heo VN


Image result for coronavirus

VN là chổ xả rác cho bọn tàu, người VN tỉnh ngũ đi.





ĐỐT LŨA ĐI EM ĐỂ DIỆT QUÂN THÙ.



https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEiawWm0mrEB_hcAesPVxwoBJelVLAqPb8O0CUvAO_9p5nbh9eDsduClHNeAVWV40wHXI4rTTmj6G0DOp08i-ajnN_e5bv1h0eVz8g_3kQAVE2Wj-x4w84-n5q_1Zdji8bD8xH7PfSrUcqo/s1600/Vi+moi+truong+trong+sach+cho+Viet+Nam+.jpg

ĐỐT LŨA ĐI EM ĐỂ DIỆT QUÂN THÙ.
Biểu tình 5/3/2017
Image result for bom xang
https://www.youtube.com/results?sp=EgIIAg%253D%253D&q=bi%E1%BB%83u+t%C3%ACnh+2017

Sunday, 26 June 2016

Vài suy nghĩ sau một cuộc biểu tình




image








Aperçu par Yahoo




Vài suy  nghĩ sau một cuộc biểu tình



Đỗ Tuyết Khanh


Sáng thứ bảy 18.6, một số người Việt sống ở vùng Thuỵ Sĩ nói tiếng Pháp đã biểu tình tại Quảng trường các Quốc gia (Place des Nations) trước trụ sở Văn phòng châu Âu Liên Hiệp Quốc tại Genève để tố cáo thảm hoạ môi trường biển ở miền Trung Việt Nam và đòi hỏi chính quyền Việt Nam phải có trách nhiệm, xử lý minh bạch sự cố rất trầm trọng này, chấm dứt đàn áp người dân. Biểu tình không đông, chỉ trên dưới 70 người, nhưng trong điều kiện địa phương như thế là thành công và chí ít cũng đông hơn hẳn các cuộc biểu tình về Trường Sa Hoàng Sa trước đây.

bieutinh_TS2016
Quảng trường Ghế gãy, Genève 18.6.2016
bieutinh_TS2016_2
Người nước ngoài tới hỗ trợ bà mẹ trẻ vì tương lai cháu bé
Điểm đáng nêu lên nhất ở đây là khía cạnh « lịch sử », như nhiều người đánh giá, của một cuộc biểu tình đầu tiên « không đảng phái », tập hợp các kiều bào với những xu hướng khác nhau, không phân biệt chính kiến, để cùng lên tiếng về một nỗi đau chung ở quê nhà. Lần đầu tiên cùng làm việc tất nhiên không khỏi có những bỡ ngỡ và dè dặt nhất định, phải làm quen với những phong cách khác nhau và lấy sự tin tưởng ở các điểm chung - tấm lòng đối với đồng bào trong nước và sự thành thật của những con người tử tế - làm cơ sở cho hợp tác, gác qua một bên những khác biệt. Do đó ban tổ chức đồng ý qui định biểu tình không cờ quạt, không có biểu ngữ hay khẩu hiệu nào ra ngoài chủ đề môi trường. Qui định ấy đã được hoàn toàn tôn trọng, trong không khí ôn hoà, cởi mở, mọi người đã đồng thanh hô nhiều lần các khẩu hiệu in trên biểu ngữ và băng-rôn: Cá cần nước sạch, dân cần minh bạch, Chính phủ Việt Nam phải có trách nhiệm, Formosa get out of Viet Nam, Poissons morts, humains en péril au Viet Nam, Stop arresting demonstrators, Sauvons les océans, v.v. Giai điệu quen thuộc các bài hát « Việt Nam, Việt Nam » của Phạm Duy, « Dậy mà đi », « Nối vòng tay lớn » vang lên trước sự chú ý của du khách qua lại. Bản tiếng Pháp của bức thư ngỏ gửi đến bốn tổ chức quốc tế - Liên Hiệp Quốc, Tổ chức Y tế Thế giới, Chương trình Liên Hiệp Quốc về Môi trường và Tổ chức Thương mại Thế giới - cũng được đọc cho tất cả cùng nghe.
Theo đúng qui định của cảnh sát thành phố Genève trong giấy phép, cuộc biểu tình chấm dứt lúc 12 giờ trưa, mọi người vui vẻ thu xếp đồ đạc ra về sau khi đã lưu luyến hàn huyên một lúc lâu. Mọi chuyện suôn sẻ tốt đẹp, cả ông Trời cũng có thiện chí tham gia, không mưa thậm chí ban cho nắng ấm và trời xanh sau nhiều ngày mưa gió ảm đạm.
*
*     *
Nước Thuỵ Sĩ nhỏ bé, cộng đồng người Việt tất nhiên cũng rất khiêm tốn, chỉ vài ngàn người. Người Việt ở vùng Thuỵ Sĩ nói tiếng Pháp còn ít ỏi hơn, một phần là những du học sinh từ trước 1975, nay đã đến tuổi về hưu. Như ở các nơi khác, một số trong thành phần này đã hoạt động với nhiệt huyết của tuổi trẻ trong và sau chiến tranh với những lập trường, chính kiến đối ngược nhau, và những căng thẳng không thể tránh cho đến nhiều năm sau hoà bình. Lịch sử là lịch sử chung, làm sao có được đồng thuận ở ngoài khi sự ly tán chia cắt người ở trong. Hậu quả của một nội chiến kéo dài và khốc liệt như thế có tha ai trong và ngoài nước. Có gia đình nào không có người bên này và bên kia giới tuyến, không là nạn nhân những thảm cảnh của đất nước: chết trận, vượt biên, học tập cải tạo, v.v. Và ngày nay, có người Việt nào ở nước ngoài không có người thân trong nước phải sống với ngập lụt, ô nhiễm, lo sợ thức ăn độc hại. Trước quốc nạn chung, chỉ có thể có hai phản ứng: hoặc đào sâu thêm nỗi oán hận hoặc cùng hành động để đòi hỏi giải pháp qua áp lực của dư luận.
Chiến tranh đã chấm dứt cách đây 41 năm, đã có hai thế hệ sinh ra sau hoà bình. Nhưng vẫn chưa đủ để hàn gắn mọi vết thương khi chính sách hoà hợp hoà giải dân tộc vẫn chỉ là khẩu hiệu suông, chưa bao giờ được chính quyền bắt đầu thực hiện. Người Việt ở nước ngoài chưa cùng ngồi lại được với nhau, dù quan điểm có thể sát gần hơn trước vì không ai có thể phủ nhận những thực tế ngày càng tồi tệ trong nước, những thực tế làm đau lòng hơn cả những ai đã cống hiến tuổi trẻ cho lý tưởng và hoài bão một nước Việt Nam thật sự độc lập, thật sự tự do, thật sự dân chủ. Bao giờ chiến tranh mới thật sự thuộc về quá khứ và không còn chia cắt lòng người ?
Câu hỏi không lý thuyết trừu tượng mà là thời sự nóng bỏng với cuộc tranh cãi sôi nổi hiện nay về việc ông Bob Kerrey, cựu đại uý Mỹ đã nhận trách nhiệm trong vụ thảm sát 24 thường dân ở xã Thạnh Phong, tỉnh Bến Tre, năm 1969, được bổ nhiệm làm Chủ tịch Hội đồng Tín thác của trường Đại học Fulbright Việt Nam sẽ thành lập, và các bức thư phản đối mãnh liệt của bà Tôn nữ thị Ninh, cựu viên chức ngoại giao đã từng giữ chức đại sứ Việt Nam tại Bỉ. Nhiều người ủng hộ ông Kerrey, công nhận những nỗ lực và công lao của ông đóng góp cho quan hệ Việt-Mỹ và nền giáo dục Việt Nam xuất phát từ sự sám hối chân thành. Một số người khác chia sẻ hoặc ít ra thông cảm tâm tư của bà Ninh khi nhân danh oan hồn các nạn nhân không chấp nhận xoá bỏ hận thù để tha thứ. Vài người đả kích bà Ninh trên mạng, trách bà sao không nhắc đến sự kiện Tết Mậu Thân ở Huế năm 1968. Công bằng mà nói, nếu các oan hồn ở Thạnh Phong và thân nhân của họ có thể phần nào được an ủi vì mọi sự đã được phơi bày rõ ràng, người gây tội đã hết sức ăn năn, tìm cách bù đắp, thì các oan hồn ở Huế và thân nhân của họ vẫn chưa được an ủi vì một sự im lặng nặng nề vẫn còn bao trùm diễn tiến của sự kiện và các trách nhiệm trong đó. Bao lâu sự thật chưa được sáng tỏ, những oan ức sẽ không được giải toả và Tết Mậu Thân vẫn là vết thương nhức nhối của cả dân tộc.
Không quên quá khứ nhưng sống cho tương lai, lời của Bob Kerrey có thể trả lời cho câu hỏi ở trên. Đó cũng có thể là câu trả lời cho quan hệ giữa các người Việt ở đây, nếu chấp nhận là không ai độc quyền yêu nước và không ai độc quyền quyết định phải yêu nước ra sao. Không chối từ và không đòi hỏi nhau phải từ bỏ những gì đã thôi thúc mỗi người trong một thời, đã là cơ sở cho mỗi chọn lựa, đã ăn sâu vào tâm hồn của mỗi người, vẫn có thể gặp nhau trên những gì có thể chia sẻ. Bất đồng ý kiến là hết sức bình thường và luôn luôn sẽ có, điều quan trọng là chấp nhận và tôn trọng sự khác biệt và quan điểm của mỗi người, để có thể tìm được điểm chung, cùng làm những gì lương tâm bảo phải làm.
Như cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã từng nhắn nhủ:
Sống trong đời sống
Cần có một tấm lòng
Để làm gì em biết không
Để gió cuốn đi
Để gió cuốn đi
Điểm chung ấy là tấm lòng và lương tâm của người Việt. Và gió sẽ cuốn đi những tị hiềm, hiểu lầm hay bất hoà có thể có.


Đỗ Tuyết Khanh

19.6.2016
__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh <

No comments:

Featured post

🔥Lisa Pham Khai Dân Trí Ngày-21/1/2025

Popular Posts

Popular Posts

My Blog List