Biến cố chính trị pháp lý: từ
Hàn Quốc nhìn về VN
Luật sư Ngô Ngọc Trai Gửi cho BBC từ Hà Nội
- 18
tháng 2 2017
Thông tấn xã Việt Nam mới đưa tin Tổng thống Hàn Quốc Park Geun
Hye vừa bổ sung thêm một luật sư vào nhóm các luật sư bảo vệ cho Tổng thống
trước các cáo buộc luận tội, nâng tổng số luật sư lên 15 người.
Nguyên thủ của một quốc gia với quyền hành to lớn như thế nào mà
còn phải cần đến luật sư bảo vệ, điều này cho thấy môi trường pháp lý thượng
tôn pháp luật lý tưởng của Hàn Quốc.
Ở các nước thượng tôn pháp luật, vai trò của người nắm vững và
hiểu rõ các quy định pháp luật là rất quan trọng vì tính hợp pháp là yếu tố
then chốt đem lại quyền lực chính trị pháp lý cho bất cứ tổ chức cá nhân nào.
Trong khi đó ở Việt Nam pháp luật không được thượng tôn mà lại chỉ
được xem như là công cụ của giai cấp thống trị, bởi vậy sự đúng luật chưa phải
là lối hành xử chuẩn mực của nhiều cơ quan ban ngành.
Xung quanh vụ bê bối liên quan đến Tổng thống Park Geun Hye, đây
là một biến cố chính trị pháp lý lớn với những sự kiện nóng bỏng như Tòa án sẽ
tiến hành luận tội Tổng thống, Đảng của tổng thống Park Geun Hye dự định đổi
tên để giữ uy tín, Bộ trưởng Bộ văn hóa và Chánh văn phòng Tổng thống đều đã bị
mất chức và bị bắt giữ, phe đối lập yêu cầu tiến hành khám xét phủ Tổng thống,
phó chủ tịch tập đoàn Samsung bị bắt và nhiều sự kiện khác.
Các thông tin diễn biến đã được Thông tấn xã Việt Nam cập nhật đưa
tin đầy đủ. Dường như cách đưa tin khách quan rõ ràng đầy đủ cho thấy các ban
ngành đang dành sự quan tâm nghiên cứu đánh giá về hệ thống chính trị của Hàn
Quốc. Họ quan tâm xem hệ thống chính trị nước này xử lý ra sao trước một biến
cố chính trị lớn, để xem cái hệ thống đó tối ưu đến đâu, cái có thể trong một
ngày không xa áp dụng ở Việt Nam.
Một điều thấy rõ nhất là mặc dù là một biến cố chính trị lớn nhưng
mọi việc diễn ra theo tuần tự, các phe phái đang tranh đấu với nhau trên phương
diện pháp lý mà vũ khí chỉ là các tờ giấy với các điều luật mà không hề có họng
súng nào.
Người giữ vai trò chủ đạo chi phối toàn bộ chương trình là các
thiết chế tư pháp như Viện công tố hay Tòa án, cho thấy một vai trò lớn quyền
có thể coi như khổng lồ nếu so với quyền hạn bé nhỏ của các thiết chế tư pháp
Việt Nam.
Các biến cố hoàn toàn nằm trong tầm kiểm soát của pháp luật với
các cuộc triệu tập thẩm vấn và một vài cuộc bắt giữ. Biến cố cũng chỉ xảy ra ở tầng
chóp của bộ máy gồm Tổng thống và bộ máy chính phủ, phần còn lại của bộ máy
hành pháp vẫn hoạt động và đất nước rất ít bị ảnh hưởng.
Đó thực sự là một điều tuyệt vời nếu xét về sự ổn định an toàn của
hệ thống chính trị của một đất nước. Hàn Quốc đã thiết lập được một hệ thống
chính quyền có khả năng xử lý tốt các biến cố chính trị pháp lý dù là lớn nhất.
Đây thực sự là một điều đáng mong ước đối với một đất nước như Việt Nam mà
tương lai có thể nhiều xáo trộn.
Vụ kiện Formosa
Ở Việt Nam cũng đang có một biến cố pháp lý lớn đó là vụ kiện
Formosa, một doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sản xuất thép đã xả nước
thải ra biển làm ô nhiễm nước gây cá chết và ảnh hưởng đến môi sinh của người
dân các tỉnh miền Trung.
Ngày 14/2 đoàn người khiếu kiện lại một lần nữa lên đường vượt qua
khoảng cách 170km từ Nghệ An vào Hà Tĩnh để đòi công lý.
Việc chính quyền xử lý vụ kiện này ra sao sẽ là một thử thách kiểm
tra cho thấy khả năng xử lý các biến cố chính trị pháp lý của hệ thống hiện
nay.
Một điều thấy rõ là không như Hàn Quốc các cơ quan tư pháp chủ
động đứng ra giải quyết biến cố pháp lý, thì ở Việt Nam các cơ quan dường như
muốn lảng tránh và dập tắt một vụ kiện theo pháp luật.
Thay vì sử dụng pháp luật cùng với hệ thống tư pháp để giải quyết
các mâu thuẫn chính trị pháp lý như ở Hàn Quốc thì các ban ngành ở Việt Nam lại
dùng quyền lực chính trị để thay thế và phủ định luật pháp và tư pháp.
Quyền tư pháp ở Hàn Quốc lớn bao nhiêu thì ở Việt Nam lại bé nhỏ
bấy nhiêu. Tư pháp Việt Nam đã không làm được vai trò ở cái thời điểm cần đến
nó nhất.
Đối với tư pháp Việt Nam thì vụ việc người dân khởi kiện Formosa
trong hoàn cảnh hiện nay là một việc khó, nhưng chính vì khó mới là thử thách
năng lực để trưởng thành cũng như là nền tư pháp Việt Nam đã đến lúc rồi cần
đến sự lớn mạnh vươn lên.
Ở Hàn Quốc hệ thống chính trị thiết lập theo mô hình tam quyền
phân lập, trong đó quyền tư pháp do Tòa án nắm quyền ngang ngửa với quyền lập
pháp bên Quốc hội và quyền hành pháp bên Chính phủ cho nên việc Tòa án lớn
quyền là điều dễ hiểu và hiện tại Tòa án đang xử lý cả Tổng thống.
Còn ở Việt Nam hệ thống chính trị thực hiện theo mô hình phân công
phối hợp, các thiết chế Quốc hội, Chính phủ, Tòa án thực hiện ba quyền lập
pháp, hành pháp và tư pháp đều nằm dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản.
Trong khi nền kinh tế mà Việt Nam muốn hướng tới là nền kinh tế
của Hàn Quốc trong khi hệ thống chính trị mà Việt Nam muốn giữ lại là hệ thống
chính trị của Triều Tiên.
Việt Nam có thể xem như đang ở giai đoạn phát triển ở khoảng giữa,
giữa Triều Tiên và Hàn Quốc. Vậy hãy thử hình dung xem liệu có thể kết hợp một
nền kinh tế Hàn Quốc và một hệ thống chính trị của Triều Tiên không?
Và các biến cố chính trị pháp lý mới đây như ở Hàn Quốc liên quan
đến tổng thống Park Geun Hye và biến cố pháp lý ở Việt Nam như vụ kiện Formosa,
vụ ám sát anh trai ông Kim Jong Un, nhà lãnh đạo Triêu Tiên, sẽ cung cấp thêm
những dẫn chứng tham chiếu tốt. Để xem đứng trước các biến cố chính trị pháp lý
lớn thì hệ thống chính trị nào tối ưu xử lý tốt vấn đề.
Nhưng nói thì nói thế thôi, còn thì ở Việt Nam người ta đều đã
hiểu ra được vấn đề là như thế nào rồi.
Duy một điều nhiều người chưa nhìn ra là TƯ PHÁP sẽ là giải pháp
lối thoát cho tương lai.
Một hệ thống tư pháp công minh tiến bộ sẽ là trụ đỡ cho công lý và
là cột chống gây dựng lại cho một xã hội xiêu vẹo sụp đổ.
Một nền tư pháp có khả năng thực thi công lý sẽ bảo vệ cho chính
những người trước đó đã mắc lỗi.
Vì còn gì tốt hơn cho những người mắc lỗi là họ sẽ được bảo vệ bởi
nền tư pháp và chỉ phải chịu trách nhiệm đúng với mức lỗi mà mình đã gây ra thay
vì nặng hơn? Và còn gì tốt hơn cho những người không làm điều xấu là nền tư
pháp đủ khả năng nhìn ra điều đó?
Để đạt được điều đó thì phải xây dựng cho nền tư pháp. Bước đầu là
hãy để nền tư pháp đứng ra xử lý vụ kiện Formosa.
Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm riêng của tác giả, một
luật sư đang sinh sống và hành nghề ở Việt Nam.
__._,_.___
No comments:
Post a Comment