heo VN


Image result for coronavirus

VN là chổ xả rác cho bọn tàu, người VN tỉnh ngũ đi.





ĐỐT LŨA ĐI EM ĐỂ DIỆT QUÂN THÙ.



https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEiawWm0mrEB_hcAesPVxwoBJelVLAqPb8O0CUvAO_9p5nbh9eDsduClHNeAVWV40wHXI4rTTmj6G0DOp08i-ajnN_e5bv1h0eVz8g_3kQAVE2Wj-x4w84-n5q_1Zdji8bD8xH7PfSrUcqo/s1600/Vi+moi+truong+trong+sach+cho+Viet+Nam+.jpg

ĐỐT LŨA ĐI EM ĐỂ DIỆT QUÂN THÙ.
Biểu tình 5/3/2017
Image result for bom xang
https://www.youtube.com/results?sp=EgIIAg%253D%253D&q=bi%E1%BB%83u+t%C3%ACnh+2017

Thursday, 10 March 2016

Bầu cử ở Mỹ, nhìn từ bên ngoài



Nguyễn Hưng Quốc đã viết rất tầm bậy là: “Nhiều người hiện nay không mong TRUMP là ứng cử viên TT và không thắng trong cuộc bầu cử”
Xin hỏi tại sao ông TRUMP lại dẫn đầu ? Vậy thì không ai ủng hộ mà lại dẫn dầu hay sao ?
Nguyễn Hưng Quốc đúng là tên miệng thúi ! Hãy câm miệng đi đừng nói bá láp !

Lincoln Nguyễn
9.3.2016

From: DienDanCongLuan
Sent: Wednesday, March 09, 2016 5:59 PM
Subject: [DDCL] Fw: Fwd: NGUYEN HUNG QUOC :Bầu cử ở Mỹ, nhìn từ bên ngoài..

 
  

 
Tổng Thống Donald J. Trump?

Vũ Linh


daily news brain dead
...giữa hai ứng viên bị nhiều người... ghét nhất, là bà Hillary và ông Trump...

Kết quả bầu sơ bộ ngày 1/3 trong nội bộ hai đảng DC và CH đã được công bố và tất cả đã nhìn rõ chiến thắng vĩ đại của tỷ phú Donald Trump cùng với chiến thắng hiển nhiên của bà Hillary.

Bên DC, đúng như dự đoán, hậu thuẫn của cụ xã nghiã Bernie Sanders không thâm nhập nổi vòng đai bảo thủ phía nam. Trong 11 tiểu bang, bà Hillary thắng tại 7. Cụ Sanders thắng được 4 tiểu bang ngoài cấm địa bảo thủ là tiểu bang nhà Vermont, Oklahoma, Colorado, và Minnesota. Con đường hoan lộ của bà Hillary có vẻ nhiều ổ gà, vì những tiểu bang còn lại đều có khuynh hướng cởi mở hơn, có thể đón nhận ông Sanders dễ hơn là mấy tiểu bang miền nam.

Dù sao, nhiều người nghĩ cuối cùng bà cũng sẽ thắng thôi. Coi như bà Hillary có quyền mơ tưởng tới đại hội đảng. Và chuẩn bị cuộc “thế chiến thứ ba” với ông Trump!

Ngày 1 tháng 3 là ngày chiến thắng vĩ đại của tỷ phú Donald Trump. Trong 11 tiểu bang có bầu sơ bộ của CH, ông đã thắng tại 7. Ông Cruz thắng tại ba tiểu bang Texas, Oklahoma và Alaska, trong khi ông Rubio thắng tại Minnesota.

Chiến thắng của ông Trump cực kỳ quan trọng vì đã chứng minh được ít nhất hai chuyện: thứ nhất ông đã hạ được ông bảo thủ cực đoan Cruz tại địa bàn bảo thủ miền nam, và thứ nhì, ông đã đẩy được ông Rubio ra ngoài biên. Tuần tới, nếu ông Rubio thua luôn tại tiểu bang nhà Florida thì coi như ông có quyền về nhà vẽ kế hoạch cho năm 2020.

Chỉ 6 tháng trước đây, trên khắp nước Mỹ, từ truyền hình đến truyền thanh đến báo ngày, báo tuần, báo mạng, không có ai đã tiên đoán được hiện tượng Trump!

alt
Cách đây nửa năm, ông James Fallows, một trong những nhà báo lão thành uy tín nhất Mỹ, đã viết xác xuất của ông Trump trở thành ứng viên của CH là “exactly zero”. Khỏi cần dịch. Nhà báo cột trụ Chris Cillizza của Washington Post bảo đảm không có cách gì ông Trump thắng được cuộc bầu sơ bộ CH.

Kẻ viết này phải “thành thật khai báo” là chỉ giỏi đọc báo cọp trên mạng nên cũng “sao y bản chính”, đoán sai bét ngay từ đầu khi cho rằng ông Jeb cuối cùng sẽ chạy đua cùng bà Hillary trong khi các ông Trump, Cruz và Rubio chỉ là những ca sĩ phụ, hát mở màn trước khi ca sĩ chính Jeb ra sân khấu. Dù vậy, kẻ viết này cũng được giải an ủi khi trên cột báo này đã chỉ có bài giới thiệu về ba ứng viên là các ông Trump, Cruz, và Rubio, mà không viết gì về các ứng viên khác. Dường như đã có “linh tính” là chỉ có ba vị này mới chính là ngôi sao thực sự trên bầu trời CH.

Hiện tượng Trump đã đảo ngược tất cả mọi lý thuyết, mọi lý luận, mọi tính toán về chính trị Mỹ. Một hiện tượng từ xưa đến giờ chưa hề xẩy ra.

Có thể nói trong cuộc tranh cử này, ông Trump đã vi phạm tất cả mọi điều húy kỵ nhất trong kỹ thuật vận động bầu cử Mỹ:

- Ông là người tuyệt đối không có một chút kinh nghiệm chính trị, cũng chưa bao giờ đi vận động tranh cử bất cứ chức vụ gì, kể cả… tổ chức cộng đồng.

- Ông ra tranh cử với một quá khứ chính trị mù mờ nhất, nay vầy mai khác chẳng có quan điểm gì rõ rệt hay bất biến, và bây giờ cũng chẳng có chương trình kế hoạch gì cụ thể ngoài hai đề nghị trục xuất hết di dân lậu và cấm di dân Trung Đông vào Mỹ, kèm theo khẩu hiệu chung chung sẽ làm cho nước Mỹ vĩ đại lại.

- Ông là chuyên viên ăn nói vung vít, chẳng cần biết “phải đạo chính trị” là gì. Ông cũng là chuyên gia sỉ vả tất cả thiên hạ, không nể ai cũng chẳng chừa ai, từ TT Obama và cả đảng DC dĩ nhiên, đến đôi bạn tâm giao là hai ông bà Clinton, rồi đến di dân gốc Mễ, di dân Trung Đông, cả giới truyền thông, tẩy chay cả Fox News là tiếng nói lớn nhất của khối bảo thủ, chọc quê những người tật nguyền, chê người hùng McCain, đả kích Đức Giáo Hoàng, chửi tổng thống Mễ, nhục mạ tất cả các ứng viên khác, nhưng lại ca ngợi Putin, khen tài của cậu Ấm Ủn đã thanh toán được hết các đối thủ, trích dẫn nhà độc tài phát-xít Mussolini, không phản đối hậu thuẫn của lãnh tụ Ku Klux Klan, đòi trục xuất hết di dân nhưng lại mướn toàn di dân lậu làm việc cho các khách sạn, sòng bài, và các công trình xây cất của ông, và lấy vợ là di dân luôn. Rồi mới đây, trong cuộc tranh luận trên TV ngày 3/3 lại còn có dịp khoe bóng gió kích thước... của quý của mình nữa. Tổng thống tương lai của Mỹ?

Chẳng những vậy mà quái lạ thay, mỗi lần phạm một đại húy kỵ thì y như rằng, trong khi cả thế giới đoán ông sẽ tiêu tùng, hậu thuẫn của ông lại nhẩy vọt lên vài điểm!

Phải nói cho chính xác là ông Trump đã lôi cuộc vận động tranh cử tổng thống xuống bùn, để chỉ còn là một cuộc chạy đua xem ai nhục mạ giỏi hơn ai, chẳng ai để ý đến chính sách ngoại giao hay chương trình kinh tế gì hết. Đợi đến ngày ông Trump chạy đua cùng bà Hillary, ta sẽ thấy một tình trạng xuống cấp còn thê thảm hơn nữa. Báo chí đăng tin bà Hillary không phải tay vừa, đã chuẩn bị kỹ, thành lập một nhóm chuyên gia đặc biệt có bổn phận đi truy cứu gia phả ba đời của ông Trump, cũng như nghe lại tất cả mọi lời nói trong mấu chục năm trên các show TV của ông, truy xét tất cả những giao dịch kinh doanh từ đời bố ông Trump. Cuộc chạy đua này có nhiều triển vọng chỉ là một cuộc chửi bới tay đôi, có thể nói là dơ bẩn nhất từ xưa đến nay.

Sự thành công của ông Trump còn có một đặc điểm chưa từng thấy: ông thành công mặc dù cả guồng máy lãnh đạo đảng CH tìm đủ cách chống hay cản ông. Những tên tuổi lớn nhất của đảng CH như cựu TT Bush, TNS McCain, cựu Thống Đốc Romney, lãnh đạo CH tại Thượng Viện, Chủ Tịch Hạ Viện, và hàng loạt nghị sĩ, dân biểu, thống đốc, chính khách, chuyên gia, đã lên tiếng chỉ trích ông Trump thậm tệ, cảnh giác ông Trump sẽ phá nát đảng CH. Ngay cả tạp chí National Review, là cơ quan ngôn luận lớn nhất của khối bảo thủ, cũng đã ra ấn bản đặc biệt với bài viết của cả chục chính khách và nhà báo kỳ cựu và uy tín nhất của khối bảo thủ, kịch liệt đả kích ông Trump là “bảo thủ mạo danh”.

Cách tranh cử của ông Trump sẽ làm đau đầu tất cả các chuyên gia cũng như giáo sư chính trị học trên thế giới. Tất cả các sách giáo khoa, luận án về chính trị Mỹ bảo đảm sẽ phải viết lại.

Phân tích về chiến thắng của ông Trump, các chuyên gia (lần này không biết sẽ sai nữa hay không!) đã nhận thấy có ba yếu tố quan trọng nhất:

1. Sự dồn nén và bực tức tràn hông, cũng như nỗi lo sợ lớn của một khối rất lớn cử tri, trước những chính sách thiên tả ngày càng quá xa của TT Obama, sự lộng hành quá mức của những nguyên tắc “phải đạo chính trị” mà thực tế chỉ là “phải đạo cấp tiến”, những nguy cơ đe dọa lối sống, tôn giáo, những giá trị cơ bản, nền tảng gia đình, công ăn việc làm, và ngay cả sinh mạng của họ. Hiện tượng Trump chính là phản ứng ngược chống lại hiện tượng Obama.

2. Sự phân hoá quá mức trong hàng ngũ CH, khi mà có tới 17 người nhẩy ra tranh cử tổng thống, cho dù đại đa số chẳng có một tia hy vọng nào ngay từ đầu, kể cả những người như ông Carson mới rút lui tuần rồi. Việc phân hoá này giúp ông Trump thắng lớn mặc dù tỷ lệ phiếu ông thu được chỉ khoảng một phần ba số cử tri đi bầu. Ngay từ đầu, nếu chỉ có chừng vài ba ông bà, thì ông Trump đã gặp khó khăn hơn nhiều.

3. Cá tính ông Trump và nhất là cách diễn đạt của ông trước cử tri và TV. Tuy ông Trump chẳng có chút kinh nghiệm vận động tranh cử gì, nhưng với kinh nghiệm mấy chục năm làm show trên TV, ông hiểu rõ tâm lý đại chúng và biết rõ cách thu hút sự chú ý và cảm tình của thiên hạ. Thể chế bầu bán dân chủ kiểu Mỹ thực tế vẫn chỉ là một trò show tiêu khiển dựa trên khả năng thu hút người coi và người nghe, chứ không hề dựa trên khả năng hay kinh nghiệm chính trị gì hết. Quan trọng hơn cả là những điều ông Trump lớn tiếng đả kích được rất nhiều người coi như đúng sự thật, những sự thật chói tai mà nhiều người không dám nói hay không dám nghe.

Viễn ảnh một tổng thống Trump chưa bao giờ gần sự thực như bây giờ. Chỉ khiến các lãnh đạo CH điên đầu không biết phải làm cách nào để chặn ông.

Báo chí đăng tin các vị này đang liên tục họp kín bàn kế sách đối phó. Có nhiều kịch bản đang được tranh cãi.

Một kịch bản là áp lực ông Rubio rút lui vì vô vọng, để cựu thống đốc và ứng viên tổng thống Mitt Romney ra tranh cử thay thế. Bây giờ dĩ nhiên quá muộn để ông Romney có thể hạ ông Trump, nhưng ít ra, ông Romney có hy vọng sẽ lấy đủ phiếu cử tri đoàn để khiến ông Trump không hội đủ số phiếu tối thiểu 1.237 phiếu trong vòng bầu đầu tiên tại đại hội đảng. Đưa đến cuộc bầu vòng hai. Theo luật lệ CH, thì qua đến cuộc bầu vòng hai, cử tri đoàn hoàn toàn có quyền tự do, muốn bầu cho ai thì bầu, không còn bị bắt buộc phải bầu cho cử tri họ đại diện nữa. Khi đó, thì các lãnh tụ đảng sẽ họp kín, điều đình, đổi chác để bầu ông Romney hay một người nào khác.

Kịch bản này có nhiều điều không ổn. Thứ nhất, không thể có chuyện ông Rubio hy sinh vì quyền lợi đảng, rút lui nhường chỗ cho ông Romney, cho dù được ông Romney hứa hẹn ghế phó. Các chính trị gia tranh cử tổng thống đều là những người tham vọng và tự tin hơn người, không có chuyện hy sinh kiểu quân tử Tàu như vậy. Thứ nhì, cho dù thành công loại được ông Trump kiểu này, thì ông này cũng sẽ nổi điên ra tranh cử độc lập, cũng vẫn chẳng cản được ông. Ông Romney mới đây tái xuất giang hồ, nhẩy ra sỉ vả ông Trump thậm tệ, đồng thời cũng khẳng định ông sẽ không ra tranh cử.

Một kịch bản khác là dàn xếp cho ông Rubio rút lui, hậu thuẫn cho ông Cruz đổi lại việc ra làm phó cho ông Cruz. Dù sao, cả hai ông cũng đều cùng một lò Tea Party ra. Hai ông này chung sức lại, có hy vọng hạ được ông Trump. Nhưng kịch bản này thấy cũng khó trôi: nước Mỹ hết người rồi sao mà phải đưa hai ông gốc Cuba ra làm chánh và phó? Diễn đàn mạng Drudge Report đã đăng hình hai ông Cruz và Rubio đứng hai bên ông Trump, và gọi là “Cuban sandwich”!

Nhưng trong những kịch bản trên, hay trong bất cứ kịch bản nào khác, điều không ổn lớn nhất là trong cái xứ dân chủ này và trong thời đại này, chuyện các lãnh tụ họp kín dàn xếp bầu bán hay chia vai vế là chuyện dân chúng chắc chắn khó chấp nhận. Đây là công thức của cái xứ “đỉnh cao trí tuệ”, khó xẩy ra ở cái xứ thành đồng dân chủ. Chủ tịch Ủy Ban Phối Hợp Toàn Quốc của CH cũng đã chính thức bác bỏ mọi dàn xếp hậu trường.

Các vị lãnh đạo CH cũng nghĩ đến một giải pháp động trời hơn, có tính chiến lược lâu dài, là đành chấp nhận để ông Trump thắng tại đại hội đảng và ra tranh cử, nhưng làm mọi cách để triệt ông Trump, bảo đảm cho bà Hillary thắng.

Vâng, họ chấp nhận cho bà Hillary thắng còn hơn là để ông Trump thắng vì hai lý do. Lý do ngắn hạn, dù sao bà Hillary cũng sẽ đỡ hại cho nước Mỹ hơn là ông phát xít Trump sẽ chôn vùi đảng CH một cách vĩnh viễn. Ông Trump là người quá nguy hiểm, không có chút kinh nghiệm ngoại giao, chính trị, hay kinh tế gì (điều hành một vài khách sạn không phải là làm kinh tế). Đã vậy, lại hành xử bốc đồng, bất chấp hậu quả. Mấy ngón tay của ông Trump nằm trên cái hộp mã số điều khiển toàn bộ hệ thống bom nguyên tử của Mỹ đã khiến cho hơn 90 chuyên gia an ninh và quốc phòng, đều thuộc khối bảo thủ, phải lên tiếng cảnh giác. Ít ai nghĩ ông Trump sẽ bấm nút, nhưng họ sợ ông Trump sẵn sàng thả bom san bằng cả thế giới. Đời tư cũng như cách ăn nói của ông Trump cũng không có vẻ gì là phong cách của một tổng thống đại cường, mà giống như TT Mugabe của Zimbabwe nhiều hơn.

Kế hoạch dài hạn là cho bà Hillary làm tổng thống, trong khi đảng CH loại bỏ ông Trump, chỉnh đốn hàng ngũ, và 4 năm nữa sẽ đưa một ngôi sao trẻ sáng chói ra hạ cụ bà Hillary khi đó đã 74 tuổi. Coi như đảng CH chấp nhận de lui bốn năm để sau này vùng dậy như phượng hoàng! Nhưng chỉ de lui nhường cái ghế tổng thống để dốc toàn lực vào hai cuộc bầu Thượng và Hạ Viện. Chỉ cần CH vẫn giữ được đa số tại một trong hai viện thì bà Hillary có làm tổng thống cũng chả làm nên trò trống gì.

Nhưng chuyện ông Trump sẽ đại diện cho CH vẫn chưa thể coi như ván đã đóng thuyền được vì một lý do rất giản dị là cho đến nay, tổng số cử tri đoàn của bốn ông Cruz, Rubio, Kasich và Carson vẫn cao hơn số cử tri đoàn của ông Trump. Tổng số phiếu bầu cho ông Trump trên 11 tiểu bang là đúng 36%, tức là tổng số phiếu của bốn ông kia là 64%. Nếu cả bốn hợp nhất lại, vẫn hạ ông Trump được.

Trong vòng một tuần nữa, có nhiều triển vọng cả hai ông Rubio và Kasich đều thua tại tiểu bang nhà, thì sẽ chỉ còn ông Cruz, và tất cả sẽ phải đoàn kết lại sau lưng ông Cruz nếu muốn hạ ông Trump, cho dù ông Cruz cũng không khá hơn ông Trump bao nhiêu với quan điểm khuynh hữu quá cực đoan. Nhưng có thể ít “khùng” hơn ông Trump.

Thực tế, mọi cố gắng ngăn chặn ông Trump hình như đều hơi muộn chỉ vì tất cả mọi người đều quá ỷ y, coi thường ông này ngay từ đầu, không có phản ứng gì hay tìm cách ngăn chặn ông ngay từ ngày còn trong trứng nước.

Dù sao thì cũng có nhiều triển vọng thực tế là ta sẽ chứng kiến một trận thư hùng kinh thiên động địa nhất lịch sử cận đại Mỹ giữa hai ứng viên bị nhiều người... ghét nhất, là bà Hillary và ông Trump. Chưa ai dám đoán vị nào sẽ thắng.

Thật ra, bà Hillary và các lãnh tụ DC cũng đang nhức đầu như búa bổ trước triển vọng phải trực diện ông Trump. Ông này sẽ phạng bà ra trò, chẳng nể nang gì hết, sẽ khai thác những xì-căng-đan của cả chồng lẫn vợ tối đa. Ông Trump dư tiền đưa mấy chục bà nạn nhân của TT Clinton lên TV mỗi ngày. Và nguy hiểm hơn nhiều là hàng loạt dân da trắng cử tri lâu đời của DC, nhất là thuộc thành phần lao động, đang bỏ đảng chạy qua phiá ông Trump. Ban lãnh đạo đảng DC tại tiểu bang cấp tiến nhất Mỹ, Massasuchetts, đã loan tin tại tiểu bang này, đã có hơn hai chục ngàn đảng viên trả thẻ đảng chạy qua ghi danh vào CH.

Đã vậy, nhìn vào số cử tri đi bỏ phiếu, đảng DC cũng đang toát mồ hôi: từ số người theo dõi các tranh luận trên TV cho đến số cử tri đi bầu, bên CH trung bình nhiều gấp hai ba lần bên DC, mặc dù trên thực tế số đảng viên DC thường lớn gấp hai lần số đảng viên CH. Điểm này cũng khiến nhiều người đặt vấn đề: ông Trump là người đang bành trướng rất mạnh số đảng viên và cử tri CH. Như vậy làm sao tố ông đang làm hại CH được?

Chưa hết. Các chuyên gia đang sợ nếu bà Hillary là đại diện cho DC, một số lớn cử tri của ông Sanders, tức là giới trẻ cấp tiến cử tri của TT Obama trước đây, sẽ bất mãn, nằm nhà không đi bầu.

Viễn tượng hoang tưởng nhất cách đây nửa năm là viễn tượng tỷ phú Donald Trump tuyên thệ nhậm chức tổng thống đại cường Cờ Hoa. Bây giờ đã không còn là viễn tượng viễn vông gì nữa, mà rất có thể sẽ thành sự thật.

Nhìn vào viễn tượng một tổng thống Trump, không ít anh chị Mỹ thiên tả đã doạ sẽ bỏ xứ ra đi tỵ nạn đâu đó, như Canada hay Bắc Âu chẳng hạn. Đến độ có một hòn đảo du lịch của Canada đã tung ra một quảng cáo rất... hợp thời: công khai mời chào những người muốn bỏ Mỹ tỵ nạn Trump qua đảo thiên đường của họ. Báo New York Daily News còn đăng một danh sách những nước hàng đầu mà dân Mỹ có thể đi tỵ nạn, từ tiện nghi nhất (Singapore) đến rẻ nhất (Ecuador), đến an toàn nhất (Austria), v.v.... Tờ báo cũng hướng dẫn luôn các thủ tục xin visa xuất nhập cảnh, giấy cư trú, cách đầu tư làm bi-di-nét, hay mua nhà cửa luôn. Một số nhân vật nổi tiếng đã doạ bỏ xứ rồi, như mục sư da đen chuyên gia quậy Al Sharpton, hay anh diễu dở trên TV Jon Stewart, hay các tài tử da đen Samuel Jackson và Whoopi Goldberg. Ta chống mắt xem họ có làm hay không.

Dù sao, ta cũng thấy được chính trị Mỹ là hào hứng nhất, có một không hai trên thế giới. Đúng là dân chủ theo đúng nghiã nhất: tôn trọng tiếng nói và quyết định của dân. Dân lấy quyết định đúng thì tốt, dân lấy quyết định sai vẫn phải ráng chịu vì là quyết định của dân, không phải là quyết định của bất cứ một cá nhân lãnh tụ hay một phe nhóm nào. (06-03-16)

Vũ Linh


__._,_.___

Posted by: truc nguyen 

 
Bầu cử ở Mỹ, nhìn từ bên ngoài 
Nguyễn Hưng Quốc
Ứng viên tổng thống của đảng Cộng hòa Donald Trump.
Ngoài tình hình chính trị Việt Nam và Úc, tôi hay theo dõi sinh hoạt chính trị trên thế giới; trong thế giới, tâm điểm là Mỹ. Trong chính trị Mỹ, từ đầu năm 2015, tâm điểm là cuộc bầu cử tổng thống vào tháng 11 năm nay.
Cần nói ngay là bầu cử tổng thống ở Mỹ khác hẳn các cuộc bầu cử tương tự trên thế giới. Nó lâu nhất: tiến trình vận động tranh cử chính thức ở Mỹ dài đến gần hai năm (trong khi ở những nơi khác chỉ có hơn một tháng). Nó tốn kém nhất (mỗi ứng cử viên chính chi tiêu đến cả tỉ đô la). Nó phức tạp nhất: Trước cuộc bầu cử chính, để trở thành ứng cử viên của đảng, người ta phải trải qua bao nhiêu cuộc bầu cử sơ bộ và họp kín ở từng địa phương; trong cuộc bầu cử, người ta không những đếm phiếu của các cử tri mà còn đếm phiếu của các đại biểu và các cử tri đoàn.
So với các cuộc bầu cử trước, cuộc bầu cử năm nay có nhiều diễn biến lạ khiến giới quan sát cũng như giới chính trị gia ở hai đảng Dân chủ và Cộng hoà hoàn toàn bất ngờ. Hiện tượng bất ngờ nhất là sự xuất hiện và thành công (ít nhất cho đến nay) của ông Donald Trump.
Sinh năm 1946, Trump là doanh nhân rất thành đạt trong ngành địa ốc. Ông xây dựng và làm chủ nhiều khách sạn, resort, sân golf cũng như các khu chung cư đắt tiền. Tài sản của ông hiện nay nghe nói lên đến mấy tỉ đô la. “Nghe nói” vì không ai biết tài sản thực của Trump là bao nhiêu cả. Các công ty tài chánh Mỹ tính toán ông chỉ có khoảng mấy trăm triệu đô la, trong khi Trump lúc nào cũng tuyên bố mình rất giàu, có đến gần 10 tỉ đô la. Những sự đôi co như vậy khiến người ta có ấn tượng chung về Trump: đó là một người giàu có và khoác lác.
Trước đây, Trump nhiều lần hăm he ra tranh cử tổng thống, nhưng lần này thì ông làm thật.
Khi mới nghe tin Trump ra ứng cử, hầu như mọi người đều đó là trò chơi trội của một người vốn mang nhiều tai tiếng. Không có một nhà báo hay bình luận gia chính trị nghiêm túc nào nghĩ Trump có thể là ứng cử viên của đảng Cộng hoà. Tờ báo mạng nổi tiếng của Mỹ, The Huffington Post, trong mấy tháng đầu, xếp các bản tin liên quan đến việc tranh cử của Trump trong mục Giải trí (entertainment) chứ không phải phần về chính trị.
Mà thật. Cách phát ngôn của Trump không có vẻ gì là của một chính khách, lại là chính khách có tham vọng trở thành tổng thống nước Mỹ. Ông miệt thị phụ nữ. Ông miệt thị Thượng nghị sĩ John McCain và những người lính Mỹ bị bắt cầm tù trong chiến tranh Việt Nam. Ông cho những người Mexico di dân bất hợp pháp ở Mỹ toàn là bọn đầu trộm đuôi cướp và hiếp dâm. Ông đòi trục xuất hơn mười triệu người Mexico ấy về nước và đòi dựng hàng rào dọc theo biên giới giữa Mỹ và Mexico với chiều dài hơn 3000 cây số, hơn nữa, còn doạ sẽ bắt chính phủ Mexico trả chi phí cho công việc xây dựng ấy. Ông đòi cấm những người Hồi giáo nhập cư vào nước Mỹ. Ông doạ sẽ ném bom tiêu diệt tất cả những phần tử Hồi giáo cực đoan và thân nhân của chúng. Ông đòi tăng thuế hàng hoá nhập từ Trung Quốc bất chấp các hiệp ước thương mại đã ký kết giữa hai nước. Ông khen ngợi Vladimir Putin và việc Nga tham gia vào chiến sự tại Syria. Ngoài ra, ông cũng miệt thị tất cả các đối thủ thuộc đảng Cộng hoà của ông là “dại dột”, “ngu xuẩn’ hay “điên khùng”.
Nói chung, cách nói năng của Trump rất hời hợt, bỗ bã và thô lỗ. Ông không bao giờ tiết lộ bất cứ một chính sách nào cả. Trong các cuộc tranh luận cũng như trong các diễn văn tranh cử, Trump chỉ tuyên bố khơi khơi về mọi vấn đề nhưng không bao giờ đi sâu vào chi tiết. Rốt cuộc, sau mấy tháng tranh cử, không ai biết nếu lên làm tổng thống, Trump sẽ làm gì trên các phương diện xã hội, kinh tế, chính trị và quốc phòng.
Thế nhưng, lạ, rất nhiều người dân Mỹ lại ùn ùn ủng hộ ông. Trong tất cả các cuộc điều tra dư luận, bao giờ số người ủng hộ ông cũng cao nhất. Trong các cuộc bầu cử sơ bộ và họp kín được tổ chức trong tháng 2, từ New Hampshire, South Carolina và Nevada (trừ Iowa), Trump đều dẫn đầu với khoảng cách thật xa các đối thủ của ông. Trong 11 tiểu bang tổ chức bầu cử sơ bộ vào ngày Siêu Thứ Ba (Super Tuesday), Trump thắng ở 7 tiểu bang. Triển vọng Trump trở thành ứng cử viên của đảng Cộng Hoà càng lúc càng gần.
Sự thành công của Trump khiến mọi người sửng sốt. Ngay cả những người thuộc đảng Cộng hoà cũng sửng sốt, hơn nữa, hốt hoảng. Trong giới lãnh đạo đảng Cộng hoà, hầu như không ai tin và cũng không ai muốn Trump trở thành ứng cử viên chính thức của đảng.

Có bốn lý do chính. Thứ nhất, người ta cho là tư tưởng của Trump không phù hợp với các cương lĩnh của đảng. Thứ hai, người ta không tin là Trump có thể đánh bại được bà Hillary Clinton trong cuộc bầu cử tổng thống vào tháng 11 tới. Thứ ba, người ta cho những cách phát ngôn cũng như những chủ trương kỳ thị phái tính và kỳ thị chủng tộc của Trump có thể gây tai hại đối với đảng Cộng hoà dưới mắt quần chúng. Và cuối cùng, thứ tư, người ta không tin là Trump đủ tư cách để lãnh đạo nước Mỹ: tính cách của ông, theo lời nhiều chính khách nổi tiếng trong đảng Cộng hoà, là một kẻ “lừa đảo” (fraud), và “bất lương” (phony). Suốt mấy tháng trời, hầu như ai cũng cầu mong Trump bị các ứng cử viên khác đánh bại. Nhưng cuối cùng, tất cả các ứng cử viên được mọi người hy vọng đều bị Trump đánh gục và lần lượt hết người này đến người khác tuyên bố rút lui. Chris Christie, thống đốc tiểu bang New Jersey rút lui. Jeb Bush, cựu thống đốc tiểu bang Florida, em trai Tổng thống George W. Bush và con trai thứ của Tổng thống George H. W. Bush, cũng rút lui.
Một vấn đề cần được đặt ra là: Tại sao các cử tri thuộc đảng Cộng hoà lại ủng hộ Trump?
Người ta cho là phần lớn những người ủng hộ Trump là những người da trắng ít học. Trump biết rõ điều đó nên, trong bài phát biểu sau khi chiến thắng ở cuộc bầu cử sơ bộ ở Nevada, để mị dân, ông lớn tiếng tuyên bố: “Tôi yêu những người ít học” (I love the poorly educated). Tuy nhiên, bên cạnh những người da trắng ít học ấy, nhiều thành phần khác cũng bỏ phiếu cho Trump, trong đó có cả các trí thức, phụ nữ, và điều đáng kinh ngạc nhất, một số những người nói tiếng Tây Ban Nha, những kẻ bị Trump kỳ thị ra mặt.
Giới bình luận chính trị tại Mỹ cho nguyên nhân chính khiến nhiều người Mỹ ủng hộ Trump là vì họ đã quá chán ngán giới chính trị gia chuyên nghiệp trong nước, những người hứa hẹn thật nhiều nhưng lại làm chẳng được bao nhiêu cả. Vì sự chán ngán ấy, người ta quay sang những người chưa bao giờ làm chính trị. Thật ra, tâm lý này đã xuất hiện từ lâu. Trước đây, nhiều người bỏ phiếu cho Tổng thống Barack Obama vì xem ông là người đứng ngoài bộ máy quyền lực ở Washington và cũng là người có thể thay đổi văn hoá chính trị tại Washington. Nhưng chưa bao giờ cảm giác chán ngán ấy lại lên cao như lúc này.
Hơn nữa, hiện nay dường như người Mỹ đang bị mất phương hướng. Về phương diện kinh tế, cơn khủng hoảng tài chánh vào năm 2008 đã qua nhưng quá trình phục hồi còn chậm chạp và yếu ớt. Về phương diện chính trị, đặc biệt là chính trị đối ngoại, dường như nước Mỹ không biết làm gì trước các cuộc khủng hoảng trầm trọng trên thế giới. Đối diện với sự mất phương hướng ấy, người dân đâm ra hoang mang; và từ sự hoang mang ấy, người ta hướng tầm nhìn vào những người đã từng thành công trong các lãnh vực khác. Donald Trump xuất hiện như một cái phao.
Chưa biết sự phân tích ấy đúng hay không. Điều nhiều người hiện nay mong ước nhất là Donald Trump không phải là ứng cử viên của đảng Cộng hoà và nhất là, không thắng trong cuộc bầu cử vào tháng 11 tới.
Việc ông Trump chiến thắng không những là một tai họa cho nước Mỹ mà còn cho cả thế giới.
_
.




__._,_.___

Posted by: "Lincoln Nguyen" 

No comments:

Featured post

Lisa Pham Vấn Đáp official-20/1/2025

Popular Posts

Popular Posts

My Blog List