Matthew
Trần:
HK làm ba kái chuyện chuyện tào
lao!!
Mỹ cung cấp vũ khí cho bọn csVN nhưng
thữ hoãi: bọn csVN có zám xài đễ chống lại bọn Chệt không?
Bọn csVN mà hễ thấy bóng záng thằng Chệt .. là
tái xanh mặt .. kặp đuôi vào zữa 2 kẵng sau chạy zài.
Kái chi chớ kái ni thì tui bão đãm đó
MT
From: Quyet Nong <>
To: VN-Share-News <>; 1 DĐKT <>
Sent: Tuesday, December 29, 2015 8:36 AM
Subject: 1 DĐKTTG Quân đội Việt - Mỹ xích gần nhau cùng ngăn TQ chiếm Biển Đông
To: VN-Share-News <>; 1 DĐKT <>
Sent: Tuesday, December 29, 2015 8:36 AM
Subject: 1 DĐKTTG Quân đội Việt - Mỹ xích gần nhau cùng ngăn TQ chiếm Biển Đông
Quân đội Việt (CSVN)-
Mỹ xích gần nhau cùng ngăn TQ chiếm Biển Đông
·
In
·
Chia sẻ:
Tàu
hải quân Đinh Tiên Hoàng của Việt Nam tại căn cứ Cam Ranh ngày 2/1/2013. Liên minh
quân sự Việt - Mỹ đang ngày càng thắt chặt trên mặt trận Biển Đông.
28.12.2015
Hoa Kỳ cung cấp võ khí cho một quốc gia cộng sản, điều không tưởng
cách đây nửa thế kỷ, nay đã thành hiện thực khi hai nước cựu thù tư bản Mỹ và
cộng sản Việt cùng hướng về một mục tiêu chung: ngăn cản Trung Quốc bành trướng
Biển Đông.
Trong bài nhận định hôm 28/12, tờ Global Post cho rằng liên minh
quân sự Việt - Mỹ đang ngày càng thắt chặt trên mặt trận Biển Đông.
Sự thay đổi không chỉ từ chính sách của Mỹ, mà còn được nhìn thấy
cả trong giới lãnh đạo Việt Nam khi bề ngoài họ vẫn tuyên bố duy trì tư duy
Mác-Lê, nhưng chủ nghĩa cộng sản bài tư bản đã bị đẩy lùi để nhường chỗ cho
thái độ yêu chuộng các nhãn mác của tư bản Mỹ.
40 năm sau cuộc chiến Việt Nam kết thúc, hai nước thù nghịch
thường tố cáo tội ác của nhau nay cùng nhau tố cáo một nước gây hấn thứ ba -
Trung Quốc - giữa lúc Bắc Kinh đang ráo riết xây dựng và quân sự hóa các đảo để
khẳng định chủ quyền trên toàn bộ Biển Đông.
Theo Global Post, trong số các quốc gia Đông Nam Á có tuyên bố chủ
quyền một phần ở Biển Đông, Việt Nam là nước duy nhất có sức mạnh quân sự đe
dọa tham vọng bành trướng của Trung Quốc.
Hải quân CSVN, một cánh tay của đảng cộng sản, giờ đây đã được
Washington mở đường để tuần tra biển với súng ống của Mỹ.
Năm ngoái, Toà Bạch Ốc dỡ bỏ một phần lệnh cấm vận bán võ khí sát
thương trên biển cho Hà Nội, cho phép Việt Nam phát triển năng lực quốc phòng
hàng hải.
Dù chỉ một phần, nhưng động thái này dẫu sao đi nữa cũng là một
dấu mốc lịch sử vì kể từ Thế chiến thứ hai, nhìn chung Mỹ chưa cung cấp võ khí
cho một nước cộng sản nào.
Ngoài Việt Nam, trên thế giới chỉ còn lại một số ít các nước cộng
sản bao gồm Cuba, Trung Quốc, Bắc Triều Tiên và Lào. Tất cả bốn nước này đều bị
cấm không được mua võ khí của Mỹ.
Biệt lệ duy nhất đối với lệnh cấm vận võ khí của Mỹ đối với các
nước cộng sản là vào những năm 80 khi cố Tổng thống Ronald Reagan chuẩn thuận
bán võ khí cho Trung Quốc trong nỗ lực giúp Bắc Kinh đánh đuổi bất kỳ mối đe
dọa nào từ đối thủ hàng đầu của Mỹ lúc bấy giờ là Liên Xô. Tuy nhiên, Trung
Quốc chưa từng nhận được võ khí của Mỹ vì Tòa Bạch Ốc đã đảo ngược quyết định
vào năm 1989 sau vụ Bắc Kinh thảm sát người biểu tình ở Thiên An Môn.
Như vậy, Việt Nam là nước cộng sản đầu tiên sau nhiều thập niên
mua được võ khí của Mỹ và một số giới chức Hoa Kỳ đang thúc đẩy xóa bỏ hoàn
toàn lệnh cấm ban hành năm 1984 khi Mỹ đưa Việt Nam vào danh sách Quản lý buôn
bán võ khí quốc tế (ITAR).
Các công ty sản xuất thiết bị quốc phòng của Mỹ từ nhiều tháng nay
đã bắt đầu ‘chào đón’ chính phủ Việt Nam.
Chính Washington cũng đang giúp Hà Nội tăng cường sức mạnh quân
sự. Trong số 119 triệu đôla Mỹ loan báo hồi tháng rồi nhằm hiện đại hóa lực
lượng hải quân các nước Đông Nam Á, có gần 20 triệu giúp đẩy mạnh khả năng tình
báo, giám sát và do thám trên biển cho Việt Nam.
Tuy nhiên, những sự thay đổi từ hai phía Việt - Mỹ ấy không có
nghĩa là Hà Nội đã sẵn sàng xoay trục hướng về Washington vì Hà Nội lâu nay vẫn
bị chi phối và lệ thuộc rất nhiều vào quốc gia cộng sản anh em Trung Quốc bên
kia đường biên giới.
Nhà nghiên cứu Đinh Kim Phúc từ Việt Nam nhận định:
“Theo tôi, chính sách của Việt Nam hiện nay là muốn cân bằng
quan hệ với các cường quốc trong đó có Trung Quốc vì Việt Nam đang yếu ở nhiều
thế từ kinh tế tới quân sự. Nhưng trong vấn đề này, khi quyền lợi của các siêu
cường đã bắt đầu xuất hiện rất rõ, Việt Nam phải nhìn thấy mình đang đứng ở đâu
và đi với ai để bảo vệ lợi ích sống còn của dân tộc. Vừa qua, Bộ trưởng Quốc
phòng Phùng Quang Thanh nói ‘mất đảng, mất chế độ thì sẽ mất biển đảo.’ Tôi nói
ngược lại ‘nếu biển đảo tiếp tục mất thêm thì chế độ sẽ mất’”.
Để thoát Trung và khẳng định vị thế trên bàn cờ quốc tế giữa những
hiểm họa gia tăng từ Trung Quốc ở Biển Đông, Việt Nam cần ý chí chính trị khôn
ngoan hơn là võ khí quân sự hùng hậu.
Các chuyên gia cho rằng, khác với Trung Quốc, vấn đề bảo vệ lãnh
thổ - chủ quyền của Việt Nam tùy thuộc rất nhiều vào thái độ dứt khoát của giới
lãnh đạo Hà Nội chứ không phải ở mức độ trang bị súng ống và năng lực quốc
phòng.
__._,_.___
No comments:
Post a Comment