Một
nữ ca sĩ láo lếu bị “ném đá”!
Đoàn Dự ghi
chép
THƯA QUÝ BẠN, hiện nay hầu hết các ca sĩ miền Nam ở trong nước
(thường gọi chung là giới showbiz) đang tức điên lên vì câu nói láo lếu của
Thanh Lam, một nữ ca sĩ tuổi đã xế chiều (48 tuổi) ở Hà Nội, rằng các ca sĩ
miền Nam đa số đều vô học (tức không có học hành gì về nhạc) nhưng vẫn nổi
tiếng là do truyền thông đưa lên. Sau đây, chúng ta xem xét về “tiểu sử, ái
tình và sự nghiệp” của cô ca sĩ rất kiêu căng, ngạo mạn này, đồng thời xem xét
phản ứng của giới showbiz tại miền Nam đối với Thanh Lam. Đây, xin mời quý bạn
coi…
Một chút về Thanh Lam.
Thanh Lam tên thật là Đoàn Thanh Lam, sinh năm 1969
tại Hà Nội, trong một gia đình làm nghệ thuật. Cha là nhạc sĩ “đỏ”
Thuận Yến, mẹ là nghệ sĩ đàn dân tộc Thanh Hương, em trai
DJ Trí Minh. Thanh Lam là một nữ ca sĩ nhạc nhẹ, có biệt
danh là “Người đàn bà hát”.
Năm 18 tuổi, Thanh Lam mang bầu với người bạn trai và vội vã lên
xe hoa. Trong album ảnh kỷ niệm của gia đình vẫn lưu giữ khoảnh khắc cô mặc váy
cưới, hồn nhiên cười vui bên bạn bè. Khi 19 tuổi, Thanh Lam sinh con gái đầu
lòng là Hồng Vân. Không lâu sau đó cuộc hôn nhân tan vỡ.
Năm 2001, tuy không làm thủ tục kết hôn, Quốc Trung vẫn lập gia
đình cùng ca sĩ Thanh Lam. Họ có với nhau 2 người con là Thiện Thanh (con gái,
sinh năm 1995) và Đăng Quang (trai, sinh năm 1997). Sau đúng 10 năm, quan hệ
tan vỡ và 2 người ly dị, Quốc Trung nhận nuôi hai con và đi bước nữa; ca sĩ
Thanh Lam cũng đã có gia đình riêng.
Năm 2014, ở tuổi 45, Thanh Lam chính thức lên chức bà ngoại khi cô
con gái đầu lòng Hồng Vân sinh con.
Chất giọng của Thanh
Lam
Giọng Thanh Lam ở quãng trầm. Cô có thể xuống được những nốt rất
trầm, rất rõ rệt và tạo ra được tính chất quái dị, huyền bí khi “phiêu” những
ca khúc dân gian đương đại (tức các bản nhạc hiện nay nhưng mang âm hưởng cổ
nhạc như chầu văn, ca trù). Quãng trung của Thanh Lam mạnh, rất có lực và vang
rền.
Với 11 năm học đàn tỳ bà, Thanh Lam tiếp thu được lối hát truyền
thống dân gian, cụ thể là cách nhả chữ, đổ hột, nảy chữ của hát chầu văn, hát
ca trù, đều là những kỹ thuật rất khó. Và cô cũng từng áp dụng rất nhiều những
kỹ thuật ấy vào nhạc nhẹ, vào một số màn thể hiện của mình.
Thanh Lam rất quái dị khi hát và cho đó là “nghệ thuật”
Con đường trở thành
“diva” của ca sĩ Thanh Lam
Từ lúc lên 3 tuổi, cô đã được cha (nhạc sĩ Thuận Yến) dạy hát và
nghe đàn piano.
Bảy tuổi mẹ (nghệ sĩ Thanh Hương) dạy cho cô chơi đàn thập lục,
tập hát các bài dân ca.
Năm 9 tuổi, Thanh Lam theo học đàn tỳ bà tại Nhạc viện Hà Nội hệ
11 năm, đồng thời bắt đầu tham gia ca hát trong đội Chim Sơn Ca của đài Tiếng
nói Việt Nam và đội Họa Mi của Cung Văn hoá Thiếu nhi Hà Nội. Như vậy Thanh Lam
không hề học thanh nhạc.
Tuy nhiên, vì quá kiêu căng, ngạo mạn, tự cho mình là có tài,
khinh bỉ các bạn đồng nghiệp, Thanh Lam tuyên bố nhiều câu gây sốc làm đụng
chạm tới nhiều người, nhất là mới đây cô chê các ca sĩ miền Nam “vô học” (ý nói
không theo trường lớp nào cả, không được đào tạo chính quy) khiến sóng gió nổi
lên ầm ầm. Hầu hết các ca sĩ miền Nam, kể cả các nhạc sĩ có tiếng và giới
showbiz nói chung đều nổi giận, phê phán Thanh Lam nặng nề, chuyện này chúng ta
sẽ đề cập chi tiết ở phần sau.
Năm 1991, Thanh Lam đã giành được giải thưởng lớn trong cuộc thi
“Đơn ca chuyên nghiệp toàn quốc” với số điểm tuyệt đối, vượt xa các đối thủ
đứng sau.
Năm 2007, Thanh Lam là ca sĩ hát tự do (không chuyên hát một loại
nhạc nào như nhạc “đỏ”, nhạc dân ca, nhạc Trịnh, nhạc opera, nhạc boléro..vv..)
và được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú. Với thành quả này, Thanh Lam được
giới truyền thông ngoài Bắc tôn xưng lên danh hiệu “Diva” (Đại danh ca), cũng
giống như ở trong Nam ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng được giới truyền thông trong Nam tôn
xưng là “Ông hoàng nhạc Việt”.
Những scandal trong
đời ca sĩ Thanh Lam
– Bị đánh ghen:
Vào tháng 6 năm 2009, sự việc ca sĩ Thanh Lam bị đánh ghen tại một
nhà hàng trên đường Tô Hiến Thành Hà Nội ầm ĩ trên khắp các mặt báo.
Theo thông tin từ công an, tối ngày 20/6/2009, ba mẹ con Thanh Lam
được Nguyễn Quốc Thu – tổng giám đốc Công ty Dầu khí – mời đi ăn cùng ông ta và
hai vợ chồng người bạn ngoại quốc. Khi bữa ăn đang diễn ra thì bà Vân – vợ ông
Thu – bất ngờ cùng vài người khác xông vào phòng, đe dọa ông Thu và mạt sát ca
sĩ Thanh Lam. Rồi ly tách, bát dĩa bay loạn xạ, tiếng la hét, chửi bới ồn ào.
Cuối cùng, các “nhân vật chính” trong đó có Thanh Lam được đưa về công an
phường làm việc.
– Phát ngôn gây sốc
trong chương trình The Voice:
Ngày 14/8/2012, dư luận bỗng dưng xôn xao, bởi tuyên bố: “Hà Hồ và
Mr. Đàm thì có gì để dạy người khác” của Thanh Lam. Hà Hồ tức ca sĩ Hồ Ngọc Hà,
một người mẫu chân dài “lấn sân” sang làm ca sĩ chứ không theo trường lớp nào.
Ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng cũng vậy, gốc là một thợ hớt tóc.
Ban đầu, nhiều người vẫn say mê tiếng hát và lối sống thẳng thắn
đầy cá tính của Thanh Lam thì đinh ninh đây chỉ là những chia sẻ có tính đóng
góp cho chương trình và đặc biệt là cho Đàm Vĩnh Hưng – người bạn thân thiết
trong nghề và cũng là người không ít lần khẳng định Thanh Lam là thần tượng của
mình. Tuy nhiên, chưa đầy một ngày sau đó, cuộc chiến xem ai đúng ai sai đã
bùng nổ. Đàm Vĩnh Hưng tuyên bố “thề không nhìn mặt Thanh Lam “.
Còn Hồ Ngọc Hà thì chọn cách im lặng ít lâu để tránh “chuyện bé xé
ra to”. Cô từ chối mọi câu hỏi từ giới truyền thông khiến nhiều người cho là cô
“cao tay”. Ít lâu sau cô đăng lên trang cá nhân trên Facebook bức hình cô vỗ
vào mông đứa con trai nhỏ với câu nói: “Lớn lên phải ăn nói cho thận trọng, đừng
có mất dạy nghe con” để dằn mặt… địch thủ.
Ngoài ra Thanh Lam còn chê Quốc Trung lười, Lê Minh Sơn hay uy
hiếp ca sĩ, Thu Minh chuyên lo chuyện “kinh doanh”, Uyên Linh hát cũng bình
thường, không qua trường lớp âm nhạc nào cả, khi hát còn có sai sót vậy mà cũng
đoạt giải quán quân Việt Nam Idol…
Thanh Lam quá tự tin nên thường hát phá nhạc
Khoe “vòng 1” quá cỡ!
Là một trong “tứ đại diva” dược truyền thông ngoài Bắc tâng bốc
(Thanh Lam, Mỹ Linh, Hồng Nhung, Trần Thu Hà) nhưng nếu Hà Trần được nhắc đến
với phong cách mộc mạc, Hồng Nhung cử chỉ trẻ trung, Mỹ Linh đoan trang, nghiêm
túc thì Thanh Lam lại ăn mặc khi thì quái dị giống như phù thủy, khi thì hết
sức diêm dúa cốt ý “khoe” ngực.
Ca sĩ cũng “quái” Tùng Dương, Thanh Lam
Câu chuyện Thanh Lam nói “các ca sĩ miền Nam đa số vô học”
Phản ứng của một số ca sĩ miền Nam
Vào tháng 10/2017, ca sĩ Thanh Lam đưa ra nhận định: “Miền Nam
có nhiều ca sĩ chẳng học hành gì cả mà vẫn nổi tiếng nhờ truyền thông”. Ngay
lập tức, không chỉ công chúng mà còn nhiều người trong nghề đã lên tiếng phản
đối một cách mạnh mẽ về quan điểm của “diva” nhạc nhẹ.
Có người cho rằng, trong showbiz Việt hiện nay, có rất nhiều
ca sĩ không được đào tạo bài bản nhưng vẫn thành công, có nhiều đóng góp có giá
trị nghệ thuật và được công chúng yếu mến. Những người này cho rằng, ý kiến của
Thanh Lam có phần phiến diện.
Thậm chí, ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng còn tuyên bố: “Chị Lam nói câu đó
quả thật hơi nông cạn và tự đưa mình vào thế cô lập, nếu không muốn nói là chị
đã đào sâu thêm khoảng cách của ca sĩ hai miền Nam-Bắc”.
“Mr. Đàm” còn đặt câu hỏi: “Tôi cũng không biết chị Lam muốn gì
khi đưa ra ý kiến về sự nổi tiếng của các ca sĩ miền Nam như vậy. Nhận xét như
thế không nên có từ một người “bề trên” như chị Lam.
Ca sĩ Ánh Tuyết thì nói: “Nghệ sĩ miền nào cũng có cái
hay cái dở vì không ai hoàn hảo. Về chuyện phân biệt ca sĩ Nam – Bắc, tôi thấy ngấm ngầm là có
nhưng không nên. Bạn làm văn hoá-nghệ thuật, nếu muốn chứng minh mình có văn
hoá thì nói năng phải lựa lời, tôn trọng cái chung. Thực tế, tôi thừa nhận chuyện
có nhiều nghệ sĩ nhờ quảng cáo mà lên nhưng không nên phân biệt Nam-Bắc như
thế.
Quay lại từ thời kỳ đầu của nền âm nhạc Việt Nam, có mấy ai học
đâu? Những nghệ nhân đi từ dân gian lên đâu có qua trường lớp học hành? Bản
chất âm nhạc xuất phát từ tự nhiên, cuộc sống. Có người học rất nhiều, nhưng
thiếu sự thông minh, nhạy cảm.
Đừng nói ca sĩ miền Nam không học. Chúng tôi ngày xưa tiếp cận âm
nhạc từ cấp 1 đấy. Sinh viên từ thành phố tới tỉnh lẻ đều biết đánh đàn, sáng
tác, hát. Nhiều tên tuổi nổi tiếng trước 1975 rất đẳng cấp. Dù khi ấy không có
mấy trường nhạc trên cả nước.
Boléro và cải lương thuộc về miền Nam. Chúng xuất phát từ dân
gian, và chỉ phù hợp với cuộc sống, tính cách của người miền Nam. Bây giờ,
Boléro bất ngờ lan toả ra. Tôi không phủ nhận một số nhà kinh doanh chỉ biết
“thổi phồng, đánh bóng”, bất chấp nghệ thuật để làm việc theo mục đích thương
mại. Tuy nhiên, những người đi lên nhờ công nghệ thay vì năng khiếu sẽ tắt
nhanh thôi.
Bạn thấy, Đức Tuấn đâu có đi từ học hành gì mà kiến thức nhiều
người không bằng. Có câu “Con thi trường học, mẹ thi trường đời” Người mẹ phải
học ở trường đời mới dạy được con. Âm nhạc là vô biên và thiên về năng khiếu.
Học thuật chỉ để bổ sung cho ai biết vận dụng. Học hành ra mà hát chỉ để hát
to, hát lớn thì không ai nghe nổi.
Nói thật, chỉ có nghệ sĩ miền Bắc mới phân biệt thôi chứ dân trong
Nam không ai để ý đâu. Hãy công bằng chứ đừng nên nói năng chạm lòng nhau như
thế”.
Ca sĩ Chế Linh “dạy dỗ” Thanh Lam: “Các cụ ta có câu học ăn học
nói, học gói học mở. Đến ăn còn phải học thì nói lại cần học quá đi chứ!…”.
Ca sĩ Thế Sơn “phán xét” Thanh Lam : “Đã ngu lại còn tỏ ra nguy
hiểm”.
Ca sĩ Mỹ Tâm: “Thôi, chị im đi!”.
Ca sĩ Đan Nguyên chửi thẳng vào mặt Thanh Lam: “Chị mới là đồ vô
học!”…
Nhà phê bình kiêm họa sĩ Đỗ Duy Ngọc có cả một bài dài:
Mấy ngày gần đây, trên báo chí cũng như trên diễn đàn mạng, tuyên
bố của ca sĩ Thanh Lam về việc cô cho rằng “ca sĩ miền Nam không có học, chỉ
nổi tiếng nhờ truyền thông” đã khiến cho mạng xã hội sôi sùng sục. Đa số
lên án và chửi rủa cô thậm tệ và đôi khi tục tĩu. Lại có người mang chuyện bố
cô, một nhạc sĩ nổi tiếng đã qua đời để dè bỉu. Nhiều người nhắn tin cho tôi
(NS Đỗ Duy Ngọc.- ĐD), bảo sao không thấy có ý kiến gì? Tôi nghĩ rằng lửa đang
cháy lớn, không nên đổ thêm xăng vào, nên để mọi việc lắng lại, bình tâm mà suy
xét thì chữ nghĩa sẽ nhẹ nhàng và thấm thía hơn.
Ca sĩ Thanh Lam là một ca sĩ nổi tiếng ở miền Bắc. Cô có giọng hát
đặc biệt, giọng đẹp và sáng, tuy không xuất thân từ khoa thanh nhạc, cô chỉ học
âm nhạc qua khoa nhạc cụ dân tộc. Nhưng phải công nhận cô có giọng hát hay.
Những bài hát đầu tiên khi cô vừa xuất hiện trên sân khấu nước nhà, hát những
tác phẩm của bố cô viết, đã tạo thiện cảm cho người nghe. Đó là điều ta phải
công nhận.
Nhưng rồi, khi khoác danh hiệu Diva vào người, cô tưởng mình là
cái rốn của vũ trụ. Đối với mọi người, nhất là các đồng nghiệp, cô là kẻ mục hạ
vô nhân, không xem ai bằng mình Đó là thói kiêu ngạo của kẻ vô học, ếch ngồi
đáy giếng nhìn trời..
Mà thật ra cái danh hiệu Diva ấy chỉ là một danh hiệu không chính
thức tại Việt Nam và chỉ do báo chí ngoài Bắc phong tặng, không có sự đồng
thuận và công nhận của giới chuyên môn âm nhạc. Ngay cả khán giả cũng không bầu
cho cô ấy.
Âm nhạc và nghệ thuật Việt Nam và thế giới cho thấy rằng, những
nghệ sĩ nổi tiếng không phải ai cũng trưởng thành từ trường lớp. Nhà trường có
thể dạy cho họ kỹ thuật thanh nhạc hay kỹ thuật căn bản của ngành nghề chứ
không dạy được cái thiên phú trời cho của mỗi người.
Nghệ thuật truyền cảm hứng và rung động từ tác phẩm đến người
thưởng ngoạn là cái riêng của mỗi người nghệ sĩ mà không ai có thể dạy được. Nó
bắt nguồn từ của trời cho cộng với kinh nghiệm dày dạn để trở thành cái riêng
của mỗi nghệ sĩ. Ở miền Nam Việt Nam trước đây những ca sĩ trở thành tiếng hát
vượt thời gian như Thái Thanh, Khánh Ly, Lệ Thu, Sỹ Phú, Hoàng Oanh, Anh Khoa,
Duy Trác, Anh Ngọc, Duy Quang, Duy Khánh, Elvis Phương, Julie Quang và nhiều
nữa không kể hết đều chẳng có ai qua trường lớp. Họ bắt đầu bằng giọng hát bẩm
sinh của mình và sau đó tự học và tự rèn luyện. Và tôi tin họ còn học nhiều và
khổ luyện nhiều công sức hơn những người học tại nhạc viện.
Bởi vậy, cô Thanh Lam ạ, đừng nên đem cái bằng cấp trường lớp để
lên mặt xem mình là cái rốn của vũ trụ. Cái ngu nhất của cô là cho cái tôi của
mình quá lớn. Cô nghĩ cô hát được vài bài công chúng thích rồi cô bắt đầu làm
dáng khác người, uốn éo lên đồng trên sân khấu, rú hét như điên dại trên sân
khấu, ăn mặc hở hang để khoe thân thể phồn thực của mình và cho đó là sáng tạo,
là làm mới âm nhạc. Thực ra cô đang giết tác phẩm một cách tàn nhẫn khiến cho
người viết ra nó phải đau lòng.
Cô lầm to rồi! Nghệ thuật càng giản dị càng thấm sâu. Mà nhiệm vụ
của nghệ thuật là làm người thưởng thức rung động, ca sĩ là người truyền cảm
xúc, là người đốt lên ngọn lửa nghệ thuật cho nghệ thuật thăng hoa, chứ không
phải lên sân khấu để thoả mãn cái tôi điên loạn của mình. Học thuật là cần
thiết nhưng nó không phải là yếu tố đủ để trở thành nghệ sĩ.
Cô nên xem lại danh sách những ca sĩ được tôn là Diva trên thế
giới, có mấy người xuất thân từ trường lớp. Như các ca sĩ nhạc pop, nhạc đại
chúng Diana Ross, Aretha Franklin, Barbra Streisand, Whitney Houston, Celine
Dion, Mariah Carey, Toni Braxton, Madonna, Beyoncé….
Họ là những ngôi sao sáng trên bầu trời âm nhạc thế giới, họ có
những cái quái của họ, nhưng chắc chắn một điều họ không bao giờ xem thường
đồng nghiệp như cô, không bao giờ đạp kẻ khác chìm xuống để mình ngoi lên như
cô. Cô cho rằng ca sĩ miền Nam do truyền thông mà nổi tiếng. Xin lỗi cô, nếu
không có truyền thông khoác cho cô cái áo diva mỹ miều thì cô chẳng là cái đinh
gì vì dân miền Nam chẳng mấy người biết cô là ai và cũng chẳng mấy người ưa cái
kiểu hát gầm rú, gào thét như người lên đồng của cô.
Bởi suy cho cùng, dân miền Nam chuộng cái chân thật, cái giản dị,
cái thấm sâu vào đáy lòng đến từ sự gần gũi yêu thương. Mà cái kiểu của cô lại
là kiểu giả dối, kiểu đóng kịch, kiểu làm trò chứ không phải hát, cho nên họ
không thích cô là phải. Nếu cô cứ giữ cái cách trình diễn và giọng hát như
những ngày cô mới xuất hiện, cô đừng kiêu ngạo, cô đừng khinh người, cô đừng
đưa mình lên cao quá, tôi tin cũng sẽ có nhiều người ái mộ cô. Tiếc thay, những
điều đẹp đẽ đó không có trong tâm hồn cô, một kẻ nổi loạn nhưng không biết mình
là ai, nên cô trở thành kẻ lạc lõng. Trời cho cô nhan sắc, trời cũng cho cô
tiếng hát, tiếc thay với tâm địa nhỏ nhen, cô tự bôi xấu mặt mình với thói kiêu
ngạo, vô văn hoá, cô làm hư tiếng hát của mình.
Sau 42 năm thống nhất, hai miền Nam Bắc vẫn có nhiều khác biệt.
Nhiều lúc có cảm giác như hai dân tộc khác nhau dù vẫn là đồng bào. Khác về
quan niệm, văn hóa ứng xử, văn minh trong đời sống cho đến tư duy và nhân sinh
quan.
Có lẽ với tâm lý người thắng cuộc, khi vào miền Nam các người có
nỗi tự hào là kẻ thắng, nhưng tiếc thay khi vào Nam, chứng kiến và so sánh,
thấy cái gì cũng không bằng ở miền Nam từ đời sống cho đến sinh hoạt văn chương
nghệ thuật. Nỗi đau của kẻ thắng trận mà lại thua về mọi mặt khiến cho sự kiêu
hãnh đi liền với sự tự ti đưa đến một sự mặc cảm ngấm ngầm. Và chính đó là
nguyên nhân của những dèm pha không đáng có với nền văn nghệ miền Nam.
Chưa kể tuy không học hành trường lớp, nhưng những nghệ sĩ miền
Nam sống và làm giàu bằng tiếng hát của mình trong khi những nghệ sĩ
miền Bắc thu nhập không cao, đó cũng là nguyên nhân sinh ra đố kỵ. Mà
khi con tim đã đố kỵ thì sẽ đưa ra những ngôn ngữ ngu muội cũng là lẽ thường.
Đã đố kỵ lại đi với ganh tỵ, cộng với sự ngu muội, chắc chắn khiến cho cái tâm
tăm tối. Mà tâm như thế thì trí phải cùn thôi.
Trong Phật giáo có từ Đáo bỉ ngạn: quay đầu là bờ. Tôi
nghĩ, cô nên thay đổi tính cách, bớt xem thường mọi người, khiêm tốn học cái
hay của người khác, sáng tạo những cái mới nhưng phải phù hợp với đại chúng và
tác phẩm, phải xem đồng nghiệp là bình đẳng, xem khán giả là người ơn của mình.
Được như thế thì tiếng hát của cô sẽ được mọi người trân trọng. Chẳng cần những
câu tuyên bố huênh hoang, chẳng cần tạo scandal, chẳng cần PR, người ta vẫn nhớ
đến cô.
Đoàn Dự ghi
chép
__._,_.___
No comments:
Post a Comment