Dư luận về cuộc họp báo sự cố
môi trường của Chính phủ?
Anh Vũ, thông tín
viên RFA
2016-07-03
2016-07-03
- In
trang này
- Chia sẻ
- Ý kiến của Bạn
- Email
Bộ trưởng Chủ
nhiệm Văn phòng Chính Phủ Mai Tiến Dũng tại cuộc họp báo công bố nguyên nhân
gây ra tình trạng cá chết hàng loạt ở 4 tỉnh miền Trung Việt Nam cách nay 2
tháng, ảnh chụp chiều 30/6/2016 tại Hà Nội.
Courtesy baogiaothong.vn
00:00/00:00
Đánh giá về kết quả cuộc họp báo của Chính phủ công bố nguyên nhân
sự cố môi trường ở miền Trung với đánh giá khác nhau và chưa thuyết phục được
dư luận xã hội. Dư luận nói gì về vấn đề này?
Chưa thuyết phục?
Kết thúc buổi họp báo công bố nguyên nhân về thảm họa ô nhiễm biển
ở 4 tỉnh Miền Trung của Chính phủ Việt Nam, dư luận xã hội đã đặt nhiều câu hỏi
về kết quả của cuộc họp báo và nhận xét rằng đó là sự thỏa thuận thiếu tính
thuyết phục của cả 2 bên Việt Nam và Formosa Hà tĩnh.
Nhận xét về kết quả của cuộc họp báo Chính phủ ngày 30/6/2016, TS.
Nguyễn Xuân Diện đánh giá:
Theo các nhà quan sát họ cho rằng, một vụ việc lớn như thế này thì
không thể công nhận chỉ bằng một cuộc họp báo như vậy.
-TS Nguyễn Xuân Diện
-TS Nguyễn Xuân Diện
“Theo các nhà quan sát họ cho rằng, một vụ việc lớn như thế này thì
không thể công nhận chỉ bằng một cuộc họp báo như vậy. Việc đền bù thế nào thì
cần phải dựa trên cơ sở pháp lý và vào các báo cáo đánh giá khoa học về những
thiệt hại, bằng các con số cụ thể chứ không thể dựa vào sự cảm tính. Và người
dân cũng không thể chấp nhận số tiền đề bù 500 triệu USD, đó chỉ là muối bỏ bể.
Chính phủ Việt Nam cũng như các quan chức các bộ ngành đang hả hê và cho rằng
đây là một thắng lợi lớn của Chính phủ. Song tôi nghĩ rằng thật ra đây không
phải là một thắng lợi lớn, mà đây chỉ là một sự thỏa hiệp trên tinh thần sự cảm
tính.”
Từ Sài gòn, Nhà báo Nguyễn An Dân thấy rằng, trong phát biểu của
đại diện của Formosa có nói "Chúng
tôi tôn trọng cuộc điều tra của nhà chức trách Việt Nam", theo ông đây
là một sự nhận lỗi hoàn toàn miễn cưỡng, khó có thể nói là một sự đồng thuận.
Ông giải thích:
“Điều đó cho thấy họ đã phải miễn cưỡng nhận tội, chứ không phải họ
thấy sai mà họ nhận tội, có nghĩa là vì phía chúng ta kết luận như thế nên họ
phải chịu như vậy. Cái đó nó hoàn toàn khác với sự tự nguyện nhận lỗi, chừng
nào họ nói rằng: Bất kể góc nhìn của pháp luật Việt Nam như thế nào, nhưng
Formosa cũng tự thấy mình có trách nhiệm trong vấn đề này, thì cái đó mới là
thật tâm. Kể cả việc, cho dù lỗi thuộc về nhà thầu phụ nhưng anh là chủ đầu tư
thì anh phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật của nước sở tại.”
Từ Hà nội, Nhà văn Phạm Viết Đào giải thích về lý do dư luận xã
hội và người dân không tin. Ông nhận định:
" Tôi nghĩ rằng việc dư luận trong nước cho rằng các nhà đầu
tư Đài Loan tuy cúi đầu nhận lỗi nhưng không tâm phục, khẩu phục là vì việc xử
lý vấn đề này không theo luật và cơ sở luật pháp. Tôi không hiểu Chính phủ căn
cứ vào đâu để bắt họ bồi thường khoản tiền ấy, dù nó không nhỏ? Chính vì họ
không sử dụng luật pháp một cách minh bạch nên Formosa họ không chịu do bị bắt
buộc, vì thế nên mới có dư luận này kia”.
Đánh giá về phát biểu của Bộ trưởng Mai Tiến Dũng khi cho rằng, hy
vọng nhân dân Việt Nam sẽ có thái độ khoan hồng, độ lượng, thể hiện sự cao
thượng đối với Formosa.
Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính Phủ Mai Tiến Dũng tại cuộc họp
báo công bố nguyên nhân gây ra tình trạng cá chết hàng loạt ở 4 tỉnh miền Trung
Việt Nam cách nay 2 tháng, ảnh chụp chiều 30/6/2016 tại Hà Nội.
TS. Nguyễn Xuân Diện nói:
“Việc ông Bộ trưởng Chủ nhiệm VP Chính phủ Mai Tiến Dũng nói rằng cần
phải khoan hồng cho Formosa, thì tôi nghĩ rằng, ở đây không có chuyện khoan
hồng, vì làm ăn kinh tế thì chỉ có luật thôi. Và các tổn thất rất lớn của các
ngư dân không thể nào mà nói xuê xoa bằng mấy câu mang tính chất ma mị như thế
được. Vì thế tôi nghĩ rằng, nhân dân VN sẽ không đồng ý với sự khoan hồng này!”
Nhà văn Phạm Viết Đào bình luận:
"Tôi nghĩ đây là Việt Nam đang mở cửa, kêu gọi đầu tư thì
cũng phải có luật pháp, chứ không phải anh cứ dựa vào quan hệ rồi các anh
ấn định bắt họ trả, không trả không được. Người ta cho rằng phát biểu này là
không đúng, mà phải căn cứ vào luật pháp. Có như thế thì thủ phạm mới tâm phục
khẩu phục, đồng thời mới yên dân được.”
Không kết thúc đơn giản?
Tuy vậy, Nhà báo Nguyễn An Dân cho rằng đây là một kết luận khôn
khéo của Chính phủ Việt Nam. Ông theo ông vụ việc bê bối này của Formosa sẽ không
kết thúc đơn giản như nhiều người nghĩ. Ông giải thích:
Chính phủ Việt Nam vì để giữ quan hệ ngoại giao, nên họ không thể
tuyên bố là tôi tha bổng hay kết tội anh được, vì trên nguyên tắc nêu không
phải là Tòa án thì anh không được phép nói điều đó.
-Nhà báo Nguyễn An Dân
“Chính phủ Việt Nam vì để giữ quan hệ ngoại giao, nên họ không thể
tuyên bố là tôi tha bổng hay kết tội anh được, vì trên nguyên tắc nêu không
phải là Tòa án thì anh không được phép nói điều đó. Có nghĩa là phía Việt Nam đã
chừa đường lùi cho Formosa, để cho họ tỏ thiện chí hơn nữa trong vấn đề khắc
phục sai phạm mà không đẩy các bên đi đến căng thẳng.
Cũng như Chính phủ Việt
Nam để bỏ ngỏ điều Chính phủ không hoàn toàn loại trừ việc khởi tố để trấn an
dân chúng. Ở đây vấn đề dư địa vấn đề xử lý hậu Formosa hoàn toàn còn có đường
lùi cho các bên. Do vậy đây là vấn đề khởi đầu, chứ chưa phải là kết thúc cho
Formosa, mà 2 bên vẫn còn đất diễn.”
Nhà văn Phạm Viết Đào cho rằng cần phải xử lý thật nghiêm tất cả
các đối tượng có liên quan đến sự cố môi trường này, kể các các quan chức có các
phát biểu vô trách nhiệm đối với dân chúng.
Ông khẳng định:
"Trong vụ này cần phải xử nghiêm, theo tôi lãnh đạo Bộ trưởng
Bộ TN&MT phải chịu trách nhiệm, vì họ là tác giả của luật thì tại sao họ
không hiểu luật và đưa luật vào? Kể cả các việc các ông ấy kêu gọi dân đi tắm
biển, ăn cá như thế là vô luật pháp, một sự quá quắt như thế có nghĩa là sao?”
Nói về các hành động cần thiết của các giới trong xã hội, cũng như
người dân 4 ở tỉnh miền Trung, nếu như nhà nước không chịu đáp ứng cũng như
giải quyết sự cố môi trường lần này cụ thể, hiệu quả và minh bạch. TS. Nguyễn
Xuân Diện bày tỏ:
“Nếu chỉ đề bù có 500 triệu USD thì là quá nhỏ bé, thứ 2 đó chưa phải
là cơ sở pháp lý. Vì thế tôi và một số nhân sĩ trí thức đã kêu gọi các luật sư
cùng với các nhà quan sát, các nhà phản biện yêu cầu Chính phủ Việt Nam phải
khởi tố hình sự vụ án Formosa này.
Thứ 2 là phải tìm cách giúp đỡ cho trên dưới
một triệu ngư dân và những người chịu ảnh hưởng trực tiếp thuộc 4 tỉnh miền
Trung khởi kiện ra Tòa Án Quốc tế, vì chúng tôi không còn tin các Tòa Án ở Việt
Nam nữa. Thứ 3 là, vì đây là vấn đề lớn nên tôi yêu cầu phải quốc tế hóa vấn đề
thảm họa môi trường này để tranh thủ dư luận quốc tế.”
Trong bài viết "Quê hương này không để bán", NS Tuấn
Khanh đã viết rằng "Cuộc họp
báo công bố nguyên nhân thảm họa biển Việt Nam, giới thiệu rõ một màn trình
diễn thô vụng. Formosa Hà Tĩnh đột nhiên trở thành trẻ nhỏ, được chính phủ Việt
Nam dắt tay ra trước mọi người, quẹt nước mũi, khóc và nói thuộc lòng lời xin
lỗi. Ngay sau đó mức bồi thường 500 triệu USD được công bố như tiếng búa tòa.
Thật bất ngờ, không phải là Formosa Hà Tĩnh xin người Việt Nam tha thứ, mà
chính phủ Việt Nam lại là phía cất tiếng kêu gọi nhân dân hãy độ lượng và tha
thứ…” và tác giả đã đặt câu hỏi “… những nhà lãnh đạo Việt Nam hài
lòng với số tiền ấy, hay nhân dân Việt Nam đồng ý với số tiền 500 triệu USD
ấy?”
Khu công nghiệp Formosa Hà Tĩnh hiện nay ra sao?
Hoàng Dung, thông
tín viên RFA
2016-07-03
2016-07-03
- In
trang này
- Chia sẻ
- Ý kiến của Bạn
- Email
Lực lượng lớn
cảnh sát được huy động đến khu vực Vũng Áng, ảnh chụp hôm 30/6/2016.
Courtesy LĐ
00:00/00:00
Thủ phạm xả độc khiến cá chết hằng loạt tại 4 tỉnh bắc Trung Bộ là
nhà máy gang thép Formosa ở Kỳ Anh, tỉnh Hà Tỉnh. Sau khi thông báo chính thức
đó được đưa ra tình hình tại đó thế nào?
Lực lượng công an bảo vệ Formosa
Ngay trước khi có cuộc họp báo của chính phủ
Việt Nam công bố
nguyên nhân khiến cá chết hằng loạt dọc bờ biển miền trung, khởi đi từ khu công
nghiệp Vũng Áng, thông tin từ công nhân làm trong khu công nghiệp Formosa cũng
như những người dân xung quanh cho biết một lực lượng lớn cảnh sát được huy
động đến tại khu vực này.
Anh Nguyễn Tiến Lộc một công nhân làm trong khu công nghiệp
Formosa cho biết, hiện nay cảnh sát cơ động đang tập trung ở Formosa rất là đông.
Theo anh có một số nguồn tin nói cơ quan chức năng sợ dân biểu tình phán đối
Formosa nên phải huy động 1 lực lượng cảnh sát cơ động như vậy.
3 cổng Kỳ Lợi, Kỳ Liên, Kỳ Phương của Formosa, 3 cổng giáp đó công
an cơ động đầy đi, nó trực 24/24 mà cổng khi nào cũng đóng.
-Anh Nguyễn Tiến Lộc
-Anh Nguyễn Tiến Lộc
“3 cổng Kỳ Lợi, Kỳ Liên, Kỳ Phương của Formosa, 3 cổng giáp đó
công an cơ động đầy đi, nó trực 24/24 mà cổng khi nào cũng đóng.”
Chị Hoàn Mỹ một người dân ở Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh nói rõ trong thời
gian khi chưa công bố nguyên nhân gây ra hiện tượng cá chết hàng loạt ở 4 tỉnh
Bắc Trung Bộ thì các công nhân trong khu công nghiệp Formosa họ vẫn làm việc,
nhưng sau khi công bố thì các công nhân đều nghỉ làm, chị cũng cho biết vào
chiều ngày 30 tháng 06 là ngày công bố nguyên nhân cá chết thì rất nhiều cơ
động đã được huy động về khu công nghiệp Formosa, 2 cổng của khu công nghiệp có
ít nhất 15 – 20 cảnh sát cơ động canh giữ, điều này trước đây chưa từng xảy ra,
dù không biết số lượng cảnh sát cơ động bao nhiêu, nhưng theo chị Mỹ kể lại thì
có một số người dân đi chợ mua đồ ăn cho cảnh sát cơ động với số lượng rât lớn:
“Formosa họ không đi làm nữa, họ không đi làm nữa chứ nhìn có vẻ vắng
vẻ lắm, nhưng mà các cổng vô Formosa thì có toàn cơ động và công an đứng nơi
cổng. Em thấy hai cổng, một cổng tầm mười mấy hai chục người gì đó. Một số làm
với còn một số công nhân, công nhân họ chở vào ký túc xá trốn hết rồi. Ngày hôm
qua em thì họ nói nấu cơm cho bọn cơ động mà hết 1 tạ khoai tây, hơn 1 tạ bí
đao, súp lơ và xu hào chưa tính, chứng tỏ lực lượng tập trung ở Formosa đông
lắm.”
Chị Ngoan, một người sống gần khu công nghiệp Formosa cũng xác
nhận:
“Công an họ trực cả đêm, cả ngày.”
Công nhân Formosa làm hay nghỉ?
Cũng vào ngày 30 tháng 6, trước khi chính phủ Việt Nam họp báo
công bố nguyên nhân gây cá chết, lãnh đạo Formosa Hà Tĩnh có thư gửi cho công nhân
báo họ được nghỉ trong năm này kể từ ngày 29 tháng 6.
Thông tin về việc công nhân tạm nghỉ hay không được chính anh Lộc
cũng cho biết:
“Hiện tại ống khói vẫn đang làm việc, bên trong nó vẫn làm bình thường,
còn các công ty nhà thầu Việt Nam thì họ cho nghỉ rồi, nó sợ rồi, còn công ty
hắn vẫn làm bình thường.”
Cảnh sát cơ động ở Khu công nghiệp Formosa Hà Tĩnh, ảnh minh họa
chụp trước đây. Courtesy photo.
Anh này nói thêm theo lý do mà công ty cho các công nhân nghỉ làm
thì thứ nhất họ nói để xử lý ống nước thải vì sự cố gây nên hiện tượng cá chết,
thứ hai nữa họ sợ dân sau khi chính phủ công nhận Formosa là nguyên nhân gây ra
thì họ sợ dân bạo loạn:
“Họ không nói chi rõ ràng, các nhà thầu cho nghỉ vì do sự cố môi
trường, hai nữa họ công bố thì sợ bạo động.”
Chị Ngoan, một người sống gần khu công nghiệp Formosa khẳng định
cổng mấy hôm nay đóng kín mít:
“Formosa bây giờ đâu có làm, họ nghỉ, họ đóng cửa mấy cổng luôn,
họ đâu cho làm.”
Còn về các lao động Trung Quốc đang làm việc tại Formosa thì anh Nguyễn
Tiến Lộc nói có một số được đưa về theo đường biển. Trong cảng Vũng Áng có một
số tàu của Trung Quốc. Số tàu này đảm nhiệm việc đưa công nhân sang làm việc.
Đây là con đường mà Trung Quốc chuyển nhanh công nhân của họ về trong đợt biểu
tình phản đối giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc vào Biển Đông Việt Nam
hồi tháng 5 năm 2014:
“Dân Trung Quốc họ ở 1 nơi riêng gần đường quốc lộ 1B trên kia, đây
là khu riêng của dân Trung Quốc, còn một số trong Formosa thì nó được cảnh sát
cơ động về thôi, bằng đường thủy trong cảng Vũng Áng có tàu Trung Quốc sang
chở, như vụ bạo động năm 2014 đó.”
Người dân nói gì về khu công nghiệp Formosa
Nói về Formasa thì mệt đầu, làm cho dân giàu nước mạnh mà dân chết
thì làm gì nước mạnh.
-Chị Ngoan
-Chị Ngoan
Nói về khu công nghiệp Formosa đóng trên địa bàn thì nhiều người
dân trên địa bàn huyện Kỳ Anh đều mong muốn chính quyền đóng cửa Formosa để đem
lại cuộc sống bình yên cho người dân như trước đây.
Chị Ngoan chia sẻ:
“Nói về Formasa thì mệt đầu, làm cho dân giàu nước mạnh mà dân
chết thì làm gì nước mạnh.”
Chị Hoàn Mỹ cũng mong rằng Formosa hãy rời khỏi huyện Kỳ Anh, và
rộng hơn hãy ra khỏi Việt Nam. Chị Mỹ bực tức nói:
“Đừng có nhắc đến Formosa bực tức lắm, nó mần cho cá chết, ngày ni
biểu tình đến ngày khác biểu tình, nói là phản động đánh đập người ta, xỉ nhục
người ta xong, giờ đến lúc cầm được đồng tiền rồi chia chác đó là 1 thắng lợi
của hắn. Giờ người dân cả huyện Kỳ Anh giờ muốn tẩy chay Formosa ra khỏi Kỳ
Anh.”
Chị Ngoan cũng chia sẻ với chúng tôi, giờ đã rõ nguyên nhân gây ra
cá chết là Formosa rồi, thì không có lý do gì nhà nước còn cho họ ở lại đó nữa.
Chị này chia sẽ dân chúng giờ đã khổ lắm rồi, không biết ăn gì, hiện tại
chị Ngoan đang có một chị gái đang nằm ở bệnh viện mà chị cho biết bác sỹ nói
là do ăn cá nhiễm độc chì.
Tình hình tại khu vực Vũng Áng thoạt nhìn thì khá yên tĩnh dươi sự
canh phòng chặt chẽ của lực lượng chức năng; thế nhưng như trình bày của những
công nhân và dân chúng địa phương thì cơn sóng ngầm đang dâng mạnh trong lòng
họ.
__._,_.___
No comments:
Post a Comment