heo VN


Image result for coronavirus

VN là chổ xả rác cho bọn tàu, người VN tỉnh ngũ đi.





ĐỐT LŨA ĐI EM ĐỂ DIỆT QUÂN THÙ.



https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEiawWm0mrEB_hcAesPVxwoBJelVLAqPb8O0CUvAO_9p5nbh9eDsduClHNeAVWV40wHXI4rTTmj6G0DOp08i-ajnN_e5bv1h0eVz8g_3kQAVE2Wj-x4w84-n5q_1Zdji8bD8xH7PfSrUcqo/s1600/Vi+moi+truong+trong+sach+cho+Viet+Nam+.jpg

ĐỐT LŨA ĐI EM ĐỂ DIỆT QUÂN THÙ.
Biểu tình 5/3/2017
Image result for bom xang
https://www.youtube.com/results?sp=EgIIAg%253D%253D&q=bi%E1%BB%83u+t%C3%ACnh+2017

Tuesday, 8 March 2016

Fwd: Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng - Cuối cùng và còn lại

 



From: Tung Pham <
Date: March 6, 2016 at 4:47:14 PM PST
To: undisclosed-recipients:;
Subject: Fwd: Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng - Cuối cùng và còn lại

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng - Cuối cùng và còn lại

Cập nhật lúc 04-03-2016 11:37:21 (GMT+1)
Tổng thống Mỹ Barack Obama và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Sunnylands. Ảnh: TTXVN



Mấy ai dám ngờ ông Dũng một lần nữa lại là lãnh đạo Việt Nam tham dự thượng đỉnh Mỹ-Asean tại nông trại Rancho Mirage, California nơi mà hồi tháng 6-2013 Tổng thống Mỹ Barack Obama có buổi họp với Tập Cận Bình, Tổng bí thư, Chủ tịch Nhà nước Trung Quốc, trên chủ đề “Thái Bình Dương còn đủ rộng để cho Mỹ và Trung Quốc chung sống với nhau”. Phải có cái nhìn đầy đủ như vậy mới nhận diện được tầm quan trọng và ý nghĩa của yêu cầu từ phía Mỹ đích danh Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhà lãnh đạo Việt Nam đến tham dự thượng đỉnh Mỹ Asean và gặp gỡ tay đôi với Tổng thống Barack Obama bên lề hội nghị này.

Có người đặt câu hỏi: Việt Nam có thật sư quan trọng với Hoa kỳ hay không? Qua hai hình ảnh trên, chúng ta có quyền nói rằng sau những ngập ngừng, e dè, ngần ngại, cuối cùng…qua thiện chí của Tổng thống Obama và của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại hội nghị cấp cao Sunnylands, Việt Nam và Mỹ thật sự quan trọng và cần thiết lẫn nhau. Trong thực tế, Việt Nam và Mỹ đã là hai đối tác làm ăn thân thiện, cạnh tranh lành mạnh trong thế giới Toàn Cầu Hóa, trong Tổ chức Mậu địch Quốc tế-WTO. Và nhất là mới đây trong Hiệp Định Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương vừa được ký kết tại Auckland, New Zealand hôm 4-2-2016. Bên cạnh đó VN và Mỹ đang xúc tiến những bước thực tiển và hiệu năng hơn trong công tác xây dựng Niềm Tin Chiến Lược tại mặt trận Biển Đông.

Tại buổi họp bên lề thượng đỉnh Mỹ-Asean hôm 16-2, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị Hoa kỳ có tiếng nói mạnh mẽ hơn và có những hành động thiết thực hơn hiệu quả hơn để yêu cầu TQ chấm dứt mọi hành động thay đổi hiện trạng của Biển Đông, đặc biệt là chấm dứt xây dựng các đảo nhân tạo với qui mô lớn, chấm dứt ngay việc quân sự hóa Biển Đông. Yêu cầu Hoa Kỳ thúc đẩy TQ phải tôn trọng và thực hiện đầy đủ tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông-DOC-sớm thỏa thuận thực chất Bộ Qui tắc ứng xử ở Biển Đông-COC. Thủ tướng Dũng còn yêu cầu Hoa Kỳ thừa nhận Việt Nam có một Nền Kinh tế Thị trườngVà yêu cầu Hoa Kỳ dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí sát thương cho ViệtNam-đây cũng là biện pháp quan trọng để củng cố lòng tin chính trị giữa hai nước, đồng thời tiếp tục hỗ trợ trong vấn đề tăng cường năng lực thực thi pháp luật trên biển, hỗ trợ kỹ thuật cho lực lượng Cảnh sát biển VN

Bày tỏ nhất trí với Thủ tướng Dũng, Tổng thống Obama khẳng định Hoa Kỳ lo ngại tình hình Biển Đông và ông ủng hộ mạnh mẽ những nỗ lực ngoại giao và tiến trình pháp lý nhầm giải quyết vấn đề tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông trên cơ sở luật pháp quốc tế. Tổng thống Obama khẳng định sẽ chỉ đạo các cơ quan Hoa Kỳ có chức năng liên hệ với những vấn đề ở trên, sẽ phối hợp với phía VN để đề ra các giải pháp xử lý phù hợp cho từng vấn đề nhầm tăng cường lòng tin và hiểu biết lẫn nhau và làm sâu sắc thực chất hơn Quan hệ Đối tác, Hợp tác toàn diện giữa Hoa Kỳ và VN.

Tôi nghĩ rằng Ban Chấp Hành Trung Ương, Bộ Chính Trị của ĐCSVN và ngay cả TBT Nguyễn Phú Trọng rất lấy làm phấn khởi nếu không muốn nói là kinh ngạc trước sự vận động hữu hiệu và những thành đạt của Thủ tướng Nguyễn tấn Dũng tại hội nghị cấp cao Mỹ-Asean tại Sunnylands. Do đó có nhiều người lầm tưởng Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng đang lấy lại thanh thế tại hội nghị Mỹ-Asean. Trong thực tế Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vốn dĩ là một nhà lãnh đạo mạnh của Việt Nam, uy tín và thanh thế của ông chưa hề bị sứt mẻ nhất là từ tầm nhìn của các nhà lãnh đạo thế giới bên ngoài. Ngay cả Chủ tịch Nhà nước Trung Quốc Tập Cận Bình cũng không dấu được sự nễ trọng của ông đối với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng mỗi lần được hội kiến.
TT Obama và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Ảnh: TTXVN
TT Obama và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Ảnh: TTXVN
Tại buổi họp bên lề thượng đỉnh Mỹ-Asean hôm 16-2, Thủ tướng Dũng đưa ra lời mời Tổng tống Obama viếng thăm chính thức Việt Nam. Lời mời của Thủ tướng Dũng được Tổng thống Obama đáp ứng thích đáng và sâu sắc. Tổng thống Obama cho hay ông sẽ có chuyến viếng thăm chính thức Việt Nam vào khỏang cuối tháng 5 này. Trước đây, Chủ tịch Trương Tấn Sang cũng như TBT Nguyễn Phú Trọng trong những chuyến thăm Mỹ cũng đưa ra lời mời Tổng thống Obama viếng thăm ViệtNam. Tổng thống Obama cũng chấp nhận lời mời, nhưng chưa bao giờ xác định thời gian và lúc nào ông sẽ viếng thăm Việt Nam. Động thái này biểu hiện sâu sắc sự quan tâm và coi trọng của Tổng thống Obama và Chính phủ Hoa Kỳ đối với lời mời của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

Có điều cần chú ý, cuối tháng 5-2016 là thời khoảng nhạy cảm với tình hình chính trị của Việt Nam- Đó là thời khoảng mà Việt Nam vừa hoàn tất bầu cử Quốc Hội khóa 14. 

Do đó những ngày cuối tháng 5-2016 cũng là thời điểm chuyển giao quyền lực ở Việt Nam, nhất là cho 3 vị trí chủ chốt: Thủ Tướng, Chủ Tịch nước và Chủ tịch Quốc hội. Câu hỏi đặt ra ngay bây giờ ai là người chính thức đại diện Việt Nam tiếp đón và chiêu đãi Tổng Thống Obama vào những ngày cuối tháng 5 này, nếu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vẫn còn đương tại chức? Cảm nhận sư phức tạp này, ngay tại buổi họp riêng giữa Mỹ à Việt Nam hôm 16-2 bên lề thượng đỉnh Mỹ-Asean, Thủ Tướng Dũng đã khẳng định “lãnh đạo và nhân dân Việt Nam sẽ chào đón Tổng thống Obama và ông sẽ giao cho bộ Ngoai giao VN phối hợp với phía Hoa Kỳ chuẩn bị tốt nhất cho chuyến viếng thăm. Thủ tướng Dũng bày tỏ vui mừng chuyến viếng thăm sẽ góp phần mở ra một giai đoạn hợp tác mới vì hòa bình và phát triển trong quan hệ đối tác, hợp tác toàn diện giữa hai nước, đưa quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ lên tầm cao mới”.

Trong lúc đó có tin đồn đoán rằng (theo VietNamnet hôm 26-2-2016) Ban Chấp Hành Trung Ương-BCHTƯ-và Bộ Chính Tri-BCT-của ĐCSVN đang cố gắng thuyết phục Chủ tịch Quốc Hội, Nguyễn Sinh Hùng nên rút ngắn thời gian hoàn tất bầu cử Quốc Hội khóa 14 trước thời hạn càng sớm càng tốt, không nhất nhất phải kéo dài đến tận cuối tháng Năm. Vì theo Hiến định sau bầu cử Quốc Hội mới, kỳ họp đầu tiên, các Đại biểu Quốc Hội sẽ bàn và phê chuẩn các Chức danh Nhà nước. Do đó Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội bắt buộc phải lên chương trình kỳ họp Quốc Hội khóa 13, diễn ra vào cuối tháng 3 đến đầu tháng 4. Có điều đáng chú ý ở đây, trong chương trình dự kiến có 3 ngày dành cho công tác nhân sự có nhiều khả năng liên quan đến việc bàn giao công tác giữa những chức danh nhà nước thuộc diện Quốc Hội bầu, phê chuẩn mà không liên quan gì đến Ban Chấp Hành Trung Ương-BCHTƯ-12, cho những ứng cử viên mới trúng cử tại Đại Hội Toàn quốc lần thứ XII. Như vậy trong kỳ họp vào cuối tháng 3 và đầu tháng 4 này, Quốc Hội khoá 13 (Quốc Hội cũ) có khả năng (dù là vi hiến) thực thi công tác nhân sự: bầu và phê chuẩn bàn giao công tác, chuyển giao quyền lực cho những ứng cử viên mới trúng cử tại Đại Hội-XII, chẳng hạn như Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang, Phó Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn thị Kim Ngân vào vị trí Chủ tịch nước, Thủ Tướng Chính phủ và Chủ tịch Quốc Hội.
Nhiều nhà trí thức và nhân sĩ Việt nam đã vô cùng nhạy cảm trước động thái vi hiến này của ĐCSVN. Ông Trần Hữu Dũng, Giáo sư Kinh Tế ở tận bên Mỹ tại viện đại học Wright-Ohio- người sở hữu trang mạng Việt Studies, đã phải lên tíếng cảnh báo nhẹ nhàng: “Có người nóng ruột rồi đó nha!”. Đúng vậy, sau khi được Tổng thống Hoa Kỳ Thông báo sẽ có chuyến viếng thăm Việt Nam và cuối tháng 5 này, ĐCSVN cuống cuồng lên vì lo sợ sự chồng chéo về quyền lực và người đại diện Chính phủ Việt Nam tiếp đón Tổng thống Hoa Kỳ nhất là vào thời điểm đó Thủ tướng Mguyễn Tấn Dũng vẫn còn tại chức. Cho nên ĐCSVN nhất là TBT Nguyễn Phú Trọng muốn dứt điểm vấn đề này càng sớm càng tốt. Với lại dùng Quốc Hội khóa 13, nghĩa là Quốc hội cũ, thực thi công tác nhân sự này thì dễ tin cậy hơn. Nếu đợi khoá họp đầu tiên của Quốc hôi khóa 14 (Quốc Hội mới) thì e rằng có thể có nhiều bất trắc xảy ra ngoài ý muốn của phe bảo thủ cực đoan của TBT Nguyễn Phú Trọng. Ngoài việc quá trễ, chồng chéo quyền lực và người đại diện tiếp đón và chiêu đãi Tổng thống Obama, Quốc Hội mới khóa 14 có nhiều thành viên vẫn còn là thân tín của Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng, ngay cả Chủ tịch của Quốc hội mới bà Nguyrễn Thị Kim Ngân. Họ có thể bất ngờ bắt-tay-nhau đề cử Thủ tướng Nguyên Tấn Dũng tiếp tục thêm một nhiệm kỳ nữa vì nhu cầu thiết yếu của tình trạng quốc gia đang đối đầu, tranh chấp gay gắt với TQ về chủ quyền biển đảo thuộc VN trên Biển Đông. Và vì uy tín, ảnh hưởng sâu đậm của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong sứ mệnh nâng cao vị thế Viêt Nam trên trường Quốc tế cũng như trong những quan hệ phát triển kinh tế, thương mại tự do- FTA-song phương hoặc đa phương với thế giới như với Nam Hàn, với Liên Minh Thống nhất Âu Châu E.U, Công đồng Kinh tế Âu Châu, và với 12 nước trên vành đai Thái Bình Dương xuyên qua Hiệp Định Thương Mại Tự Do-TPP- Và nhất là vị thế của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong phát triển quan hê Đối tác, Hợp tác toàn diện với Mỹ không ai có đủ tầm vóc thay thế được như chúng ta đã thấy tại hội nghị cấp cao Mỹ-Asean tại California. Dựa theo Hiến định Thủ tướng Việt Nam không cần phải là thành viên của BCHTƯ cũng như của BCT.

Trong khi Hà nội bối rối như vậy, thì Washington cho hay tháng Ba này một phái đoàn của tòa Bạch Ốc và Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ có thể sẽ đến Hà Nội để bàn thảo về lịch trình cụ thể cho chuyến công du Việt Nam của ông Obama. Ngoài một số tiết mục thông thường như lễ tân tiếp đón, quốc yến…phía Mỹ còn muốn biết là Tổng thống Obama sẽ đi đâu, gặp ai, hội kiến với những ai trong hàng ngũ lãnh đạo Nhà nước Việt Nam? 

Cũng như tầt cả các lãnh đạo của bất cứ quốc nào muốn tạo dấu ấn riêng cho mình tại các quốc gia mà họ viếng thăm, Tổng thống Obama cũng muốn có buổi phát biểu trước công chúng tại sân Tiền đình của Dinh Độc Lập cũ ở Saigòn. Nhưng phía VN quan ngại và đưa ra điều kiện chỉ sẽ có thể chấp nhận nếu Hoa Kỳ đồng ý hủy bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí sát thương. Qua đòi hỏi của Hà Nội về điều kiện hủy bỏ lệnh cấm vận vũ khí sát thương, cho phép chúng ta ngầm hiểu rằng đã có sự đồng ý của Hà Nội. 

Vì hôm 16-2 tại buổi họp giữa Tổng thống Obama và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bên lề hội nghị Mỹ Asean, tổng thống Obama có hứa sẽ xúc tiến việc chuẩn thuận đề nghị của Thủ tướng Dũng là hủy bỏ lệnh cấm vận vũ khí sát thương cho Việt Nam. Trong những tháng gần đây bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, Ashton Carter và TNS John McCain và nhiều yếu nhân khác của Mỹ cũng đã nhiều lần kêu gọi chính phủ Mỹ hủy bỏ lệnh này cho Việt Nam.

Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: internet
Có điều lý thú, trước tình hình đó hôm 26-2-2016, qua trang mạng BBC-London, Luật sư Vũ Đức Khanh đưa ra gợi ý xin phép chính phủ Việt Nam nên để Tổng thống Obama có bài phát biểu nêu trên tại quảng trường Ba Đình, nơi khai sinh Bản Tuyên Ngôn Độc Lập của nước ViệtNam Dân Chủ Cộng Hoà-năm 1945. “Đổi lại TT Obama, ngoài thỏa mãn một số yêu cầu cụ thể về hợp tác quân sự, ông cũng sẽ nhấn mạnh ý chí Độc Lập của dân tộc VN trong bối cảnh tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông. Đồng thời qua bài diễn văn này tổng thống Obama cũng có thể đưa ra một thông điệp mới định hình chính sách Á châu Thái Bình Dương của HK. Đây cũng là phép thử cho “Ý chí Độc lập” của lãnh đạo DCSVN, cái mà họ đang cần để ‘chính danh’ sư cầm quyền của họ.”. Chúng ta cũng nên nhớ rằng, tượng đài Nữ thần Tự Do, biểu tượng của nước Mỹ, đã từng được dựng lên trong nội thành Hà Nội vào những năm 30-40 của thế kỷ trước.

Dù cho Tổng thống Barack Obama có được diễn thuyết trước cộng đồng Việt Nam tại sân Tiền đình Dinh Độc Lập-Saigòn cũ hoặc tại Quảng trường Ba Đình ở Hà Nội, tôi tin chắc rằng nội dung của buổi diễn thuyết này sẽ vang dội rất xa trên toàn cầu và lôi cuốn sự quan tâm và phản ứng tất nhiên của các lãnh đạo chóp bu ở Trung Nam Hải-Bắc Kinh.

Từ đây đến cuối tháng 5-2016, chỉ còn không đầy 3 tháng. Bình thường đây là khoảng thời gian ngắn. Nhưng với những nhà lãnh đạo ĐCSVN hiện tại, với TBT Nguyễn Phú Trọng, đây là cả một chặng đường lịch sử khá dài đầy thách thức, đấu tranh rất cam go. Nhất là mỗi khi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vẫn còn đó như một biểu tượng Nhân văn, như một ý chí bảo vệ Tổ quốc, Độc lập, Tự do, Dân chủ và quyết tâm chống lại sự lệ thuộc ngoại bang, chống lại sự xâm lăng của Trung Quốc ở Biển Đông.
____
Tất cả dữ kiện trong bà viết trên đều được xây dựng trên những thong tin từ các websites sau đây:

Posted by: =?UTF-8?Q?NGUY=1AN_HO=C3=AF=C2=BF=C2=BDNG_B=C3=AF=C2=BF

No comments:

Featured post

Lisa Pham Vấn Đáp official-20/1/2025

Popular Posts

Popular Posts

My Blog List