heo VN


Image result for coronavirus

VN là chổ xả rác cho bọn tàu, người VN tỉnh ngũ đi.





ĐỐT LŨA ĐI EM ĐỂ DIỆT QUÂN THÙ.



https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEiawWm0mrEB_hcAesPVxwoBJelVLAqPb8O0CUvAO_9p5nbh9eDsduClHNeAVWV40wHXI4rTTmj6G0DOp08i-ajnN_e5bv1h0eVz8g_3kQAVE2Wj-x4w84-n5q_1Zdji8bD8xH7PfSrUcqo/s1600/Vi+moi+truong+trong+sach+cho+Viet+Nam+.jpg

ĐỐT LŨA ĐI EM ĐỂ DIỆT QUÂN THÙ.
Biểu tình 5/3/2017
Image result for bom xang
https://www.youtube.com/results?sp=EgIIAg%253D%253D&q=bi%E1%BB%83u+t%C3%ACnh+2017

Tuesday, 17 October 2017

Bộ phim của những kẻ chống tự vệ !!!


Bộ phim của những kẻ chống tự vệ !!!
Xã luận bán nguyệt san Tự do Ngôn luận số 277 (15-10-2017)
          Nhà cầm quyền Việt cộng đang hoảng loạn bởi túng quẫn tài chính, do tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt vì đã khai thác một cách bừa bãi, do dầu khí ở Biển đông khó hút lên vì sự hăm dọa của Tàu cộng, do công khố ngày càng rỗng tuếch vì tham nhũng, bất tài và vô trách nhiệm, do các loại viện trợ của nước ngoài, từ ODA đến viện trợ không hoàn lại ngày càng bị thu hẹp, không minh bạch trong việc sử dụng, do núi nợ công ngày càng đùn cao: ít nhất tới 210 % GDP, tương đương khoảng 431 tỷ đô Mỹ, do kiều hối ngày càng suy giảm: từ 13,5 tỷ đôla năm 2015, xuống 9 tỷ năm 2016 và năm nay dự đoán còn khoảng 6 tỷ.
          Thế nhưng, giữa cơn lo buồn đó, Ba Đình cũng được chút niềm vui do bộ phim “Chiến tranh Việt Nam” 10 tập của hai đạo diễn người Mỹ Ken Burns và Lynn Novick mang lại. Vui ở chỗ bộ phim trình bày ông Hồ Chí Minh như một con người yêu nước và cuộc tiến chiếm Việt Nam Cộng Hòa như một hành vi giải phóng khỏi áp bức, giành độc lập tự do và thống nhất xứ sở. Đối với Hà Nội, niềm vui này chưa trọn vẹn lắm, vì Ken Burns và Lynn Novick có nói huỵch toẹt tổng số thương vong nặng nề của bộ đội trong toàn thể cuộc chiến, trong cuộc công kích tết Mậu Thân, cũng như tổng số quân Trung cộng vào trấn giữ “hậu phương” miền Bắc để Bắc quân rảnh tay đánh miền Nam, những con số mà Việt cộng luôn tìm cách che giấu. Ngoài ra, nhận xét “Việt cộng tàn bạo” trong nhiều trường hợp cũng khiến Hà Nội không hài lòng. Cho đến nay, bộ phim vẫn chưa được phép chiếu tại Việt Nam, dù người trong nước vẫn có thể xem trên mạng.
          Đã có nhiều phê bình trái ngược nhau về bộ phim đã dành cả 10 năm chuẩn bị và tốn trên 30 triệu USD này. Riêng đối với đồng bào miền Nam, đồng bào hải ngoại, các cựu chiến binh Hoa Kỳ và một số người am hiểu lịch sử, bộ phim đã gây công phẫn vì rõ ràng có tính thiên lệch.
          Sự thiên lệch trước tiên thể hiện qua số người được phỏng vấn. Ken Burns đã hỏi chuyện 79 nhân vật chia làm ba phe: Phe người Mỹ gồm các nhà lãnh đạo, các nhà truyền thông, các cựu chiến binh và gia đình; phe CS gồm sĩ quan binh lính quân đội, các nhà văn, nhà  báo và dân chúng; phe VNCH gồm vài cựu tướng tá, nhà ngoại giao, nhà trí thức, dân biểu cùng một nhà văn nữ. Phe người Mỹ vượt trội về nhân số (trên 50) và thời gian phát biểu, trong đó đặc biệt có Neil Sheehan, nhà báo thiên tả của New York Times, chống VNCH và là tác giả của bộ sách “A Bright Shining Lie” (Một lời nói dối tỏa sáng) cùng một số cựu chiến binh tiêu cực, hèn nhát, đáng thương như John Musgrave hay Mogie Crocker và gia đình. Đa số họ đều trách và chống lại sự tham chiến của Mỹ. Phe CS cũng khoảng trên 20 người gồm bộ đội như Bảo Ninh, Lê Quang Công, Nguyễn Văn Tống, Lê Công Huân, Đồng Sĩ Nguyên, rồi một vài nhà văn nhà báo… Họ có những lời phát biểu đanh đá, bài bản, thuộc lòng, mà theo tiết lộ của đạo diễn Lynn Novick trong cuộc phỏng vấn cuả BBC, là do đã được đảng và nhà nước hướng dẫn và tham mưu trước: phải nói ra sao và không được nói những gì. Điều này dễ hiểu! Phe VNCH, số người được phỏng vấn ít nhất, chỉ có 8. Phát biểu của họ thường rất ngắn, đôi khi chỉ được 1 hay 2 câu (hay đã có thể dài mà bị cắt bớt).
          Sự thiên lệch tiếp đến thể hiện qua việc chọn nhiều bức hình phản ảnh sự dối trá trắng trợn của truyền thông Mỹ về cuộc chiến VN. Nào hình ảnh (đưa lên 2 lần) Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Loan bắn tên đặc công khủng bố Bảy Lốp ở đường phố Sài Gòn trong biến cố Mậu Thân (Việc này đã sáng tỏ với bức thơ xin lỗi của phóng viên Eddie Adams, người đã chụp bức ảnh). Nào hình ảnh của Nick Út chụp bé gái trần truồng tên Kim Phúc bị phỏng bom napalm khi Bắc quân tấn công Trảng Bàng, Tây Ninh năm 1972. (Bỏ bom lầm lẫn của không quân chuyện bất khả kháng trong mọi chiến trận). Nào hình ảnh Trung úy William Calley bắn giết dân lành gồm đàn bà con nít ở Mỹ Lai ngày 16-3-1968. (Tay này đã bị tòa án quân sự Mỹ xử chung thân). Nào hình ảnh chết chóc với nhiều quan tài phủ quốc kỳ Mỹ. (Việc này tác động lên tâm lý dân chúng Mỹ đưa tới phản chiến)… Trong khi đó những hình ảnh tàn ác của VC như sát hại dân lành, đốt phá nhà cửa, trường học, nhà thờ, chùa chiền, điển hình là các cuộc đấu tố tử hình hàng trăm ngàn người trong Cải cách ruộng đất, vụ pháo kích trường tiểu học Cai Lậy giết chết hơn 200 em học sinh… hoặc hình ảnh người dân chạy nạn bị VC thảm sát trên Đại lộ Kinh hoàng (1972), Quốc lộ 7 (1975) thì không có. Hơn 6,000 thường dân bị giết trong biến cố Mậu Thân, Ken Burns cũng nói là chết dưới đống đổ nát, dù sau đó có phân cảnh tìm ra tử thi hài cốt của một số nạn nhân bị chôn sống bởi VC. (Hồi 6 bộ phim).
          Sự thiên lệch còn tỏ ra qua việc phim chỉ nêu lên những trận đánh nhỏ mà phần thiệt hại về phía quân đội VNCH và cố vấn Mỹ như Ấp Bắc, Bình Giả, Đồng Xoài trong khi những trận đánh lớn cấp quân đoàn hoặc nhiều sư đoàn chủ lực với chiến thắng vang dội của họ như Kontum, An Lộc, Quảng Trị - Mùa Hè Đỏ Lửa thì bộ phim không đề cập.
          Tất cả những nét thiên lệch trên đều xuất phát từ chính định kiến của hai đạo diễn. Burns và Novick trước hết trình bày chiến tranh VN là nội chiến, dù rằng họ đã đưa vào vài chi tiết về sự can thiệp của khối CS mà đại biểu là Liên và Tàu Cộng. Burns nói rằng Hà Nội không chủ trương dùng quân sự để xâm chiếm miền Nam vì còn phải lo tái thiết miền Bắc sau bao năm đánh nhau với Pháp!?! Ông đổ thừa cho chính phủ VNCH đàn áp đẫm máu đám Việt cộng mà ông dư biết là do Hồ Chí Minh để lại ở miền Nam, làm như các tên nằm vùng nàynhững dân hiền lành vô tội! Chẳng biết lấy tài liệu ở đâu mà ông cho rằng chính quyền miền Nam giết hàng trăm ngàn kẻ “vô tội” này để đến nỗi họ phải đứng lên lập ra Mặt trận Giải phóng, dù ông cũng rõ tổ chức này đã do đảng CS khai sinh trong kỳ Đại hội lần thứ ba tại Hà Nội ngày 20-12-1960.  
          Burns ca tụng Hồ Chí Minh và những người CS là yêu nước, đấu tranh cho độc lập. Ông đưa hình ảnh H viết tâm thư cho Tổng thống Hoa Kỳ Wilson để bày tỏ ước mong được giúp đánh Pháp giành độc lập. Burns đổ lỗi cho Mỹ đã chọn Pháp làm đồng minh nên đẩy Hồ vào thế chống Mỹ! Trong mấy tập đầu, Burns không tiếc công trình bày hình ảnh HCM giản dị, thân cận với dân nghèo, một lãnh tụ được toàn thể nhân dân miền Bắc kính yêu!?! Ngược lại, ông ta đưa ra hình ảnh Tổng thống Ngô Đình Diệm quan liêu như để so sánh, giới thiệu Cụ Ngô qua lời của giới chức Mỹ (kiêu căng”, “ngạo mạn”, “một đấng cứu thế không có thông điệp”), đang khi đó là một nhà ái quốc chân chính, chỉ trong 9 năm đã xây dựng một miền Nam hòa bình và phát triển. Bất cứ lúc nào, Burns cũng nói giới lãnh đạo VNCH toàn là những kẻ tham quyền và hám lợi, cố tình bỏ qua việc giết người dã man của HCM suốt thời gian trước và sau khi nắm quyền lực, từ Cải cách Ruộng đất, Nhân văn Giai phẩm, qua Xét lại Chống đảng, đến Tổng Công kích Mậu Thân
          Chính vì lập luận rằng chiến tranh tại VN là một cuộc nội chiến, hơn nữa là nỗ lực giành lại tự do, xây dựng dân chủ hết sức chính nghĩa mà đảng CS và nhà cầm quyền miền Bắc thấy cần phải làm đối với miền Nam đầy áp bức và nô lệ, nên Ken Burns Lynn Novick cho rằng sự can thiệp của chính phủ Hoa Kỳ là sai trái, và phong trào phản chiến của nhân dân Mỹ là phải đạo. Trong mỗi tập, hầu như đều có hình ảnh dân phản chiến Mỹ biểu tình chống chính sách các Tổng thống Mỹ về chiến tranh VN, nhưng không thấy Burns nói đến những tên trùm gián điệp Liên Xô hay cả một ủy ban quốc tế CS đứng sau lưng phong trào đó. Trong tập 8, khi nói về Hiệp định Paris, Burns cho rằng cả hai phe đều cố tình vi phạm. Ông ta quên rằng lãnh thổ miền Nam là của VNCH mà quân CS phải rút khỏi, đi về Bắc, y như quân đội Hoa Kỳ đã triệt thoái về Mỹ. Burns cũng biết Hà Nội không rút quân mà còn lợi dụng thời cơ cho xe tăng, pháo binh ồ ạt và công khai vào Nam như đi trên xa lộ, đang khi quân miền Nam chỉ biết chống đỡ với đạn dược ngày càng vơi dần. Trong phim ông chỉ qua loa nói đến cuộc chiến Đại Hàn, mà không đặt vấn đề Việt Nam vào trong một bối cảnh rộng lớn âm mưu xích hoá của CS như đã diễn ra tại Philippin, Kampuchea, Ai Lao, Mã Lai, Nam Dương và tại nhiều nước Âu châu khác.
          Điều ấy chẳng có gì đáng ngạc nhiên, vì Ken Burns trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam, là một thành viên đắc lực của phong trào phản chiến” và cho đến nay, qua bộ phim, vẫn là một kẻ theo phái tả. Nhưng dành danh xưng “phản chiến” cho ông và đoàn làm phim (cũng như cho những nhân vật cộm cán trong phong trào ấy tại Mỹ thời ấy) có thật sự chính đáng không? Theo nghĩa thông thường, “phản chiến” có nghĩa là chống lại chiến tranh, cổ vũ hòa bình. Việc này là tốt đẹp. Nhưng những lãnh đạo phong trào phản chiến tại Hoa Kỳ (mà nay người ta còn nhớ đến tên tuổi như các ca sĩ Jane Fonda, Joan Baez, chính khách như Robert Kennedy, John Kerry, tại Âu châu như các triết gia Jean-Paul Sartre, Bertrand Russell và nhiều trí thức thiên tả khác…), nếu chịu khó suy nghĩ và tìm hiểu, đều biết từ sau Thế chiến Thứ hai, những cuộc xâm lăng hầu hết đều đến từ các nước Cộng sản. Liên Xô xâm lăng Đông Âu, Trung Quốc xâm lăng Tây Tạng, Mông Cổ, Hồi Hồi. Bắc Hàn xâm lăng Nam Hàn. Bắc Việt xâm lăng Nam Việt.. Nếu phản đối chiến tranh thì họ phải kết án trước tiên những đoàn quân cờ đỏ sao vàng hay búa liềm vàng đang ồ ạt tiến chiếm những vùng đất tự do, những chế độ dân chủ, những chính quyền hợp pháp. Không thể có chuyện lên án phe tự vệ, những chính phủ đang tìm cách gìn giữ lãnh thổ và tự do của mình, lên án chính phủ Hoa Kỳ mà qua bao đời Tổng thống, kể từ Đệ nhị Thế chiến đến nay, luôn trợ giúp nhiều quốc gia chống lại cộng sản, thậm chí đã giúp giải thoát cả Khối Đông Âu, và sau đó giúp phát triển. Tại VN, Mỹ đã phải rút lui do nhiều sai lầm về chiến lược và chiến thuật, nhưng sự trợ giúp của Hoa Kỳ cho miền Nam bị CS xâm lược là chính đáng và cần thiết. Cứ nhìn cảnh hàng chục triệu người chạy trốn các chế độ CS, gần trăm triệu người bị CS sát hại, hàng mấy chục nước tang thương lụn bại vì bị CS thống trị thì biết chính nghĩa nằm nơi đâu.
          Burns Novick hãy noi gương những con người đã phản tỉnh sau khi nhìn thấy mặt thật chế độ CS như Joan Baez, Jean-Paul Sartre và 6 tác giả đồng viết cuốn “The god that failed” (Vị thần mà đã thất bại) là Louis Fischer, André Gide, Arthur Koestler, Ignazio Silone, Stephen Spender và Richard Wright. Còn cho đến thời điểm này mà vẫn cứ mù quáng như qua bộ phim Vietnam War thì đó không phải là những kẻ phản chiến mà là những kẻ phản tự vệ, chống tự vệ, đáng khinh bỉ vô cùng và bộ phim cũng chỉ đáng vứt vào sọt rác.
          BAN BIÊN TẬP.


 


From: Bê Ta  wrote
To: @
Sent: Monday, October 9, 2017 7:01 PM
Subject: Sự dối trá trắng trợn của truyền thông Mỹ về cuộc chiến tại VN cuối cùng đã bị bộc lộ.


CÙNG NHAU  ĐỒNG TÂM , CHUNG SỨC BẢO VỆ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM TỰ DO,   TUYỆT ĐỐI KHÔNG DÙNG TỪ NGỮ CỦA CỘNG SẢN
 

Sự dối trá trắng trợn của truyền thông Mỹ về cuộc chiến tại VN cuối cùng đã bị bộc lộ.

Vậy mà bây giờ không thiếu gì người VN nghe theo fake news của Mỷ.


Sự dối trá trắng trợn của truyền thông Mỹ
về cuộc chiến tại Việt Nam cuối cùng đã bị bộc lộ.


  

Wednesday, September 6, 2017

Sự dối trá trắng trợn của truyền thông Mỹ

image

Sự dối trá trắng trợn của truyền thông Mỹ về cuộc chiến tại Việt Nam cuối cùng đã bị bộc lộ


Nào là hình chụp nhà sư tự thiêu gây bàng hoàng cho người Mỹ vào năm 1960. Nào là hình chụp Giám đốc Cảnh Sát Quốc Gia bắn du kích Việt Cộng ngay tại đường phố Sài Gòn. Nào là hình chụp người con gái nhỏ trần truồng chạy giữa đường, toàn thân bị cháy do bom napalm.

Đó là hình ảnh của cuộc chiến Việt Nam qua ống kính lệch lạc của giới truyền thông Hoa Kỳ mà ta được biết bấy lâu.

Hình ảnh người lính Mỹ tại cuộc chiến Việt Nam được giới truyền thông Hoa Kỳ mô tả như là những kẻ nghiện ngập, cuồng sát, giết cả trẻ em. Đồng minh của Hoa Kỳ là chính thể Việt Nam Cộng Hòa cũng chịu chung số phận bị xuyên tạc bởi giới truyền thông Mỹ. Chính thể này cũng được giới truyền thông Mỹ mô tả nào là tham nhũng, hối lộ, hèn nhát và không đáng hay không có chính nghĩa để cho người Mỹ hy sinh bảo vệ.

image

Câu hỏi đặt ra là những hình ảnh và những lời xuyên tạc trên nhan nhãn khắp các đài truyền hình tại Mỹ, khắp các tờ báo tại Mỹ có thật sự diễn tả đúng bản chất của cuộc chiến nhằm bảo vệ tự do và ngăn ngừa thảm họa Cộng Sản, cũng như có nói đúng về thảm cảnh mà người Việt phải hứng chịu trước thảm họa này?

image

Hai nhà điều hành và sản xuất phim Richard Botkin và Fred Koster đã can đảm nhìn vào sự thật của cuộc chiến khi cho ra cuốn phim tài liệu với tựa đề: “Ride the Thunder: A Vietnam War Story of Victory and Betrayal,” tạm dịch là "Lội ngược dòng oan nghiệt: sự thật về chiến thắng và phản bội trong cuộc chiến tại Việt Nam,” trình chiếu tại Westminster vào ngày 27 tháng Ba năm 2015. Bộ phim đưa ra những mẩu chuyện có thật về tình đồng đội, về lòng quả cảm, về tinh thần quốc gia cũng như sự hy sinh trong cuộc chiến nhằm ngăn chặn Cộng Sản, điều mà giới truyền thông Hoa Kỳ cố tình chối bỏ.

Botkin thành thật thừa nhận là người dân Mỹ đã bị giới truyền thông Mỹ lừa phỉnh!

image

Botkin cho tạp chí mạng Worldnetdaily (www.WND.com) biết như sau: "Những người lính Mỹ chiến đấu tại Việt Nam cũng quả cảm can trường không thua kém gì thế hệ trước của họ khi tham dự đệ nhị thế chiến." Botkin còn cho biết thêm: "Có cả hàng trăm ngàn sĩ quan Hoa Kỳ các cấp phục vụ tại Việt Nam lập nhiều công trạng nhưng chỉ có mỗi một trung úy William Calley là được báo chí bàn đến rầm rộ vì bị kết tội giết 22 thường dân tại làng Mỹ Lai vào ngày 16 tháng Ba năm 1968." 

Botkin khẳng định: “Chúng ta cần phải nhìn lại vấn đề cho công bằng không thể thiên lệch như vậy."

image 

Sau khi cuộc chiến Việt Nam chấm dứt được vài năm, tổng thống Nixon đã phải thở dài mà thừa nhận rằng: "Không có sự kiện nào trong lịch sử nước Mỹ lại bị che giấu dối gạt nhiều như cuộc chiến tại Việt Nam. Một cuộc chiến trước thì bị truyền thông (Mỹ) xuyên tạc, sau thì bị đánh giá thiên lệch."

image

Theo như Botkin tâm sự, nhiều bộ phim khác về cuộc chiến tại Việt Nam như: "Apocalypse Now", "The Deer Hunter", "Good Morning, Vietnam,” "Rambo", hay “Full Metal Jacket” cũng chỉ là những bộ phim có tính giải trí mua vui, và những bộ phim này không nêu rõ được những gian lao hung hiểm mà những người lính đã phải chiến đấu hết sức dũng cảm khi đối diện trong nỗ lực ngăn chặn thảm họa Cộng Sản.

image

Nhà làm phim Botkin nói: “Giới truyền thông Mỹ đã mô tả những người lính Mỹ tham chiến tại đã bị lừa để đẩy vào cuộc chiến vô nghĩa, để rồi khi những người lính này trở về thì họ bị cả xã hội gạt bỏ quên lãng và bị coi như là công cụ của giới kỹ nghệ sản xuất vũ khí mà thôi. Còn những người Việt Nam đồng minh của chúng ta (tức Việt Nam Cộng Hòa) thì lại còn bị mô tả một cách xuyên tạc nặng nề hơn nữa, nào là tham nhũng, độc tài, hèn nhát, và không đáng để nước Mỹ phải hy sinh cứu giúp "

Thế nhưng cũng theo nhà làm phim Botkin, cũng là người viết cuốn sách "Lội ngược dòng oan nghiệt" ("Ride the Thunder") để rồi từ đó, cuốn phim tài liệu: "Lội ngược dòng oan nghiệt: sự thật về chiến thắng và phản bôi trong cuộc chiến tại Việt Nam" được dựng lên, sau khi đích thân đi điều nghiên tại những nơi xảy ra giao tranh cũ của Thủy Quân Lục Chiến (của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa) cùng các cố vấn Hoa Kỳ trước sự tấn công của Cộng quân, thì lại khẳng định rằng mọi xuyên tạc của giới truyền thông Hoa Kỳ đối với Việt Nam Cộng Hòa là hoàn toàn sai!

image

Botkin giải thích như sau: "Cuốn phim tài liệu này là cố gắng của chúng tôi nhằm xóa đi hiểu lầm về cuộc chiến Việt Nam do truyền thông (Mỹ) xuyên tạc, trả lại danh dự cho những người lính Mỹ tham chiến và đồng minh Việt Nam Cộng Hòa của chúng ta. Cộng Sản là thảm họa cần phải ngăn chận và sự tham dự cuộc chiến của người Mỹ chúng ta là chính đáng."

Vào thập niên 1970, theo chương trình "Việt Nam hóa chiến tranh" của tổng thống Nixon, Việt Nam Cộng Hòa phải tự mình đương đầu ngăn chặn Cộng quân. Phim của Botkin kể lại câu chuyện có thật bị lãng quên chẳng còn ai biết đến nữa về sự can đảm của những cố vấn Mỹ và những người lính Thủy Quân Lục Chiến của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa trong một trận đánh chống lại sự tấn công ồ ạt của Cộng quân trong kế hoạch tổng tấn công vào mùa hè năm 1972, cứu vãn cho quốc gia Việt Nam Cộng Hòa nhỏ bé này thoát khỏi tình thế nguy ngập. 

image

Người thật việc thật - cuốn phim diễn tả lại diễn biến của trận đánh tại Đông Hà, khi Cộng quân với quân số trên 20 ngàn người và 200 chiến xa đã hoàn toàn bị đánh bật lại bởi một lực lượng chỉ có 700 lính thuộc binh chủng Thủy Quân Lục Chiến của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa và vài cố vấn quân sự của Mỹ.

Do anh dũng chiến đấu và chiến thắng trên chiến trường, những người lính Thủy Quân Lục Chiến đã phải chịu đựng sự trả thù của Cộng sản bị bỏ đói và lao động khổ sai trong các trại tập trung (không luật sư toà án xét xử) gọi là trại "học tập cải tạo."

image

Cuốn phim tài liệu cũng đề cập lại quãng đời học tập cải tạo của Trung tá Thủy Quân Lục Chiến Lê Bá Bình ở Nam Hà năm 1979. Người thủ vai ông là diễn viên Joseph Hiếu.

"Chúng tôi mở đầu bằng cuộc đời ông trong trại tù tập trung "học tập cải tạo" rồi từ đó truy ngược về lại quá khứ trước đó của đời ông. Thông qua sự truy ngược đó, chúng tôi dựng lại bối cảnh Việt Nam sau đệ nhị thế chiến, khi ông còn là đứa trẻ. Chúng tôi cũng phỏng vấn những người Mỹ, những người Việt sinh sống cùng thời với ông.”

image

Trung tá Bình, một quân nhân thứ thiệt khó ai bì, phục vụ 13 năm trong quân đội và chịu 11 năm tù trong trại tập trung. Bất chấp bao nhiêu lần bị thương và bao nhiêu mất mát, ông vẫn can trường bình thản đối diện oan nghiệt. Ông bị thương chín lần và được thưởng huân chương American Silver Star.

Botkin giải thích thêm: "Khi chúng ta tham chiến tại Việt Nam, mỗi người lính chỉ ở đó từ 12 tháng đến 13 tháng, nhưng Trung tá Bình thì ở đó đối diện chiến tranh từ đầu cho đến cuối. Thông qua cuộc đời của Trung tá Bình, tôi hy vọng người Mỹ chúng ta sẽ thấy sự hy sinh của chúng ta tại Việt Nam là chính nghĩa và cần thiết "

image

Khi cuộc chiến đi đến hồi kết thúc, hàng triệu công dân Việt Nam Cộng Hòa chạy giặc tìm đủ cách di tản tị nạn Cộng sản. Bao nhiêu người bị bỏ tù hoặc bị tử hình. Sáng 30 tháng Tư, những người lính Thủy Quân Lục Chiến của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa buông súng, kết thúc 21 năm chiến đấu.

Những diễn viên của cuốn phim này có rất nhiều người là người Việt tị nạn Cộng Sản. Nơi mà cuốn phim này được quay, Southern California (miền Nam tiểu bang California) thực ra cũng đã có 370 ngàn người Mỹ gốc Việt sanh sống mà hầu hết là những người Việt tỵ nạn Cộng sản, cựu chiến binh, thuyền nhân; có gần 200 ngàn người Việt định cư tại Orange County.

Botkin tâm sự thêm: "Đối với những người Việt hải ngoại tỵ nạn Cộng Sản, kể lại những oan nghiệt từ cuộc chiến mà họ chịu đựng không phải chỉ là để kiếm tiền mà là những nỗi lòng u uất của kẻ mất nước, cảm thấy có trách nhiệm phải nói lên sư thật. Họ chống Cộng tới cùng. Họ chống Cộng vì họ nhìn rõ bộ mặt thật của Việt Cộng. Gia đình thân nhân của họ hoặc là bị giết, hoặc là bị tù đày bởi Việt Cộng. Họ mất tất cả và sẵn sàng bỏ tất cả để có được tự do. Tôi đã hết cách lánh né mà buộc phải nhìn thẳng vào sự thật với lòng cảm thông kính trọng họ."

Hệ quả của cuộc chiến tại Việt Nam, cũng theo nhà làm phim theo Botkin, đã giúp toàn khối Đông Nam Á và Á Châu né tránh được thảm họa Cộng Sản vốn đang lây lan mạnh lúc bấy giờ cũng như có hòa bình ổn định để phát triển.

image

Botkin nói: "Khi chúng ta đổ bộ lên Việt Nam năm 1965, du kích Cộng Sản đã gây rối ở Philippine, Mã Lai, Indonexia và Thái Lan. Nhờ có sự hiện của Hoa Kỳ tại Việt Nam, bất chấp bao nhiêu lời xuyên tạc từ truyền thông như đã nghe đã thấy, đã giúp trì hoãn sự bành trướng của thảm họa Cộng Sản và khiến nền kinh tế của những quốc gia kể trên có thời giờ chấn hưng và phát triển để đủ sức tự mình thoát khỏi ảnh hưởng của Cộng Sản. Tôi hoàn toàn không còn nghi ngờ gì nữa, không có nỗ lực của người Mỹ chúng ta tham chiến tại Việt Nam thì các quốc gia này không được như ngày nay."

"Và đối với nước Mỹ chúng ta ngày nay," Botkin bàn thêm, "chúng ta đang loay hoay tìm lấy chính mình. Biết bao nhiêu người Mỹ trong chúng ta nghĩ rằng đất nước mình là một quốc gia ác độc tàn nhẫn (cũng bởi do truyền thông Mỹ gây ra,) nhưng trên thực tế, nước Mỹ chúng ta là ánh sáng của nhân loại, người Mỹ chúng ta là biểu tượng của nhân bản tốt đẹp cho thế giới."

Rồi ông Botkin khẳng định: "Chúng ta đã cứu thế giới vào thời đệ nhị thế chiến, chúng ta đã cứu Nam Hàn khỏi thảm họa Cộng Sản cũng như đã cố giúp Việt Nam ngăn chận Cộng Sản khi tham chiến ở nơi này.”




Chelsea Schilling
Nguyễn Trọng Dân lược dịch

image 

Phản biện tại buổi trình chiếu sơ lược Phim The Vi...
Bão Irma với sức gió mạnh 185 Miles (296 km/giờ)
Phóng sự: Một tuần sau bão Harvey
The Vietnam War, Chiến tranh Việt Nam
Thời kỳ mãn kinh
Bão Irma cấp 5 đang tiến vào vùng biển Caribean
5 dạng sếp khó tính khó chiều
Tsar Bomba: Trái bom hạt nhân của Liên Xô
Elon Musk tiên đoán Thế chiến III
Súp vi cá mập ở Trung Cộng và Hồng Kông
Kiến lửa trôi nổi giữa dòng nước lũ
Donald J. Trump: The Long Road to the White House ...
Khi TBT đảng cộng sản được dân mến
Thomas Jefferson đã làm gì đối với Hồi giáo?
Tướng Lương Xuân Việt tại Nam Hàn
Bộ Lịch Sử của Tính Ác!
Olivia De Havilland: “Cuốn theo chiều gió”
Từ kẻ bị truy nã ở Ý thành người hùng Thụy Sỹ
Nguy hiểm khi đặt chân lên táp-lô
Chàng trai Việt chế robot trên đất Mỹ


Posted by: "Toma Thien" 

No comments:

Featured post

🔥Lisa Pham Khai Dân Trí Ngày-16/12/2024

Popular Posts

My Blog List