CSKV
nhổ nước bọt vào dân phải xin lỗi: Sức mạnh của MXH!
- Bởi
Admin
12/04/2016
0
phản hồi
Nguyễn Quyết
Dân Luận: Chính
vì biết sức mạnh kinh khủng của mạng xã hội và truyền thông mà chính quyền luôn
tìm cách khống chế mảng này để tùy tiện làm những điều sai trái mà không ai
trừng phạt họ.
Anh cảnh sát khu vực mới xin lỗi về hành vi nhổ nước bọt, nhưng
còn một vấn đề lớn hơn chưa được giải quyết trong vụ này là quyền kiểm tra nhà
dân vào bất kỳ giờ giấc nào với những lý do trời ơi không giấy không tờ như
"tôi nghi ngờ có tội phạm ma túy trốn trong nhà chị". Người dân Việt
Nam sẽ còn tiếp tục bị hành bởi các anh cảnh sát khu vực như thế này.
Cảnh
sát khu vực Nguyễn Văn Bắc nói lời xin lỗi người dân: “Thưa chị Tú Anh, trong quá trình thực hiện
nhiệm vụ tôi đã có những cử chỉ, hành động chưa đúng. Bản thân tôi sẽ nghiêm
khắc kiểm điểm. Tôi xin lỗi chị”.
Ảnh Zing News.
Hôm
qua, nhân vật trong clip "Cảnh sát khu vực nhổ nước bọt vào
mặt dân"- Trung úy Nguyễn Văn Bắc (cảnh sát khu vực Công an phường
Trung Liệt, quận Đống Đa, Hà Nội) đã công khai xin lỗi chị Trần Tú Anh.
Nó
cho thấy rằng, cơ quan chức năng không dễ gì buộc báo chí phải đưa tin 1 chiều
theo ý mình.
Sau
khi được phỏng vấn, cấp trên của trung uý Bắc, lãnh đạo công an phường và công
an quận đưa ra những lý do bênh vực như: kiểm tra do có tin báo mất trật tự, không có chuyện nhổ nước bọt.
Tin
tức này nhanh chóng được 1 bộ phận báo chí đưa lên gây dư luận trái chiều.
Nhưng ngay sau đó, một số báo vẫn tiếp tục truy tìm sự thật, phỏng vấn tất cả
những người có liên quan và chỉ rõ, hành vi của Trung uý Bắc là không đúng, bao
che cũng không đúng.
Mặt
khác, nó cũng cho thấy sức mạnh của mạng xã hội ngày càng lớn. Người dân đã
biết dùng Facebook để "kiện" vượt cấp với những Tâm thư trên Facebook
gửi tới tướng Chung, tới Bí thư Đinh La Thăng, tới lãnh đạo nhiều cơ quan quản
lý nhà nước khác.
Nếu
clip nhổ nước bọt trên chỉ mang đến công an phường để khiếu nại thì không khác
gì con kiến kiện củ khoai. Nhưng khi đưa lên mạng xã hội thì nó lại có một kết
cục khác.
Mạng
xã hội đang góp phần gián tiếp vào việc giám sát các hoạt động của cơ quan công
quyền, cơ quan chức năng. Bởi với một chiếc điện thoại và tài khoản Facebook,
mỗi người dân có thể dễ dàng thể hiện bức xúc với những thứ trái khoáy, sách
nhiễu.
Mạng
xã hội giúp thông tin truyền tới nhiều người hơn và quan trọng là nó tới được
với báo chí, trở thành 1 nguồn tin đáng giá để báo chí thực hiện chức năng phản
ánh của mình.
Đời
sống báo chí đến nay đã không thể tách rời được mạng xã hội. Do đó, mỗi nhà báo
cần phải là 1 người truyền tin, một sứ giả cho tờ báo của mình cũng như là 1
kênh thu nhận thông tin từ mạng xã hội.
P/S:
Tài, tài thật! Tiên sư anh Mark Zuckerberg! He he!
Một
số tựa báo xung quanh vụ việc.
Chủ đề: Chính trị - xã hội
__._,_.___
No comments:
Post a Comment