Tu viện cổ ở Thủ Thiêm
vẫn bị ép phải di dời để xây khu đô thị mới
Từ năm 2015, một tu viện ở Thủ Thiêm, thành phố Hồ Chí Minh,
phải đối mặt với sức ép di dời để nhường đất cho một phần của khu đô thị mới
thuộc Quận 2.
Soeur Đặng Thị Mỹ
Hạnh, thư ký Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm, hôm 17/1 cho VOA biết chính quyền
địa phương muốn gắn việc “giải phóng mặt bằng” một ngôi trường từng thuộc tu
viện Dòng Mến Thánh Giá với việc di dời cả tu viện, nhưng phía tu viện không
chấp nhận.
Giải thích về sự lắt léo trong ý định của chính quyền nhằm di
dời tu viện, Soeur Mỹ Hạnh cho biết hồi năm 1975, tu viện đã cho chính quyền
của những người cộng sản “mượn” trường học của tu viện. Đến năm 2015, khi có dự
án xây đô thị mới ở Thủ Thiêm, ngôi trường trong diện bị phá dỡ để làm đường.
Tu viện đã đề nghị chính quyền bồi thường nhưng họ từ chối. Chính quyền nói nếu
“tính chung” cả tu viện và ngôi trường, thì họ sẽ bồi thường.
Theo Soeur Mỹ Hạnh, cho đến nay chính quyền chưa gửi văn bản
chính thức đặt ra hạn chót di dời song họ có những hình thức gây sức ép khác:
“Họ cứ làm cách này cách kia. Họ nói là mình muốn được bồi
thường trường học thì phải tính cả cơ sở nhà dòng thì họ sẽ bồi thường. Nhưng
nhà dòng không bao giờ bằng lòng chuyện đó hết”.
Soeur Mỹ Hạnh cho hay chính quyền đã nhiều lần “hiệp thương” với
tu viện. Phía chính quyền nói sẽ cấp đất ở nơi mới cũng như bồi thường chi phí
di dời và xây dựng. Tuy nhiên, phía tu viện kiên quyết không ra đi, dù giá trị
vật chất của khoản bồi thường có là bao nhiêu. Soeur thư ký của tu viện đưa ra
quan điểm:
“Cơ sở này nhà dòng
đã lập trên 177 năm rồi. Đây là tên gọi Thủ Thiêm, Hội dòng Mến Thánh giá Thủ
Thiêm thì phải gắn vào đất Thủ Thiêm này. Nhà dòng có bao giờ dự định di dời
một cơ sở lớn như vầy. Mà chị em tu hành an cư lạc nghiệp. Mình ở một vị trí
quá lâu nay rồi, không có muốn đi đâu hết”.
VOA đã cố liên lạc
với Ban Bồi thường và Giải phóng Mặt bằng Quận 2 để nghe ý kiến từ phía họ,
nhưng không có người trả lời điện thoại.
Lịch sử ghi chép lại rằng giáo đoàn Thủ Thiêm, nơi có Tu viện
Dòng Mến Thánh giá, được thành lập năm 1840. Một nhà thờ gỗ được dựng lần đầu ở
đó năm 1865.
Các tài liệu khác nhau cho thấy ở khu vực thuộc quy hoạch làm
khu đô thị mới Thủ Thiêm, có gần 30 công trình tôn giáo, tín ngưỡng khác nhau,
bao gồm các đình, chùa, đền, miếu, tịnh xá, tu viện, nhà thờ và nhà nguyện.
Tuy nhiên, tới giữa 2016, nhiều công trình trong số đó đã bị phá
dỡ, di dời. Trong đó, sự kiện gây chú ý là hồi đầu tháng 9 năm ngoái, chính
quyền đã cưỡng chế việc di dời chùa Liên Trì dù các vị sư đã tọa kháng.
Một kiến trúc sư đề nghị không nêu tên sinh
sống ở miền nam Việt Nam nói với VOA rằng cả chính quyền lẫn hai công ty thiết
kế đều đã mắc một lỗi lớn trong quy hoạch khu Thủ Thiêm.
Ông
nói sau khi nghiên cứu hồ sơ quy hoạch khu Thủ Thiêm, ông thấy chính quyền đã
không nêu ra yêu cầu phải bảo tồn và tích hợp các di sản văn hoá, tôn giáo,
kiến trúc vào khu đô thị mới. Trong khi đó, hai công ty thiết kế lần lượt là
Sasaki của Mỹ và Norman Foster của Anh đều không có tư vấn, góp ý gì về vấn đề
này. Các văn bản liên quan thể hiện điều đó Vị kiến trúc sư cho rằng “đạo đức
của hai công ty có vấn đề.”
Trên mạng xã hội, khi biết tin tu viện của
Dòng Mến Thánh giá đang chịu sức ép di dời, nhiều người bày tỏ sự bất bình và
đưa ra bình luận rằng chính quyền hoặc “có tầm nhìn ngắn về văn hóa” hoặc “quá
tham lam” trong việc phát triển đô thị. Về phần mình vị kiến trúc sư muốn giấu
tên đưa ra nhận xét:
“Cách làm quy hoạch của Việt Nam khá là lỗi
thời với lạc hậu. Các cách quy hoạch tiên phong với tiến bộ nhất thì người ta
tìm cách cố gắng giữ lại tối đa tất cả những gì có giá trị lịch sử ở trong cái
hiện trạng. Còn cái cách quy hoạch cũ là họ xóa bỏ toàn bộ, giải tỏa trắng. Đó
là một cách quy hoạch sai lầm, với lại nó đã lạc hậu rồi”.
Một số người có kiến thức về quy hoạch đô thị viết trên mạng xã
hội rằng Tp. HCM có thể dễ dàng điều chỉnh cục bộ bản quy hoạch Thủ Thiêm là có
thể giữ lại gần như nguyên trạng quần thể tu viện Mến Thánh giá và nhà thờ Thủ
Thiêm. Có người cho rằng việc đập bỏ cơ sở vật chất của một dòng tu có gần 177
năm lịch sử chuyên chú phụng sự xã hội có thể xem như một tội lỗi.
Nhà thờ Thủ Thiêm, sợ
hãi và đập bỏ
Viết từ Sài Gòn
2017-01-17
2017-01-17
Nhà thờ Thủ Thiêm.
Photo courtesy of panoramio.com
Người Do Thái có câu
“Một bông lúa trĩu hạt là một bông lúa biết cúi đầu”, người Nhật Bản có câu
“Người ta sẽ đập bỏ mọi thứ khi nỗi sợ hãi không được giải quyết”. Sở dĩ tôi
phải nhắc đến hai câu này trong lúc nói về quyết định của nhà cầm quyền Việt
Nam: Đập bỏ nhà thờ có tuổi thọ 177 năm, lớn hơn quốc gia Canada 27 tuổi trong
khi tình trạng bảo dưỡng của nhà thờ rất tốt, kết cấu nhà thờ hoàn toàn vững
chắc và các hoạt động tôn giáo nơi đây vẫn diễn ra bình thường… Là vì, có hai
điều mà nhà cầm quyền Việt Nam và bất kỳ nhà cầm quyền độc tài nào cũng phạm
phải, đó là: Tính tự mãn, ngông cuồng và; Sự sợ hãi có căn nguyên.
Lý do kinh tế
Ở
khía cạnh tính tự mãn, ngông cuồng, sự rỗng tuếch về văn hóa, hơn ai hết, lịch
sử hơn 40 năm chiếm miền Nam và rải đều chủ nghĩa Cộng sản trên toàn cõi Việt
Nam đã cho thấy người Cộng sản đã chọn từ việc đập phá toàn bộ các giá trị văn
hóa vật thể cũng như phi vật thể nhằm biến văn hóa Việt Nam thành một vùng đất
trắng… Đến sau giai đoạn đập phá này là giai đoạn “trùng tu”, người ta trùng tu
một cách vô tội vạ và chẳng có bất kỳ chút tư duy nào về văn hóa khi đụng đến
vấn đề trùng tu. Mọi thứ, khi được trùng tu xong, nó sẽ biến dạng thành một
quái thai văn hóa. Và bên cạnh đó, vẫn tiếp tục đập phá những công trình tôn
giáo để xóa trắng các giáo hạt, biến nó thành một loại “vùng kinh tế mới” giữa
thành phố.
Ở vấn đề đập phá các
đền đài miếu mạo, có lẽ cuộc đập phá dữ dội nhất ở những năm đầu và giữa thập
niên 1980 đã xóa sổ đi rất nhiều di chí văn hóa vật thể và xóa trắng các loại
hình văn hóa phi vật thể của miền Nam. Trong đó, các lăng tẩm ở Huế bị biến
thành nhà máy xay bột cám heo, cơ sở chăn nuôi, các nhà thờ bị trưng thu để
biến thành trường học. Hiện tại, trường đại học Đà Lạt, đại học kinh tế Đà Nẵng
và đại học luật Sài Gòn, khu Fartima Bình Triệu là những bằng chứng sống động
về việc trưng thu, biến dạng này.
Và chuyện trùng tu, từ chỗ có đường nét, có lịch sử, mang hơi
thở văn hóa của thời đại thành một loại quái thai văn hóa, có lẽ kể không xiết.
Hiện tại, vụ trùng tu các lăng tẩm, đàn tế trời, khuê văn các… ở Huế và trùng
tu Văn Miếu Quốc Tử Giám ở Hà Nội là những vụ nổi cộm. Một khuôn hình bằng gạch
men có hoa cúc nổi bên trên, có lá, có cành được đắp cách điệu hết sức đẹp và
tinh tế, qua các bàn tay trùng tu, nó thành cái bánh trung thu trọc lóc. Nhưng
như vậy còn đỡ hơn nhiều khi người ta ngang nhiên xóa bỏ mọi chi tiết trên vật
thể và đắp vào đó những cái hoàn toàn mới và xa lạ với chính nó. Bất kì thứ gì
được trùng tu bởi bàn tay các nhà trùng tu xã hội chủ nghĩa đều trở thành những
quái thai văn hóa một cách thê thảm nhất!
Và hiển nhiên, vấn đề xóa sổ một khu di tích
tôn giáo nào đó vẫn chưa bao giờ ngừng. Hiện tại, sau vụ xóa sổ chùa Liên Trì,
sắp tới đây, nhà cầm quyền Việt Nam lại tiếp tục xóa sổ nhà thờ Thủ Thiêm. Vì
sao nhà cầm quyền phải làm như vậy?
Có
hai lý do: Lý do kinh tế và lý do chính trị. Nhưng thực ra, lý do chính trị chi
phối mạnh hơn cả, lý do kinh tế chỉ mang tính thứ yếu. Sau khi xóa sổ giáo xứ
Cồn Dầu, Đà Nẵng và Giáo xứ Đông Yên, Hà Tĩnh, lăm le xóa sổ giáo xứ Thái Hà và
hiện tại là quyết tâm xóa sổ giáo xứ Thủ Thiêm, Sài Gòn… Và sẽ còn nhiều giáo
xứ, nhiều ngôi chùa khác đang được nhắm đến, không phải tự dưng người ta làm
vậy.
Ở
những giáo xứ và các ngôi chùa bị xóa sổ cũng đang nằm trên danh sách xóa sổ,
đều có đặt điểm chung là có độ tuổi lịch sử khá cao, ít nhất cũng trên 100 năm.
Và đây là những ATKT theo định nghĩa của nhà cầm quyền (nghĩa là An Toàn Khu
Tôn Giáo). Những nơi này được các con chiên ngoan đạo phụng thờ, tôn tạo qua
nhiều thế hệ. Và không có gì khác ngoài đức tin tôn giáo cũng như sự không chấp
nhận độc tài, độc đoán, cái ác… Những ATKT này. Một khi người ta không chấp
nhận độc tài, thì đương nhiên, kẻ độc tài sẽ tìm mọi cách xóa bỏ những nhóm
này. Và không có cách nào tốt hơn đối với kẻ độc tài là xóa bỏ các giáo xứ.
Hơn nữa, từ ngày xưa, các vị linh mục quản xứ tiền nhân đã chọn
những vùng đất có địa thế rất đẹp và thuận lợi trong việc xây dựng nhà thờ và
cộng đồng tôn giáo ở đó. Khi đập bỏ những ATKT này đi, nhà cầm quyền sẽ lấy
được một quĩ đất quí giá để biến nó thành một khu dân cư mới với giá thành cao
nhất có thể. Và với việc này, số lợi nhuận thu về cho nhà cầm quyền, cơ hội để
chấm mút, hối lộ và tham nhũng của giới quan chức địa phương không phải là nhỏ.
Những ATKT này chỉ có lý lẽ và niềm tin
tôn giáo. Và trong một xã hội độc tài, man rợ, lấy lý lẽ và niềm tin tôn giáo
để đấu với quyền lực công an, quân đội, với lòng tham và sự cố chấp thì vô cùng
khó, bằng chứng là hầu hết các cuộc đấu tranh, những lý lẽ đã được đưa ra, thậm
chí người ta kêu gào bằng lý lẽ, nhà nước vẫn cứ im lặng đập phá. Nếu một nhóm
đập phá không được, người ta sẽ cho kéo đàn kéo đám từ công an tới quân đội
cùng ra tay gắt máu để đập phá cho được.
Lý do chính trị
Vì sao quĩ đất Việt
Nam vẫn còn rất nhiều chỗ bỏ hoang hoặc nếu tính về giá trị kinh tế thì khi cho
Trung Quốc thuê 50 năm, 70 năm, giá một mét vuông đất cho thời hạn dài gần thế
kỉ cho thuê mua chưa được nửa ổ bánh mì thịt, người ta không nhắm đến để qui
hoạch bán cho người Việt mà lại phải gây ra bất công, oan khiên và thậm chí đổ
máu để lấy những khu đất đã được nhân dân xem là “đất thánh”? Chỉ cần làm một
phép so sánh nhỏ này cũng đủ thấy sự mâu thuẫn và vô lý trong bài toán kinh tế
về đất đai tại Việt Nam hiện nay.
Nhưng
vấn đề không nằm ở yếu tố kinh tế mà lại nằm ở lĩnh vực chính trị. Nhà cầm
quyền, ngoài yếu tố thù hận các tôn giáo bất tuân độc tài ra, họ còn sợ hãi.
Bởi súng ống, quân đội, công an và bạo lực của nhà cầm quyền chưa bao giờ làm
suy suyễn niềm tin tôn giáo, niềm tin vào cái thiện và lẽ phải của các Ki Tô
hữu và các Phật tử không thuộc giáo hội nhà nước. Đây là mối bất an thường trực
của Đảng, bởi hơn ai hết, các nhà độc tài thừa biết họ đã lợi dụng tôn giáo để
hình thành và phát triển như thế nào và họ sẽ bị lật đổ như thế nào khi họ
không còn lợi dụng tôn giáo được nữa.
Chính vì mối lo thường trực này mà nhà cầm quyền Cộng sản luôn
tỏ ra ngông cuồng và tự mãn, luôn thấy họ đúng khi đập phá, xây dựng, đạp trên
lý lẽ và nhân tâm. Bởi suy cho cùng, xét về tính chính danh cũng như yếu tố văn
hóa nền tảng, người Cộng sản luôn ở mức zero. Chính vì vậy, một bông lúa lép
trong tiến trình phát triển của nhân loại thì không bao giờ biết cúi đầu và
cũng chẳng thể cúi đầu được. Và điều này còn đúng với câu nói của người Nhật,
“Người ta sẽ đập bỏ mọi thứ khi nỗi sợ hãi không được giải quyết”.
Bởi
hiếm có chế độ chính trị nào đã lợi dụng tôn giáo, đạp bỏ tôn giáo và ngông
cuồng trong hành xử với tôn giáo hơn chế độ chính trị không có nền tảng về niềm
tin, không có cái lõi văn hóa và không có ý thức dân tộc. Việc đập phá, xóa sổ
mọi di chỉ văn hóa, tôn giáo sẽ mãi mãi là một phần hoạt động trong quá trình
tồn tại của kẻ độc tài. Nhân dân yêu công lý sẽ không chấp nhận điều đó, nhưng
không chấp nhận không có nghĩa là nhà nước chịu bó tay. Vấn đề là không chấp
nhận bằng cách nào, bằng hành động nào mới quan trọng. Rất tiếc là hầu như các
hoạt động tâm linh, niềm tin của người Việt vẫn còn ở dạng thô sơ, đơn lẻ, nếu
không muốn nói là nó quá thô sơ và đơn lẻ bởi thiếu sự cộng hưởng và nương tựa.
Thử hỏi, nếu các giáo xứ biết nương tựa nhau
để che chở nhau, các tôn giáo biết nương tựa nhau để che chở nhau thì nhà cầm
quyền có dám làm những gì lâu nay họ đã làm?
(Viết từ Sài Gòn, 16/01/2017)
*Nội dung bài viết không phản ảnh quan điểm
của RFA.
Tại sao Cộng Sản lại điên cuồng đập phá các nhà
thờ và chùa chiền?
and share it all
with friends, family, and the world on YouTube.
|
__._,_.___
No comments:
Post a Comment