Đất nước mình ngộ quá phải
không anh? Trả lời cô giáo Trần Thị Lam
Luật sư Đào Tăng Dực
“…Với sự dập tắt tuyệt đối ý thức hệ giáo điều Mác Lê, với sự cáo chung của đảng CSVN như một định chế thoái hóa và lỗi thời, hằng triệu triệu đóa hoa tư tưởng tuyệt vời sẽ vươn lên từ lòng văn hóa hơn 4000 năm của dân tộc…”
“…Với sự dập tắt tuyệt đối ý thức hệ giáo điều Mác Lê, với sự cáo chung của đảng CSVN như một định chế thoái hóa và lỗi thời, hằng triệu triệu đóa hoa tư tưởng tuyệt vời sẽ vươn lên từ lòng văn hóa hơn 4000 năm của dân tộc…”
I. Dẫn Nhập:
Bài thơ của cô giáo Trần Thị Lam được cho là bài
thơ gây chấn động trên mạng lưới toàn cầu và có tiềm năng làm rung chuyển chế
độ. Công an CSVN đã phải câu lưu và thẩm vấn cô, nhưng chưa dám truy tố hình sự
vì sợ hãi phản ứng của nhân dân và công luận thế giới.
Dân tộc Việt có một nền văn hóa sâu dày hơn 4000
năm lịch sử trong đó tiềm tàng những tình tự đậm đà và tư tưởng uyên thâm, giúp
dân tộc vượt qua những cơn ba đào của lịch sử.
Mặc dầu suốt 7 thập niên liên tục, người CSVN đã
ra sức hủy diệt nền văn hóa này và thay thế trước hết bằng ý thức hệ giáo
điều Mác Lê duy vật (Marxist dogmatic ideological materialism) và sau đó
bằng chủ nghĩa duy lợi trần truồng (naked utilitarianism), nhưng những
cố gắng của họ chỉ là vô vọng.
Những dòng nhạc của
thế hệ trẻ như Việt Khang và nhất là bài thơ “Đất nước mình ngộ quá phải
không anh?” của cô giáo Trần Thị Lam chứng minh hùng hồn rằng, nền văn hóa
ngàn đời của dân tộc vẫn luân lưu mạnh mẽ trong tâm thức của toàn dân và khi
mùa xuân dân chủ khởi động, thì vươn lên như những đóa hoa sen, từ chốn bùn nhơ
nhớp xã hội chủ nghĩa, đem lại hương thơm và tô điểm sắc màu cho tiến trình dân
chủ hóa đất nước.
Tuy nhiên, bài thơ đầy cảm xúc này không những
khẳng định tình trạng tồn vong mong manh và nghiêm trọng của đất nước mà còn
nêu ra những vấn nạn cần giải đáp. Trước khi thảo luận vấn đề và đưa ra giải
đáp, chúng ta lắng lòng thưởng thức bài thơ như sau:
ĐẤT NƯỚC MÌNH NGỘ QUÁ PHẢI KHÔNG ANH?
Đất nước mình ngộ quá phải không anh?
Bốn ngàn tuổi mà dân không chịu lớn
Bốn ngàn tuổi mà vẫn còn bú mớm
Trước những bất công vẫn không biết kêu đòi...
Bốn ngàn tuổi mà dân không chịu lớn
Bốn ngàn tuổi mà vẫn còn bú mớm
Trước những bất công vẫn không biết kêu đòi...
Đất nước mình lạ quá phải không anh?
Những chiếc bánh chưng vô cùng kì vĩ
Những dự án và tượng đài nghìn tỉ
Sinh mạng con người chỉ như cái móng tay...
Những chiếc bánh chưng vô cùng kì vĩ
Những dự án và tượng đài nghìn tỉ
Sinh mạng con người chỉ như cái móng tay...
Đất nước mình buồn quá phải không anh?
Biển bạc, rừng xanh, cánh đồng lúa biếc
Rừng đã hết và biển thì đang chết
Những con thuyền nằm nhớ sóng khơi xa...
Biển bạc, rừng xanh, cánh đồng lúa biếc
Rừng đã hết và biển thì đang chết
Những con thuyền nằm nhớ sóng khơi xa...
Đất nước mình thương quá phải không anh?
Mỗi đứa trẻ sinh ra đã gánh nợ nần ông cha để lại
Di sản cho mai sau có gì để cháu con ta trang trải
Đứng trước năm châu mà không phải cúi đầu...
Mỗi đứa trẻ sinh ra đã gánh nợ nần ông cha để lại
Di sản cho mai sau có gì để cháu con ta trang trải
Đứng trước năm châu mà không phải cúi đầu...
Đất nước mình rồi sẽ về đâu anh?
Anh không biết em làm sao biết được
Câu hỏi gửi trời xanh, gửi người sau, người trước
Ai trả lời dùm đất nước sẽ về đâu...
Anh không biết em làm sao biết được
Câu hỏi gửi trời xanh, gửi người sau, người trước
Ai trả lời dùm đất nước sẽ về đâu...
II. Phân
Tích:
Khi chúng ta phân tích bài thơ này, chúng ta sẽ
có những nhận định như sau:
Bốn chương đầu trên hình thức là những câu hỏi,
nhưng một cách mặc thị (implicit) là những khẳng định (affirmations) về tình
trạng bi thương của đất nước dưới chế độ CSVN.
Chẳng hạn tuy có 4 ngàn năm văn hiến mà vẫn cam
chịu nhục nhằn trước bất công từ bạo quyền, những tượng đài tôn sùng cá nhân
hoang phí trong khi khinh bỉ mạng người, guồng máy thống trị tham ô và vô trách
nhiệm đưa đến cái chết thê thảm của môi trường thiên nhiên, và nợ công chồng
chất ngập đầu các thế hệ hiện tại lẫn tương lai.
Chương cuối cùng chỉ có 4 câu thơ nhưng hàm chứa
2 câu hỏi quan trọng:
1. Một câu hỏi mặc thị (implicit): Lý do
vì đâu đất nước nên nông nỗi này?
2. Câu hỏi minh thị (explicit): Đất nước
rồi sẽ về đâu anh?
Sau cùng thi sĩ tha thiết kêu gọi “Ai trả lời
dùm đất nước sẽ về đâu?”
Như một người công dân có trách nhiệm, tôi xin
đáp ứng lời kêu gọi ấy và trả lời như sau.
III. Giải thích nguyên nhân:
Theo quan điểm của tôi, nguyên nhân gây ra tai
họa cho đất nước rất nhiều, nhưng tựu trung có 2 tai họa lớn lao nhất:
Một là ngọn gió độc giáo điều ý thức hệ
(ideological dogmatism) và
Hai là hiện tượng quái thú định chế hóa cực đoan
(extreme institutionalization).
Đây là những ý niệm tương đối trừu tượng, nhưng
thảm họa chúng gây ra cho dân tộc vô cùng hiện thực và chúng ta cần tìm hiểu
(investigate), nhận diện (identify) và dứt khoát loại bỏ ra khỏi nền văn hóa,
tâm thức và hiến pháp của dân tộc trong tương lai.
1. Ý thức hệ giáo điều:
Trước hết khái niệm
“giáo điều ý thức hệ” (ideological dogmatism), hoặc “ý thức hệ giáo điều”
(dogmatic ideology) không đơn giản và nhiều người, kể cả tôi, đã tốn nhiều giấy
mực để viết về khái niệm này. Tuy nhiên, trong phạm vi hôm nay, tôi xin mạn
phép đơn giản hóa, dùng văn xuôi và một số hình ảnh vẽ lên một bức tranh ý niệm
hầu chuyên chở đến độc giả.
Nếu chúng ta coi dân
tộc Việt Nam như một thực tại thì chúng ta có thể mườn tượng thực tại đó như một
dòng sông tư tưởng và tình tự (a river of thoughts and feelings) luân lưu
từ thủa bình minh của lịch sử cho đến bây giờ và vươn tới tương lai. Đó là một
thực tại vô cùng sinh động bao gồm 2 yếu tính. Một là “hằng” và hai là
“chuyển”. “Hằng” là có một bản sắc riêng biệt bất biến làm cho chúng ta nhận
diện rõ đây là dân tộc Việt chứ không phải một dân tộc khác. “Chuyển” là luôn
thay đổi, từng phút, từng giây, như ý nghĩa chuyển dịch của dịch lý hay trong
thuyết tiến hóa của Darwin.
Những tư tưởng và tình tự trong dòng sông thực
tại có thể ví như các loài thủy tộc, các giọt nước li ti, các loài thủy sản ,
rong rêu và muôn triệu vi sinh nương tựa vào dòng sông để sinh tồn và hài hòa
phát triển.
Thế nào là ý thức hệ giáo điều?
Ý thức hệ giáo điều có thể được định nghĩa như
một cấu trúc trí năng (an intellectual construct) giam hãm tư tưởng con người
vào một khung sườn cố định và tước đi sự sống cũng như tính sáng tạo của tư
tưởng tự do. Lịch sử loài người đã từng trải qua rất nhiều ý thức hệ giáo điều,
nhưng hiện đại nhất của nhân loại ngày hôm nay là các ý thức hệ Mác- Lê và Hồi
Giáo Cực Đoan.
Các ý thức hệ giáo điều này có thể ví như những
cơn lạnh cực kỳ lớn lao, trùm lên dòng sông thực tại của những dân tộc dưới
vòng kiềm tỏa của chúng, biến toàn thể dòng sông và những sự sống trong dòng
sông thành băng tuyết. Tuy dưới mắt của một đệ tam nhân, hình ảnh của dòng
sông, các loài thủy tộc và thủy sản vẫn còn, nhưng dòng sông đã mất sự sống chân
thực.
Các xã hội dưới sự khống chế của các ý thức hệ
giáo điều như Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam hôm nay đều bi đát như thế.
2. Thế nào là “tiến trình định chế hóa cực
đoan”?
Vì tính trọng yếu của ý niệm này, cá nhân tôi đã
viết khá nhiều về nó. Tuy nhiên trong phạm vị của bài này, tôi xin tóm lược như
sau:
Định chế hóa cực đoan là một tiến trình xã hội
học, có công năng biến một tổ chức bình thường thuộc nhà nước (the state) hoặc
xã hội dân sự (civil society), trở thành một con quái thú, có khả năng khống
chế và ăn tươi nuốt sống cả nhà nước lẫn xã hội dân sự.
Tính hỗ tương giữa các ý thức hệ và các định chế
cực đoan vô cùng chặc chẽ vì lý do đơn giản là một hệ tư tưởng luôn cần một cấu
trúc có tổ chức để quảng bá và thực thi quan điểm của mình. Hệ tư tưởng càng
giáo điều thì tổ chức càng dễ trở thành nạn nhân của tiến trình định chế hóa
cực đoan.
Hậu quả là những định chế thuộc xã hội dân sự
(những chính đảng như các đảng cộng sản, những định chế tôn giáo...) hoặc thuộc
nhà nước như (quân đội hoặc cảnh sát công an...) đều có thể và đã trở thành mồi
ngon của tiến trình định chế hóa cực đoan, nắm quyền lực độc tài, trở nên những
ông ngáo ộp thực sự, ăn tươi nuốt sống không thương tiếc những công dân cá thể
trong xã hội dân sự, và đập vỡ tan tành lý tưởng dân chủ. Những chính thể cộng
sản toàn trị và độc tài Hồi Giáo cực đoan đến từ các định chế thuộc xã hội dân
sự, trong khi các chế độ quân phiệt hoặc công an trị đến từ các định chế nhà
nước.
Khi một tổ chức đã trở thành nạn nhân của tiến
trình định chế hóa cực đoan thì sẽ phát sinh các đường nét nổi bật sau đây:
a. Tổ chức sẽ mất đi mục đích ban đầu mới
thành lập và mục tiêu duy nhất bây giờ là trường tồn mãi mãi bất chấp lẽ sống
nguyên thủy của nó
b. Tổ chức sẽ truy tìm và bám víu quyền
lực độc tôn
c. Tổ chức sẽ tận diệt tất cả mọi
thực thể cạnh tranh với mình trong hiện tại hoặc trong tương lai mà không hề
thương tiếc.
Đảng CSVN cũng như tất cả các đảng cộng sản từ
Âu sang Á, từ trước đến giờ, cùng với các đảng Đức Quốc Xã và Phát Xít độc tài,
đều là những con quái thú, hậu quả của tiến trình định chế hóa cực đoan và ăn
tươi nuốt sống nhà nước lẫn xã hội dân sự.
Nhân dân Việt Nam bất hạnh lớn lao vì hoàn cảnh
lịch sử đã biến dân tộc thành nạn nhân gần một thế kỷ của cơn lạnh vĩ đại ý
thức hệ giáo điều Mác Lê và con quái thú định chế cực đoan mà đảng CSVN là hiện
thân trung thực.
IV. Phương pháp luận:
Câu hỏi chúng ta phải trả lời là:
Làm thế nào để hóa giải ý thức hệ giáo điều Mác
Lê và vô hịệu hóa con quái thú đảng CSVN như một định chế?
1. Làm sao hóa giải ý thức hệ giáo điều
Mác Lê:
Muốn hóa giải ý thức hệ này, chúng ta cần một
quan điểm đấu tranh nghiêm chỉnh?
Theo thiển ý của tôi, đó là một quan điểm chính
trị bao gồm 3 yếu tố then chốt của các nền dân chủ đương đại. Đó là quan điểm
dân chủ hiến định, pháp trị và đa nguyên.
Một quan điểm đấu tranh nghiêm chỉnh có thể ví
như một mặt trời dân chủ, mang các yếu tính ấm áp, ôn hòa sưởi ấm lại dòng
sông. Mặt trời dân chủ sẽ làm tan băng giá, hồi sinh các loài thủy tộc và thủy
sản. Nhất là mặt trời dân chủ sẽ không bao giờ biến thành một ngọn lửa hận thù
cực lớn, đun sôi cả dòng sông, giết chết các loài thủy tộc và những sự sống khác,
trong cơn cuồng say cách mạng.
Chính vì thế, một quan điểm đấu tranh nghiêm
chỉnh luôn hàm chứa yếu tố bao dung và tránh mọi khuynh hướng cực đoan. Theo
quan điểm của tôi, mọi người Việt Nam, bất kể quan điểm chính trị, kể cả người
cộng sản, trong lịch sử cân kim của dân tộc, đều là nạn nhân của lịch sử và của
những xung đột ý thức hệ phát xuất từ đầu óc méo mó của các tư tưởng gia phương
Tây, không liên hệ gì đến nền văn hóa truyền thống của Việt Tộc cả.
Một quan điểm đấu tranh nghiêm chỉnh sẽ như một
mặt trời ấm áp, ôn hòa, bao dung, soi sáng và sưởi ấm cho dòng sông thực tại,
bình đẳng và không phân biệt.
Một chân lý chúng ta cần khắc ghi là, tất cả mọi
lý thuyết của trí năng, mọi hệ thống tư tưởng hoặc ý thức hệ, dù cao siêu và
phức tạp bao nhiêu, cũng có lúc phải diệt vong vì không còn phù hợp với thực
tại khách quan.
Tuy nhiên những điều vô cùng đơn giản mà các tôn
giáo lớn chủ trương như từ bi và trí tuệ của nhà Phật, hoặc lòng bác ái và vị
tha của Thiên Chúa Giáo, sẽ trường tồn với thời gian.
Các chính quyền căn cứ trên Ý Thức Hệ Mác- Lê và
Hồi Giáo Cực Đoan đã và sẽ bị hủy diệt vì chỉ biết chủ trương sắt máu và hận
thù.
Một quan điểm đấu tranh nghiêm chỉnh vì thế cũng
phải học hỏi từ các tôn giáo lớn của nhân loại.
Mặt trời dân chủ không phải chỉ có công năng xây
dựng những định chế chính trị phục vụ cho con người cá thể và một trật tự xã
hội tốt đẹp hơn, mà cũng phải là mặt trời của từ bi, trí tuệ, bác ái vị tha và
bình đẳng không phân biệt.
2. Làm sao kiểm soát hoặc giới hạn tiến
trình định chế hóa?
Như thế, tiến trình định chế hóa, đặc biệt định
chế hóa cực đoan, nhất là khi lấy nguồn cảm hứng từ một ý thức hệ quá khích,
khơi mào cho những nguy hiểm tột cùng đối với con người cá thể và lý tưởng dân
chủ.Chúng ta có thể làm gì để kiểm soát tiến trình này?
Trước hết chúng ta phải tìm hiểu các nguyên nhân
của tiến trình định chế hóa.
Theo nhận xét của tôi, các nguyên nhân là:
1. Sự hiện hữu của một cấu trúc quyền lực
tập trung
2. Sự hiện hữu và hoặc hứa hẹn các quyền
lợi vật chất
3. Sự hiện hữu và hoặc hứa hẹn các quyền
lợi tinh thần
4. Sự vắng bóng một hệ thống kiểm soát và
đối trọng.
Tôi mạn phép nêu danh một vài tổ chức đã kinh
qua tiến trình định chế hóa cực đoan như những giai cấp quan lại Nho Giáo ngày
xưa tại Trung Quốc, Đại Hàn, Nhật Bản và Việt Nam như những định chế tối cao,
thống trị nhà nước và xã hội dân sự và đôi khi chính các quân vương chí tôn
cũng phải kiêng nể; những đảng cộng sản Liên Xô cũ, Bắc Hàn hiện nay, Trung
Quốc và Việt Nam dưới ảnh hưởng của ý niệm tập trung dân chủ của Lê Nin; Ủy Ban
Hiền Tài (Assembly of experts) của giới lãnh đạo tại Iran dưới quyền một Siêu
Lãnh Tụ nhân danh Thượng Đế chân chính và duy nhất; Nhà Nước Hồi Giáo ISIL dưới
sự lãnh đạo của một Đấng Quyền Uy Tối Cao (Supreme Khalif) đại diện cho Thiên
Chúa trên trái đất và toàn thể nhân loại phải quy phục; Giới quân phiệt tại
Miến Điện và Thái Lan dưới sự điều hướng của các tướng lãnh với một cấu trúc
lãnh đạo quân sự tập trung; và đây chỉ là một số tiêu biểu.
Tuy nhiên, tự cổ chí
kim, không có hiện tượng định chế hóa nào khủng khiếp bằng hệ thống giai cấp
của Ấn Độ Giáo, giam hãm tâm linh con người vào những khung sườn giai cấp cứng
nhắc, khởi đầu từ kiếp này nhưng vươn tới các kiếp sau, từ hiện thực đến những
cấp bực siêu hình, gieo rắc muôn vàn thống khổ, bất công, làm tàn phế dân tộc
Ấn Độ, vốn dĩ là một dân tộc vĩ đại, suốt nhiều ngàn năm cho đến bây giờ.
Hầu giới hạn hoặc kiểm soát tiến trình định chế
hóa cực đoan các tổ chức trong nhà nước và xã hội dân sự, những biện pháp sau
đây cần phải được nhân dân áp dụng:
i. Nếu có thể, mọi cấu trúc quyền lực nên
phân quyền. Nhận xét tổng quát của tôi là các định chế tôn giáo và những cấu
trúc quyền lực độc tài dễ bị định chế hóa hơn các các cấu trúc quyền lực thế
tục và dân chủ. Trong trường hợp quân đội và cảnh sát, thì mọi sĩ quan đều phải
thề trung thành với các chính quyền dân sự do dân bầu lên và bộ luật hình sự sẽ
khắc ghi những hình phạt nặng nhất cho tội lật đổ một chính quyền được dân bầu
lên một cách dân chủ.
ii. Nếu có thể,
nên có sự công nhận nguyên tắc kiểm soát và đối trọng (Checks and balances) hầu
một tổ chức luôn có nhiều thực thể cạnh tranh và không bao giờ nắm giữ quyền
lực hay ảnh hưởng tuyệt đối trong bất cứ một phương diện nào. Một sự cân bằng
đúng mức giữa nhà nước và xã hội dân sự sẽ có lợi đến mức độ là các tổ chức
trong xã hội dân sự sẽ giám sát sự thi hành trách nhiệm của các cơ chế chính
quyền (một tổ chức truyền thông tư nhân phê bình một cấp bộ của chính quyền)
hoặc một cơ quan chính phủ phán xét về những khiếu nại từ khách hàng của một
thực thể thương nghiệp lớn (chẳng hạn như một giám sát viên ngân hàng) là những
ví dụ bình thường.
iii. Tuy nhiên một trong những phương
thức đầy tiềm năng nhất hầu kiểm soát tiến trình định chế hóa cực đoan, theo
quan điểm của tôi, là bảo đảm rằng hệ thống dân chủ của chúng ta phải tuyệt đối
đa nguyên.
iv. Sau cùng, chúng ta phải tranh đấu để
được công nhận trong hiến pháp vị trí của các công dân cá thể như là cứu cánh
tối thượng và chung quyết của mọi quá trình xã hội và chính trị. Cả xã hội dân
sự lẫn nhà nước, kể cả những tổ chức và định chế liên hệ, cũng chỉ là những
công cụ phục vụ cho công dân cá thể. Tương quan giữa hai thực thể là tương quan
giữa những chủ nhân (công dân cá thể) và kẻ phục vụ (xã hội dân sự, nhà nước và
mọi định chế liên hệ) và khi một định chế (bất kể bản chất hoặc vị thế kể cả
những định chế tôn giáo thánh thiện nhất) không còn khả năng phục vụ cho công
dân cá thể, định chế đó phải bị triệt tiêu và không còn hiện hữu.
Lý do đơn giản bởi vì tất cả mọi định chế chỉ là
những ý niệm trừu tương hoặc những sáng tạo của trí năng con người. Chúng cùng
một đẳng cấp nhưng không cao đẹp bằng những ý niệm trừu tượng khác như quốc
gia, tổ quốc, lòng yêu nước hay nhân loại. Chúng không hiện hữu bên ngoài tâm thức
con người và như thế chúng không thể ưu thắng những công dân cá thể. Họ là
những con người bằng xương bằng thịt, có thể cảm thấy hạnh phúc hoặc khổ đau,
có thể sở hữu tài sản hoặc bị tước đoạt tài sản, có thể cảm nhận lòng từ bi,
bác ái, cái đẹp, sự hận thù và nhục nhằn và toàn bộ những tình cảm nhân sinh.
Các nhà độc tài rất thiện nghệ trong nghệ thuật dương cao ngọn cờ các ý niệm
trừu tượng, như đảng CSVN, lý tưởng con người quân tử của giai cấp Khổng Mạnh,
Đế Chế thứ ba của Đức Quốc Xã, lòng yêu nước, vân vân và vân vân, và đòi hỏi sự
hy sinh vô điều kiện và vâng lời tuyệt đối từ các công dân cá thể. Tác động
công nhận trong hiến pháp vị trí tối thượng của công dân cá thể sẽ vô hiệu hóa
tất cả mọi âm mưu thống trị những công dân cá thể này.
V.Kết luận:
Nếu chúng ta hóa giải
cơn lạnh ý thức hệ giáo điều, nhổ răng và móng vuốt của quái thú định chế hóa
cực đoan, thì với bàn tay và khối óc được tôi luyện qua chiều dài nhiều thiên
niên kỷ, dân tộc Việt sẽ hồi sinh.
Với sự dập tắt tuyệt
đối ý thức hệ giáo điều Mác Lê, với sự cáo chung của đảng CSVN như một định chế
thoái hóa và lỗi thời, hằng triệu triệu đóa hoa tư tưởng tuyệt vời sẽ vươn lên
từ lòng văn hóa hơn 4000 năm của dân tộc và đất nước chúng ta chắc chắn sẽ đạt
được nhanh chóng chiều cao thực sự của mình, trong cộng đồng nhân loại văn minh.
Luật sư Đào Tăng Dực
__._,_.___
No comments:
Post a Comment