From: 'Khai Vo' via banvang <
Date: 2016-03-11 1:36 GMT+11:00
Subject: Fw: Có nên xấu hổ khi mang quốc tịch Việt Nam CS ?
Date: 2016-03-11 1:36 GMT+11:00
Subject: Fw: Có nên xấu hổ khi mang quốc tịch Việt Nam CS ?
Làm
sao đòi hỏi công bằng khi bị cai trị bởi bọn CHXHCNVN: một đảng
cướp?
On Thursday, March 10, 2016 5:17 AM, Elvis Nguyen Tran <> wrote:
Có nên xấu hổ
khi
mang quốc tịch Việt Nam CS ?
Theo Đất Việt - By on March 9, 2016
Bạn
tôi nói: “Bất
công quá mày ạ. Chỗ tao làm, chỉ cần mang quốc tịch Mỹ hay châu Âu thì tự dưng
lương tăng gấp 4-5 lần so với lương của dân Việt mình. Mà có phải bọn nó là dân
Mỹ và Châu Âu gốc đâu, toàn sinh ra và lớn lên ở Việt Nam rồi sang đó du học,
tìm đường lấy quốc tịch rồi về Việt Nam làm việc.”
Tôi cũng đồng tình. Trước đây tôi có làm việc tại một công ty quốc doanh chuyên
về bất động sản. Lúc đó có anh kiến trúc sư tên Hải, sinh ra và lớn lên ở Việt
Nam, du học ở Tây Ban Nha được vài năm rồi lấy vợ và nhập quốc tịch Tây Ban
Nha.
Sau đó về làm cho công ty quốc doanh, tự dưng lương được nâng lên chín
ngàn đô Mỹ một tháng (????). Trong khi
cùng vị trí như anh Hải, các kiến trúc sư Việt Nam chỉ hưởng mức lương 20 – 30
triệu đồng. Chắc hẳn nhiều người nghĩ là vì anh Hải kia tài năng và được đào
tạo bài bản ở Tây Ban Nha nên mới có được mức lương cao như thế.
Thật ra thì
chỉ vì anh ta mang quốc tịch nước ngoài nên mới được tính mức lương như vậy mà
thôi. Bởi vì trong số những anh kiến trúc sư 20 – 30 triệu đồng kia, có những
ai rất tài năng, cũng được đào tạo ở Mỹ, Anh, Úc nhưng vì không có quốc tịch
ngoại nên đành chấp nhận mức lương bèo bọt.
Hỏi
ra mới biết, đa số các công ty ở Việt Nam, có truyền thống chuộng lao động nước
ngoài. Tự “ban hành” chính sách ưu đãi cho những người mang quốc tịch nước ngoài
và gọi họ là “chuyên gia”. Chính ở trong đất nước của mình mà công dân Việt Nam
còn bị coi rẻ như vậy, thì khi ra nước ngoài, còn ai coi trọng họ? Bản thân tôi
cũng từng rất xấu hổ khi cầm hộ chiếu Việt Nam ra nước ngoài. Cảm giác mình bị
coi thường vì là công dân của một quốc gia cộng sản dốt nát và lạc hậu. Có một
nghịch lý là nếu bạn mang quốc tịch nước ngoài (kể cả những nước đang phát
triển như Thái Lan, Singapore…) và đến Việt Nam làm việc, bạn sẽ được coi
trọng, được trả lương cao. Tại sao chính chúng ta còn không xem trọng chúng ta?
Chính phủ đang làm cái gì để công dân nước mình bị xem thường như vậy ngay trên
đất nước của họ? Chẳng lẽ chính phủ Việt Nam bất tài vô dụng đến mức ấy?
Từ
chuyện của Hằng
Bạn
tôi kể, có lần sang Úc du lịch, gặp một cô bé quê ở Thanh Hóa tên là Hằng. Hằng
tốt nghiệp Đại học Ngoại thương ở Hà Nội, sau đó xin visa sang Úc du lịch và
trốn ở lại làm nail cho một tiệm của người bà con. Đến nay cũng đã gần 2 năm,
Hằng sống bất hợp pháp tại Úc, luôn mong muốn tìm cách kết hôn với công dân Úc
để được ở lại hợp pháp. Hằng cho biết cô luôn cảm thấy lo lắng vì sợ một ngày
nào đó sẽ bị phát hiện và trục xuất về nước. Nhớ nhà, nhớ quê hương, nhưng cô
cho biết sẽ vẫn ở lại Úc cho đến khi được chính thức lưu trú tại quốc gia này.
Cô cho rằng ở Việt Nam sẽ chẳng bao giờ kiếm được nhiều tiền như làm nail ở Úc.
Nghe
qua câu chuyện của Hằng, tự dưng thấy khó chịu hơn. Một công dân Việt Nam, tốt
nghiệp một trường đại học có tiếng ở Hà Nội, sẵn sàng bỏ quê hương, bỏ gia
đình, sang Úc sống cuộc sống của một người làm nail, sống chui sống nhủi.
Hằng
không phải là cá biệt hay thiểu số, Hằng là một đại diện cho hàng ngàn người
Việt đang mong muốc trở thành công dân của Mỹ, Úc, Anh, Pháp, Nhật Bản, Hàn Quốc…
Điều đó xuất phát từ việc mong muốn có một cuộc sống tốt đẹp hơn, sung túc hơn
ở một quốc gia khác so với ở một quốc gia cộng sản Việt Nam bất công.
Đến chuyện 50 khách du lịch Việt trốn ở lại
Hàn Quốc
Dù
đã quen với tình trạng người Việt đi xuất khẩu lao động chui tại các nước có
nền kinh tế phát triển, tôi không khỏi ngạc nhiên khi biết gần 50 khách du lịch
Việt đã trốn đoàn để ở lại đảo Jeju (Hàn Quốc). Tôi bất ngờ vì số người bỏ trốn
lớn quá, chứng tỏ ngày càng nhiều người liều lĩnh hơn, sẵn sàng vi phạm pháp
luật để đạt được mục đích của mình.
Vậy nguyên nhân vì đâu mà dân ta lại đua
nhau tìm đến một xứ sở mới, không gia đình, thậm chí không có người thân thiết?
Câu trả lời thật đơn giản: mưu sinh là nhu cầu tất yếu của con người. Ai trong
chúng ta cũng mong muốn có một công việc tốt hơn, một mức lương cao hơn,
một cuộc sống tốt hơn hay một ước mơ đổi đời nào đấy. Thế nên, khi có cơ hội,
người ta sẽ sẵn lòng bất chấp tất cả để tìm tới miền đất hứa.
Sau
những cuộc chạy trốn bị phát giác, người ta lại kêu gọi siết chặt chế tài, tăng
nặng các hình thức xử phạt. Nhưng một cuộc sống chui nhủi nơi xứ người với tâm
trạng lấm la lấm lét thường trực khi đối mặt với nhân viên công quyền nước sở
tại đã là hình phạt khắc nghiệt nhất. Tôi tin, không ai muốn có một cuộc sống
như vậy trừ khi họ bị bắt buộc phải đánh đổi vì những nhu cầu bức thiết hơn.
Chính phủ (csVN) hãy tự biết xấu hổ
Tôi
tự hỏi, quan chức chính phủ Việt Nam có cảm thấy xấu hổ không khi chính công
dân nước mình bỏ trốn khỏi đất nước? Hay họ bận lo cho túi tiền riêng của họ mà
chẳng còn thời gian để mà xấu hổ? Một đất nước với hơn 90 triệu dân, đang ở
thời kỳ dân số vàng, vị trí địa lý chiến lược ở vùng Đông Dương và Châu Á, tài
nguyên thiên nhiên giàu có, và quan trọng là công dân thích bỏ trốn khỏi đất
nước. Sao lại nghịch lý như vậy?
Chính phủ Việt Nam có biết tự đặt câu hỏi như
vậy không? Lẽ ra với những thuận lợi như vậy, Việt Nam phải là điểm đến ao ước
của công dân các nước, chứ không phải là nơi mà công dân Việt Nam muốn rời bỏ
ra đi. Các nan đề: du học sinh Việt không trở về nước, du khách Việt Nam trốn ở
lại Hàn Quốc, phụ nữ Việt Nam muốn lấy chồng nước ngoài, lao động Việt Nam muốn
ở lại Nhật Bản… Sao các nan đề này không được giải quyết triệt để? Đừng
đổ lỗi cho chính những công dân muốn rời bỏ đất nước mà hãy tự suy ngẫm lại,
chính phủ đã làm gì để họ phải ra đi?
Lần
sau, khi phải ra nước ngoài, cầm theo hộ chiếu Việt Nam, bạn đừng mặc cảm, đừng
xấu hổ, bởi bạn đâu được quyền tự do lựa chọn quốc tịch của mình. Kẻ phải xấu
hổ thay cho bạn, đó là chính phủ Việt Nam CS.
Cao
Huy Huân
THEO BBC -
Vụ án ở Long An: 'công vụ' và 'công bằng'
Luật
sư Ngô Ngọc TraiGửi cho BBCVietnamese.com
·
9 tháng 3 2016
Ngoài
phiên tòa ở Long An xử Nguyễn Mai Trung Tuấn
Mới đây em
thiếu niên Nguyễn Mai Trung Tuấn 15 tuổi ở Long An bị xử phạt 2 năm 6 tháng tù
về tội cố ý gây thương tích trong một vụ việc chống người thi hành công vụ.
Xung
quanh vụ án này nhiều bất cập được nêu ra, có ý kiến cho rằng tại sao lại xử tù
một em thiếu niên nhỏ tuổi mà không cho em về tiếp tục đến trường?
Một
số luật sư nghi ngờ kết quả giám định thương tích ở mức 35% của bị hại Trưởng
công an xã, vì theo Điều 12 Bộ luật hình sự em Tuấn nhỏ tuổi chỉ phải chịu
trách nhiệm hình sự về tội rất nghiêm trọng do cố ý.
Và
theo quy định tại Điều 104 Bộ luật hình sự, nếu thương tích của bị hại dưới 31%
thì không xử lý em Tuấn, đằng này thương tích bị hại là 35%. Một số người nghi
ngờ kết quả giám định đã được nâng lên để đủ mức xử lý hình sự em Tuấn.
Là
một luật sư, qua vụ án được công luận quan tâm này, tôi thấy cần chỉ ra những
bất hợp lý trong việc giải quyết các vụ án lâu nay.
Công vụ là gì?
Lâu
nay nhiều người bị xử lý hình sự về tội chống người thi hành công vụ, nhưng
pháp luật lại chưa xác lập một nội dung rõ ràng về công vụ.
Mặc
dù vậy có thể hiểu công vụ là việc làm của cán bộ công chức thực hiện theo đúng
chức năng nhiệm vụ quyền hạn được pháp luật quy định, có hai điều kiện tiên
quyết đó là người thực hiện phải là cán bộ công chức nhà nước và việc làm phải
đúng chức năng nhiệm vụ theo pháp luật.
Vậy
nếu việc làm của cán bộ công chức không đúng quy định pháp luật, ví như sai về
thẩm quyền, sai về cơ sở căn cứ pháp lý, sai về trình tự thủ tục, thì đó không
phải công vụ.
Và
đương nhiên người dân không có nghĩa vụ phải chấp hành hợp tác với một việc làm
sai.
Nhưng
lâu nay trong các vụ chống người thi hành công vụ, cơ quan giải quyết thường ít
quan tâm xem hành vi công vụ có sai phạm gì không, mà họ chỉ nhìn vào hành vi
chống đối để xử lý.
Trong
khi luật đã quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng nhóm cán bộ
công chức nhằm xác định rõ ràng tránh làm sai, ảnh hưởng đến lợi ích nhà nước,
lợi ích người dân.
Và
luật cũng quy định về thể thức, trình tự, thủ tục nhằm buộc các hoạt động công
vụ phải đúng đắn, tránh mờ ám khuất tất, làm bừa làm bậy.
Đó
cũng là trang bị cho người dân cơ chế hiểu biết để kiểm soát phòng ngừa, biết
được đúng sai để bảo vệ quyền lợi cho mình.
Như
vậy, đúng ra một hành vi dù được thực hiện bởi cán bộ công chức nhưng không
đúng quy định pháp luật thì phải không được coi là công vụ.
Bởi
không có pháp luật nào, không có nhà nước nào chấp nhận một việc làm sai pháp
luật là công vụ nhân danh nhà nước. Kết quả của việc làm đó sẽ không có lợi cho
nhà nước, không có lợi cho người dân, đó là hành vi xâm hại, đó không phải công
vụ.
Và
trước một hành vi xâm hại người dân có quyền phòng vệ chính đáng.
Đúng cũng xử lý
Thực
tế lâu nay nhiều trường hợp phản đối công vụ, có cơ sở chính đáng vẫn bị xử lý
về hành vi chống người thi hành công vụ.
Nhiều
hành vi công vụ bị chống đối thực chất chứa đựng những vi phạm khiến người dân
bất bình, đặc biệt trong lĩnh vực cưỡng chế thu hồi đất. Nhưng pháp luật lại vô
lý khi buộc người dân phải chấp nhận trước rồi khiếu nại sau.
Cụ
thể luật khiếu nại quy định người khiếu nại có nghĩa vụ chấp hành quyết định
hành chính mà mình khiếu nại trong thời gian khiếu nại. Điều này rất dễ dẫn đến
việc buộc người dân phải chấp nhận một việc làm sai.
Khi
đó tổn hại gây ra sẽ làm mất đi tính đúng đắn nghiêm chính của hoạt động thực
thi pháp luật.
Ví
như nhiều trường hợp người dân phản đối cưỡng chế thu hồi đất do đang có khiếu
nại về kiểm đếm tài sản trên đất hoặc đo đạc sai diện tích.
Vậy
khi buộc người dân phải chấp nhận quyết định thu hồi trước, khiếu nại sau, nếu
việc giải tỏa mặt bằng san lấp thi công làm mất đi cơ sở giải quyết khiếu nại
thì sao?
Thực
tế đã cho thấy nhiều trường hợp người dân khiếu nại đúng, cơ quan thu đồi đất
đã đo đạc sai diện tích hoặc kiểm đếm sai tài sản.
Công bằng cho
dân
Facebook
Nguyễn Mai Trung Tuấn
Việc
buộc người dân thi hành quyết định hành chính trước khiếu nại sau, sẽ dẫn đến
buộc người dân phải chấp nhận một việc làm sai. Đây là ngang trái khiến cho
việc giải quyết các sự vụ không được thấu tình đạt lý.
Hiểu
biết của người dân sẽ chẳng còn ý nghĩa, kiến thức pháp luật sẽ chẳng còn tác
dụng khi phát hiện ra việc làm sai mà vẫn phải chấp nhận.
Đó
là bất công dẫn đến những vụ chống người thi hành công vụ thường hay xảy ra
trong thu hồi đất.
Để
tránh chống đối cần thay đổi pháp luật theo hướng chỉ cưỡng chế giải tỏa mặt
bằng sau khi có bản án hành chính của tòa án phân định rõ ràng về pháp lý và
quyền lợi rồi mới thực hiện.
Vì
một khi những băn khoăn của người dân chưa được giải quyết rõ ràng thì người ta
sẽ có xu hướng chống đối việc cưỡng chế.
Cưỡng
chế thu hồi đất cũng là loại công vụ hay sai về cơ sở pháp lý và trình tự thủ
tục. Trong khi việc xử lý lâu nay các cơ quan thường xem nhẹ sai phạm về trình
tự thủ tục, coi đó là hoạt động có thể bổ sung hoàn thiện sau hoặc sửa chữa cho
phù hợp.
Đây
là quan điểm không công bằng, vì thủ tục cũng là luật định. Vi phạm thủ tục
cũng là vi phạm pháp luật, vậy tại sao cán bộ lại được vi phạm mà người dân thì
lại phải yêu cầu tuân thủ pháp luật?
Đây
cũng là nhận thức sai lầm khiến cho công tác giải quyết các vụ án nhiều năm qua
đã không giúp ích gì cho việc ngăn giảm các vụ chống đối.
Vì
thực tế những vi phạm về thủ tục như việc niêm yết, việc gửi quyết định, việc
thông báo trước, chính là những chiêu trò xấu mà cán bộ làm với người dân, bộc
lộ đạo đức công vụ yếu kém, cẩu thả coi thường pháp luật, chính là nguyên nhân
dẫn đến bất bình chống đối.
Cho
nên để giảm tránh chống người thi hành công vụ, cần nghiêm khắc coi vi phạm về
trình tự thủ tục cũng như vi phạm về thẩm quyền, đều là làm sai pháp luật, cần
bị hủy bỏ không được coi là công vụ.
Còn nhiều bất
cập
internet
Dân phản đối chính quyền thu hồi đất
Để
công bằng cho người dân, trong quá trình giải quyết các vụ chống người thi hành
công vụ cần làm rõ xem hành vi công vụ có vi phạm gì không?
Nếu
phát hiện ra vi phạm về thẩm quyền, cơ sở pháp lý, trình tự thủ tục, thì đó
phải được coi không phải công vụ và không xử lý hành vi chống người thi hành
công vụ. Hành vi chống đối cần được xem là phòng vệ chính đáng.
Trường
hợp người dân gây ra thương tích thì có thể bị xem xét xử lý do vượt quá giới
hạn phòng vệ chính đáng.
Trong
vụ án của em thiếu niên Nguyễn Mai Trung Tuấn ở Long An, không thấy các cơ quan
tư pháp làm rõ xem việc cưỡng chế có vi phạm gì không. Vụ án theo đó còn nhiều
nghi vấn, nhiều khúc mắc chưa được làm rõ.
Nhìn
rộng ra nền tư pháp Việt Nam còn nhiều bất cập, đằng sau mỗi vụ án nổi cộm ẩn
dấu những bất cập pháp luật cần được xử lý. Bởi vậy cải cách tư pháp dù là chủ
trương đúng nhưng còn rất nhiều việc phải làm.
Song
dường như Ban chỉ đạo cải cách tư pháp trung ương vẫn chưa sẵn sàng nắm bắt vấn
đề để tháo gỡ. Bằng chứng là vẫn có những vụ án rất chậm được xử lý trong khi
đương sự phải cay đắng chịu đựng ví như vụ Hàn Đức Long ở Bắc Giang.
Ban
chỉ đạo cải cách tư pháp trung ương cần lắng nghe tiếng nói phản ánh của giới
luật sư, những người hàng ngày đối diện với những bất cập pháp luật.
Có
thế những vướng mắc mới được chỉ ra tháo gỡ, nền tư pháp Việt Nam mới có khả
năng được trở lên công minh tiến bộ.
Bài viết thể hiện
quan điểm riêng của luật sư Ngô Ngọc Trai từ VP Luật Công Chính, Hà Nội.
__._,_.___
Posted
by: <vneagle_1
No comments:
Post a Comment