Cuộc khủng hoảng cá chết vẫn
tiếp tục
Kính Hòa, phóng viên RFA
2016-05-08
2016-05-08
- In
trang này
- Chia sẻ
- Ý kiến của Bạn
- Email
Cá chết hàng loạt
ở ven biển miền Trung thuộc ba tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình và Quảng Trị.
Courtesy thanhtra.com.vn
00:00/12:08
Khủng hoảng cá chết, khủng hoảng truyền thông
Khủng hoảng môi trường tại miền Trung được báo chí chính thống của
nhà nước Việt Nam đưa tin đầu tiên. Nhưng khi tầm mức của vụ ô nhiễm này bắt
đầu lan tỏa đến toàn dân với lời kêu gọi biểu tình ngày một tháng Năm thì báo
chí Việt Nam bắt đầu im tiếng, và dĩ nhiên, không có một dòng tin nào về cuộc
biểu tình đó được loan tải.
Sự thay đổi bất ngờ đó làm luật sư Trần Vũ Hải thốt lên là cá chết
đã kéo làng báo Việt Nam chết theo.
Bauxite Việt Nam trong bài Cuộc chiến truyền thông ai dối trá,
viết rằng:
“Việc chậm trễ đến sau hơn 20 ngày cá chết mới lấy mẫu thử nghiệm rồi
công bố chỉ số an toàn trong ngưỡng cho phép của nước biển thì có ý nghĩa gì?
Ngay cả việc lãnh đạo tắm biển, ăn cá cho dân xem để chứng minh biển không có
độc tố cũng không giải quyết được điều gì! Chẳng nhẽ tất cả thông tin này nhằm
mục đích để chuẩn bị cho một kết luận cuối cùng, rằng hàng tấn cá chết trước đó
không do độc tố trong nước biển? Không do độc tố thì là do đâu? Chẳng nhẽ nói
ngộ nghĩnh theo trẻ con là vì vui quá lũ cá sặc nước mà chết?”
Cả hệ thống xúi mấy chục triệu dân đi ăn cá và tắm biển, họ đã bất
chấp những nguy cơ đối với tính mạng và sức khỏe người dân nhằm đạt được mục
đích xoa dịu nỗi bất bình của dân chúng.
- Blogger JB Nguyễn Hữu Vinh
- Blogger JB Nguyễn Hữu Vinh
Một nhà báo Việt Nam tiết lộ với chúng tôi rằng trong tuần qua
được chỉ đạo đưa tin về việc các vị lãnh đạo tắm biển và ăn cá.
Blogger JB Nguyễn Hữu Vinh bình luận rằng đó là một hình thức xoa
dịu những bất bình:
“Với mệnh lệnh của Tuyên giáo, các báo thi nhau tung hứng quan chức
từ Đà Nẵng, cho đến Hà Tĩnh, thi nhau ăn cá và tắm biển. Trong khi, nguyên nhân
của việc cá chết và biển nhiễm độc theo quan chức nhà nước thì sau hơn 1 tháng
vẫn chưa tìm ra. Nhưng cả hệ thống xúi mấy chục triệu dân đi ăn cá và tắm biển,
họ đã bất chấp những nguy cơ đối với tính mạng và sức khỏe người dân nhằm đạt
được mục đích xoa dịu nỗi bất bình của dân chúng và lừa người dân vào chỗ chết
với tư duy sống chết mặc bay.”
Blogger Cánh Cò kêu gọi mọi người không làm theo điều mà blogger
này gọi là ngu xuẩn:
“Các ông cán bộ này hy sinh cho đảng sống, còn chúng ta việc gì phải
hy sinh trong ngu xuẩn như vậy? Chúng ta không chủ trương giết người ngư dân vì
không ăn cá, nhưng để giúp cho họ sống đâu nhất thiết hy sinh chính sinh mạng
của chúng ta. Người có lợi không phải là ngư dân mà là đảng Cộng sản Việt Nam.”
Đi kèm theo những hình ảnh quan chức tắm biển và ăn cá biển còn có
tin trên báo chí chính thống rằng hải sản của ngư dân Đà Nẵng được bán rất
nhanh.
Nhà báo Trương Duy Nhất cho đăng lên trang của ông hình ảnh những hàng
quán vắng ngắt của khu chợ hải sản nổi tiếng ở thành phố Đà Nẵng để chứng minh
cho một điều ngược lại.
Cám ơn ông Chu Xuân Phàm, và thuyết âm mưu
Sự lúng túng của giới chức Việt Nam, cộng với sự tắt lịm của
truyền thông, làm tăng nỗi hoài nghi của mọi người, trong đó nỗi hoài nghi lớn nhất
là âm mưu đầu độc biển Đông của Trung Quốc.
Hai blogger là Nhạc sĩ Tuấn Khanh và Kami dẫn tin từ nước láng
giềng Philippines cho rằng người Trung Quốc đang muốn giết chết hải sản, san hô
ở đó để triệt tiêu nguồn sống người dân, và từ đó lấn chiếm đất đai. Tuấn Khanh
viết tiếp:
Ông Chu Xuân Phàm, phụ trách đối ngoại của công ty Formosa.
“Bên cạnh thảm họa về
môi trường còn là một cảnh báo về an nguy của Việt Nam trước Trung Quốc. Viễn
tượng thù trong giặc ngoài đang mỗi lúc một hiện rõ, mà nhân dân là người gánh
chịu đau thương. Câu chuyện cá chết, biển nhiễm độc hôm nay chính là giờ phút
đòi hỏi các nhà lãnh đạo Việt Nam cần phải chứng minh mạnh mẽ lời thề của mình
khi nhậm chức, chứng minh sự dứt khoát chọn lựa thế đứng của mình thuộc về đâu,
trước hiện thực đã quá rõ của thời cuộc.”
Viết tiếp về thái độ hoài nghi của người Việt đối với Trung Quốc, không
những trong cuộc khủng hoảng môi trường đang diễn ra, mà trong nhiều mặt của
đời sống chính trị xã hội hiện nay tại Việt Nam, blogger Cánh Cò nhận xét trong
bài viết kỷ niệm 41 năm Sài Gòn sụp đổ:
“Thực ra trước khi cá chết hàng loạt, vấn đề
người Trung Quốc xâm lược, tham nhũng, người dân nghèo mất đất, giới quan lại
địa phương nhũng nhiễu… tất cả đã là những cái ung nhọt lớn của đảng Cộng sản,
càng ngày nó càng lớn thêm. Mà con người thì ai cũng muốn sống trong yên tĩnh,
bình an và đừng để chuyện gì trở nên náo động. Chính cái tâm lý thủ phận an
thường này cộng với kiểu quản lý sắc máu của nhà cầm quyền đã làm cho hầu hết
nhân dân bị tê liệt tính phản kháng. Vẫn biết, vẫn bất bình, vẫn bất mãn nhưng
người ta bảo nhau “thôi kệ, ai làm gì thì làm, miễn đừng đụng tới nồi gạo nhà
tôi là được!”
Và các blogger lại nhớ về lời phát biểu nổi tiếng của ông Chu Xuân
Phàm người Đài Loan phụ trách đối ngoại của Formosa, rằng chuyện nhà máy đóng ở
Hà Tĩnh là một sự lựa chọn giữa sản xuất thép và tôm cá của bà con ngư dân. Tác
giả Diệu Lan cho rằng phải cám ơn ông Chu vì ông dù sao cũng nói lên một sự
thật, và từ đó cho người Việt Nam một bài học đắt giá.
Blogger Hạ Đình Nguyên, người sinh viên tranh đấu năm xưa viết
tiếp về chuyện xin lỗi của ông Chu và nhà máy Formosa, cũng như những nhận xét
của các cấp lãnh đạo Việt Nam khi đối mặt với cơn khủng hoảng môi trường:
“Với hành vi “cho nghỉ việc” và “lời xin lỗi”, mà
không đưa ra một biện pháp giải quyết nào, lãnh đạo Formosa nghĩ nhầm rằng dân Việt
Nam là một bầy trẻ con, thích kẹo và lời nói êm tai, chỉ cần vuốt ve “tự ái”
rồi mọi việc sẽ qua. Nhưng đó là một thứ trò mèo. Và lời nói của Phàm lại trở
nên sáng chói là lời nói chính xác và thẳng thắn. Trong lúc đó, lãnh đạo phía
Việt Nam chưa có cách chống đỡ nào khả dĩ che kín được sự thật này.
Dù sao, chúng tôi cũng rất cám ơn ông Châu Xuân Phàm, ông đã nói lên
một sự thật, tuy ngắn gọn mà rất đầy đủ, hơn hẳn những lời phát biểu khác. Lãnh
đạo xứ tôi có năng khiếu nói vòng vèo, hùng hồn và đầy hoa bướm, chứ chưa từng
có khả năng nói được một sự thật, như ông. Hoan hô ông, vì ông đã mở toang cửa
sự thật. Dù ông bị đuổi việc, nhưng tôi xem ông là người có nhân cách về sự
minh bạch và tính sòng phẳng. Cái khó hiện nay là thuộc phía lãnh đạo của chúng
tôi, cũng về mặt nhân cách, vốn là thứ của rất hiếm hiện nay.
Việt Nam có câu im lặng là vàng. Lãnh đạo cao nhất ở Việt Nam hiện
nay, tuy là người rất có lý luận, nhưng ác thay ông ấy lại là loại vàng ròng,
kiêm “trường hợp đặc biệt” (như Đại hội 12 đã đồng thanh xác định) nên chi nó rất ròng và rất đặc
biệt… như những con cá đã tự nguyện lên bờ, nằm im để hóa vàng trên bãi biển
vậy.”
Truy tìm nguyên nhân
Hơn một tháng sau khi thảm họa xảy ra nguyên nhân làm cho những
con cá biển bị chết vẫn chưa được tìm ra. Những ngày đầu tháng Năm bắt đầu có
tin rằng cá chết là do thủy triều đỏ. Một cách giải thích vẫn chưa chắn chắn.
Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Võ Tuấn Nhân nói trong một
cuộc họp báo về cuộc khủng hoảng môi trường liên quan đến cá chết hàng loạt ở
miền Trung Việt Nam vào ngày 27 tháng 4 năm 2016. AFP PHOTO.
Blogger Người Buôn Gió châm biếm:
“Dù sao khi nêu ra nguyên nhân thuỷ triều đỏ,
không đúng về khoa học ở hiện tượng cá chết ở Hà Tĩnh đến Đà Nẵng. Nhưng nó
cũng khiến người ta hiểu nghĩa bóng nguyên nhân thảm hoạ mội trường ấy, là do cơ
chế lãnh đạo của Đảng cộng sản có biểu tượng màu đỏ đặc trưng gây ra.”
Giáo sư Nguyễn Đình Cống lặp lại một nhận định được ông đưa ra
cách đây khá lâu rằng:
“Nguyên nhân gốc của nhiều tai họa của xã hội
Việt Nam hiện nay là sự kết hợp, sự cộng hưởng giữa những yếu kém trong nền văn
hóa dân tộc với những độc hại của Chủ nghĩa Mác Lênin.”
Và theo ông đó là nguyên nhân con người, nguyên nhân khó tìm ra
nhất trong cuộc khủng hoảng cá chết chưa có tiền lệ ở đất nước này.
Với một mức độ bớt gay gắt hơn, nhà khoa học Tô Văn Trường viết
trên trang Bauxite Việt Nam:
“Người ta thường nói mất tiền là mất ít, mất danh dự là mất nhiều và
mất lòng tin là mất tất cả. Lòng tin, xét cho cùng phụ thuộc vào người được tin
chứ không phải người tin. Cây có ngay thì bóng mới tròn. Nhân dân khi nào và ở
đâu cũng vậy, rất công bằng.
Việc tìm cho ra thủ phạm gây chết cá vừa qua vẫn còn là câu hỏi bỏ
ngỏ, nhưng không thể để chìm xuồng. Sau cả tháng trời bị nước biển pha loãng
nên kết quả phân tích chất lượng nước không thể phản ánh thực chất của vấn đề.
Mà sao người ta không lắng nghe lời khuyên của những người tâm
huyết và có những hành động cần thiết, có lý, có tình?”
Nguyên nhân gốc của nhiều tai họa của xã hội Việt Nam hiện nay là
sự kết hợp, sự cộng hưởng giữa những yếu kém trong nền văn hóa dân tộc với
những độc hại của Chủ nghĩa Mác Lênin.
- Giáo sư Nguyễn Đình Cống
- Giáo sư Nguyễn Đình Cống
Cũng như Tô Văn Trường, nhà báo Danh Đức đặt ra một câu hỏi trên
trang blog của ông rằng
“Ta có tha thiết bảo vệ môi trường, tài nguyên và chính sự sống
của ta không?”
Dường như để trả lời cho câu hỏi đó, tác giả Nguyễn Quang Dy,
trong bài Vũng Áng phần nổi của tảng băng chìm viết rằng:
“Người ta hay nói, “không thể thay đổi được quá khứ, nhưng chúng ta
có thể sắp xếp lại tương lai”. Nhưng tương lai Việt Nam lại phụ thuộc vào thái
độ ứng xử của các bên liên quan như chính phủ, doanh nghiệp, giới khoa học,
giới báo chí, và dân… không chỉ đối với những gì đang diễn ra (là phần nổi) mà
còn đối với nguy cơ tiểm ẩn (là phần chìm). Ngoài thảm họa môi trường (mà nhiều
chuyên gia đã nói tới) hãy thử xem lại “thảm họa truyền thông” và những “bất
cập” giữa các bên liên quan, đang làm cho cuộc khủng hoảng môi trường này (do
con người tạo ra), càng thêm trầm trọng (đến mức báo động).”
Một bộ phận Dân chúng đã chọn một thái độ ứng xử bằng cuộc biểu
tình ngày 1 tháng 5, được tác giả Phi Uy nhận xét trên trang Dân Luận, nhân ngày
kỷ niệm 41 năm chiến tranh Việt Nam kết thúc:
“Bốn mươi mốt năm gọi là ‘thống nhất đất nước’, tuổi trẻ ngày càng
trở nên lạc lõng, vô hồn và có dấu hiện ốp đồng tập thể? Đương nhiên, vẫn còn
một bộ phận không nhỏ những bạn trẻ luôn suy tư về hiện tình đất nước và cố
gắng, nỗ lực tìm ra giải pháp đưa đất nước đến tự do, tiến bộ. Nhưng, họ lẻ loi
quá!”
Nhưng với một thái độ nhiều hy vọng hơn Phi Uy, nhà báo Kami cho
rằng cuộc biểu tình ngày 1 tháng 5 là một tiến bộ vượt bậc:
“Chắc chắn rằng, cuộc xuống đường tuần hành vì môi trường ngày 1/5/2016
đã giúp cho mọi người hy vọng và tin tưởng vào sự nhiệt thành của người dân. Họ
hoàn toàn không vô cảm với chính trị như người ta lầm tưởng bấy lâu nay, họ có
đủ lý trí một khi quyền lợi trực tiếp của họ bị xâm phạm.”
Trở lại với câu chuyện truyền thông mà chúng tôi đề cập ở đầu bài viết
này, tuy không đưa tin cuộc biểu tình vì môi trường, báo chí Việt Nam lại đưa
tin hai người bị bắt trong ngày biểu tình 1 tháng Năm, với lý do là kích động
dân chúng bằng sự xúi giục của các thế lực thù địch.
Blogger Nguyễn Tường Thụy viết rằng hai người này bị bắt vì một
hành vi lương thiện. Hàng trăm người lương thiện nữa lại bị cầm giữ vào ngày 8/5
khi một cuộc biểu tình vì môi trường lại nổ ra, một cuộc biểu tình bị đàn áp
thẳng tay, với cả phụ nữ và trẻ em. Nhìn cảnh tượng đó, Giáo sư Nguyễn Hưng
Quốc thốt lên rằng ông không thể hiểu được điều gì đang diễn ra ở Việt Nam.
__._,_.___
No comments:
Post a Comment