Hậu
quả từ việc người Việt bán ‘nước cam tươi giả’ ở Thái Lan
Xuân Nguyên, thông tín viên RFA
2016-06-05
2016-06-05
- In trang này
- Chia
sẻ
- Ý
kiến của Bạn
- Email
Một
Ki ốt bán nước trái cây nguyên chất của Người Thái Lan ở Bangkok.
00:00/00:00
Trong những ngày gần đây, sự kiện một số lao động Việt Nam bán
nước cam giả tại Thái Lan đang được giới truyền thông và nhà chức trách tại đây
quan tâm.
Sự việc người Việt bán ‘nước cam tươi giả’ đã để lại những hậu quả
nào cho lao động Việt Nam tại Thái?
Từ cuối tháng 5/2016 đến nay, các nhà chức trách Thái Lan đang
quan tâm đến vụ việc lao động Việt Nam ‘làm nước cam tươi giả’
ở rất nhiều nơi trên đất Thái.
Giới truyền thông Thái Lan loan tin rằng, cảnh sát Thái Lan đã bắt
giữ 4 lao động Việt Nam vì bị tình nghi ‘làm nước cam tươi giả’.
Những bản tin đó còn cho biết, một số lao động Việt Nam đã pha chế nước cam
tươi bằng hóa chất thay vì ép cam tươi và đường, sau đó họ đóng nước cam vào
chai nhựa Plastic để bán cho người Thái và du khách.
Thực trạng
Chị chỉ bỏ một ít nước vào trong thôi, một lọ như vậy thì chị chỉ
bỏ vào vài giọt, và một chai nhỏ như vậy thì chị chia làm 3 chai nhưng chị sẽ
làm cam nguyên chất.
- Một lao động Việt giấu tên
- Một lao động Việt giấu tên
Một người lao động Việt yêu cầu được giấu tên, kể về việc pha chế nước
cam tươi giả để bán trên những con phố ở Bangkok, Thái Lan:
“Chị chỉ bỏ một ít nước vào trong thôi, một lọ như vậy thì chị chỉ
bỏ vào vài giọt, và một chai nhỏ như vậy thì chị chia làm 3 chai nhưng chị sẽ
làm cam nguyên chất, chứ chị không dám pha chế nhiều như vậy.”
Người này còn cho biết, không riêng mình chị làm như thế, mà còn
rất nhiều người bán nước trái cây tươi tại Thái cũng làm như chị. Sau khi pha
chế ‘nước cam tươi
giả’ được 1 tháng, chị đã bỏ nghề để chuyển qua làm việc ở một quán ăn, vì
chị sợ cảnh sát Thái Lan phát hiện.
Anh Lâm, một công nhân may ở Bangkok, Thái Lan hơn 14 năm cho
biết, người Việt Nam sang đây làm giả những loại nước trái cây tươi như, cam, lựu,
dừa… rất phổ biến.
Anh Lâm tiếp lời:
“Nước giả, trái cây, nước dừa… những thành phần đó thường được làm
giả rất nhiều. Nước dừa từ một trái làm thành 2 – 3 trái là chuyện thường.”
Khi được hỏi nguyên nhân, tại sao những người lao động Việt tại
Thái Lan lại làm ‘nước
cam tươi giả’, đa số những người được hỏi đều cho chúng tôi biết, vì lợi
nhuận nên những người đó đã làm như thế.
Tuy nhiên anh Lâm cho rằng:
“Theo anh nghĩ, đối với lợi nhuận thì ai sang đây cũng muốn kiếm tiền
thật nhiều. Mà bây giờ phải bao nhiều, phải chi nhiều, trả nhiều tiền gia hạn
visa, tiền bao công an tới mười mấy, hai chục ngàn bath rồi. Mà làm thật thì
không có công nên bắt buộc người ta phải làm giả. Quan trọng là kinh tế không
đủ chi trả, làm thật thì lời lãi không được bao nhiêu nên người ta phải làm
giả.”
Hậu quả để lại
Một phụ nữ bán nước cam tươi ở Thái Lan. AFP PHOTO
Vụ việc ‘làm
nước cam tươi giả’ đã để lại ấn tượng không tốt về người lao động Việt Nam
trên xứ Thái. Ông Udom, một người Thái Lan sinh sống ở tỉnh Suphanburi cho biết
về cảm giác khi xem tin người Việt Nam ‘làm nước cam tươi
giả’ trên truyền hình:
“Ông Udom nói đại ý rằng, những người VN do điều kiện đất nước họ khó
khăn nên đã phải qua đây sinh sống và buôn bán trái phép, nhưng họ vẫn không
tôn trọng sức khỏe của người tiêu dùng Thái Lan khi bán ra các sản phẩm không đủ
tiêu chuẩn vệ sinh tối thiểu. Đây là hành động đáng lên án”.
Anh Trung, một công nhân may tại Bangkok, Thái Lan cho biết, kể từ
ngày vụ việc xảy ra, cảnh sát Thái Lan tăng cường truy quét lao động Việt,
trong ngày hôm qua, cảnh sát đã bắt giam 2 lao động Việt Nam ở gần chỗ anh làm
việc, hiện vẫn không biết hai người này đã được thả, đang bị giam, hay đã bị
trục xuất về Việt Nam. Và hiện nay cảnh sát Thái Lan đã và đang truy quét lao
động Việt trên toàn nước Thái chứ không riêng gì nơi anh ở.
Chia sẻ về việc người Thái cư xử ra sao với lao động Việt kể từ
khi vụ việc ‘làm
nước cam tươi giả’ được đưa lên truyền hình Thái, anh Trung tiếp lời:
“Lúc ra đường mình bảo người Việt Nam, người ta sẽ nghĩ mình là một
con người khác vì Việt Nam mình là giống như Trung Quốc, đều là tham ô, lợi
dụng, đều vì đồng tiền. Nên đi ra ngoài người ta hỏi, mình ngại không dám nói
là người Việt.”
Linh mục An Tôn Lê Đức – thuộc dòng Ngôi Lời, người đang giúp đỡ
cho những người lao động Việt Nam tại Thái chia sẻ về hậu quả từ việc một số lao
động Việt Nam ‘làm
nước cam tươi giả’:
“Nói chung vấn đề này đã ảnh hưởng đến Việt Nam rất nhiều, ngoài ra
cũng ảnh hưởng đến người Thái cũng như người lao động đến từ các nước khác như
Myanmar, Campuchia, Lào. Vì tất cả những ai làm công việc bán trái cây, nước,
thức ăn trên đường phố đều bị ảnh hưởng rất nhiều mà nhiều nhất là những người
bất hợp pháp, đó là người Việt Nam, Miến Điện, Lào - những người thường bán
trái cây, nước, thức ăn trên đường phố. Mà theo luật lao động của Thái Lan,
những người nước ngoài không được bán trên đường phố, chỉ được làm thuê cho chủ
Thái mà thôi.”
Thông điệp
Sự trung thực, sự tử tế của chúng ta sẽ làm cho người Thái có cái
nhìn thiện cảm, yêu mến người Việt nhiều hơn, từ đó tạo nhiều cơ hội hơn cho
chính mình và cũng như cho những người Việt Nam khác.
- Linh mục An Tôn Lê Đức
- Linh mục An Tôn Lê Đức
Linh mục An Tôn Lê Đức mong muốn những lao động Việt tại Thái Lan rằng,
bất kỳ người Việt Nam nào qua đây cũng muốn có thu nhập ổn định để trang trải
cho gia đình, cho cá nhân. Tuy nhiên, để lấy lòng được người bản xứ, để chính
quyền Thái Lan dần dần mở cửa đón tiếp và tạo cơ hội cho lao động Việt Nam
nhiều hơn nữa thì chúng ta phải làm ăn lương thiện.
Linh mục An Tôn Lê Đức tiếp lời:
“Sự trung thực, sự tử tế của chúng ta sẽ làm cho người Thái có cái
nhìn thiện cảm, yêu mến người Việt nhiều hơn, từ đó tạo nhiều cơ hội hơn cho
chính mình và cũng như cho những người Việt Nam khác sẽ tới làm việc tại Thái
Lan trong tương lai. Và điều này rất cần thiết để giúp đỡ cho chính mình và cho
những người thân yêu của mình.
Vì thế trước khi mình có những hành động gì không đúng với lương tâm
thì mình hãy nên cân nhắc lại, nên có một sự hy sinh nào đó để kiếm được đồng
tiền với công sức của mình cho thật đúng đắn..
Còn anh Trung mong muốn rằng:
“Người Việt, qua đây không đủ giấy tờ theo luật pháp để làm việc, nhưng
hãy sống với lương tâm của mình, hãy sống chính đáng, sống đường hoàng là con
người Việt Nam.”
Anh Trung nói thêm, dù rằng mưu sinh trên xứ người, nhưng chúng ta
cần phải tôn trọng người Thái vì họ đã cho mình cơ hội làm ăn và kiếm tiền.
Hiện nay, vụ việc một số lao động Việt Nam làm ‘nước cam tươi giả’
đang được các nhà chức trách Thái Lan điều tra, họ đã mang các mẫu nước cam giả
đi xét nghiệm để xem trong đó có gì ảnh hưởng đến sức khỏe hay không. Việc xử
lý một số người Việt làm ‘nước cam tươi giả’ phụ thuộc rất nhiều vào kết quả
điều tra.
Theo luật pháp Thái Lan, những người này sẽ phải chịu tù từ 6 tháng
đến 10 năm, phạt tiền từ 5-100 ngàn baht với tội danh ‘làm ra, tiêu thụ thực
phẩm giả, nguy hại đến sức khỏe’, và họ còn có thể phải chịu thêm 5 năm tù
giam, hoặc 100 ngàn baht nếu bị kết tội ‘Người nước ngoài làm
việc tại Thái’.
__._,_.___
No comments:
Post a Comment