Cá chết miền Trung: Dân có thể
kiện?
- 25
tháng 4 2016
Đơn vị nào gây ra thảm họa môi trường làm cá chết hàng loạt tại
miền Trung Việt Nam “khó có thể bị kết tội” – một luật sư từ Thành phố Hồ Chí
Minh nói với BBC Tiếng Việt.
Hiện tượng cá chết hàng loạt bắt đầu từ khu vực Vũng Áng của tỉnh
Hà Tĩnh từ hôm 6/4, sau đó lan rộng xuống nhiều tỉnh lân cận ở Quảng Bình,
Quảng Trị, Huế.
Cho tới hiện tại, công ty nằm trong tâm điểm nghi vấn gây ra thảm
họa chết cá dọc bờ biển miền Trung Việt Nam là Công ty TNHH Gang thép Hưng
Nghiệp Formosa Hà Tĩnh, thuộc tập đoàn Formosa Đài Loan, hoạt động tại Khu kinh
tế Vũng Áng, tỉnh Hà Tĩnh.
Trong khi đó, một kết quả cuộc họp ngày 24/4 giữa Phó thủ tướng
Trịnh Đình Dũng với Bộ Tài nguyên Môi trường cho biết Formosa có một số “vi
phạm trong việc thực hiện súc rửa đường ống”.
Bộ Tài nguyên Môi Trường nói sẽ tìm ra kết quả gây chết cá trong
“5 ngày nữa” – theo báo Tuổi Trẻ.
'Khó xử phạt hình sự'
Trả lời phỏng vấn của BBC Tiếng Việt, luật sư Phạm Công Út, thuộc
đoàn Luật sư Thành phố Hồ Chí Minh nói “Bộ luật Hình sự sửa đổi bổ sung (năm 2009)
là bộ luật hiện hành quy định khá chung chung về hành vi gây ô nhiễm môi
trường, và chỉ có cá nhân người nào thực hiện hành vi xả nước thải làm gây nguy
hại cho môi trường mới phải chịu xử phạt theo điều 182 Bộ luật Hình sự, với mức
hình phạt chính cao nhất là 10 năm tù”.
Nhưng ông Út cũng nói “pháp nhân không bị xem là chủ thể được điều
chỉnh bởi Bộ luật Hình sự nên trong trường hợp nếu Formosa xả nước thải có các thông
số môi trường nguy hại vượt quy chuẩn kỹ thuật thì vẫn khó kết tội được họ.”
Ông Út cũng dẫn lại câu chuyện về công ty bột ngọt Vedan xả nước
thải ra sông Thị Vải năm 2009: “Sau khi bị phát hiện thì họ chỉ phải bị xử phạt
vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường”
“Do đó, nếu Formosa bị kiểm tra là tác nhân gây ô nhiểm môi
trường biển thì cũng khó có thể xử lý bằng biện pháp hình sự đối với họ.” – Luật sư Út cho biết.
Tuy nhiên, ông Út cũng cho biết, mức độ xả thải ra môi trường
trong luật được quy định rất rõ trong Bộ luật Hình sự vừa sửa đổi bổ sung năm
2015 với điều luật 235 cụ thể hóa hơn.
“Nếu công ty này xả thải mỗi ngày 12.000 mét khối nước, nếu nguồn
nước thải ấy có các thông số môi trường nguy hại vượt quy chuẩn kỹ thuật về
chất thải từ 10 lần trở lên thì công ty đó bị xem là hành vi có dấu hiệu phạm
tội, có thể nhận hình phạt chính là phạt tiền từ ba tỷ đồng đến 10 tỷ đồng hoặc
đình chỉ hoạt động có thời hạn từ sáu tháng đến ba năm”.
BBC Tiếng Việt hỏi ông Út về khả năng truy tìm bằng chứng để đánh
giá mức độ nghiêm trọng của thảm họa môi trường, luật sư cho biết: “Việc giám
định có thể khả thi vì với đội ngũ các chuyên gia Việt Nam của Viện Hàn lâm Khoa
học Việt Nam hiện đã vào cuộc thì sẽ sớm có kết luận chính thức.”
Nhưng ông Út cũng nói “để áp dụng được việc khởi tố một pháp nhân
thì hành vi vi phạm pháp luật ấy phải được thực hiện sau ngày 01/7/2016.”
“Hoặc nếu thực hiện trước đó, đã bị xử phạt hành chính như Công ty
Vedan nhưng sau ngày 01/7/2016 vẫn còn tái phạm thì vẫn áp dụng Bộ luật Hình sự
năm 2015.”
'Dân có thể kiện'?
Ông Phạm Công Út nhìn vụ cá chết hàng loạt ở khu vực miền Trung
tương tự như vụ Vedan tại sông Thị Vải.
Nhắc lại vụ án này, ông Út nói: “Với vụ Công ty Vedan thì một cuộc
chiến pháp lý khổng lồ của hơn 1.200 nguyên đơn là các hộ nông dân huyện Tân Thành,
Đồng Nai và hơn 800 nguyên đơn là các hộ nông dân tại huyện Cần Giờ thành phố
Hồ Chí Minh kiện đòi bồi thường thiệt hại về tài sản do Công ty này xả nguồn
nước ô nhiễm ra sông Thị Vãi, với lượng luật sư tham gia hổ trợ pháp lý khổng
lồ chủ yếu của hai Đoàn Luật sư tỉnh Đồng Nai và Đoàn Luật sư thành phố Hồ Chí
Minh.”
“Sau đó, Công ty Vedan đã đồng ý hỗ trợ cho các nông dân tỉnh Đồng
Nai ¼ số tiền mà họ yêu cầu, riêng nông dân tại thành phố Hồ Chí Minh thì được
hổ trợ 100% số tiền yêu cầu.” – Luật sư Út nhắc lại một chiến thắng của người
dân trước thảm họa môi trường này.
Khi được hỏi liệu người dân chịu hậu quả về vụ cá chết như bốn
tỉnh miền Trung có thể làm gì để đòi quyền lợi, luật sư Út cho biết: “Các ngư
dân ở những vùng biển, ven biển bị thiệt hại do mất thu nhập từ nguồn hải sản bị
hủy diệt hoặc bị ngộ độc từ nguồn hải sản bị chết do nhiễm độc từ nguồn nước
thải gây ra đều có quyền khởi kiện yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại cho mình
cho đến khi nguồn hải sản được khôi phục để họ sống được bằng nghề đánh bắt hải
sản như trước khi họ bị thiệt hại.”
Trước đó, ngày 24/4, Giáo sư Tiến sĩ khoa học Lê Huy Bá, chuyên
gia về Độc học môi trường nói với BBC: “Những loại có thể làm cho cá chết thủy
sản ven biển chết nhanh và nhiều như vậy chỉ có thể là chất độc và cực độc”.
Trong nhiều ngày qua, người dân ở các tỉnh ven biển miền Trung đã
không thể đánh bắt và tiêu thụ cá, trước tình trạng cá chết trắng dọc bờ biển,
gây mùi hôi thối nặng nề và khiến người dân không ăn cá vì sợ nhiễm độc.
__._,_.___
No comments:
Post a Comment