Bọn đầu trộm đuôi cướp Trung Cộng đâu có
ngán gì mấy ông quan tòa này. Nói chung, các chế độ Cộng Sản đều hành xử một
cách vô luật pháp như nhau, miễn sao chúng đạt đuợc mục đích ăn cướp của chúng.
Đừng đòi hỏi bất cứ chế
độ phi nhân tính Cộng Sản nào tôn trọng sự thật, công bằng và luật pháp !!!
nguyenvinhchau
On Saturday, July 16, 2016 4:42 AM, "vneagle_1
5 thẫm phán cũa Ũy Ban
Trọng Tài Quốc Tế -PCA- ra
quyết định zo Philuậttân thưa kiện vụ Trung Cộng đơn fương chiếm đoạt
khu vực Biển Đông
Ban trọng
tài xét xử vụ kiện Biển Đông gồm các thẩm phán, chuyên gia về luật biển và luật
quốc tế, trong đó có 4 người châu Âu và một người Ghana.
Sau khi Philippines nộp đơn
kiện lên Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) vào tháng 1/2013, ban trọng tài gồm 5
người cho vụ kiện này được thành lập để xét xử. Philippines và Trung Quốc mỗi
bên có quyền chọn một thẩm phán, còn chủ tịch Tòa Quốc tế về Luật biển (ITLOS) chọn
ba người.
Philippines chọn ông Rudiger
Wolfrum làm thành viên trong ban thẩm phán, còn Trung Quốc khăng khăng từ
chối tham gia vào vụ kiện, tự chối bỏ quyền chọn thẩm phán, buộc chủ tịch ITLOS
khi đó là ông Shunji Yanai, một công dân Nhật Bản, phải chọn thay cho Trung
Quốc. Ảnh: PCA
Thẩm phán Thomas A. Mensah
sinh năm 1932 tại Ghana, ông có bằng tiến sĩ tại trường luật của Đại học Yale,
Mỹ. Ông từng giảng dạy ở nhiều trường như Đại học Ghana, Đại học Hàng hải Thế
giới ở Thụy Điển, Đại học Leiden ở Hà Lan, và Đại học Hawaii ở Mỹ. Ông cũng
từng là cố vấn đặc biệt về luật môi trường cho một chương trình của Liên Hợp Quốc
(LHQ).
Ông Mensah từng giữ chức chủ
tịch Tòa Quốc tế về Luật biển năm 1996-1999. Ông hiện là phó chủ tịch Tổ chức
Luật biển Quốc tế. Ông là chủ tịch của ban trọng tài trong vụ kiện về vấn đề
Biển Đông. Ảnh: worldmaritimenews
Thẩm phán Jean-Pierre Cot,
sinh năm 1937 ở Thụy Sĩ, là giáo sư luật quốc tế và thẩm phán tại Tòa Quốc tế
về Luật Biển. Ông có bằng tiến sĩ luật tại Đại học Sorbonne ở Pháp và từng giảng
dạy luật ở Đại học Amiens và Đại học Paris I. Ông là thành viên của Nghị viện
châu Âu năm 1978-1979 và 1984-1999. Ông là thành viên Tòa Quốc tế về Luật biển
từ năm 2002. Ảnh: MAE
Romania
Thẩm phán Stanislaw Pawlak
sinh năm 1933 tại Ba Lan. Ông có bằng tiến sĩ tại Đại học Warsaw và từng đảm
nhận nhiều vị trí trong Bộ ngoại giao Ba Lan.
Ông xuất bản nhiều cuốn sách
và viết nhiều bài báo trên các tạp chí khoa học về luật quốc tế, luật biển, và
mối quan hệ quốc tế khi xét đến các hoạt động của Liên Hợp Quốc. Ông cũng nghiên
cứu cả chính sách đối ngoại của Nhật, Mỹ và Trung Quốc. Ông là thành viên của
Tòa Quốc tế về Luật biển từ năm 2005. Ảnh: ITLOS
Giáo sư Alred H.A. Soons
sinh năm 1948, có bằng tiến sĩ từ Đại học Utrecht, Hà Lan. Ông từng đảm đương
nhiều vị trí trong chính phủ Hà Lan và giảng dạy luật quốc tế tại Đại học
Utrecht. Ông hiện là thành viên của Cơ quan tư vấn Các chuyên gia về Luật Biển
thuộc Ủy ban Hải dương học Liên chính phủ (IOC/ABE-LOS), và đồng giám đốc của
Viện Luật và Chính sách Đại dương Rhodes. Ảnh: UW Law
Thẩm phán Rudiger Wolfrum,
sinh năm 1941 tại Đức, là tiến sĩ về luật quốc tế và từng giảng dạy tại Đại học
Heidelberg. Ông là thẩm phán tại Tòa Quốc tế về Luật Biển kể từ năm 1996, và
từng là chủ tịch tòa năm 2005-2008. Ảnh: Europa
--
Lưỡi
Bò
Kyo York
Hà cớ gì mình lại
im lặng!
Cái lưỡi được nhắc
đến nhiều nhất và là đề tài nóng hổi trong mấy ngày nay. Tôi tự nghĩ tại sao
phải là Bò, khi xem hình vẽ phác thảo để chứng minh, tôi mới biết thì ra họ cho
rằng diện tích Trung Quốc là cái đầu Bò và cả vùng biển Đông là cái lưỡi của
con bò thè ra. Con bò mệt, bò khát, bò điên… nên cái lưỡi nó dài ngoằn[g] liếm
sang các địa phận chẳng phải quốc gia mình.
Đúng là bò điên!
Mà thắc mắc mãi Tại
sao là biểu tượng con bò, Trung Quốc không ví mình như con trâu (khỏe như
seagame) hay Con nghê (con ngao) gì đó cho nó dũng mạnh, thần thánh… À thì ra
con bò là “con ngu như bò”, cãi cùn, lưỡi dài để la liếm. So sánh vậy thấy tội
nghiệp con bò! Bởi mọi người xem lại cái hình và so sánh với cái lưỡi Phô Mai
Con Bò cười nó thân thiện dễ cưng và tỉnh táo làm sao, lưỡi nó đâu dài như con
bò điên của Trung Quốc! Gruuuu!
Khi đường lưỡi bò
bị thế giới và Tòa Án Trọng Tài Quốc Tế cắt xào nhậu thì mấy nghệ sĩ mà được
fan Việt yêu mến hàng năm qua đã lên tiếng gào thét:
“Trung Quốc không
thể thiếu một tấc đất: Chủ quyền lãnh thổ và biển Trung Quốc không cần kẻ khác
làm trọng tài. Trung Quốc không thể thiếu một chút gì, một tấc cũng không thể
rời”.
“这才是中国,一点不能少”(Giá tài thị trung quốc, nhất điểm bất năng thiểu. Đó mới là Trung Quốc, Một chút cũng không thể thiếu.)
Sao Trung Quốc yêu lưỡi bò: Lý Băng Băng và Lục Tiểu Ling
Đồng.
Nhằm xác định đường
lưỡi bò là của Trung Quốc, của những tên tuổi lớn từng được khán giả Việt Nam
sùng bái như: Lục Tiểu Linh Đồng, Phạm Băng Băng, dàn soái ca,… bla bla …
Thật sự nghệ thuật
và chính trị có thể không liên quan, nhưng khi những con người làm nghệ thuật
đã lên tiếng xấc xược về chủ quyền thì việc ngưỡng mộ thần tượng của các bạn
cũng nên xem lại. Vì chúng ta phải sống và giữ gìn bờ cõi chứ không thể sống để
ca ngợi những nghệ sĩ Trung Quốc đang có tư duy muốn xâm hại chính lãnh thổ của
dân tộc mình. Dẫu biết rằng các bạn cũng sẽ buồn vì có nhiều nghệ sĩ gắn liền
với tuổi thơ mình.
Tôi là một nghệ sĩ
người Mỹ — hiện hoạt động và đồng hành cùng Việt Nam, nên tinh thần và trách
nhiệm bảo vệ, yêu mến và giữ gìn mọi giá trị của Việt Nam cũng là một phần
trách nhiệm. Có thể chịu nhiều phán xét nhưng suy cho cùng tôi thấy mình cần
chia sẻ điều lẽ phải.
Tôi cũng từng từ
chối làm đại diện hình ảnh cho một hãng hàng không và công ty du lịch để quảng
bá các tour outbound sang Trung Quốc cho người Việt. Bởi với tôi việc quảng bá
Du Lịch Việt Nam cũng đã đủ cho mình niềm hứng khởi với hành trình khám phá bản
thân. Có nhiều tên tuổi lớn thế giới họ cũng từng bị cấm sang Trung Quốc, nhưng
sự nghiệp họ vẫn phơi phới đấy thôi.
Hà cớ gì mình lại
im lặng!
Kyo York (Việt Nam 2010).
Kyo York là nghệ danh của ca
sĩ, thầy giáo người Mỹ Kyle Cochran, xuất thân từ New York. Kyle đến Việt Nam
từ năm 2009, trong chương trình của Princeton, như một sinh viên thiện nguyện
đi dạy tiếng Anh cho trẻ em ở Hậu Giang. Từ đó Kyle đã gặp người yêu – nay chỉ
là bạn, biết nói tiếng Việt với giọng của dân đồng bằng sông Cửu Long, yêu
và hát nhạc và làm phim truyện bằng tiếng Việt, đồng thời sụt 25kg. Bạn
đọc có thể đọc thêm về Kyo York ở trang Facebook của ông tại:https://www.facebook.com/kyoyorkvn/
__._,_.___
No comments:
Post a Comment