Chào mừng Air Force One
đến Hà Nội và Sài Gòn
Giới trẻ nói về chuyến thăm của Tổng thống Obama
Nhóm phóng viên tường trình từ VN
2016-05-22
2016-05-22
- In
trang này
- Chia sẻ
- Ý kiến của Bạn
- Email
Áp phích với bức
chân dung của Tổng thống Mỹ Barack Obama được bán tại một phòng triển lãm tranh
tại thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 21 tháng 5 năm 2016.
00:00/00:00
Lần đón Tổng thống Mỹ Obama sang thăm Việt Nam vào ngày 23 tháng 5
năm 2016 tại Hà Nội gần trùng với thời gian bầu cử quốc hội và hội đồng nhân
dân các cấp tại Việt Nam. Nhưng theo một số bạn trẻ thì có vẻ như người dân
quan tâm đến sự kiện đón Tổng thống Obama sang thăm Việt Nam và gần như không
để ý gì đến việc bầu cử cũng như ngày bầu cử đang được cổ động, kêu gọi rầm rộ
bởi chính quyền từ trung ương tới địa phương. Vì sao lại có chuyện trái ngược
như đang thấy?
Một sự kiện lớn của dân tộc?
Một bạn trẻ không muốn nêu tên, hiện sống tại quận Hoàn Kiếm,
thành phố Hà Nội, chia sẻ:
Chuyến thăm của các vị nguyên thủ của các cường quốc thì mở ra các
cơ hội lớn về thương mại, đặc biệt là các hiệp định về thương mại toàn cầu.
- Hùng, quận Hà Đông, HN
- Hùng, quận Hà Đông, HN
“Sự kiện ông Obama đến thăm Việt Nam là một sự kiện rất lớn đối với
Việt Nam. Một người giỏi, giàu có đến thăm mình thì mình phải đặt vấn đề là tại
sao người ta đến thăm mình mà không thăm nhà khác. Điều này đáng tự hào, đáng
mừng và phải xem đây là cơ hội lớn. Đây cũng là cơ hội cân bằng trên biển Đông,
nhìn chung đây là một cơ hội lớn.”
Theo bạn trẻ này, sự kiện Tổng thống Mỹ Barack Obama đến thăm Việt
Nam là một sự kiện lớn của dân tộc. Bởi lẽ hơn bao giờ hết, dân tộc Việt Nam
đang đứng trước thảm họa mất nước bởi nhiều lý do, trong đó tương quan lực
lượng cũng như vũ khí giữa Việt Nam và Trung Quốc chênh lệch quá lớn. Đa phần
vũ khí trong kho khí tài của quân đội Việt Nam nếu là loại xịn một chút thì đều
là do Mỹ để lại. Trong khi đó, chiến tranh trên biển Đông nếu xảy ra, vấn đề kĩ
thuật sẽ là vấn đề then chốt. Bởi địa hình biển bao la và không có núi rừng ẩn
nấp nên chiến tranh du kích theo bổn cũ của quân đội Cộng sản Việt Nam sẽ trở
nên lạc hậu và không dùng được.
Hiện tại, nếu như Mỹ đưa ra quyết định giải trừ cấm vận vũ khí cho
Việt Nam thì chắc chắn trong một thời gian gần thôi, tiếng nói của Việt Nam
trên biển Đông sẽ chuyển theo chiều hướng tích cực. Vấn đề không dừng ở phản
đối suông và lời phản đối của Việt Nam khi ngư dân Việt gặp sự đâm tàu, đánh
phá trên biển Đông sẽ có sức nặng hơn so với bây giờ.
Bạn trẻ này nói rằng hơn bao giờ hết, những người quan tâm về vận mệnh
quốc gia, dân tộc đều mong mỏi Việt Nam sẽ có mối quan hệ tốt đẹp với Mỹ. Vì
hơn ai hết, là một người dân nước Việt, sống qua hai thời kỳ kinh tế tập trung
xã hội chủ nghĩa và thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, chịu tác động
của khối Cộng sản anh em, các bạn trẻ có kinh nghiệm về hai thời kỳ này đều
mong mỏi đất nước sớm đổi mới để được văn minh, tiến bộ và quật cường.
Một bạn trẻ khác tên Hùng, sống ở quận Hà Đông, Hà Nội, chia sẻ
thêm:
Poster có hình cuốn sách Lãnh đạo phong cách Barack Obama của Shel
Leanne dịch sang tiếng Việt trước một cửa hàng sách ở thành phố Hồ Chí Minh vào
ngày 21 tháng 5 năm 2016. AFP PHOTO
“Chuyến thăm của các vị nguyên thủ của các cường quốc thì mở ra các
cơ hội lớn về thương mại, đặc biệt là các hiệp định về thương mại toàn cầu. Hi
vọng nhà nước sẽ điều chỉnh kịp thời để không đánh mất cơ hội. Rất tiếc là các
cái lộ trình để đuổi kịp thế giới ở Việt Nam đều diễn ra rất chậm, điều này dễ
dẫn đến đánh mất cơ hội…”
Theo Hùng, chuyến thăm của Việt Nam của ông Tổng thống Mỹ được
người dân quan tâm hơn là việc bầu cử đại biểu quốc hội và hội đồng nhân dân các
cấp. Hùng nói rằng hầu hết trong các cuộc trò chuyện, các buổi cà phê mà Hùng
tham gia, câu chuyện người ta bàn tán vẫn là việc Tổng thống Obama sang thăm
Việt Nam với đoàn tùy tùng hơn 800 người và đề tài ông sẽ thảo luận với nhà
nước Việt Nam sẽ là gì, ông sẽ mở ra trang mới gì cho vấn đề nhân quyền và sức
mạnh quân đội Việt Nam trên biển Đông.
Bởi theo Hùng, vấn đề sức mạnh của quân đội Việt Nam trên biển
Đông là vấn đề tối thiết hiện nay, nó liên quan đến sự sống còn của dân tộc. Bởi
theo như Hùng biết thì chuyến đi này cùa Tổng Thống Obama sang Việt Nam sẽ thảo
luận với chính quyền trung ương Việt Nam xoay quanh ba vấn đề gồm kinh tế, giải
trừ vũ khí và nhân quyền. Đặc biệt, vấn đề nhân quyền được Tổng thống đặt lên
hàng đầu. Điều này sẽ dẫn đến hệ quả là vấn đề giải trừ cấm vận vũ khí hay
không lại hoàn toàn phụ thuộc vào thái độ mở trói cho nhân quyền Việt Nam của
nhà cầm quyền trung ương Việt Nam. Hơn nữa, theo chỗ Hùng quan sát thì thảo
luận TPP cũng có liên quan đến nhân quyền, công đoàn độc lập do chính người lao
động bầu lên và quyền của người lao động. Một khi TPP được kết nối với Việt Nam
và lệnh giải trừ cấm vận vũ khí sát thương của Tổng thống Mỹ có hiệu lực cũng
có nghĩa là người dân Việt Nam đang đứng trước vận hội mới, chí ít là về tự do
ngôn luận, tự do báo chí và đảm bảo nhân quyền.
Theo Hùng, có lẽ do nhu cầu bức thiết về nhân quyền trong nước và
sức mạnh quân sự đối ngoại, đặc biệt là trên biển Đông của hầu hết người dân
Việt Nam, nói chính xác hơn là nhu cầu được sống an toàn, đảm bảo an ninh và
không lo sợ ngoại xâm. Chính những nhu cầu này đã làm động lực thúc đẩy người
dân Việt Nam, đặc biệt là giới trí thức trẻ có quan tâm đến đất nước háo hức
đón đợi Tổng thống Obama đến thăm Việt Nam.
Các bạn trẻ mong điều gì?
Một bạn trẻ tên Hải, sống ở quận Hoàng Mai, Hà Nội, chia sẻ:
Mỹ chuyển trục về phía Việt Nam là một cơ hội để Việt Nam vươn
dậy. Nhìn chung đây là một chuyến đi có nhiều cơ hội mới cho Việt Nam.
- Hải, quận Hoàng Mai, HN
- Hải, quận Hoàng Mai, HN
“Thứ nhất là vấn đề biển Đông thì ông ấy sang đây sẽ gắn kết quan hệ
Việt – Mỹ để xây dựng Việt Nam thành một đối trọng của Trung Quốc, bởi hiện nay
Trung Quốc cũng vươn lên ngang tầm với Nga, cũng đứng vào diện ngang hàng với
Mỹ. Trong khi đó vấn đề tự do hàng hải và kinh tế biển trong thập kỉ tới sẽ rất
quan trọng đối với khu vực. Chính vì vậy, Mỹ chuyển trục về phía Việt Nam là
một cơ hội để Việt Nam vươn dậy. Nhìn chung đây là một chuyến đi có nhiều cơ
hội mới cho Việt Nam.”
Theo Hải, vấn đề một bạn trẻ như Hải và nhiều bạn trẻ khác mà Hải từng
trò chuyện mong mỏi là giữa Mỹ và Việt Nam sẽ có một mối quan hệ tốt đẹp và gần
gũi hơn sau chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Barack Obama. Bởi vì không có gì đáng
quí hơn cho một đất nước nghèo nàn và lạc hậu, nạn tham nhũng tràn lan như Việt
Nam hiện tại bằng việc chơi thân với một quốc gia tiến bộ, dân chủ.
Bởi theo nhận định của Hải, việc một quốc gia này kết thân với một
quốc gia khác có liên quan đến vận mệnh và tương lai của đất nước đó. Nó cũng
giống như một con người trong xã hội chọn bạn bè, nếu chọn phải anh bạn cù nhầy
và hung hãn thì hệ lụy của việc chơi với bạn sẽ xấu hơn là chọn được một người
bạn tiến bộ, sống có đạo đức, văn hóa. Điều này sẽ tạo ra ảnh hưởng lâu dài
cũng như việc tự than của mối quan hệ kiến tạo nên những quan hệ khác với những
người bạn văn minh, tiến bộ khác.
__._,_.___
Chào mừng Air Force One
đến Hà Nội và Sài Gòn
Tổng thống Obama đến Hà Nội
RFA
2016-05-22
2016-05-22
- In
trang này
- Chia sẻ
- Ý kiến của Bạn
- Email
Tổng thống Mỹ
Barack Obama rời khỏi Air Force One sau khi hạ cánh tại sân bay quốc tế Nội
Bài, Hà Nội vào ngày 22 Tháng 5 năm 2016.
00:00/00:00
Tổng Thống Hoa Kỳ Barack Obama đã đến Hà Nội vào lúc 9:32 tối ngày
22 tháng 5 năm 2016 (giờ địa phương), khởi đầu chuyến viếng thăm Việt Nam kéo
dài 3 ngày.
Theo chương trình được các viên chức Nhà Trắng nói với báo chí,
sáng nay Tổng Thống Hoa Kỳ sẽ dự buổi lễ đón tiếp, trước khi hội đàm cùng Chủ Tịch
Nước Trần Đại Quang về nhiều đề tài khác nhau, trong đó có cả tình hình an ninh
khu vực và quốc tế. Sau hội đàm, 2 vị nguyên thủ sẽ có cuộc họp báo.
Cũng ngày hôm nay, Tổng Thống Obama sẽ gặp Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng
của Đảng Cộng Sản Việt Nam, gặp Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc và Bà Chủ Tịch Quốc
Hội Nguyễn Thị Kim Ngân.
Kể từ khi cuộc chiến Việt Nam kết thúc hồi 1975, ông Obama là vị
tổng thống Hoa Kỳ thứ 3 ghé thăm Việt Nam. Hai vị tổng thống Mỹ khác cũng đã đến
Hà Nội là ông Bill Clinton hồi năm 2000, và ông George W. Bush hồi năm 2008.
Bên cạnh những hoạt động mang tính cách chính phủ và chính phủ,
Tổng Thống Hoa Kỳ còn dự kiến gặp gỡ thành viên xã hội dân sự, tuy không rõ là
có bao gồm các nhóm xã hội dân sự tự phát hay không.
Trong thời gian ở Hà Nội, Tổng thống Barack Obama sẽ có bài phát
biểu về quan hệ Việt-Mỹ, gặp mặt và nói chuyện với doanh nhân, sinh viên tại Trung
tâm Hội nghị Quốc tế.
Sau đó, Tổng thống Obama sẽ đến Thành Phố Hồ Chí Minh, tiếp xúc
với thành viên Sáng kiến Lãnh đạo trẻ Đông Nam Á, doanh nhân và cộng đồng doanh
nghiệp.
Những hoạt động này chứng tỏ nghị trình Việt Nam của Tổng thống Barack
Obama chú trọng tới phương cách để tăng cường quan hệ đối tác trên nhiều lĩnh
vực như kinh tế, nhân dân với nhân dân, an ninh, nhân quyền cùng các vấn đề khu
vực và thế giới.
Chuyến viếng thăm Việt Nam của Tổng Thống Hoa Kỳ Barack Obama diễn
ra trong bối cảnh căng thẳng đang xảy ra ở Biển Đông, vùng biển đang tranh chấp
chủ quyền giữa Trung Quốc với một số nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.
Ngay sau khi nhậm chức hồi đầu năm 2009, Tổng Thống Obama quyết
định thực hiện chính sách chuyển trục về Châu Á, nhiều lần nói Châu Á-Thái Bình
Dương là khu vực quan trọng trong chính sách đối ngoại của nước Mỹ, đồng thời
ông cũng nhiều lần khẳng định sự hiện diện quân sự của Hoa Kỳ tại đây là điều
cần thiết phải làm để bảo vệ ổn định và hòa bình cho vùng đất huyết mạch của
nền kinh tế Hoa Kỳ và kinh tế toàn cầu.
Đối với Trung Quốc, Tổng Thống Obama và các viên chức cao cấp
trong chính phủ do ông lãnh đạo cũng thường xuyên lên tiếng phản đối chính sách
quân sự hóa Biển Đông mà Bắc Kinh đang thực hiện. Bên cạnh những lời phản đối
đó, Hoa Kỳ đã nhiều lần đưa tàu chiến và máy bay thám thính bay sát những khu
vực đảo Bắc Kinh tự nhận chủ quyền thuộc về họ.
Căng thẳng Biển Đông cộng với mối quan hệ ngày càng tốt đẹp hơn
giữa Hoa Kỳ và Việt Nam dẫn đến câu hỏi lớn được đưa ra tại Washington D.C. trước
khi Tổng Thống Obama lên đường đi Hà Nội. Câu hỏi này là liệu ông Obama có dỡ
bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận võ khí mà Hoa Kỳ đang áp dụng với Việt Nam hay không.
Trước khi Air Force One cất cánh hồi trưa Thứ Bảy vừa rồi, có
những dấu hiệu cho thấy nhiều khả năng Tổng Thống Obama sẽ loan báo quyết định bãi
bỏ cấm vận, nhưng đến giờ vẫn chưa rõ ở mức độ nào, tức chỉ bãi bỏ một phần hay
sẽ dỡ bỏ hoàn toàn.
Hai ngày trước đây, một nhà ngoại giao Châu Á yêu cầu không nêu
tên nói với Đài Á Châu Tự Do chúng tôi rằng theo ông biết, Tổng Thống Obama sẽ
loan báo dỡ bỏ lệnh cấm vận võ khí đối với Việt Nam, nhưng với một số điều kiện
đi kèm.
Nhà ngoại giao Châu Á nói tiếp điều đó có nghĩa là Hoa Kỳ sẽ bãi
bỏ từng phần, bãi bỏ tới đâu, ở mức độ nào thì tùy thuộc vào thiện chí của phía
Việt Nam.
Trước ngày Tổng Thống Hoa Kỳ lên đường sang thăm Việt Nam, một số
vị dân cử Dân Chủ lẫn Cộng Hòa cùng với các tổ chức tranh đấu, bảo vệ quyền làm
người đã lên tiếng kêu gọi Tổng Thống Obama đừng vội bãi bỏ cấm vận võ khí, cho
tới khi Việt Nam cải tiến tình trạng nhân quyền.
Những lá thư gửi cho Nhà Trắng đều nhắc đến sự kiện vẫn còn những
nhà tranh đấu ôn hòa bị công an Việt Nam bắt giữ, bị bỏ tù, quản chế, kêu gọi
Tổng Thống Obama nên đòi hỏi Hà Nội tức khắc trả tự do cho những tù nhân lương
tâm đang bị giam cầm.
Thứ Sáu tuần trước, Hà Nội đã trả tự do cho một nhà tranh đấu nổi tiếng
là Linh Mục Nguyễn Văn Lý, và điều này được nhiều người bình phẩm, gọi là món
quà của Đảng Cộng Sản Việt Nam dành cho ông Obama trước khi ông đến Việt Nam.
Bên cạnh việc trả tự do cho Linh Mục Nguyễn Văn Lý, Ban Việt Ngữ
Đài Á Châu Tự Do chúng tôi cũng được biết là nhà nước Việt Nam cũng đề nghị thẳng
với một số tù nhân lương tâm, nói sẽ cho họ ra khỏi trại giam nhưng với điều
kiện phải đồng ý rời Việt Nam, sang Hoa Kỳ định cư.
Ít nhất 2 trường hợp được giới thạo tin ở Washington nói đến, là trường
hợp của anh Trần Huỳnh Duy Thức và trường hợp của anh Nguyễn Văn Đài. Cả 2 nhân
vật này đều từ chối đề nghị của phía công an, và anh Trần Huỳnh Duy Thức còn
tuyên bố sẽ tuyệt thực để phản đối hành động mà công an đối xử với ông trong
tù.
Trong thư đề ngày 19 tháng Năm năm 2016 gửi Tổng Thống Hoa Kỳ, ông
Brad Adams, Giám Đốc Khu Vực Châu Á của Human Rights Watch nói rõ Tổng Thống
Obama phải cương quyết đòi hỏi Việt Nam trả tự do cho những nhà hoạt động ôn
hòa, cũng như đòi hỏi Việt Nam không được sách nhiễu những nhà tranh đấu và
phải chấm dứt cách hành xử buộc tù nhân lương tâm phải sống lưu vong.
Anh Trần Huỳnh Duy Thức hiện đang thụ án 16 năm tù với cáo buộc
hoạt động nhằm lật đổ chính quyền. Anh Nguyễn Văn Đài bị bắt từ giữa tháng Mười
Hai năm ngoái, đến giờ thân nhân vẫn chưa biết anh đang bị giam giữ ở đâu.
Chuyên cơ Air Force One chở Tổng Thống Hoa Kỳ hạ cánh ở phi trường
Nội Bài, Hà Nội, chỉ ít giờ đồng hồ sau khi cuộc bầu cử quốc hội và hội đồng
nhân dân các cấp vừa mới kết thúc.
Tin chúng tôi ghi nhận được cho hay cuộc đếm phiếu đã bắt đầu từ
lúc 7 giờ tối chủ nhật, ngày 22 tháng 5, tức ngay sau khi các phòng phiếu đóng
cửa.
Kết quả chính thức sẽ được công bố trễ nhất là 20 ngày sau đó.
Được chú ý đến nhiều nhất là cuộc bầu chọn 500 đại biểu quốc hội trong
số 870 ứng cử viên, tất cả đều được đảng đưa ra tranh cử hay chấp thuận cho ghi
danh tranh cử. Số ứng cử viên độc lập chỉ có 11 người.
Như thường lệ, truyền thông Việt Nam đồng loạt đưa tin nói tỷ lệ
cử tri đi bầu rất cao, tất cả các tình thành đều ở mức 90% trở lên.
Một số nhà hoạt động mà Ban Việt Ngữ chúng tôi tiếp xúc được nói
rằng họ tẩy chay bầu cử, không chấp nhận lối “đảng cử dân bầu”.
__._,_.___
No comments:
Post a Comment