chế độ phong kiến Trung Hoa đã nhiều lần thực hiện dã tâm này, nhưng với tinh thần bất khuất và yêu nước vô bờ, dân tộc Việt Nam vẫn tồn tại và phát triển. Điều đó như cái gai đâm mãi trong mắt những người cầm quyền xứ Trung. Đến khi Đảng Cộng Sản chiếm Hoa lục, khát vọng thôn tính Việt Nam càng mạnh mẽ hơn vì hoàn cảnh của lịch sử khiến giới lãnh đạo của hai nước có nhiều mối quan hệ gọi là anh em, bằng hữu.


image
Nhà cầm quyền Trung Cộng tìm đủ mọi cách, thực hiện mọi âm mưu để thống trị nước ta. 


Sau 1975, dã tâm này càng lộ rõ khi trước đó chúng chiếm Hòang Sa và Trường Sa trong tay chính phủ hợp pháp Việt Nam Cộng Hòa. Chúng nuôi đội quân Pôn Pốt quấy phá biên giới Tây Nam, đem quân tấn công biên giới phía Bắc. Chúng tìm mọi cách để không cho kinh tế ta phát triển, dùng nhiều thủ đoạn để dân ta càng ngày càng yếu ớt, sức khỏe bạc nhược. Tôn Tử đã từng quan niệm:


”Đánh mà thua là hạ sách, đánh mà thắng là trung sách, không đánh mà thắng mới là thượng sách”.


Giới lãnh đạo Hoa lục đang sử dụng cách không đánh mà thắng bằng những trò nội gián, nuôi nấng, bao bọc một lớp người Việt hại đất nước mình. Những tham vọng và âm mưu đó khiến cho dân ta không có cảm tình với đường lối và chiến lược của giới cầm quyền Hoa lục và những kẻ có dã tâm làm tay sai cho giặc.


image
Đứng trước những âm mưu đồi bại của họ và nguy cơ sẽ trở thành một tỉnh của Trung Cộng, chỉ còn con đường thoát Trung mới cứu được tình thế nguy nan này. Trong thời đại ngày nay, muốn thoát Trung chỉ còn cách làm bạn với Mỹ, cường quốc hùng mạnh nhất thế giới, quốc gia có đủ tầm và lực để có thể khống chế tham vọng điên cuồng của đế chế Trung Hoa. Do vậy, người dân Việt Nam rất hân hoan và vui mừng chào đón những lãnh đạo của Mỹ đến thăm Việt Nam, trước đó có Bill Clinton, G.W. Bush và giờ đây là Barack Obama.



image
Ông Obama sang Việt Nam trong lúc lòng dân Việt đang sôi sục căm thù chính quyền Trung Cộng vì những thủ đoạn và hành động phi nhân như đâm tàu giết ngư dân Việt, vi phạm lãnh hải, không phận Việt Nam, tuyên bố biển Đông là khu vực của họ thông qua đường lưỡi bò chín đoạn, đưa tàu thăm dò dầu vào hải phận Việt, tìm mọi cách đưa những thực phẩm chứa đầy chất độc giết người vào tiêu thụ tại thị trường nước ta, câm phạm không phận Việt Nam, bao vây biển không cho ngư dân Việt đánh bắt, biển nhiễm độc, cá chết trắng bờ, ngư dân thất nghiệp, thiếu ăn...


image
Trước tình thế đó, giới lãnh đạo nước ta bất lực và luống cuống trong cách xử lý, khiến cho lòng dân thêm bực dọc. Sự xuất hiện của Tổng thống Mỹ như mang đến cho dân Việt một niềm hi vọng và với ước mơ đó người Việt nồng nhiệt đón phái đoàn Mỹ trong nỗi hân hoan, dân ta nghĩ Mỹ sẽ là cứu tinh, giúp ta thoát khỏi đám bòng bong rối ren này, thoát khỏi sự đe doạ đốn mạt của bè lũ Trung hoa.


image
Trong chiến tranh, người dân miền Bắc Việt Nam được giáo dục ngay từ bé thơ đế quốc Mỹ là nguyên nhân của chiến tranh, gây bất ổn trật tự thế giới, là sen đầm quốc tế, Mỹ là kẻ ác, là kẻ xấu xa nhất trần gian, là kẻ bóc lột giai cấp công nhân. Thế giới tư bản đang giẫy chết để thế giới tiến lên chủ nghĩa cộng sản. Khi bom nổ trên những vùng miền đất Bắc, chính quyền tuyên truyền tăng thêm lòng căm thù giặc Mỹ trong nhân dân, dạy cho dân thấy rằng kinh tế nghèo đói, không phát triển được là do giặc Mỹ.



image
Khi cậu bé Trần Đăng Khoa làm bài thơ có câu: “Ngu xuẩn nhất nhì/ Là Tổng Thống Mỹ” thì các giới lãnh đạo vỗ tay khen ngợi, ca ngợi là thần đồng, dân chúng hưởng ứng rầm rộ….Thế nhưng, khi vào được miền Nam, thống nhất đất nước, người dân miền Bắc ngỡ ngàng trước cuộc sống của miền Nam, tay sai của đế quốc Mỹ. Và họ cảm thấy mình thấy rõ hơn sự thật, ý thức bị đẩy vào một cuộc chiến tranh không cần thiết, bị hy sinh vô lý cho một lý tưởng ảo vọng. Trong mỗi căn nhà ở miền Bắc đều có bàn thờ thờ người hi sinh trong chiến tranh. Trong trí nhớ của những người dân miền Bắc không ai quên được những trái bom rơi ở phố Khâm Thiên, ở những ngày mùa đông 1972.


image
Nhưng sau chiến tranh họ đã nhận biết ai mới cần làm bạn, ai mới thật sự là kẻ thù để xây dựng một cuộc sống mới. Là nạn nhân của nền kinh tế nghèo nàn lạc hậu sau 1975, dân Việt đã hết sức chịu đựng nên chỉ muốn có một lối thoát.


image 
Năm 1954, sau hiệp định Geneve, một triệu dân miền Bắc đã di cư vào Nam, cuộc di cư vĩ đại đó vẫn là một cuộc di cư êm ả vì được tàu há mồm chở vào Nam. Những người di cư đó đã có cuộc sống ổn định ở miền đất mới. Sau 1975, lại có những cuộc ra đi. Lần này bỏ tổ quốc mà đi.



image
Ở xứ chim không di cư người phải di cư/ Lưu vong chính trên mình tổ quốc. (Chế Lan Viên)



Một thời kỳ khắc nghiệt bởi những sai lầm của lịch sử với những hậu quả khó tẩy sạch.


image
Đi ra biển cả mênh mông với cái chết rình rập từng giây phút. Bão tố, phong ba, hải tặc, thiếu nước uống, đói cơm ăn…biết bao nỗi đe dọa mạng sống, nhưng họ vẫn ào ạt đi vào chỗ chết để tìm đường sống, dù biết rất rõ ra đi là đánh đu với cái chết, sinh tử chỉ là khoảnh khắc mỏng manh. Và hàng trăm ngàn người đã bỏ thây ngoài biển cả. Hàng vạn người bị bắt đi mãi mãi bặt vô âm tín. Thế rồi, những người được bến bờ đã đưa về những hình ảnh của cuộc sống mới, đầy đủ và tự do. Nước Mỹ trở thành đích đến của những người Việt đang thiếu ăn, thiếu mặc của thập niên 80, 90 của thế kỷ XX, là nỗi khao khát và ước mơ của nhiều người Việt.


image
Thời mở cửa, được tiếp xúc nhiều với thế giới bên ngoài, người dân Việt càng thấy sự lạc hậu, chậm tiến của đất nước và họ hy vọng một sự đổi thay. Sự thay đổi đó không thể thiếu sự giúp đỡ của nước Mỹ. Và rồi người Việt nào cũng có một giấc mơ Mỹ, dù đang sống trên đât nước Việt Nam. Nhân dân Việt biết rằng người láng giềng to lớn sát nách nước mình không bao giờ có thể giúp mình khá lên được, đó chính là kẻ thù lúc nào cũng muốn thôn tính đất nước này, nên họ hy vọng vào nước Mỹ, sẽ là vị cứu tinh. Cho nên khi một Tổng thống Mỹ đến Việt Nam, niềm hy vọng đó càng thiết tha hơn, niềm khao khát đó biến thành niềm vui tràn ra phố phường để đón chào lãnh tụ của nước Mỹ.


image
Ông Obama đến Việt Nam đúng lúc niềm khát khao một cuộc sống ấm no, không lo âu, không sợ hãi, đang mong chờ một nền dân chủ, người dân được tự quyết định cuộc sống của mình, không bị kẻ thù xâm chiếm đất nước, được ngàn đời gọi tên tổ quốc mình, con cháu còn được nói tiếng nói của tổ tiên đang cháy bỏng trong lòng mỗi người dân Việt, do vậy họ đón ông cuồng nhiệt và hân hoan. Nhân dân hy vọng Mỹ sẽ dập tắt được âm mưu chiếm biển Đông của giới cầm quyền Hoa lục, sẽ giúp Việt Nam có một cuộc sống thịnh vượng và phát triển. Nhân dân tin sẽ có một luồng sinh khí chính trị mới cho đất nước mình

Sau năm 1975, ở Việt Nam bị khủng hoảng lãnh tụ. Khi ông Hồ Chí Minh mất đi, không còn có người nào khiến cho dân tin, nhất là đối với nhân dân miền Bắc. Dân cố tìm để được tôn thờ thần tượng lãnh tụ, nhưng hiếm thấy, do vậy khi ông Võ Nguyên Giáp qua đời, một số bộ phận nhân dân cố tạo cho ông ánh hào quang để tiếc thương. Cũng như khi ông Nguyễn Bá Thanh chết vì bệnh, người dân cũng có một số người phong thánh cho ông. Thế nhưng người dân vẫn thấy thiếu một lãnh tụ đủ tài, đức, tạo được lòng tin tuyệt đối với nhân dân, manh đến một thể chế mới phù hợp với trào lưu tiến bộ của nhân loại.


obama fish vietnam
Cho đến hôm nay vẫn chưa thấy xuất hiện ở sân khấu chính trị Việt Nam. Ông Obama đến, tuy ông là Tổng thống nước Mỹ, nhưng ông lại mang nhiều đặc điểm mà người dân đang mong ước ở vị lãnh tụ của mình. Ông có nhiều ưu điểm: thông minh, giản dị, gần gũi, giàu tính nhân văn, liêm chính, có nếp sống đạo đức, đề cao dân chú, nhân quyền. Và như thế họ đón ông như hình ảnh lãnh tụ mơ ước của họ. Họ vẫy tay chào ông, họ kêu tên ông, họ dầm mưa, đội nắng để mong được nhìn thấy ông, như nhìn thấy hình ảnh ước mơ của mình. Đồng thời qua việc ngưỡng mộ và nồng nhiệt đó, nhân dân Việt còn cho thấy họ đang mong ước một sự đổi thay, mong ước xóa đi cái già cỗi không còn hợp thời đẻ đón lấy ngọn gió mới giúp dân tộc này đi lên và trường tồn. Sự vồn vã đón tiếp ông Obama cũng là thể hiện một sự chọn lựa thái độ chính trị của nhân dân.


image
Cuối cùng, chính con người của Obama là một sức hấp dẫn không cưỡng được. Nụ cười luôn rộng mở, phát biểu thông tuệ và đầy chất nhân văn. Ông cũng là chính trị gia giản dị, gần gũi và rất dí dỏm. Ông biết kết nối mọi người, giúp cho họ có sức mạnh để tự tiến tới để đạt được mục đích. Xuất thân từ một hoàn cảnh khó khăn, vươn lên để trở thành một vị Tổng thống da màu đầu tiên của nước Mỹ cũng đâu phải là điều dễ dàng. Người ta khâm phục ông bởi ông luôn luôn làm chủ được tình thế, nhanh nhạy, khôn ngoan luôn tìm được cách hoá giải khó khăn một cách thông minh, hài hước. Ông dễ dàng thu phục nhân tâm, trước đám đông ông có sức lôi cuốn mãnh liệt. Ông còn là nhà hùng biện tài năng, ngôn từ phong phú và diẽn đạt lưu loát thu phục nhân tâm.



image
Ông biết nắm và khai thác được những tâm tư của những người trẻ tuổi, mà Việt Nam là một nước có ba phần tư dân số sinh sau 1975, họ chính là lực lượng kính nể ông, thần tượng ông, mong đợi được chia sẻ cùng ông.

Với tất cả điều trên đã cho thấy nhân dân Việt Nam cả hai miền Nam Bắc ngưỡng mộ và vui tươi, nồng nhiệt đón chào Tổng thống của nước Mỹ cũng không phải là điều đáng ngạc nhiên. 




image
Không ai kêu gọi, cũng không ai hô hào, nhưng mọi người đồ xô tràn ra phố để đón và tiễn ông. Xét cho cùng, đó cũng biểu hiện một thái độ của nhân dân trước phong ba của lịch sử.




Đỗ Huy Ngọc
Saigon.25.5.2016
















__._,_.___

Posted by: <vneagle_11@yahoo.com

Formosa xả thải ra biển – trách nhiệm thuộc về ai?



 View Full Size Image

                                                                      XIN CÁM ƠN




Chuong Trinh Phat Thanh Khoi 8406 - 27 /05 /2016


 Formosa xả thải ra biển – trách nhiệm thuộc về ai?


Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (Danlambao) - Đến tận hôm nay, 52 ngày sau khi thảm họa môi trường xảy ra tại 4 tỉnh ven biển miền Trung từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế, vẫn chưa có câu trả lời từ các cơ quan chức năng.

Trước đó, trả lời báo chí về giấy phép xả thải của Công ty TNHH Formosa (FHS) cũng như nghi vấn công ty này có liên quan tới việc cá chết hàng loạt tại 4 tỉnh ven biển miền Trung, ông Võ Tuấn Nhân - Thứ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường khẳng định: "Đường ống xả thải ra biển của Formosa được cấp phép chứ không phải lắp đặt lén lút" (1)

Câu trả lời này phù hợp với phát ngôn của ông Khâu Nhân Kiệt - Giám đốc bộ phận an toàn vệ sinh môi trường Công ty FHS trên báo Tiền Phong ngày 22/4/2016: “Ống xả này được sự cho phép của Bộ TN&MT Việt Nam” (2) 

Khẳng định cuối cùng về tính hợp pháp của đường ống xả thải ra biển tại Formosa của Thứ trưởng Bộ TNMT trái ngược với câu trả lời trên báo Thanh Niên ngày 23/4/2016 của ông Hoàng Dương Tùng, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường, Bộ TN-MT: “Đến nay, Formosa chưa được cấp phép xả thải xuống biển. Hiện các cơ quan chức năng của Bộ vẫn đang tiến hành các bước thủ tục kiểm tra, thẩm định cần thiết. Nếu hệ thống xử lý nước thải, xả thải đạt tiêu chuẩn mới được cấp phép hoạt động” (3).

Ngày 30/04/2016, trả lời báo Tuổi Trẻ về tính hợp pháp của ống xả thải ngầm ra biển tại Formosa, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường cho hay:

Thưa bộ trưởng, đường ống ngầm của Formosa dẫn ra biển được Bộ TN-MT chấp thuận năm 2014 sau khi có ý kiến của các bộ. Vì sao luật không cho phép mà bộ lại chấp thuận cho làm ng ngm?

- Tôi đang chỉ đạo kiểm tra và làm rõ việc này. Trước mắt những cái gì chưa phù hợp phải sửa ngay. Còn việc kiểm tra, rà soát xem vì sao thời điểm trước chấp thuận, trách nhiệm thế nào, lý do vì sao chấp thuận, tôi đã chỉ đạo làm rõ và sẽ tiếp tục xem xét trong thời gian tới.

* “Sửa ngay” như ông nói là phải đưa đường ống ngầm lên?

- Tôi nhìn ra vấn đề nếu để đường ống ngầm thì rất khó giám sát, rất khó kiểm tra. Vì vậy, trước mắt tôi đã chỉ đạo rõ, ngay tới đây Formosa phải đưa đường ống ngầm này lên để thuận tiện cho việc theo dõi, giám sát.

Luật quy định đường ống phải đảm bảo thật sự thuận lợi cho các cơ quan kiểm tra, như vậy không thể để ngầm được. Còn ở thời điểm này, tôi đang chỉ đạo tập trung giải quyết những vấn đề liên quan và ảnh hưởng đến người dân. Tập trung làm rõ để sớm trả lời câu hỏi còn nợ người dân. (4)

Đến nay 52 ngày, các cơ quan chức năng vẫn nợ người dân một câu trả lời công khai minh bạch.

Pháp luật là phạm trù không thể biến tấu tùy tiện. 

Chỉ mới tính riêng việc xả thải ngầm ra biển của công ty Formosa đã làm lộ rất rõ bản chất vấn đề tham nhũng, quan liêu, thiếu trách nhiệm của các cơ quan chức năng trong việc cấp phép, giám sát dự án.

Hàng trăm tấn cá biển tự nhiên chết, hàng chục tấn thủy hải sản nuôi trồng thiệt hại, ngư dân bỏ biển, thiệt hại về kinh tế và tinh thần chưa thể thống kê hết.

Các cơ quan chức năng ở đâu?

Bày ra trò cứu trợ để tiếp tục xà xẻo tiền ngân sách, và ngư dân vẫn phải tự kiếm đường mưu sinh khi biển chết?

Dựng nên lý luận “phản động xúi giục, giật dây” để trấn áp, đánh đập, bắt bớ hàng trăm người nhằm dập tắt yêu cầu công khai minh bạch thông tin của người dân?

Một lần nữa, đảng ta đã sửa sai trên lung nhân dân, và tiếp tục né tránh việc chịu trách nhiệm vì sự tham lam, yếu kém của những người lãnh đạo.

Ngày thứ 52, tại sao cá chết tại 4 tỉnh ven biển miền Trung?

__._,_.___


Posted by: 8406news <

Bài phát biểu của Tổng thống Obama trước người dân Việt Nam



 

Bài phát biểu của Tổng thống Obama trước người dân Việt Nam

alt
Nhà trắng
Văn phòng Thư ký Báo chí

Dành cho đăng tải ngay
Ngày 24 tháng 5 năm 2016
Trung tâm Hội nghị Quốc gia
Hà Nội, Việt Nam



Bức tranh vẽ lồng ghép gương mặt của Obama với Chùa Một Cột (Hà Nội) của anh chàng Võ Quốc Vẹn gây ấn tượng bởi sự kỳ công.
TỔNG THỐNG OBAMA: Xin chào! (Vỗ tay). Xin chào Việt Nam! (Vỗ tay). Xin cảm ơn. Cảm ơn các bạn rất nhiều. Xin cảm ơn Chính phủ và nhân dân Việt Nam đã dành cho tôi sự chào đón nồng nhiệt và lòng mến khách trong chuyến thăm này. Và cảm ơn tất cả các bạn đã có mặt ở đây ngày hôm nay. (Vỗ tay). Chúng ta thấy, tới đây hôm nay là người Việt từ khắp mọi miền của đất nước vĩ đại này, trong đó có rất nhiều bạn trẻ đại diện cho sự năng động, tài năng và niềm hy vọng của Việt Nam.

Trong chuyến thăm này, trái tim tôi thực sự xúc động trước tấm lòng nhân hậu vốn nổi tiếng của người Việt Nam. Qua vô số những người đứng xếp hàng trên các con phố, tươi cười và vẫy tay chào, tôi cảm nhận được tình hữu nghị giữa hai dân tộc. Tối qua, tôi đã đến thăm phố cổ Hà Nội và thưởng thức một vài món ăn đặc sắc của Việt Nam. Tôi đã ăn Bún Chả. (Vỗ tay). Uống một chút bia Hà Nội. Nhưng tôi phải thú thực là đường phố thật đông đúc, cả đời tôi chưa bao giờ thấy có nhiều xe máy đến vậy. (Cười). Vì vậy tôi chưa thử đi qua đường, nhưng có thể sau này khi có dịp tôi quay trở lại, các bạn có thể chỉ cho tôi cách qua đường.

Tôi không phải là Tổng thống Hoa Kỳ đầu tiên đến Việt Nam trong những năm gần đây. Nhưng tôi là Tổng thống đầu tiên, cũng giống nhiều bạn ở đây, đã trưởng thành sau cuộc chiến giữa hai nước chúng ta. Khi những lực lượng cuối cùng của Hoa Kỳ rời khỏi Việt Nam, tôi mới tròn 13 tuổi. Do vậy lần đầu tiên tôi trực tiếp biết đến Việt Nam và tiếp xúc với người Việt Nam là khi tôi lớn lên ở Hawaii, với cộng đồng người Mỹ gốc Việt đầy tự hào ở đó.

Đồng thời, nhiều bạn ở đất nước này còn trẻ hơn tôi. Cũng giống như hai cô con gái của tôi, rất nhiều bạn sinh ra và lớn lên cả đời chỉ biết một điều – đó là hòa bình và mối quan hệ đã được bình thường hóa giữa Việt Nam và Hoa Kỳ. Do vậy, khi đến đây, tôi đã ý thức về quá khứ, ý thức về một lịch sử đầy khó khăn của chúng ta, nhưng cũng hướng tới tương lai – sự thịnh vượng, an ninh và nhân phẩm mà chúng ta cùng nhau thúc đẩy.

Tôi cũng đến đây với tinh thần trân trọng sâu sắc những di sản lâu đời của Việt Nam. Trải qua hàng ngàn năm, những người nông dân đã vun xới cho mảnh đất này – một lịch sử được hiển hiện qua trống đồng Đông Sơn. Ở khúc ngoặt của dòng sông Hồng là Hà Nội đã có trên một ngàn năm lịch sử. Thế giới đã biết đến và trân quý những tấm lụa và những bức tranh của Việt Nam, đồng thời Văn Miếu còn là một minh chứng cho tinh thần hiếu học của các bạn. Thế nhưng, trải qua nhiều thế kỷ, vận mệnh của các bạn lại thường xuyên bị định đoạt bởi những thế lực bên ngoài. Mảnh đất thân thương này không phải lúc nào cũng là của các bạn. Nhưng giống như cây tre, tin thần bất khuất của người Việt Nam đã được đúc kết trong áng thơ của Lý Thường Kiệt – “Sông núi nước Nam vua Nam ở. Rành rành định phận ở sách trời”.

Ngày hôm nay, chúng ta cũng nhớ tới giai đoạn lịch sử dài hơn giữa Việt Nam và Hoa Kỳ vốn vẫn thường bị lãng quên. Cách đây hơn 200 năm, khi Thomas Jefferson, người cha lập quốc của chúng tôi, tìm kiếm giống lúa cho trang trại của mình, ông đã tìm đến Việt Nam, mà theo ông, giống lúa ấy “nổi tiếng là trắng, thơm ngon và năng suất cao nhất”. Chẳng bao lâu sau, những tàu buôn Hoa Kỳ đã cập cảng của các bạn để tìm kiếm cơ hội giao thương.

Trong Chiến tranh Thế giới lần thứ hai, người Mỹ đã đến đây để giúp các bạn trong cuộc đấu tranh chống ngoại xâm. Khi những chiếc máy bay Hoa Kỳ bị bắn rơi, người Việt Nam đã cứu những viên phi công gặp nạn. Và vào ngày Việt Nam tuyên bố độc lập, người dân đã đổ ra khắp những phố phường Hà Nội và Hồ Chí Minh đã trích dẫn Tuyên ngôn độc lập của Hoa Kỳ. Ông đã nói: “Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được. Trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”.

Vào một thời điểm khác, việc tuyên bố những lý tưởng chung đó và cuộc đấu tranh tương tự đánh đuổi thực dân của cả hai dân tộc lẽ ra đã có thể giúp chúng ta sớm xích lại gần nhau hơn. Tuy nhiên, sự đối đầu trong Chiến tranh Lạnh và nỗi lo sợ về chủ nghĩa cộng sản đã đẩy chúng ta tới xung đột. Cũng giống như biết bao cuộc xung đột khác trong lịch sử nhân loại, chúng ta một lần nữa đã rút ra một sự thật cay đắng – rằng chiến tranh, cho dù mục đích của mỗi bên có là gì đi chăng nữa, cũng chỉ đem lại những đớn đau và bi kịch.

Ở tượng đài liệt sỹ của các bạn cách đây không xa, và trên bàn thờ của các gia đình ở khắp nơi trong cả nước, các bạn đang tưởng nhớ tới khoảng ba triệu người Việt Nam, cả những người lính và dân thường, ở cả hai phía, đã ngã xuống. Trên bức tường tưởng niệm ở Washington, chúng ta có thể chạm vào tên của 58.315 người Mỹ đã hy sinh tính mạng của họ trong cuộc chiến. Ở cả hai nước, những cựu binh và gia đình của những người đã ngã xuống vẫn đau đáu đi tìm những người bạn và những người thân đã mất. Đúng như ở Mỹ, chúng tôi đã được học, ngay cả khi chúng ta bất đồng về một cuộc chiến, chúng ta cũng phải luôn tôn vinh những người đã đứng trong quân ngũ và mở rộng vòng tay đón họ trở về với lòng kính trọng mà họ xứng đáng được hưởng, chúng ta có thể cùng bên nhau ngày hôm nay, cả người Việt lẫn người Mỹ và cùng thừa nhận những nỗi đau và hy sinh của cả hai phía.

Gần đây hơn, trong hơn hai thập niên vừa qua, Việt Nam đã đạt được những tiến bộ to lớn và hiện nay cả thế giới có thể chứng kiến những nỗ lực lớn lao của các bạn. Nhờ đổi mới kinh tế và các hiệp định thương mại, trong đó có hiệp định thương mại với Hoa Kỳ, các bạn đã hội nhập kinh tế quốc tế, bán hàng hóa của mình khắp nơi trên thế giới. Đầu tư nước ngoài ngày càng nhiều hơn. Là một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất khu vực Châu Á, Việt Nam đã vươn lên trở thành quốc gia có mức thu nhập trung bình.

Chúng tôi đã thấy những tiến bộ của Việt Nam qua những tòa tháp cao chọc trời và những tòa nhà cao tầng ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, qua những trung tâm mua sắm và khu đô thị mới. Chúng tôi đã thấy những tiến bộ như vậy qua những vệ tinh mà Việt Nam đưa vào không gian và qua một thế hệ mới đang được kết nối trực tuyến, khởi nghiệp và điều hành những doanh nghiệp mới. Chúng tôi đã thấy những tiến bộ như vậy qua hàng chục triệu người Việt Nam kết nối trên Facebook và Instagram. Và các bạn không chỉ đăng những tấm ảnh selfies – mặc dù tôi được biết các bạn rất hay chụp như thế – (Cười) – cho đến giờ có rất nhiều bạn đã mời tôi cùng chụp selfies. Các bạn còn nói lên tiếng nói của mình về những vấn đề mà các bạn quan tâm, như bảo vệ cây cổ thụ ở Hà Nội.

Chính sự năng động như vậy đã đem lại những bước tiến thực sự trong cuộc sống của người dân. Ở đây, ở Việt Nam, các bạn đã giảm mạnh tỷ lệ nghèo đói cùng cực, nâng mức thu nhập của các hộ gia đình và giúp hàng triệu người vươn lên trở thành tầng lớp trung lưu ngày càng lớn mạnh. Đói nghèo, bệnh tật, tỷ lệ tử vong bà mẹ và trẻ em đều giảm. Số người có nước sạch và điện, số trẻ em trai và trẻ em gái được đến trường, tỷ lệ biết đọc biết viết – tất cả đều tăng lên. Đó là sự tiến bộ vượt bậc. Đó là những thành tựu mà các bạn đã có thể đạt được trong một khoảng thời gian rất ngắn.

Cùng với sự chuyển mình của Việt Nam là sự chuyển biến trong mối quan hệ giữa hai nước. Chúng tôi đã rút ra một bài học từ lời răn dạy của Thiền sư Thích Nhật Hạnh, rằng “Bằng đối thoại chân thành, cả hai bên đều sẵn sàng thay đổi”. Bằng cách đó, chính cuộc chiến vốn đã chia rẽ chúng ta lại trở thành nguồn cội để hàn gắn. Điều đó đã cho phép chúng ta tìm kiếm những người đã mất tích và cuối cùng đưa họ trở về quê hương. Điều đó đã cho phép chúng ta tháo gỡ bom mìn còn sót lại, vì chúng ta không thể để những đứa trẻ phải mất chân chỉ vì vui chơi ở ngoài trời. Ngay cả khi chúng tôi tiếp tục giúp đỡ những người Việt Nam khuyết tật, bao gồm cả trẻ em, chúng tôi cũng vẫn tiếp tục loại bỏ chất độc da cam – dioxin – để Việt Nam có thể giành lại những mảnh đất của mình. Chúng tôi tự hào về công việc mà chúng ta đã cùng làm ở Đà Nẵng, và mong muốn tiếp tục hỗ trợ những nỗ lực của các bạn ở Biên Hòa.

Chúng ta cũng không nên quên rằng việc hàn gắn giữa hai nước đã có những đóng góp lớn lao của những cựu binh vốn đã từng đối mặt ở hai đầu chiến tuyến. Hãy nhớ tới Thượng Nghị sỹ John McCain, người đã từng là tù binh chiến tranh trong nhiều năm ở đây, đã gặp Tướng Giáp, người đã nói hai nước không nên cứ là kẻ thù, mà hãy làm bạn. Hãy nhớ tới tất cả những cựu binh, cả Việt Nam và Hoa Kỳ, đã giúp chúng ta hàn gắn và gây dựng những mối quan hệ mới. Ít ai có thể làm nhiều hơn thế trong lĩnh vực này qua nhiều năm so với cựu Trung úy Hải quân, nay là Ngoại trưởng Hoa Kỳ, John Kerry, người cũng có mặt ở đây ngày hôm nay. Thay mặt cho tất cả mọi người, xin trân trọng cảm ơn John vì những nỗ lực vượt bậc của mình. (Vỗ tay).

Nhờ những cựu binh đã dẫn đường cho chúng ta, nhờ những chiến binh đã có lòng quả cảm vươn tới hòa bình mà hai dân tộc chúng ta giờ đây đã gần gũi nhau hơn bao giờ hết. Thương mại song phương đã tăng mạnh. Sinh viên và học giả của cả hai bên cùng học hỏi lẫn nhau. Chúng tôi đón nhiều sinh viên từ Việt Nam sang Hoa Kỳ học tập hơn bất kỳ quốc gia nào khác ở Đông Nam Á. Và mỗi năm, các bạn cũng đón ngày càng nhiều khách du lịch từ Hoa Kỳ, bao gồm cả các bạn trẻ người Mỹ đeo ba lô, tới 36 phố phường ở Hà Nội, những cửa hàng ở phố cổ Hội An và cố đô Huế. Cả người Việt và người Mỹ đều có thể đồng cảm với những lời ca của nhạc sỹ Văn Cao – “Từ đây người biết quê người; từ đây, người biết thương người”.

Với tư cách là Tổng thống, tôi đã phát huy những tiến bộ như vậy. Với mối quan hệ đối tác toàn diện mới, chính phủ của cả hai nước đang hợp tác chặt chẽ với nhau hơn bao giờ hết. Và cùng với chuyến thăm này, chúng ta đã đặt nền tảng vững chắc hơn cho mối quan hệ song phương trong nhiều thập niên tới. Xét từ góc độ nào đó, sợi dây dài kết nối hai nước vốn bắt đầu từ Thomas Jefferson cách đây hơn hai thế kỷ đến bây giờ đã kết trọn một vòng. Quá trình đó đã diễn ra qua bao nhiêu năm và đòi hỏi những nỗ lực to lớn. Nhưng giờ đây, chúng ta có thể nói điều mà trước kia khó có thể tưởng tượng nổi: ngày hôm nay, Việt Nam và Hoa Kỳ đã là đối tác.

Và tôi tin rằng kinh nghiệm của chúng ta sẽ là những bài học cho cả thế giới. Vào thời điểm mà nhiều cuộc xung đột dường như vô cùng nan giải, dường như không có hồi kết, chúng ta đã minh chứng rằng trái tim có thể thay đổi và rằng một tương lai khác sẽ đến nếu như chúng ta khước từ làm tù binh của quá khứ. Chúng ta đã cho thấy hòa bình có thể tốt đẹp hơn chiến tranh như thế nào. Chúng ta đã minh chứng rằng tiến bộ và nhân phẩm chỉ có thể được thúc đẩy tốt nhất qua hợp tác, chứ không phải xung đột. Đó là những gì mà Việt Nam và Hoa Kỳ có thể chứng minh với thế giới.

Giờ đây, mối quan hệ đối tác mới của Hoa Kỳ với Việt Nam được bắt nguồn từ một vài chân lý cơ bản. Việt Nam là một quốc gia độc lập, có chủ quyền, và không có bất kỳ quốc gia nào khác có thể áp đặt ý chí hay định đoạt vận mệnh của các bạn. (Vỗ tay). Bây giờ, Hoa Kỳ có mối quan tâm ở đây. Chúng tôi quan tâm tới sự thành công của Việt Nam. Nhưng mối quan hệ đối tác toàn diện của chúng ta vẫn đang ở giai đoạn đầu. Trong thời gian còn lại trong nhiệm kỳ của mình, tôi muốn chia sẻ với các bạn một tầm nhìn mà tôi tin rằng có thể định hướng cho chúng ta trong nhiều thập niên tới đây.

Trước hết, chúng ta hãy cùng nhau hợp tác để tạo ra những cơ hội thực sự và sự thịnh vượng cho tất cả người dân của mình. Chúng ta biết những thành tố của thành công kinh tế trong thế kỷ 21. Trong nền kinh tế toàn cầu, đầu tư và thương mại sẽ đến bất kỳ nơi nào có pháp quyền, bởi vì không ai muốn phải hối lộ để được khởi nghiệp. Không ai muốn bán hàng hay đi học nếu họ không biết mình sẽ được đối xử ra sao. Trong các nền kinh tế tri thức, việc làm sẽ được tạo ra ở những nơi mà người dân có quyền tự do suy nghĩ, trao đổi ý tưởng và đổi mới sáng tạo. Và mối quan hệ đối tác kinh tế thực sự không phải là chuyện nước này đi khai thác tài nguyên của nước khác, mà là đầu tư vào nguồn lực quý báu nhất của mình – đó chính là con người, kỹ năng và tài năng của họ, cho dù họ sống ở thành phố lớn hay ở làng quê. Và đó chính là mối quan hệ đối tác mà Hoa Kỳ đem tới.

Như tôi đã công bố ngày hôm qua, Peace Corps (Tổ chức Hòa bình) lần đầu tiên sẽ tới Việt Nam, tập trung giảng dạy tiếng Anh. Một thế hệ sau khi những thanh niên Mỹ đến đây để chiến đấu, một thế hệ người Mỹ mới sẽ tới đây để giảng dạy, xây dựng và làm sâu sắc hơn tình hữu nghị giữa hai dân tộc. (Vỗ tay). Một số công ty công nghệ hàng đầu và những cơ sở đào tạo của Hoa Kỳ đang hợp tác với các trường đại học của Việt Nam để tăng cường đào tạo trong lĩnh vực công nghệ, kỹ thuật, toán và y học. Ngay cả khi chúng tôi tiếp tục đón nhận thêm nhiều sinh viên Việt Nam sang Hoa Kỳ học tập, chúng tôi cũng tin rằng các bạn trẻ hoàn toàn xứng đáng được tiếp cận nền giáo dục đẳng cấp quốc tế ngay tại đây ở Việt Nam.

Đó là một trong những lý do chúng tôi rất phấn khởi khi mùa thu này, trường đại học Fulbright Việt Nam sẽ đi vào hoạt động tại Thành phố Hồ Chí Minh – đây sẽ là trường đại học phi lợi nhuận, độc lập đầu tiên của Việt Nam – đó sẽ là nơi có tự do học thuật hoàn toàn và học bổng cho những người có hoàn cảnh khó khăn. (Vỗ tay). Sinh viên, học giả và các nhà nghiên cứu sẽ tập trung vào chính sách công, quản trị và kinh doanh; vào khoa học máy tính và kỹ thuật, và các môn nghệ thuật tự do – mọi lĩnh vực từ thơ của Nguyễn Du, cho đến triết lý của Phan Chu Trinh và toán học của Ngô Bảo Châu.

Và chúng tôi sẽ tiếp tục đồng hành cùng các bạn trẻ và doanh nhân khởi nghiệp, bởi chúng tôi tin rằng khi các bạn có thể tiếp cận các kỹ năng, công nghệ và vốn mà mình cần thì không có gì có thể cản đường các bạn – và điều đó bao gồm cả những phụ nữ tài năng của Việt Nam. (Vỗ tay). Chúng tôi cho rằng bình đẳng giới là một nguyên tắc quan trọng. Từ thời Bà Trưng Bà Triệu đến nay, những người phụ nữ mạnh mẽ và tự tin luôn luôn có thể giúp Việt Nam tiến về phía trước. Bằng chứng rất rõ ràng – tôi nói điều này ở bất cứ nơi nào tôi đến trên khắp thế giới – gia đình, cộng đồng, và các quốc gia đều thịnh vượng hơn khi trẻ em gái và phụ nữ có cơ hội ngang bằng để thành công ở trường học và ở nơi làm việc và trong chính phủ. Điều đó đúng ở mọi nơi và điều đó đúng ở Việt Nam. (Vỗ tay).

Chúng tôi sẽ tiếp tục nỗ lực để giải phóng tối đa tiềm năng của nền kinh tế của các bạn thông qua Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Ngay tại Việt Nam, TPP sẽ giúp các bạn bán được nhiều sản phẩm hơn ra thế giới và hiệp định này sẽ thu hút đầu tư mới. TPP sẽ đòi hỏi cải cách để bảo vệ công nhân và pháp quyền và quyền sở hữu trí tuệ. Và Hoa Kỳ sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam khi Việt Nam nỗ lực thực hiện đầy đủ các cam kết của mình. Tôi muốn các bạn biết rằng, với tư cách là Tổng thống Hoa Kỳ, tôi ủng hộ mạnh mẽ TPP bởi các bạn còn có thể mua nhiều hơn các sản phẩm có xuất xứ từ Mỹ.

Hơn nữa, tôi ủng hộ TPP bởi những lợi ích chiến lược quan trọng của hiệp định này. Việt Nam sẽ bớt phụ thuộc vào bất kỳ một đối tác thương mại duy nhất nào và hưởng lợi từ quan hệ rộng rãi hơn với nhiều đối tác, bao gồm Hoa Kỳ. (Vỗ tay). Và TPP sẽ củng cố hợp tác khu vực. TPP sẽ giúp Việt Nam giải quyết bất đình đẳng kinh tế, và sẽ thúc đẩy nhân quyền, với mức lương cao hơn và điều kiện lao động an toàn hơn. Lần đầu tiên ở Việt Nam, quyền lập công đoàn độc lập và luật cấm lao động cưỡng bức và lao động trẻ em. Và hiệp định có các biện pháp bảo vệ môi trường mạnh mẽ nhất và những tiêu chuẩn chống tham nhũng cao nhất so với bất kỳ hiệp định thương mại nào trong lịch sử. Đó là tương lai mà TPP mang lại cho tất cả chúng ta, bởi tất cả chúng ta – Hoa Kỳ, Việt Nam và các quốc gia tham gia – sẽ phải tuân thủ các quy định mà chúng ta đã cùng nhau tạo nên. Đó là tương lai dành cho tất cả chúng ta. Vì thế chúng ta phải đạt được hiệp định này – vì sự thịnh vượng kinh tế và an ninh quốc gia của chúng ta.

Tiếp theo, tôi muốn nói đến lĩnh vực thứ hai mà chúng ta có thể cùng hợp tác với nhau, đó là đảm bảo an ninh chung của chúng ta. Với chuyến thăm này, chúng ta đồng thuận về việc đẩy mạnh hợp tác an ninh và tăng cường lòng tin giữa quân đội hai nước. Chúng tôi sẽ tiếp tục cung cấp các khóa đào tạo và trang thiết bị cho Cảnh sát biển Việt Nam nhằm tăng cường năng lực hàng hải của Việt Nam. Chúng tôi sẽ đồng hành để cung cấp hỗ trợ nhân đạo khi xảy ra thảm họa. Với tuyên bố tôi đã đưa ra ngày hôm qua về việc gỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm bán vũ khí cho Việt Nam, Việt Nam sẽ có được sự tiếp cận lớn hơn với trang thiết bị quân sự các bạn cần để đảm bảo an ninh của mình. Và Hoa Kỳ đang thực hiện cam kết của mình nhằm bình thường hóa quan hệ hoàn toàn với Việt Nam. (Vỗ tay).

Nói một cách rộng hơn, thế kỷ 20 đã cho tất cả chúng ta– cả Hoa Kỳ và Việt Nam – thấy rằng trật tự thế giới làm nền tảng cho an ninh chung của chúng ta được hình thành dựa trên những quy tắc và chuẩn mực nhất định. Các quốc gia đều có chủ quyền, bất luận quốc gia đó lớn hay nhỏ, chủ quyền của họ phải được tôn trọng, và lãnh thổ của họ không nên bị xâm phạm. Các quốc gia lớn không nên bắt nạt các quốc gia nhỏ hơn. Các tranh chấp nên được giải quyết một cách hòa bình. (Vỗ tay). Và các thiết chế khu vực, ví dụ như ASEAN và Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á, nên tiếp tục được củng cố mạnh mẽ. Đó là điều tôi tin tưởng. Đó là điều Hoa Kỳ tin tưởng. Đó là quan hệ đối tác mà Hoa Kỳ mang đến khu vực này. Tôi mong muốn thúc đẩy tinh thần tôn trọng và hòa giải vào cuối năm nay khi tôi trở thành Tổng thống Hoa Kỳ đầu tiên đến thăm Lào.

Về Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông), Hoa Kỳ không là một quốc gia tuyên bố chủ quyền trong tranh chấp hiện nay. Tuy nhiên chúng tôi sát cánh cùng các đối tác để bảo vệ những nguyên tắc cốt lõi, như quyền tự do hàng hải và hàng không, và thương mại hợp pháp không bị cản trở, và cách giải quyết những tranh chấp một cách hòa bình, thông qua các công cụ pháp lý, theo luật pháp quốc tế. Trong tương lai, Hoa Kỳ sẽ tiếp tục bay và đưa tàu thuyền hoạt động ở bất cứ nơi nào luật pháp quốc tế cho phép, và chúng tôi sẽ ủng hộ quyền của tất cả các quốc gia thực hiện việc làm tương tự như vậy. (Vỗ tay).

Ngay cả khi chúng ta hợp tác chặt chẽ hơn trong những lĩnh vực mà tôi vừa nói đến, quan hệ đối tác của chúng ta còn bao gồm thành tố thứ ba – giải quyết những lĩnh vực mà chính phủ của chúng ta còn khác biệt, bao gồm nhân quyền. Không quốc gia nào là hoàn hảo cả. Hai thế kỷ đã trôi qua, Hoa Kỳ vẫn tiếp tục cố gắng để thực hiện những lý tưởng có từ thời lập quốc của chúng tôi. Chúng tôi vẫn đang giải quyết những bất cập của mình – quá nhiều tiền đổ vào chính trị, bất bình đẳng kinh tế gia tăng, phân biệt chủng tộc trong hệ thống tư pháp hình sự, phụ nữ vẫn không được trả lương ngang bằng với nam giới trong cùng một công việc. Chúng tôi vẫn còn nhiều vấn đề. Và chúng tôi không phải không bị chỉ trích, tôi thú thực với bạn như vậy. Tôi vẫn nghe những lời chỉ trích hàng ngày. Nhưng chính sự giám sát đó, những cuộc tranh luận công khai, chỉ ra những điểm không hoàn hảo của chúng tôi, và cho phép tất cả mọi người có tiếng nói đã giúp chúng tôi phát triển mạnh mẽ hơn, thịnh vượng hơn và công bằng hơn.

Tôi đã nói điều này từ trước– Hoa Kỳ không tìm cách áp đặt mô hình chính phủ của chúng tôi lên Việt Nam. Những quyền mà tôi nói đây, tôi tin rằng không phải các giá trị Mỹ, tôi nghĩ đó là giá trị phổ quát được minh định trong Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền. Những quyền đó được minh định trong Hiến pháp Việt Nam, khẳng định rằng “người dân có quyền tự do ngôn luận và tự do báo chí, và có quyền tiếp cận thông tin, quyền tụ họp và quyền lập hội, và quyền biểu tình”. Điều đó được nêu trong hiến pháp Việt Nam. (Vỗ tay). Vì thế, thực sự vấn đề ở đây là tất cả chúng ta, từng quốc gia, cố gắng áp dụng nhất quán những nguyên tắc này, đảm bảo rằng chúng ta – những người đang làm việc trong chính phủ - thành thật với những lý tưởng đó.

Trong những năm gần đây, Việt Nam đã đạt được một số tiến bộ. Việt Nam cam kết đảm bảo pháp luật của mình sẽ thống nhất với hiến pháp mới và với chuẩn mực quốc tế. Theo quy định của một số luật mới được ban hành gần đây, chính phủ sẽ công khai nhiều hơn về ngân sách và công chúng sẽ có quyền tiếp cận nhiều thông tin hơn. Và, như tôi đã nói, Việt Nam cam kết thực hiện cải cách kinh tế và lao động theo TPP. Vì thế, tất cả đều là những bước đi tích cực. Cuối cùng, tương lai của Việt Nam sẽ được quyết định bởi chính người dân Việt Nam. Mỗi quốc gia có con đường riêng của mình, và hai quốc gia chúng ta có những truyền thống khác biệt, hệ thống chính trị khác biệt và văn hóa khác biệt. Nhưng là một người bạn của Việt Nam, cho phép tôi chia sẻ quan điểm của tôi – tại sao tôi tin tưởng các quốc gia sẽ thành công hơn khi những quyền phổ quát được đảm bảo.

Khi có quyền tự do biểu đạt và tự do ngôn luận, và khi người dân có thể chia sẻ ý tưởng và tiếp cận internet và mạng xã hội mà không bị cấm đoán, điều đó sẽ tạo đà cho đổi mới sáng tạo mà các nền kinh tế cần để có thể vươn lên. Đó là nơi nảy ra những ý tưởng mới. Đó chính là cách thức khởi đầu của Facebook. Đó chính là cách thức mà nhiều trong số những công ty vĩ đại nhất của chúng tôi đã khởi nghiệp – nhờ ai đó có ý tưởng mới. Ý tưởng khác biệt. Và họ có thể chia sẻ ý tưởng đó. Khi có tự do báo chí – khi nhà báo và blogger có thể vạch trần những bất công và lạm dụng – điều đó sẽ buộc các quan chức phải có trách nhiệm và sẽ xây dựng niềm tin của người dân để hệ thống có thể hoạt động. Khi các ứng viên có thể chạy đua vào các vị trí và tranh cử tự do, và cử tri có thể lựa chọn những người lãnh đạo của mình trong các cuộc bầu cử tự do và công bằng thì điều đó sẽ làm cho các quốc gia ổn định hơn, bởi vì người dân biết rằng tiếng nói của họ được lắng nghe và rằng những thay đổi một cách hòa bình là điều có thể. Và điều đó sẽ đưa những con người mới vào hệ thống.

Khi có quyền tự do tôn giáo, thì điều đó không chỉ cho phép người dân được bày tỏ đầy đủ tình yêu và đam mê vốn là giá trị cốt lõi của tất cả mọi tôn giáo lớn, mà còn cho phép các nhóm đức tin phục vụ cộng đồng của họ thông qua trường học và bệnh viện, và chăm sóc người nghèo và người dễ bị tổn thương. Và khi có quyền tự do hội họp – khi người dân được tự do tổ chức xã hội dân sự - thì các quốc gia sẽ giải quyết tốt hơn các thách thức mà chính phủ đôi khi không thể tự mình giải quyết. Do vậy, tôi cho rằng việc thúc đẩy các quyền này không phải là mối đe dọa đối với sự ổn định, mà thực ra là củng cố sự ổn định và là nền tảng cho sự tiến bộ.

Suy cho cùng, việc khát khao có được những quyền này đã thôi thúc người dân trên toàn thế giới, trong đó có Việt Nam, đánh đuổi chủ nghĩa thực dân. Tôi tin rằng việc thúc đẩy các quyền này là sự hiện thân đầy đủ nhất của độc lập mà nhiều quốc gia đề cao, bao gồm cả nơi này, ở một quốc gia đã tuyên bố “của dân, do dân và vì dân”.

Cách thực hiện của Việt Nam sẽ khác với của Hoa Kỳ. Và cách thức của mỗi chúng ta cũng sẽ khác với các quốc gia khác trên thế giới. Nhưng có những nguyên tắc căn bản mà tôi cho rằng tất cả chúng ta đều cần phải cố gắng thực hiện và cải thiện. Tôi đã nói điều này với tư cách là người sắp hết nhiệm kỳ, do vậy tôi có lợi thế trong gần tám năm để giờ đây có thể suy ngẫm xem hệ thống của chúng tôi hoạt động như thế nào và tương tác với các quốc gia thế giới ra sao khi mà họ đang không ngừng cải thiện hệ thống của mình.

Cuối cùng, tôi cho rằng, mối quan hệ đối tác của chúng ta có thể ứng phó với những thách thức toàn cầu mà không một quốc gia đơn lẻ nào có thể tự giải quyết được. Nếu chúng ta tiếp tục đảm bảo sức khỏe cho người dân của mình và vẻ đẹp của hành tinh này thì chúng ta phải phát triển bền vững. Những kỳ quan tự nhiên như Vịnh Hạ Long và Hang Sơn Đoòng cần phải được gìn giữ cho con cháu chúng ta. Nước biển dâng đe dọa các bờ biển và giao thông đường thủy vốn là huyết mạch trong cuộc sống của nhiều người Việt Nam. Với tư cách là các đối tác trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu, chúng ta cần thực hiện đầy đủ cam kết mà chúng ta đã tuyên bố ở Paris, chúng ta cần giúp những người nông dân và những ngôi làng và người dân mưu sinh bằng nghề cá có thể thích ứng và đem lại nhiều năng lượng sạch hơn đến những khu vực như Đồng bằng sông Cửu Long – vựa lúa của thế giới mà chúng ta cần để đảm bảo lương thực cho những thế hệ sau này.

Và chúng ta có thể cứu sống người dân ở ngoài biên giới của mình. Bằng cách giúp các quốc gia khác nâng cao hệ thống y tế của họ, chúng ta có thể phòng ngừa không để bệnh tật bùng phát trở thành dịch bệnh đe dọa tất cả chúng ta. Khi Việt Nam làm sâu sắc cam kết của mình với lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hiệp Quốc, Hoa Kỳ tự hào giúp đào tạo các quân nhân gìn giữ hòa bình của các bạn. Và điều quan trọng ở đây là – hai nước chúng ta, từng chiến đấu chống lại nhau, giờ lại sát cánh cùng nhau và cùng giúp nhau đạt được hòa bình. Vì thế, bên cạnh quan hệ song phương của mình, mối quan hệ đối tác còn cho phép chúng ta góp phần hình thành môi trường quốc tế theo hướng tích cực.

Bây giờ, thực hiện được đầy đủ tầm nhìn mà tôi mô tả ngày hôm nay không phải là điều xảy ra một sớm một chiều, và không phải đương nhiên sẽ xảy ra. Có thể sẽ có những thăng trầm trên con đường đó. Sẽ có những lúc xảy ra hiểu nhầm. Con đường đó đòi hỏi nỗ lực bền bỉ và đối thoại chân thành trong những lĩnh vực mà cả hai bên sẽ tiếp tục thay đổi. Tuy nhiên, khi xem xét cả chặng đường lịch sử và những trở ngại mà chúng ta đã vượt qua, tôi đang đứng trước các bạn ở đây ngày hôm nay, rất lạc quan về tương lai chung của chúng ta. (Vỗ tay). Và niềm tin của tôi, lúc nào cũng vậy, luôn luôn bắt nguồn từ tình hữu nghị và khát vọng chung của cả hai dân tộc.

Tôi nghĩ đến tất cả những người Mỹ và người Việt Nam đã vượt qua biển cả mênh mông – trong đó có một số người lần đầu tiên được đoàn tụ với gia đình sau nhiều thập niên – và những người như nhạc sỹ Trịnh Công Sơn đã viết trong ca khúc của mình, đã nối vòng tay lớn để mở tấm lòng của mình ra để thấu suốt trái tim mình và nhìn thấu tình người trong mỗi chúng ta. (Vỗ tay).

Tôi nghĩ đến tất cả người Mỹ gốc Việt thuộc mọi tầng lớp đã thành danh – từ bác sỹ, nhà báo, thẩm phán, công chức. Một trong số họ, được sinh ra ở đây, đã viết cho tôi một lá thư và nói rằng “Ơn Chúa, tôi đã có thể thực hiện được giấc mơ Mỹ…Tôi rất tự hào là người Mỹ nhưng tôi cũng rất tự hào là người Việt Nam”. (Vỗ tay). Và ngày hôm nay, ông ấy ở đây, trở lại mảnh đất sinh thành, bởi vì, như ông ấy đã nói, “niềm đam mê cá nhân” của ông là “cải thiện cuộc sống cho từng người dân Việt Nam”.

Tôi nghĩ tới một thế hệ người Việt Nam mới – với rất nhiều người trong số các bạn, rất nhiều bạn trẻ có mặt ở đây – những người luôn sẵn sàng ghi lại dấu ấn của mình trên thế giới. Và tôi muốn nói với tất cả những người trẻ đang lắng nghe tôi nói rằng: tài năng của bạn, con đường của bạn, những giấc mơ của bạn–trong tất cả những thứ đó, Việt Nam đã có có tất cả những thành tố cần thiết để phát triển. Vận mệnh của bạn là trong tay của bạn. Đây là thời điểm của bạn. Và khi bạn theo đuổi tương lai mà bạn muốn, tôi muốn bạn biết rằng Hoa Kỳ sẽ ở đó bên bạn như là đối tác của bạn và là bạn của bạn. (Vỗ tay).

Và trong nhiều năm tới kể từ bây giờ, khi ngày càng có nhiều người Việt Nam và Mỹ đang học tập với nhau; đổi mới sáng tạo và kinh doanh với nhau; cùng chung tay vì an ninh của chúng ta, thúc đẩy nhân quyền và cùng nhau bảo vệ hành tinh của mình ... tôi hy vọng bạn hãy nhớ lại thời điểm này và ấp ủ hy vọng từ tầm nhìn mà tôi đã đề ra ngày hôm nay. Hay, nếu tôi có thể nói một cách khác – mượn lời của Truyện Kiều mà các bạn đều biết "Rằng trăm năm cũng từ đây. Của tin gọi một chút này làm ghi”. (Vỗ tay).

Cám ơn các bạn. Rất cám ơn các bạn. Cám ơn Việt Nam. Cám ơn. (Vỗ tay).

__._,_.___

Posted by: truc nguyen 

Featured post

Lisa Pham Vấn Đáp official-20/1/2025

Popular Posts

Popular Posts

My Blog List