Năm
2016 tẩy vết CSVN!
Dự đoán Tổng bí thư và chính trường Việt nam năm
2016
REUTERS/Kham/Files
Một năm đã qua đi với rất nhiều biến động trên thế giới cũng như
tại Việt Nam. Trong ngày cuối năm dương lịch 2015, RFI Việt ngữ đã đề nghị tiến
sĩ Phạm Chí Dũng, một nhà quan sát thời cuộc sắc sảo ở Saigon, thử đưa ra những
dự báo về chính trường năm tới.
RFI
: Thân chào nhà bình luận Phạm Chí Dũng. Thưa anh, bước
sang năm mới và vào thời điểm sắp diễn ra Đại hội Đảng lần thứ 12, hiện đang có
nhiều đồn đoán khác nhau. Anh dự đoán như thế nào về ban lãnh đạo mới và chính trường
Việt Nam trong năm 2016 ?
Nhà bình luận Phạm Chí Dũng : Theo tôi, quan điểm chính trị và diễn biến
chính trường Việt Nam trong năm 2016 sẽ được quyết định bởi hai yếu tố chủ quan
và khách quan.
Yếu tố chủ quan là nhân sự chủ chốt tại Đại hội 12. Yếu tố này có
thể chiếm khoảng 40%, khác nhiều với Đại hội 11 với khoảng 80%. Các yếu tố
khách quan là kinh tế, đối ngoại, dân chủ & nhân quyền tác động khoảng 60% đến
quan điểm chính trị và diễn biến chính trường Việt Nam trong năm 2016.
Trong thực tế, rất khó đoán định về dàn nhân sự chủ chốt Tổng bí
thư, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ trong Bộ Chính trị,
do tồn tại quá nhiều kịch bản nhân sự cho Đại hội 12. Và các kịch bản này lại
thay đổi thường xuyên, thậm chí đến phút chót trước khi bỏ phiếu.
Tuy nhiên, khả năng lớn hơn là Đại hội 12 sẽ kết thúc mà không một
thế lực chính trị nào giành ưu thế vượt trội. Do vậy, kịch bản có khả năng lớn
nhất là các phe chính trị thỏa hiệp với nhau để đưa ra những nhân vật có tính
trung lập, ít phụ thuộc phe phái.
RFI
: Vậy
những ai có thể được đưa vào các vị trí trong « tứ trụ », theo anh ?
Ngoài vị trí Chủ tịch Quốc hội vẫn không được xem là quan yếu, ba
vị trí còn lại là tâm điểm tranh giành.
Tôi cho rằng hai vị trí Tổng bí thư và Thủ tướng sẽ do những người
có xu hướng trung lập đảm trách. Vị trí Chủ tịch nước có thể thuộc về một phe
nào đó.
Dự đoán về vị trí Tổng bí thư thì khó hơn. Thú thật là song song
với việc phân tích, tôi phải sử dụng thêm phương pháp dự cảm như một cách «
nhìn » hướng về nhân vật Tổng bí thư. Phương pháp này mang lại kết quả là Tổng
bí thư tại Đại hội 12 là người cao khoảng 1,74 - 1,75 mét, khá đẫy đà, mặc áo
trắng. Có hai người dường như phù hợp với dự cảm của tôi, trong đó ông Trần Đại
Quang có xác suất phù hợp là 80%, còn ông Nguyễn Thiện Nhân chỉ phù hợp 20%.
Kết hợp phân tích và dự cảm cá nhân, tôi cho rằng ông Trần Đại
Quang có nhiều cơ hội nhất để trở thành Tổng bí thư. Nhưng cũng phải nói thẳng
là nếu ông Quang trở thành Tổng bí thư, tôi hơi lo ngại về xu hướng công an trị
sẽ phổ biến hơn ở Việt Nam. Nếu xu hướng này quá phổ biến, nó sẽ dẫn xã hội
Việt Nam vào một cuộc « tắm máu ». Vì thế, trách nhiệm lịch sử của ông Trần Đại
Quang là hết sức nặng nề.
RFI
: Phương pháp dự cảm của anh khá độc đáo, tạm gọi là «
gieo quẻ đầu năm » trong bối cảnh luôn thiếu vắng minh bạch thông tin…Giả sử
những tiên liệu về nhân sự là đúng, theo anh sau Đại hội 12, chính trường Việt
Nam sẽ như thế nào ?
Sau Đại hội 12, diễn biến chính trường sẽ tiếp tục xung đột lợi
ích và tranh giành quyền lực nặng nề hơn nhiều so với thời gian trước Đại hội.
Những xung đột này diễn ra trong cả năm 2016.
Năm 2016 cũng bắt đầu động thái tản quyền và xu hướng cát cứ ở địa
phương. Một số ủy viên cũ và mới của Bộ Chính trị sẽ tìm cách gia tăng ảnh
hưởng cát cứ và quyền lực cá nhân của họ tại một số địa phương.
Đến cuối 2016 xuất hiện khá nhiều dấu hiệu tách đảng Cộng sản.
Cùng lúc đó xuất hiện đảng đối lập nhưng chưa được chính quyền công nhận.
RFI :Về
mặt kinh tế, liệu có gì sáng sủa hơn năm 2015 hay không ?
Kinh tế năm 2016 ở vào giai đoạn tiền khủng hoảng và tác động nặng
nề đến chính trị, bao gồm các vấn đề nan giải như nợ xấu và nợ công không xử lý
được mà lại càng tăng. Ngân sách rất tồi tệ, một số ngân hàng chính thức phá
sản (thực ra ngân hàng đã phá sản từ cuối năm 2014 như các Ngân hàng Xây Dựng,
Đại Dương, GP không đủ khả năng chi trả). Trong khi viện trợ quốc tế và vay
mượn từ nước ngoài bị các đối tác cắt giảm mạnh…
Việt Nam bắt buộc phải trả 16 tỉ USD nợ đến hạn trong hai năm
2015-2016. Kinh tế xấu gây phản ứng xã hội dữ dội hơn năm 2015. Phản ứng xã hội
lan rộng, dẫn tới biểu tình và xung đột, tạo ra xu hướng dân chủ hóa không thể
đảo ngược.
Chính quyền do đó bắt đầu phải thực hiện « cải cách thể chế »:
giảm vai trò doanh nghiệp nhà nước, giảm độc quyền doanh nghiệp nhà nước, tăng
vai trò doanh nghiệp tư nhân.
Cuộc bầu cử Quốc hội tháng 5/2016 sẽ phải tăng tỉ lệ đại biểu
chuyên trách, độc lập, không đảng, giảm đại biểu kiêm nhiệm. Có thể có đột biến
về quyền lực tăng lên của Quốc hội trong năm 2016.
RFI
: Còn
về tình hình dân chủ và nhân quyền thì sao, thưa anh ?
Ba, bốn tháng sau Đại hội 12, tức vào khoảng giữa năm 2016, Việt
Nam bắt đầu bước vào lộ trình dân chủ từng bước, gần tương tự kịch bản Miến Điện
từ năm 2011, bất chấp Tổng bí thư và các chức vụ khác trong « tứ trụ » là ai.
Tại thời điểm cuối năm 2015, xu thế diễn biến của chính trường
Việt Nam theo kịch bản Miến Điện vào khoảng 15%. Trong năm 2016, xu thế này có
thể đạt tới 30-35%.
Do đó, độ mở dân chủ ở Việt Nam trong năm 2016 sẽ lớn hơn năm
2015. Vài lĩnh vực có thể mở đột biến. Chính quyền bắt đầu thừa nhận xã hội dân
sự. Bắt đầu lộ trình thả tù chính trị. Bắt đầu lộ trình thực hiện công đoàn độc
lập. Bắt đầu chuẩn bị ban hành Luật lập hội và có thể cả Luật biểu tình.
RFI :
Anh
có vẻ khá lạc quan…
Tôi cho rằng tình hình dân chủ, nhân quyền có thể lạc quan, nhưng
vấn đề đối ngoại thì không lạc quan lắm. Trung Quốc có khả năng gây hấn như năm
2014. Khu vực gây hấn tại Biển Đông và có thể cả biên giới phía Bắc với mức độ
và quy mô lớn hơn năm 2014. Do đó Mỹ sẽ can thiệp mạnh hơn về quân sự và chính
trị. Vai trò của Mỹ ở Việt Nam sẽ gia tăng, kéo theo xu thế ngả về Mỹ hơn của
Việt Nam.
Tất cả những vấn đề mà tôi dự báo chỉ là của riêng cá nhân tôi. Có
thể một số dư luận sẽ cho là tôi quá lạc quan về tình hình dân chủ - nhân quyền
trong năm 2016. Nhưng tôi xin nhắc lại, đây cũng chỉ là những phân tích và cảm
nhận riêng của tôi.
RFI : Xin chân thành cảm ơn tiến sĩ Phạm
Chí Dũng đã vui lòng dành cho chúng tôi cuộc phỏng vấn, với những dự đoán khá
táo bạo trong ngày cuối năm dương lịch 2015.
6335. Ủng hộ ai lên làm Tổng Bí thư?
Posted by adminbasam on 31/12/2015
Đôi
lời: Có lẽ nhiều người nhìn
thấy ở anh 3D là một người “chống Tàu”, qua những phát biểu của anh, nhưng
không nhận ra những việc làm của anh 3D hoàn toàn khác với những lời anh nói.
Thiết nghĩ, anh 3D cũng theo Tàu nhưng khéo hơn mấy anh kia ở chỗ anh ấy biết che
giấu. Chính anh 3D là thủ tướng đưa Tàu vào VN nhiều nhất so với các đời thủ
tướng ở VN từ trước tới nay, qua các dự án Bauxite, cho Tàu thuê rừng, cho Tàu
thắng thầu khắp nơi từ bắc vô nam…
Còn nhớ, trong khi đề xuất Quốc Hội nghiên cứu luật biểu tình hồi
năm 2011, anh 3D phát biểu “Nên bắt tay nghiên cứu Luật Biểu
tình…Tôi muốn nói ngắn gọn là phải thực hiện Hiến pháp“, thì cũng
chính anh 3D đã lệnh cho anh Hưởng ra tay dẹp các cuộc biểu tình. Cho nên, đừng
nghe những gì anh 3D nói, hãy nhìn những gì anh ấy làm.
Với chủ trương phổ biến thông tin đa chiều, mời bà con đọc bài
viết này, có quan điểm ủng hộ anh Ba:
___
31-12-2015
Mấy hôm nay, mọi
người đang bàn tán xôn xao đến chuyện bầu cử lãnh đạo đảng lần thứ XII. Tóm lại
làng phây chia ra thành hai phe rõ rệt, phe ủng hộ thủ tướng và phe chống thủ
tướng làm TBT. Điều khá ngạc nhiên là không thấy ai nhắc đến một ứng viên nào
đối trọng với ông Dũng? Mặt khác, chúng ta đều biết rõ nhân dân chả có quyền
bầu cử và ý kiến gì ở cái đất nước này, chuyện bầu bán là chuyện nội bộ của
đảng, mà TBT thì chỉ có 270 ủy viên trung ương đảng có quyền lựa chọn. Vậy
nguyên nhân nào mà dư luận đang dậy sóng chuyện ủng hộ hay không ủng hộ ông
Nguyễn Tấn Dũng làm TBT? Trước hết chúng ta thử nhìn lại tứ trụ triều đình
nhiệm kỳ vừa qua để xem họ đã nói gì, làm gì?
Ông TBT Nguyễn Phú
Trọng là người giáo điều lú lẫn, khi Trung cộng bắn giết ngư dân ta ở Biển
Đông, là chủ tịch Quốc hội ông ta bảo Biển Đông không có gì mới, ông quá xem
thường mạng sống của ngư dân. Khi lên làm TBT ông ta cứ mãi kiên định Mác Lê,
nói đến đa đảng là suy thoái đạo đức, chấp nhận phụ thuộc Trung cộng để giữ vững
sự lãnh đạo của đảng, ông là người nói về “thế lực thù địch” và CNXH nhiều nhất
trên truyền thông.
Ông chủ tịch Quốc
hội Nguyễn Sinh Hùng thì vừa sang Trung cộng về thì TQ công bố sẽ điều quân ra
nước ngoài chống khủng bố, ông đã từng nói với các phóng viên tại cuộc họp báo
được tổ chức ngay sau phiên bế mạc kỳ họp thứ nhất QH khóa XIII ngày 7/8/2011:
“Ta và Trung Quốc cần hòa bình, hữu nghị, hợp tác, đoàn kết để hai dân tộc cùng
tiến lên chủ nghĩa xã hội”.
Chủ tịch nước Trương
Tấn Sang tuy không ưa gì Trung cộng nhưng suốt ngày chỉ biết than ngắn thở dài;
nào là sâu bầy sâu tham nhũng, nợ công ngày càng tăng phải vay để trả, đồng chí
X,Y,Z… chứ chả thấy lập trường gì rõ rệt nhưng ông lại có được sự hậu thuẩn rất
tốt từ báo chí và những nhà báo tên tuổi ngoài đảng ủng hộ.
Nhìn lại lịch sử các
đời TBT Việt Nam từ khi thành lập 1930 đến nay thì có một điểm chung duy nhất
là, hầu hết TBT là người miền Bắc bên kia vĩ tuyến 17 và có xu hướng thân Trung
quốc, duy nhất có một sự khác biệt là có một người sinh ra và lớn lên tại huyện
Triệu phong – Quảng trị thuộc miền nam của VNCH là chống Trung cộng quyết liệt
nhất, đó là cựu TBT Lê Duẫn. Có lẽ vì điều này nên sau thời ông Lê Duẫn có một
quy định bất thành văn là TBT phải là người miền Bắc và bên kia vĩ tuyến 17, có
thể đó là lý do mà ông Nguyễn Tấn Dũng đang bị ngăn cản bằng mọi cách không cho
làm TBT lần này?
Không biết ai là
người chủ trương tạo ra cái sự phân bổ quyền lực theo vùng miền quái dị tại
nước ta bao năm qua? TBT phải là người miền Bắc, thủ tướng người miền Nam, phó
chủ tịch nước là phụ nữ… đó là một cơ chế mọi rợ sinh ra sự phân biệt vùng miền
rõ rệt đến người dân, mà đến giờ này người dân cũng chưa thể xóa bỏ được. Làm
sao lựa chọn được người tài, làm sao đoàn kết người dân để phát triển đất nước
trong khi những người lãnh đạo cao nhất nước còn phân biệt vùng miền như thế?
Thực ra ai cũng biết
ông Nguyễn Tấn Dũng có rất nhiều cái xấu như: tham nhũng, gia đình trị, điều
hành kinh tế kém, nói một đằng làm một nẻo… nhưng bù lại trong các lãnh đạo cao
cấp của cộng sản thì duy nhất ông dám có những phát biểu và làm một số việc làm
mát lòng dân chúng cũng như những người Việt hải ngoại như:
– Ngày 25/11/2011
lần đầu tiên một trong những quan chức cao cấp nhất của Việt Nam, Thủ tướng
Nguyễn Tấn Dũng, phát biểu một cách mạnh mẽ và công khai trên diễn đàn quốc
hội, gây ngạc nhiên cho dư luận trong cũng như ngoài nước. Ông nói “Năm 1974
Trung quốc đã dùng vũ lực cưỡng chiếm Hoàng Sa, thuộc quản lý của chính quyền Sài
Gòn, tức chính quyền Việt Nam Cộng Hòa”. Ông chỉ rõ Trung quốc là kẻ thù xâm
lược, lần đầu tiên chúng ta không còn nghe những từ “ngụy quân, ngụy quyền, mỹ
ngụy”. Ông Dũng là lãnh đạo đầu tiên công khai trước quốc hội gọi phía bên kia
chiến tuyến là chính quyền Sài Gòn, tức chính quyền Việt Nam Cộng Hòa, ông là
người lãnh đạo đầu tiên của cộng sản đã trả lại đúng tên cho chính quyền Sài
Gòn – Việt Nam Cộng Hòa.
– Ngày 23/5/2014,
tại diễn đàn kinh tế thế giới ông Nguyễn Tấn Dũng nói: “Việt Nam luôn mong muốn
có hòa bình, hữu nghị nhưng phải trên cơ sở bảo đảm độc lập, tự chủ, chủ quyền,
toàn vẹn lãnh thổ, vùng biển, và nhất định không chấp nhận đánh đổi điều thiêng
liêng này để nhận lấy một thứ hòa bình, hữu nghị viển vông, lệ thuộc nào đó”.
– Ngày 1/1/2014,
trong thông điệp đầu năm ông nhấn mạnh: “Phải đổi mới thể chế, xóa độc quyền,
nắm chắc ngọn cờ dân chủ”.
– Chính phủ của ông
Nguyễn Tấn Dũng cũng đã lập hồ sơ kiện Trung cộng ra tòa án quốc tế nhưng bị
treo lại ở bộ chính trị do ông Nguyễn Phú Trọng lãnh đạo, chính phủ do ông lãnh
đạo cũng lần đầu tiên trình dự thảo luật biểu tình lên quốc hội nhưng bị treo
lại tại quốc hội do ông Nguyễn Sinh Hùng làm chủ tịch.
Trong một chế độ
toàn trị như Việt Nam, ông Dũng còn chịu sự lãnh đạo của bộ chính trị mà dám
nói và làm những việc trên cũng đáng khen ngợi và chấp nhận được.
Tuy nhiên, có một
vài ý kiến cho rằng nếu ông Dũng làm TBT thì Việt Nam sẽ có Kim Yong Un hay
Putin. Tôi nghĩ rằng họ lo nghĩ như thế thì quá lo xa bởi VN khác với Nga cũng
như khác với Bắc Triều Tiên.
Nước Nga là một siêu
cường về quân sự có sở hữu vũ khí hạt nhân, là ủy viên thường trực LHQ, có nền
kinh tế mạnh, dự trữ ngoại hối cao, không ai có thể can thiệp được vào nội bộ của
họ.
Bắc Triều Tiên là
một nước nghèo, khép kín với thế giới bên ngoài, họ cai trị đất nước bằng súng
ống và bạo lực. Họ tự sản xuất vũ khí, nền kinh tế tự cung tự cấp, họ lại sở
hữu bom hạt nhân nên cũng không ai bên ngoài can thiệp được vào nội bộ nước họ,
người dân chả có được thông tin rộng rãi như Việt Nam.
Việt Nam chúng ta
thì khác, chúng ta là nước có nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, một mô hình
quái dị nên chúng ta phụ thuộc hoàn toàn vào nước ngoài, phụ thuộc vào các tổ
chức kinh tế trên thế giới… bởi chúng ta đã tham gia vào quá nhiều tổ chức kinh
tế trên thế giới nên chịu ràng buộc bởi các định chế khắt khe. Chúng ta vay nợ
quá nhiều nên chúng ta chịu sự phụ thuộc vào chủ nợ. Về quốc phòng, chúng ta
chịu phụ thuộc quá nhiều vào Nga, hầu hết vũ khí mua từ Nga mà Trung cộng lại
mua nhiều hơn! Chúng ta chỉ ăn mày vào dĩ vãng, ngày trước chúng ta dựa vào
chiến tranh nhân dân nên đã giành chiến thắng bằng mọi giá dựa trên xương máu
của nhân dân nhưng hiên nay mô hình đó đã không còn phù hợp, chiến tranh hiện
đại sử dụng toàn các phương tiện chiến đấu hiện đại mà điều này lại là bất lợi
của ta bởi vì nước ta quá nghèo.
Chúng ta sẽ không
thể có Kim Yong Un hay Putin bởi chúng ta hoàn toàn không giống họ, chúng ta
quá nghèo, nợ nần chồng chất và chịu quá nhiều áp lực và sự ràng buộc quốc tế.
Mọi chế độ độc tài
đều sụp đổ theo hai hướng phổ biến trên thế giới, đó là bị người dân vùng lên
lật đổ và tự diễn biến kiểu Myanmar và Nga. Hầu hết người dân Việt Nam đều mong
muốn được như Myanmar nhưng vấn đề ở chỗ Myanmar là mô hình độc tài cá nhân nên
Tổng thống có toàn quyền quyết định đường lối phát triển của đất nước, họ cũng
có đảng đối lập rất mạnh được lãnh đạo bởi một người đàn bà tài năng Aung San
Suu Kyi.
Hiện nay, chúng ta
chưa có Gorbachyov, Aung San Suu Kyi, cũng như chưa có Thein Sein thì tạm thời
phải chấp nhận thay đổi theo hai bước: Thứ nhất chuyển từ mô hình độc tài tập
thể sang độc tài cá nhân, quyết tâm vào TPP để công đoàn độc lập xuất hiện. Thứ
hai chuyển từ độc tài cá nhân sang mô hình dân chủ khi xã hội dân sự phát
triển, công đoàn độc lập hình thành và sẽ có Aung San Suu Kyi xuất hiện và dựa
vào các tổ chức quốc tế.
Cùng một lúc, chúng
ta không thể đòi hỏi phải chuyển đổi theo mô hình của Nga hay Myanmar khi mà
chúng ta chưa có TBT Gorbachyov, tổng thống Thein Sein.
Chúng ta không muốn
một cuộc cách mạng, không dám xuống đường biểu tình đòi dân chủ thì phương án
ủng hộ Nguyễn Tấn Dũng làm TBT để đưa Việt Nam vào TPP như ông đang theo đuổi
để có công đoàn độc lập, chịu ảnh hưởng của phương Tây qua TPP, dần thoát Trung
cộng là phương án khả dĩ nhất hiện nay. Sau đó muốn có dân chủ thì các nhóm xã
hội dân sự, công đoàn độc lập và người dân sẽ có trách nhiệm đòi hỏi giành lấy.
__._,_.___
No comments:
Post a Comment