heo VN


Image result for coronavirus

VN là chổ xả rác cho bọn tàu, người VN tỉnh ngũ đi.





ĐỐT LŨA ĐI EM ĐỂ DIỆT QUÂN THÙ.



https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEiawWm0mrEB_hcAesPVxwoBJelVLAqPb8O0CUvAO_9p5nbh9eDsduClHNeAVWV40wHXI4rTTmj6G0DOp08i-ajnN_e5bv1h0eVz8g_3kQAVE2Wj-x4w84-n5q_1Zdji8bD8xH7PfSrUcqo/s1600/Vi+moi+truong+trong+sach+cho+Viet+Nam+.jpg

ĐỐT LŨA ĐI EM ĐỂ DIỆT QUÂN THÙ.
Biểu tình 5/3/2017
Image result for bom xang
https://www.youtube.com/results?sp=EgIIAg%253D%253D&q=bi%E1%BB%83u+t%C3%ACnh+2017

Friday, 17 February 2017

Xin nhường quốc tịch Mỹ cho một người tị nạn Syria

 

Xin nhường quốc tịch Mỹ cho một người tị nạn Syria

Thanh Trúc, phóng viên RFA
2017-02-16
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
Linh mục Nguyễn Hoài Chương.
Linh mục Nguyễn Hoài Chương.
Hình do linh mục gửi RFA


Xin nhường quốc tịch Mỹ cho một người tị nạn Syria
00:00/00:00
Phần âm thanhTải xuống âm thanh
Nhường lại quốc tịch Mỹ cho một người tị nạn Syria, được phép sang làm việc mục vụ tại 1 trong 7 quốc gia Trung Đông bị tạm thời cấm nhập cảnh vào Hoa Kỳ, là thỉnh cầu của một linh mục người Việt trong thư gởi ông Donald Trump sau khi vị tổng thống thứ 45 của Hoa Kỳ ký sắc lệnh hành chính hôm 27 tháng Giêng với quyết định tạm ngưng nhập cảnh người từ 7 nước Trung  Động vào Hoa Kỳ, trong đó người tị nạn Syria bị cấm vĩnh viễn.

Đó là linh mục Nguyễn Hoài Chương dòng Salesian Don Bosco, một công dân Mỹ đang làm việc tại California. Thư được ký giả Peter Steinfels đưa lên báo New York Times ngày 10 tháng Hai vừa qua.

Linh mục Nguyễn Hoài Chương nói về tâm nguyện được cho là gây bất ngờ lẫn kinh ngạc cho rất nhiều người, đặc biệt những ai vốn là người tị nạn đến từ Việt Nam như ông:
Tôi là linh mục Nguyễn Hoài Chương dòng Don Bosco, một người sinh hoạt với  giới trẻ, trong hơn 20 năm  là thầy giáo dạy học ở đại học cũng như trung học của nhà dòng.

Ngày 27 tháng Giêng là ngày tổng thống Trump ra sắc lệnh cấm, giới hạn những người tị nạn Hồi giáo muốn tránh chiến tranh. Ngày 27 tháng Giêng là ngày Tết Đinh Dậu, lòng tôi xao xuyến. Sau khi đi dâng Thánh lễ, sau khi đến chùa dâng hương, nhìn thấy hạnh phúc của người Việt Nam ở miền Nam Cali, nói riêng ở quận Cam, tôi bắt đầu viết.

Tôi viết rằng tôi sẵn sàng nhường quyền công dân mà tôi đã có, tôi sẵn sàng nhường cho một người tị nạn Syria.

Viết thư cho Tổng thống
OpenLetter_1-400.jpg
Mặt trước bức thư linh mục Nguyễn Hoài Chương gởi tổng thống Trump. Hình do linh mục gửi RFA


Thanh Trúc: Động lực nào thúc đẩy ông viết một thư như thế?
LM Nguyễn Hoài Chương: Tôi là một một người tị nạn cộng sản,  gia đình tôi và dân tộc Việt Nam hiểu rõ cộng sản và tị nạn. Trong 42 năm qua, là công dân một quốc gia  hùng mạnh, ý thức được giá trị về quyền bình đẳng, thành ra khi tổng thống Trump ký sắc lệnh tâm hồn tôi xao động. Sau khi suy nghĩ, cầu nguyện, tôi sẵn sàng dành cái hạnh phúc, cái quyền công dân của một đất nước hùng mạnh gởi tặng lại cho người tị nạn đi tìm tự do, tạo dựng hạnh phúc cho con cái của họ.
Tháng Bảy 2016 tôi và những em trẻ trong nhóm 117 của Salesian đã đến trại Austhwich, nơi mà hơn 70 năm trước đã tàn sát người Do Thái. Đó là những động lực chính thúc đẩy tôi viết thư đến tổng thống Trump.
Thanh Trúc: Trong thư ông cũng có trình bày là sẽ xin bề trên cho phép ông đi đến 1 trong 7 nước Trung Đông bị tạm cấm nhập cảnh Hoa Kỳ để làm việc mục vụ, ông nhận được câu trả lời như thế nào từ bề trên ?
LM Nguyễn Hoài Chương: Thư tôi gởi cho tổng thống Trump tôi cũng có cc cho những bề trên của tôi. Trong những ngày qua, trong số bốn bề trên tôi đã nói chuyện được với ba. Tất cả anh em trong nhà giòng gởi lời cầu nguyện và một cha bề trên tổng quyền nói khi nào con quyết định thì nhà dòng sẽ cứu xét, nếu tổng thống Trump đồng ý thì bề trên của tôi đồng ý. Tôi đã trình bày và gởi lá thư đó cho Bề Trên Tĩnh của miền Đông, miền Tây và một người trong council của nhà giòng.
Thanh Trúc: Thưa linh mục, khi ký sắc lênh hành chính thì tổng thống Trump có nói rõ mục đích là để bảo vệ an ninh cho Hoa Kỳ. Là một công dân Mỹ và từng nói đã cống hiến rất nhiều theo cách riêng của ông cho quê hương thứ hai này, ông nghĩ sao về mục đích bảo vệ an ninh của của tổng thống?
LM Nguyễn Hoài Chương: Có một hình ảnh trên đường tị nạn, tôi đoán là ngày mùng 1 hay mùng 2 tháng Năm 1975, khi những tàu hay những thuyền người tị nạn Việt Nam nhìn thấy tàu của Đệ Thấy Hạm Đội Hoa Kỳ thì họ tìm mọi cách lao tới xin cứu. Cũng  giống những chiếc trực thăng của quân đội Việt Nam Cộng Hòa tìm cách đáp trên các tàu chiến. Thành ra điều mà tổng thống Trump đặt nặng là để bảo vệ an ninh thì tôi cảm phục, nhưng ra một sắc lịnh cấm người tị nạn mà vô tình trong thời gian vừa qua, ngay cả đối với hiến pháp, sắc lênh đó gần như chưa được hay là không được chuẩn bị một cách kỹ càng, thành ra sắc lệnh đó không tạo nên nét đẹp của một quốc gia hơn 200 năm qua.
Một lời cầu xin
OpenLetter_2-400.jpg
Mặt sau bức thư linh mục Nguyễn Hoài Chương gởi tổng thống Trump. Hình do linh mục gửi RFA.
Thanh Trúc: Ông có nghĩ rằng thư ông gởi tổng thống có hàm ý chống đối người lãnh đạo của đất nước mình, liệu việc này có đi ra ngoài phạm vi của một tu sĩ hay không?
LM Nguyễn Hoài Chương: Tôi tin chắc là một công dân của đất nước này tôi có quyền đặt câu hỏi đến vị tổng thống của mình. Khi viết lá thư này tôi hoàn toàn mang tinh thần của một tu sĩ Don Bosco và nhất là theo gương Đức Thánh Francisco. Tôi không chống tổng thống, không chống chính phủ một tí nào hết mà là một lời kêu gọi, một lời than van, một lời cầu xin đến tổng thống của mình để bảo vệ hiến pháp và đất nước này mà thôi.
Thanh Trúc: Thưa linh mục, trong thư ông có viết rằng trở thành người tị nạn là một điều bất đắc  dĩ khi người ta không còn sự lựa chọn nào khác. Thực tế cho thấy rất nhiều người trên thế giới, trong đó có người Việt Nam mình, chỉ ước ao được trở thành người tị nạn trên đất Mỹ mà thôi?
LM Nguyễn Hoài Chương: Tôi xin được nhìn rõ và nhớ những câu chuyện bố mẹ tôi kể. Sau khi cộng sản bắt ra đấu tố ông nội và ông ngoại vì gia đình ông nội ông ngoại tôi là những người giàu, bố mẹ tôi được trở thành những người tị nạn. Cái sự bất đắc dĩ đó không ai muốn, tôi nghĩ ông nội và ông ngoại tôi, bố mẹ tôi hoàn toàn không muốn trở thành những người tị nạn.
Và đối với những người Việt Nam chúng ta,trong cuộc hành trình 42 năm qua chúng ta mang tiếng là tị nạn, bao nhiều trận chiến đã xảy ra. Thành ra trở lại tị nạn là một sự chọn lựa bất đắc dĩ, và dẫu rằng bất đắc dĩ nhưng trong 42 năm qua  sức sống của cộng đồng Việt Nam là một sự thành công và đó cũng là lý do tôi muốn nói mũ đỏ tổng thống Trump mang “Make American Great” thì cộng đồng Việt Nam đang làm điều đó, đang make American great. Thật sự không có một cái gì khác nhau.
Thanh Trúc: Theo ông, có thể làm thế nào để xóa đi cái mặc cảm, cái thành kiến rằng những người tị nạn Hồi giáo có thể trở thành những kẻ khủng bố khi vào nước Mỹ?
LM Nguyễn Hoài Chương: Theo những tài liệu đọc được thì những người tị nạn không trở thành những người khủng bố, nhưng những di dân có thể vì những lý do khác có thể trở thành khủng bố. Trong vai trò của những tu sĩ, những mục sư, những sư thầy, những tỳ kheo, nếu dạy dỗ, nếu lan rộng tình yêu thương, tình yêu thương không ích kỹ. Khi lên tiếng không có nghĩa là chống đối, lên tiếng trong nhà thờ, trong chùa, trong thanh đường của mình là một sự cầu nguyện. Còn tôi lên tiếng đối với tổng thống của tôi đó không phải một sự chống đối.
Thanh Trúc: Sau cùng, khi viết thư gởi tổng thống Donald Trump và xin được nhường quyền công dân tức nhường quốc tịch Mỹ của ông cho một người tị nạn Syria thì linh mục có tiên liệu trước là thư sẽ gây ngạc nhiên lẫn bất  ngờ cho nhiều người?
LM Nguyễn Hoài Chương: "Không những tôi gởi một mà tôi gởi tới 3 lần cho tổng thống, tôi tin cậy thư đó sẽ đến tay tổng thống. Chúng ta đang sống trong thế giới của Social Media, của Internet, thật sự tôi đã tiên liệu, tôi đã nhìn thấy những sự việc sẽ xảy ra và đang xảy ra. Chắc chắn sẽ có những chống đối hay là không đồng ý, nhưng đối với tôi là việc tôi lên tiếng cho những người không có tiếng nói, lên tiếng cho những người bất hạnh hơn tôi Bốn mươi hai năm trước, nếu Donald Trump là tổng  thống của Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ thì tôi không biết tôi, gia đình và những người tị nạn Việt Nam có bị tổng thống ra sắc lệnh cấm những người tị nạn Việt Nam hay không.
Cám ơn là thời gian đó có những tư tưởng nhưng không có những sắc lệnh, thì ngày hôm nay, 42 năm sau, tôi chỉ ao ước lên tiếng để điều đó không xảy ra, tuy rằng sắc lệnh đã được chận lại."
Vừa rồi là phần trình bày của linh mục Nguyễn Hoài Chương, người đã viết thư xin với tổng thống cho ông được nhường lại quốc tịch Mỹ cho một người tị nạn Syria sau khi ông Donald Trump ký sắc lệnh hành chính cấm hẳn người tị nạn xứ này nhập cư vào Hoa Kỳ.
Đây là việc chưa từng xảy ra trước nay, cũng chưa có câu trả lời nào từ Tòa Bạch Ốc đối với yêu cầu của linh mục Nguyễn Hoài Chương.
“Tôi tin chắc họ, tức những người tị nạn Syria, cũng giống tất cả những người tị nạn khác, sẽ không lãng phí món quà của cuộc sống này", là khẳng định của linh mục trong thư gởi lên vị tổng thống thứ 45 của Mỹ.
Theo các nhà quan sát và những người lưu tâm thì phải xem xét việc nhường lại quyền công dân này có khả thi và có đúng luật pháp Hoa Kỳ không.
Liên lạc góp ý với Thanh Trúc : nguyent@rfa.org
__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

No comments:

Featured post

Lisa Pham Vấn Đáp official-20/1/2025

Popular Posts

Popular Posts

My Blog List