Thư số 54 gởi:
Người
Lính Quân Đội Nhân Dân Việt Nam
Phạm Bá Hoa
Nội dung thư này, tôi
cùng Các Anh trở ra Biển Đông vì Trung Cộng vẫn tiếp tục quân sự hóa các đảo do
họ bồi đấp, cùng lúc với phát triển "hạm đội tàu cá" loại lớn với những
trang bị gần như đơn vị tác chiến tại các vùng tranh chấp trên Biển Đông. Trong
tình hình đó, phản ứng của Hoa Kỳ là điều động một phần Hạm Đội đến Biển Đông,
kèm theo lời cảnh cáo Trung Cộng không nên quân sự hóa vùng này. Còn lãnh đạo
Việt Cộng thì sao?
Thứ nhất. Hành động của
Trung Cộng.
Vẫn nguồn tin từ tổ chức H.R: "Nhưng vì tình hình quốc tế biến
chuyển nhanh chóng, nên ông Nguyễn Phú Trọng để cho Trung Cộng tiến chiếm khoảng
một nửa nước Việt Nam, để Trung Cộng đặt các căn cứ quân sự, phi trường, hỏa tiển
và máy bay chiến đấu tại các đảo tự bồi đắp và trên đảo Phú Lâm ở Hoàng Sa.
Trong khi Trung Cộng muốn tấn công chiếm trọn Việt Nam để đối chọi các kế hoạch
TPP và TTIP của Hoa Kỳ đã và đang cô lập hóa họ trên khắp thế
giới. Hành động đó là lý do mà Hoa Kỳ phải đưa Tiểu Hạm Đội đến Biển Đông".
Tôi ghi lại đây để Các Anh tùy nghi tìm hiểu, vì chưa tìm thấy tài liệu này
trên các trang Web, trang Blog, hay từ những đài phát thanh ngoại quốc với
chương trình tiếng Việt mà tôi nghe được, nên tôi chưa có yếu tố để phân
tách.
Ngày 2/3/2016 ,
(VietQ.vn) Bộ Ngoại Giao Trung Cộng thừa nhận đã cho một số tàu xâm nhập bãi Hải Sâm thuộc quần đảo Trường Sa. Nhưng người
phát ngôn Hồng Lỗi biện bạch rằng: "Bộ Giao Thông Vận Tải đã đưa một số tàu đến để lai dắt một tàu ngoại quốc bị mắc cạn ở bãi Hải Sâm, chớ không
có hành động nào khác". Trong khi
nguồn tin quân sự của Phillippines thì máy bay trinh sát nước này đã nhìn thấy 4 tàu Trung Cộng có mặt quanh bãi san hô Hải Sâm từ tuần trước, mà không lai
dắt tàu nào mắc cạn cả.
Bãi Hải Sâm là một rạn san hô vòng thuộc cụm Bình Nguyên của quần đảo Trường
Sa. Bãi này ở phía bắc của đá Vành Khăn, và cách đảo Vĩnh Viễn 12 hải lý (khoảng
22 cây số) về phía Nam.
Ngày 9/3/2016, National Interest viết rằng:
"Có lẽ chưa bao giờ Trung Cộng lại thể hiện khẩu khí quyết tâm chiếm Biển
Đông một cách ngông cuồng như bây giờ. Giới lãnh đạo Trung Cộng, từ Thủ tướng Lý
Khắc Cường, Ngoại Trưởng Vương Nghị, đến Bí Thư Tỉnh Ủy Hải Nam La
Bảo Minh, những lời tuyên bố của họ đều nhắm vào hành động độc chiếm Biển
Đông. Bằng chứng là trong báo cáo trước Quốc Hội, Thủ Tướng Lý Khắc Cường
hùng hồn khẳng định rằng: "Chúng ta sẵn sàng trên tất cả các mặt trận,
với tất cả các giả thuyết, và nỗ lực để bảo đảm sự sẵn sàng chiến đấu bảo vệ
biên giới, và kiểm soát vùng trời, vùng biển. Trung ương sẽ hỗ trợ ngân sách
cho tỉnh Hải Nam trong mục đích khai thác các nguồn tài nguyên Biển Đông...”.
Trong khi Ngoại Trưởng Vương Nghị ngông nghênh tuyên bố với báo
chí quốc tế rằng: "Trung Cộng là nước khám phá, đặt tên, phát triển, và
quản lý các đảo khác nhau ở Biển Đông sớm nhất. Tổ tiên người Trung Cộng đã làm
việc siêng năng ở đây qua nhiều thế hệ, do đó, việc Bắc Kinh kiểm soát vùng biển
này là hợp lý”. Còn Bí Thư tỉnh Hải Nam La Bảo Minh không kém phần
mạnh mẽ, rằng: "Hòn đảo cực nam là vị trí chiến lược giúp chúng ta
vươn ra Biển Đông, khống chế khu vực với hạm đội tàu cá ra chiếm biển. Tỉnh Hải
Nam khuyến khích ngư dân dấn thân ra Biển Đông để bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn
lãnh thổ, chánh phủ sẽ cung cấp các khoản trợ cấp và đào tạo an ninh cho ngư
dân".
Theo tờ South
China Morning Post dẫn lời ông La Bảo Minh phát biểu bên lề kỳ họp Quốc
Hội nói trên: "Tỉnh Hải Nam có hơn 100.000 ngư dân, lực lượng này đã được
tỉnh hỗ trợ kế hoạch sản xuất tàu đánh cá loại lớn, trợ cấp nhiên liệu khi đánh
cá trên Biển Đông, đồng thời còn được đào tạo khả năng tự vệ. Chỉ riêng số lượng
tàu cá của các tỉnh ven biển hoạt động ở Biển Đông, nhiều hơn số chiến hạm
của Hải Quân các nước Đông Nam Á cộng lại”.
Điều này không lạ vì theo bản tin Reuters vào đầu năm 2014,
đã ví 50.000 tàu cá là loại vũ khí lợi hại của Trung Cộng trên
Biển Đông. Bản tin ghi lại lời của một ngư dân ở Hải Nam nói với phóng viên rằng:
"Trên chiếc tàu cũ kỹ của tôi có một dụng cụ rất tối tân, đó là một hệ
thống định vị vệ tinh được liên lạc trực tiếp với tàu hải cảnh trong trường hợp
có biến động khi tôi đánh cá trên Biển Đông”. Vẩn theo Reuters thì
lúc ấy các chủ tàu cá chỉ trả tượng trưng khoảng 10% chi phí, phần còn lại
chánh phủ trách nhiệm. Ngư dân Hải Nam còn cho phóng viên Reuters biết rằng:
"Chánh phủ khuyến khích họ đánh bắt cá ở những vùng biển tranh chấp, và
chi phí xăng dầu sẽ do chánh phủ cấp...".
Có thể vì vậy mà Bí Thư tỉnh Hải Nam đã tuyên bố là "sẽ sử dụng lực
lượng tàu cá của ngư dân của tỉnh tràn ra Biển Đông", chẳng khác
gì một đội dân binh lúc nhúc trên biển, sẽ đem lại ưu thế cho họ trong cuộc chiến
giành chủ quyền Biển Đông, bảo vệ cái gọi là “quyền lợi hàng hải” của Bắc Kinh,
bởi vì nó không bị cấm bởi luật pháp quốc tế và luật biển.
Ngày 10/3/2016 tại Bắc Kinh, ông
Vương Nghị, Ngoại Trưởng Trung Cộng tuyên bố rằng: "Trung Quốc
đang nghiên cứu cơ chế hợp tác tại Biển Ðông, và sẽ sớm giới thiệu cơ chế này với
các quốc gia đang tranh chấp chủ quyền trên Biển Ðông, là: Việt Nam,
Philippines, Malaysia, Brunei, Ðài Loan, và Indonesia".
Cái gọi là “sáng kiến” mà Ngoại Trưởng Trung Cộng tuyên bố, xảy ra
sau khi các Ngoại Trưởng của tổ chức ASEAN hồi cuối tháng 2/2016, lần đầu tiên
tại Hội Nghị Ngoại Trưởng ASEAN ra một tuyên bố chung, nhấn mạnh các hoạt động
của Trung Cộng trên Biển Ðông đang làm xói mòn niềm tin, căng thẳng càng gia
tăng và có thể phá hoại hòa bình và ổn định khu vực. Cũng vì vậy mà ASEAN phải
hành động để sớm có một Bộ Quy Tắc Ứng Xử (COC ) trên Biển Ðông. Hy vọng
rằng, khi ASEAN cùng Trung Cộng thông qua một COC cho Biển Ðông, thì
những tranh chấp trên Biển Ðông có thể được phân xử bởi một cơ quan tài phán quốc
tế.
Nhưng bao giờ mới đạt đến thỏa thuận COC , không thấy giới chức
nào hay tờ báo nào đoán được thời gian.
Cũng có thể "sáng kiến” của Trung Cộng bắt nguồn từ
khi Ðô Ðốc Harry Harris, Tư Lệnh Thái Bình Dương của Hoa Kỳ, chánh thức
đề nghị thành lập một liên minh bao gồm Hoa Kỳ + Nhật Bản + Australia + Ấn Độ,
để cùng tổ chức tuần tra, bảo vệ quyền tự do lưu thông và an ninh tại Biển
Ðông, sẽ giúp ngăn chặn những cường quốc khác lợi dụng ưu thế của mình mà
hăm dọa, chèn ép những quốc gia nhỏ hơn. Ngay sau đó, tờ South China
Morning Post nhận định: "Có thể Trung Cộng sẽ giới thiệu cơ chế “hợp
tác tại Biển Ðông” trong lễ kỷ niệm 25 năm thiết lập bang giao giữa Trung Cộng
với ASEAN chăng?"
Các Anh đừng bao giờ tin vào lời tuyên bố của Trung Cộng nghe như họ là quốc
gia mong muốn hòa bình, nhưng bên trong lời tuyên bố đó gói ghém một kế hoạch
tiếp nhận 24 chiếc chiến đấu cơ tối tân SU-35 của Nga trong năm 2016 và 2017, mà
họ đã đặt mua với giá 2 tỷ mỹ kim. Cũng xin nhắc thêm, là Các Anh cũng đừng
bao giờ tin vào lãnh đạo của Các Anh, vì nhóm lãnh đạo hiện nay càng ôm chân
Trung Cộng chặt hơn nữa đó.
Ông Xu Liping, một chuyên gia của Trung Cộng
về Ðông Nam Á, cho rằng: "Sở dĩ Trung Cộng “nghiên cứu” cơ chế “hợp tác
tại Biển Ðông” là vì Trung Cộng thấy cần phải có hành động giảm bớt căng thẳng
với các quốc ga liên quan về Biển Ðông". Ông Xu suy đoán rằng:
"Cơ chế mà Trung Cộng đang nghiên cứu, có thể tương tự như những thỏa
thuận về nghiên cứu, phát triển, và bảo vệ an ninh hàng hải mà Trung Cộng từng
ký với các quốc gia thành viên ASEAN".
Trong khi ông Li Mingjiang, một giảng viên làm việc tại trường
nghiên cứu quốc tế S.Rajarjtnam (RSIS ) ở Singapore, nhận định rằng:
"Cơ chế mà Trung Cộng đang nghiên cứu và sẽ giới thiệu, chỉ xoay
quanh việc hợp tác bảo vệ môi trường chứ không nhằm hợp tác để giải quyết vấn đề
cốt lõi là chủ quyền tại Biển Ðông....." (trích bản tin của G.Ð)
Ngày 11/3/2016, Reuter dẫn nguồn tin từ
truyền thông của Trung Cộng, theo đó thì chuyến bay thương mại đầu tiên đến đảo
Phú Lâm -tức thành phố Tam Sa- thuộc quân đảo Hoàng Sa trong vòng một năm. Nhớ
lại tháng trước đây (2/2016), Trung Cộng đã cho hàng không thương mại đưa khách
đến đảo Phú Lâm. Và Tân Hoa Xã trích lời phát biểu của Thị Trưởng Tam Sa
Xiao Jie, rằng: "Hiện có hai tàu khách và một tàu cảnh sát biển
có mặt ở đảo Phú Lâm, thường xuyên đưa khách đến hòn đảo này". Ông
Xiao Jie nói thêm rằng: "Phi trường trên đảo Phú Lâm (Hoàng Sa) và phi
trường trên đảo Chữ Thập (Trường Sa), sẽ tạo điều kiện về giao thông hàng
không, và trợ giúp hướng dẫn hàng hải, cũng như khảo sát thời tiết và hàng
không".
Bản chất của cộng sản nói chung và của Trung Cộng nói riêng, luôn luôn biện
minh những hành động ngang ngược với lý lẽ như thể họ là quốc gia rất tử tế,
nhưng thực chất là dùng mọi cách để chiếm Biển Đông, ít những cũng là phạm vi
đường lưỡi bò do họ tự ý vạch ra, để rồi họ luôn miệng biện minh rằng, tổ tiên
hằng ngàn đời trước của họ đã phát hiện những hòn đảo trên Biển Đông, và là nơi
dừng chân sinh hoạt trên đường buôn bán với các quốc gia phía Nam, mà không ai
có thể tranh cãi. Nhưng đã hai lần, Tòa Án Trọng Tài Quốc Tế yêu cầu họ chứng
minh thì họ trả lời khơi khơi trên báo chí của họ như vậy thôi, nghĩa là họ
không thể nào chứng minh chủ quyền của họ với những bằng chứng thật sự để Tòa
này cứu xét. Ngang ngược đến thế thì chỉ có cách "gõ đầu hay vỗ mặt họ"
chớ không thể nói bằng lời với họ được. Việt Cộng đối với nhân dân -nhất là dân
oan và xã hội dân sự- cũng vậy đó.
Thứ hai. Phản ứng của Hoa Kỳ và Đồng Minh.
Ngày 12/1/2016, Tối Cao
Pháp Viện Phi Luật Tân chuẩn thuận Hiệp Ước Liên Minh Phòng Thủ Hoa Kỳ - Phi Luật
Tân, gọi tắt Anh ngữ là EDCA (Enhanced Defense Cooperative Agreement). Vậy là, quân
lực Hoa Kỳ sẽ sử dụng những căn cứ của Phi Luật Tân làm tiền đồn quân sự
tại Đông Nam Á. Hiệp Ước này có hiệu lực trong mười năm, đó là thời gian khá
dài đối với tình hình Biển Đông
Hầu như ngay sau đó, giới chức quân sự Phi tuyên bố: "Những căn cứ ở
những vị trí trọng yếu của Phi tại biển Đông, sẽ được mở cửa đón tiếp quân đội
Hoa Kỳ. Đó là 5 căn cứ dưới đây do Hoa Kỳ sử dụng, là: (1) Căn cứ Hải
Quân tại Subic Bay (đảo Luzon). (2) Căn cứ Không Quân Clark (đảo Luzon).
(3) Căn cứ Hải Quân tại Oyster Bay (đảo Palawan). (4) Căn cứ Thủy
Quân Lục Chiến Brooke (Palawan). (5) Căn cứ Thủy Quân Lục Chiến và Hải
quân Batanes (đảo Luzon)".
Các Anh suy nghĩ gì khi mà quân lực Hoa Kỳ thật sự trở lại Biển Đông? Nhận
định của tôi là: "Rất có thể, đến lúc này thì Trung Cộng nhận ra rằng,
chính họ đã cuốn hút quân lực Hoa Kỳ quay lại Biển Đông. Nhưng cho dù Trung Cộng
có nhận ra điều đó hay không, tôi nghĩ, trước mắt là ông Tập Cận Bình sẽ phải
thận trọng hơn, vì bất cứ sự ngang ngược nào của ông ta cũng có thể mở đầu
cho cuộc chiến". Từ đó, tôi có hai giả thuyết:
Thứ nhất. "Nếu cuộc chiến xảy ra, Trung Cộng sẽ
hạ giọng để hòa đàm và phân chia quyền lợi trên Biển Đông với Hoa Kỳ, vì lúc
nào Hoa Kỳ cũng tuyên bố là sự có mặt của Hoa Kỳ trên Biển Đông là để bảo vệ an
ninh đướng hàng hải và đướng hàng không quốc tế. Được hiểu rằng, Hoa Kỳ không
giúp nước nào cả, trong khi những Đồng Minh hiện nay cũng chỉ hợp tác trong mục
đích đó mà thôi. Vì nếu cuộc chiến này đưa đến chiến tranh thế giới lần thứ 3,
Trung Cộng chỉ có một mình trong khi các quốc gia khác sẽ trở thành Đồng Minh
thật sự của Hoa Kỳ, và Trung Cộng phải chết. Nhưng khi chiến tranh thế giới thật
sự xảy ra trên Biển Đông, đó là cơ hội giúp đồng bào trong nước và hải ngoại,
cùng nhau triệt hạ cái đảng cộng sản và nhóm lãnh đạo độc đảng, độc tài, độc
quyền, độc ác, đã cắt xén giang sơn cho Trung Cộng, đã phá nát nền giáo dục dẫn
đến một xã hội băng hoại truyền thống đạo lý dân tộc, rồi cùng nhau khôi phục
và xây dựng lại quê hương Việt Nam theo nguyên vọng người dân".
Thứ hai. "Khi Trung Cộng nhận
ra sự cương quyết của Hoa Kỳ bảo vệ đường hàng hải và đường hàng không trên Biển
Động cùng với sự tập trung sức mạnh quân sự trong vùng này, rất có thể Trung Cộng
quay lại mềm mỏng với Bắc Hàn để trong trường hợp chiến tranh Trung Cộng với
Hoa Kỳ thật sự xảy ra, thì Bắc Hàn sẽ gián tiếp can dự với những loạt hỏa tiễn
bắn đến vài nơi gần lãnh thổ đồng minh của Hoa Kỳ, thậm chí là gần lãnh thổ Hoa
Kỳ, để chi phối sức mạnh của Hoa Kỳ. Xin nhớ là trong thời gian gần đây, lãnh đạo
Bắc Hàn đã có những lời tuyên bố cũng như những hành động của một người không
bình thường, chính vì vậy mà Hoa Kỳ -cũng như thế giới- cần phải đề phòng ông
ta. Cho dù cả hai giả thuyết xảy ra như thế nào đi nữa, thì Trung Cộng sẽ cố gắng
vận động một cuộc hòa đàm với Hoa Kỳ để kết thúc chiến tranh. Cũng xin nhớ rằng,
ngôn ngữ chính trị không như ngôn ngữ của khoa học hay kinh tế đâu, nghĩa là
nói vậy nhưng không nhất thiết là như vậy".
Cùng ngày 1/3/2016, báo Washington
có bản tin rằng: "Hải Quân Hoa Kỳ xác nhận đã điều động hàng không mẫu
hạm USS John C. Stennis và một số chiến hạm đến Biển Đông, trong mục đích thực
hiện cam kết bảo vệ tự do đường hàng hải theo luật quốc tế. Ngoài ra,
hàng không mẫu hạm USS Antietam và các chiến hạm khác, cũng đang tuần tra Biển
Đông".
Ngày 2/3/2016, Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ Ash
Carter cũng đã lên tiếng cảnh cáo Trung Cộng chớ có quân sự hóa Biển Đông
và đe dọa các tàu đánh cá của quốc gia khác, sẽ có những hậu quả nếu Bắc Kinh
không dừng các hoạt động gây căng thẳng trong khu vực.
Theo
VietPress, Hoa Kỳ điều động một phần của hạm đội đến Biển
Đông, là vì: "Hoa Kỳ đã cảnh cáo Trung Cộng nhiều lầ, từ lúc Trung Cộng bắt
đầu bồi đấp các Đá Ngầm thuộc Trường Sa, cho đến khi thành những đảo nồi, rồi
những cơ sở cùng với phi trường mà Trung Cộng xây dựng trên đảo Phú Lâm (Hoàng
Sa) và trên đảo Chữ Thập (Trường Sa), nhưng Trung Cộng vẫn ngang ngược đưa hỏa
tiển và phi cơ chiến đấu đồn trú trên đảo Phú Lâm, ..v..v..., buộc lòng Hoa Kỳ
phải từng bước điều động các chiến hạm đến Biển Đông, và mới nhất là cả hàng
không mẫu hạm lẫn tàu ngầm cũng có mặt. Vì nếu không hành động kịp thời, đường
hàng không và hàng hải quốc tế sẽ bị Trung Cộng khống chế, và lúc ấy mới phản ứng
thì quá trễ.
Ngày 17/3/2016, trong khi
những hành động của Trung Cộng trên Biển Đông vẫn tiếp tục, Đô Đốc Scott
Swift, Tư Lệnh Hạm Đội Thái Bình Dương, và Tư Lệnh Thủy Quân Lục Chiến Hoa
Kỳ Trung Tướng John A. Toolan, đã ghé thăm Việt Nam trong ba ngày. Chuyến
thăm được nhận định là quan trọng, vì đây là lần đầu tiên mà hai vị Tư Lệnh của
quân lực Hoa Kỳ tại Á Châu cùng đến Việt Nam. Theo Đô Đốc Scott Swift, mục đích
chuyến viếng thăm này là : "Thúc đẩy sự hợp tác giữa Hải Quân hai nước
Mỹ - Việt, trong đó có dự trù các chiến hạm Hoa Kỳ đến hải cảng Cam Ranh, và những
chương trình cần trao đổi".
Ngày 18/3/2016, hai vị Tư Lệnh của Hoa Kỳ
có buổi họp với Chuẩn Đô Đốc Phạm Hoài Nam, Tư Lệnh Hải Quân Việt Nam.
Ngay sau đó, một Thông Cáo báo chí từ tòa đại sứ Hoa Kỳ, khẳng định: "Chuyến
thăm của Đô Đốc Scott Swift và Trung Tướng John A. Toolan, nói lên mối bang
giao song phương trong hoạt động của Hải Quân hai nước". Buổi sáng, Đô
Đốc Scott Swift gặp Tướng Đỗ Bá Tỵ, Tổng Tham Mưu Trưởng của Việt Nam. Tóm tắt
theo lời của Đô Đốc Scott Swift thì hai bên trao đối với nhau rằng: "Hải
quân hai nước cùng chia sẻ cam kết về một trật tự quốc tế dựa trên các quy tắc,
về an ninh hàng hải và ổn định theo cách có lợi cho sự thịnh vượng đang gia
tăng ở tất cả các quốc gia trong khu vực"..
Ngày 24/3/2016,
tàu ngầm USS Ohio của Hoa Kỳ với trang bị
"hỏa tiển dẫn đường" đã đến thăm hải cảng Subic Bay của Philippines.
Theo Diplomat, hành động này diễn ra trong bối cảnh căng thẳng giữa Philippines
với Trung Cộng. Đây là chiếc tàu ngầm thứ 2 đến Subic Bay trong tháng này. Theo
lời tuyên bố của Hạm Trưởng tàu ngầm USS Ohio Michael Lewis: "Sự hiện
diện của chiếc tàu ngầm này trong khu vực sẽ tạo ra một sức mạnh ổn định và
thông qua cam kết với các đối tác, như hoạt động thăm viếng tại vịnh Subic,
chúng tôi sẽ giúp duy trì ổn định khu vực”.
Tàu USS Ohio là một trong những tàu ngầm lớn nhất thế giới, có chiều dài
hơn 170 thước, trọng lượng hơn 16.000 tấn khi lặn. Chiếc tàu ngầm có khả năng hỗ
trợ nhiều nhiệm vụ, bao gồm cả tác chiến chống tàu ngầm, chống chiến hạm, tác
chiến đặc biệt của hải quân, tình báo, giám sát và nhận dạng các tàu địch.
Nhìn chung. Trung Cộng vẫn không ngừng
những hành động lấn chiếm Biển Đông, trong khi những tuyên bố của họ chỉ là
cách biện minh suông vì không thể trưng dẫn bất cứ những bằng cớ nào hỗ trợ cho
biện minh của họ. Trước hành động của Trung Cộng, phản ứng của Hoa Kỳ mạnh mẽ
hơn trước. Liệu chiến tranh Biển Đông có xảy ra không? Điều này tùy thuộc vào
hành động của Trung Cộng. Còn Việt Cộng thì
sao.....?
Thứ ba. Phản ứng của Việt Cộng.
Không có phản ứng gì cả, ngoại trừ người phát ngôn của Bộ Ngoại Giao thỉnh
thoảng lên tiếng phản đối Trung Quốc, kiên quyết bảo vệ lãnh thổ lãnh hải, khẳng
định chủ quyền của Việt Nam, ..v..v..., trong khi họ dành thời gian cầu cứu
Trung Cộng trong tranh giành quyền lực.
Có vẻ như không thấy ông Dũng nhúc nhích gì hết, không biết ông Trọng lại
ra lệnh gì cho Quốc Hội dưới quyền đảng, mà Quốc Hội công bố lịch trình làm việc
của "Quốc Hội cuối đời" như sau:
Các Anh có đống ý nhận định của ông Lê Văn Lai chớ? Cũng may là tuổi già,
ông không thể tái ứng cử được nữa, nên mới dám mạnh miệng như vậy đó.
Kết luận.
Tôi hy vọng là Các Anh nhận ra con đường mà Các Anh đã,
và đang bị đảng cộng sản độc tài và dối trá lôi Các Anh theo họ là không lối
thoát. Từ đó, Các Anh hãy suy nghĩ mà chọn cho mình một hướng đi, cùng 90 triệu
đồng bào hòa nhập vào Cộng Đồng thế giới tự do, để được ngẫng cao đầu giữa thế
giới văn minh, được hãnh diện trước những người ngoại quốc đến Việt Nam du lịch,
tìm hiểu nếp sống văn hóa dân tộc với chiều dài lịch sử ngàn năm trước đã lừng
danh thế giới.
Hãy nhớ, “Tự do, không phải là điều đáng sợ, mà là nền tảng cho sự thịnh
vượng của đất nước. Không có dân chủ, không thể có sự trỗi dậy và phát triển bền
vững. Và Tự Do, phải chính chúng ta tranh đấu, vì Tự Do không phải là
quà tặng. (trích trên internet).
Phạm Bá Hoa
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
__._,_.___
No comments:
Post a Comment