Huy chương và thời gian
Người ta thường nói "Huy chương nào cũng có hai mặt". Câu nói đó có nghĩa là, huy chương có một mặt tích cực và mặt kia tiêu cực; hay nói cách khác, mặt trước tốt đẹp và mặt sau là những xấu xa.
Người viết, nhìn qua tấm huy chương cũng có hai mặt, nhưng là chủ thể (người trao tặng) và bản thể (người nhận). Khi trao tặng, chủ thể muốn qua đó đánh bóng bộ mặt của mình, còn người nhận (bản thể) qua đó trình bày tính cách của mình.
Lấy thí dụ gần đây là trường hợp Giáo Sư Toán Học Ngô Bảo Châu. Vào năm 2010, Ông Châu là người Việt Nam đầu tiên và cũng là người thứ tư của Châu Á đã chính thức ghi tên mình vào danh sách những người nhận giải thưởng Fields với việc chứng minh thành công bổ đề cơ bản trong Chương Trình Langlands. Đây cũng là lần đầu tiên, một quốc gia đang phát triển có người giành được giải thưởng này.
Tấm huy chương mà nhà nước CSVN trao cho ông Châu là một sự vinh danh đặc biệt. Bên cạnh đó, một trong những tặng vật là ngôi nhà giá trị hàng chục tỷ ở Tuần Châu. Phần ông Châu, ông không nhận và tính cách được thể hiện qua tâm sự "Tôi cũng muốn tin rằng giải thưởng Fields sẽ đánh dấu một bước ngoặt, sẽ đem đến một luồng gió mới cho khoa học và giáo dục đại học ở nước ta. Cá nhân tôi quá bé nhỏ so với một dự kiến lớn như vậy. Nhưng bên cạnh bao nhiêu yếu kém, trì trệ, bảo thủ, tôi còn thấy những người lớn tận tụy vì khoa học, những bạn trẻ tràn trể niềm say mê khoa học. Hy vọng chúng ta sẽ đi cùng một con đường"(1)
Nhưng, theo lối diễn giải của người viết ở trên, thời gian đã làm giá trị của tấm huy chương trao cho ông Châu thay đổi.
Mặc dù được đảng ta ưu ái, Ngô Bảo Châu đã giáng cho đảng cú đòn đầu tiên sau khi được giải thưởng. Trong blog của mình, ông đã lên tiếng về đệ tứ quyền như sau: ''Có một vài bác không quen, bình thường cũng tỏ ra rất hiểu biết, lần này cứ thắc mắc về chuyện NBC [Ngô Bảo Châu] là lề trái hay lề phải.''Xin thưa, bám theo lề là việc của con cừu, không phải việc của con người tự do.''
Rồi cuối năm 2014, ông đã cùng hai nhà khoa học Việt Nam ở Mỹ ký thỉnh nguyện thư yêu cầu CSVN cho nhà văn Nguyễn Quang Lập tại ngoại hầu tra, và cho rằng việc bắt ông Lập tạo hình ảnh xấu cho Việt Nam.
Ngày 19/05/2016, trên Facebook cá nhân của mình, Giáo Sư Châu viết: "Có quý mến ai thì mong họ thoát khỏi vòng luân hồi, đừng bắt họ sống mãi trong sự nghiệp của chúng ta.". Ý ông Châu muốn nói về việc lưu giữ xác ướp của ông Hồ ngoài Ba Đình là việc làm thái quá.
Tháng 6/2017, đề cập về tập thơ Thành Phố Dịu Dàng bị thu hồi, Giáo Sư Ngô Bảo Châu viết: "Đã vào thiên niên kỷ thứ ba lâu rồi mà ở đâu đó trên quả đất này vẫn có ai đó muốn kiểm soát thơ, cho rằng thơ không được chủ quan, thơ phải hợp lý. Có phải họ nuối tiếc một cái gì đó mà đáng ra nên vĩnh viễn cho yên nghỉ với thiên niên kỷ trước hay không?"
Cuối tháng 6/2017, trên trang cá nhân, ông chia sẻ link ký thỉnh nguyện thư đòi trả tự do cho blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (Mẹ Nấm) Trích Giáo Sư Ngô Bảo Châu 'có quan điểm trái với sự giáo điều' -BBC- (2)
Giáo Sư Ngô Bảo Châu được chú ý nhiều không chỉ qua thành công trong lĩnh vực học thuật mà còn cả những bình luận và ý kiến trước đây về chủ đề khai thác bauxite, phiên xử ông Cù Huy Hà Vũ, vụ chặt hạ cây xanh Hà Nội, hay vụ an ninh Việt Nam bắt giam nhà văn Nguyễn Quang Lập (3)
Người viết chỉ đặc biệt chú ý đến giáo sư toán học này qua lần ông ấy nói, sau khi đoạt giải thưởng (''Xin thưa, bám theo lề là việc của con cừu, không phải việc của con người tự do''). Ông đoạt giải, danh dự đến cho ông và cho cả đất nước. Nhưng, nếu không thể trở thành một con người tự do, những đóng góp của ông trong tương lai, chỉ có thể trở thành một công cụ được người khác đặt hàng...và điều ấy chỉ có lợi cho kẻ đó; không ích gì cho toàn khối người dân. Nói đúng hơn, bọn cầm quyền thường dùng vị trí và ảnh hưởng của những nhân vật có tài năng đặc biệt để tô vẽ cho chế độ của họ.
Mới đây, trong chương trình giao lưu về việc ra mắt sách của một tiến sĩ, tên Lương Hoài Nam, Giáo Sư Toán Học Ngô Bảo Châu đưa ra nhận xét: "Người biết phẫn nộ, biết trăn trở chính là người tạo ra động lực thay đổi trong xã hội, làm giảm bớt sự đau khổ của con người, giúp cho xã hội ngày càng tốt đẹp hơn». Người viết cảm thấy nhận xét này thật chính xác trong hoàn cảnh hiện tại của xã hội Việt Nam, nên đã chuyển tiếp bài viết này, với mong muốn bài đó sẽ được tiếp chuyển rộng rãi đi khắp nơi; càng sâu, rộng càng tốt.
Người viết không ngờ việc ra mắt sách xảy ra đã lâu. Và điều không ngờ khác là, sau khi chuyển tiếp không quá ba ngày, trên các trang mạng đã đưa thông tin rằng, chính quyền CSVN đã kết án ông Châu là kẻ phản quốc!
(Dĩ nhiên, việc này gây xôn xao vô cùng trên các trang mạng. Việc này sẽ được đề cập trong bài viết khác, vì vị trí và tầm vóc của ông Châu không như những người bình thường khác).
Nhưng, theo lối diễn giải của người viết ở trên, thời gian đã làm giá trị của tấm huy chương trao cho ông Châu đã thay đổi. Chủ thể trình ra bộ mặt của người trao giải với ý muốn sử dụng tấm huy chương để đánh bóng bộ mặt của chế độ. Cứ như rằng, chỉ có họ, với đường lối riêng, mới có thể có những nhân tài ở cấp độ thế giới. Bản thể của người nhận giải, ông Châu, đúng là tính cách của một con người nhận thức được giá trị của tự do là gì … và hai bộ mặt đó không thể cùng nhìn về một hướng.
Tóm lại, theo ý riêng người viết, tấm huy chương đưa ra hai mặt. Một mặt của chủ thể người trao tặng và mặt kia là bản thể của người được trao tặng. Nhưng, theo thời gian, do hai yếu tố chủ thể và bản thể thay đổi, nên giá trị của tấm huy chương xưa kia cũng đã không còn như lúc nguyên thủy.
Đặng Quang Chính
22.07.2017
23:27
Người ta thường nói "Huy chương nào cũng có hai mặt". Câu nói đó có nghĩa là, huy chương có một mặt tích cực và mặt kia tiêu cực; hay nói cách khác, mặt trước tốt đẹp và mặt sau là những xấu xa.
Người viết, nhìn qua tấm huy chương cũng có hai mặt, nhưng là chủ thể (người trao tặng) và bản thể (người nhận). Khi trao tặng, chủ thể muốn qua đó đánh bóng bộ mặt của mình, còn người nhận (bản thể) qua đó trình bày tính cách của mình.
Lấy thí dụ gần đây là trường hợp Giáo Sư Toán Học Ngô Bảo Châu. Vào năm 2010, Ông Châu là người Việt Nam đầu tiên và cũng là người thứ tư của Châu Á đã chính thức ghi tên mình vào danh sách những người nhận giải thưởng Fields với việc chứng minh thành công bổ đề cơ bản trong Chương Trình Langlands. Đây cũng là lần đầu tiên, một quốc gia đang phát triển có người giành được giải thưởng này.
Tấm huy chương mà nhà nước CSVN trao cho ông Châu là một sự vinh danh đặc biệt. Bên cạnh đó, một trong những tặng vật là ngôi nhà giá trị hàng chục tỷ ở Tuần Châu. Phần ông Châu, ông không nhận và tính cách được thể hiện qua tâm sự "Tôi cũng muốn tin rằng giải thưởng Fields sẽ đánh dấu một bước ngoặt, sẽ đem đến một luồng gió mới cho khoa học và giáo dục đại học ở nước ta. Cá nhân tôi quá bé nhỏ so với một dự kiến lớn như vậy. Nhưng bên cạnh bao nhiêu yếu kém, trì trệ, bảo thủ, tôi còn thấy những người lớn tận tụy vì khoa học, những bạn trẻ tràn trể niềm say mê khoa học. Hy vọng chúng ta sẽ đi cùng một con đường"(1)
Nhưng, theo lối diễn giải của người viết ở trên, thời gian đã làm giá trị của tấm huy chương trao cho ông Châu thay đổi.
Mặc dù được đảng ta ưu ái, Ngô Bảo Châu đã giáng cho đảng cú đòn đầu tiên sau khi được giải thưởng. Trong blog của mình, ông đã lên tiếng về đệ tứ quyền như sau: ''Có một vài bác không quen, bình thường cũng tỏ ra rất hiểu biết, lần này cứ thắc mắc về chuyện NBC [Ngô Bảo Châu] là lề trái hay lề phải.''Xin thưa, bám theo lề là việc của con cừu, không phải việc của con người tự do.''
Rồi cuối năm 2014, ông đã cùng hai nhà khoa học Việt Nam ở Mỹ ký thỉnh nguyện thư yêu cầu CSVN cho nhà văn Nguyễn Quang Lập tại ngoại hầu tra, và cho rằng việc bắt ông Lập tạo hình ảnh xấu cho Việt Nam.
Ngày 19/05/2016, trên Facebook cá nhân của mình, Giáo Sư Châu viết: "Có quý mến ai thì mong họ thoát khỏi vòng luân hồi, đừng bắt họ sống mãi trong sự nghiệp của chúng ta.". Ý ông Châu muốn nói về việc lưu giữ xác ướp của ông Hồ ngoài Ba Đình là việc làm thái quá.
Tháng 6/2017, đề cập về tập thơ Thành Phố Dịu Dàng bị thu hồi, Giáo Sư Ngô Bảo Châu viết: "Đã vào thiên niên kỷ thứ ba lâu rồi mà ở đâu đó trên quả đất này vẫn có ai đó muốn kiểm soát thơ, cho rằng thơ không được chủ quan, thơ phải hợp lý. Có phải họ nuối tiếc một cái gì đó mà đáng ra nên vĩnh viễn cho yên nghỉ với thiên niên kỷ trước hay không?"
Cuối tháng 6/2017, trên trang cá nhân, ông chia sẻ link ký thỉnh nguyện thư đòi trả tự do cho blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (Mẹ Nấm) Trích Giáo Sư Ngô Bảo Châu 'có quan điểm trái với sự giáo điều' -BBC- (2)
Giáo Sư Ngô Bảo Châu được chú ý nhiều không chỉ qua thành công trong lĩnh vực học thuật mà còn cả những bình luận và ý kiến trước đây về chủ đề khai thác bauxite, phiên xử ông Cù Huy Hà Vũ, vụ chặt hạ cây xanh Hà Nội, hay vụ an ninh Việt Nam bắt giam nhà văn Nguyễn Quang Lập (3)
Người viết chỉ đặc biệt chú ý đến giáo sư toán học này qua lần ông ấy nói, sau khi đoạt giải thưởng (''Xin thưa, bám theo lề là việc của con cừu, không phải việc của con người tự do''). Ông đoạt giải, danh dự đến cho ông và cho cả đất nước. Nhưng, nếu không thể trở thành một con người tự do, những đóng góp của ông trong tương lai, chỉ có thể trở thành một công cụ được người khác đặt hàng...và điều ấy chỉ có lợi cho kẻ đó; không ích gì cho toàn khối người dân. Nói đúng hơn, bọn cầm quyền thường dùng vị trí và ảnh hưởng của những nhân vật có tài năng đặc biệt để tô vẽ cho chế độ của họ.
Mới đây, trong chương trình giao lưu về việc ra mắt sách của một tiến sĩ, tên Lương Hoài Nam, Giáo Sư Toán Học Ngô Bảo Châu đưa ra nhận xét: "Người biết phẫn nộ, biết trăn trở chính là người tạo ra động lực thay đổi trong xã hội, làm giảm bớt sự đau khổ của con người, giúp cho xã hội ngày càng tốt đẹp hơn». Người viết cảm thấy nhận xét này thật chính xác trong hoàn cảnh hiện tại của xã hội Việt Nam, nên đã chuyển tiếp bài viết này, với mong muốn bài đó sẽ được tiếp chuyển rộng rãi đi khắp nơi; càng sâu, rộng càng tốt.
Người viết không ngờ việc ra mắt sách xảy ra đã lâu. Và điều không ngờ khác là, sau khi chuyển tiếp không quá ba ngày, trên các trang mạng đã đưa thông tin rằng, chính quyền CSVN đã kết án ông Châu là kẻ phản quốc!
(Dĩ nhiên, việc này gây xôn xao vô cùng trên các trang mạng. Việc này sẽ được đề cập trong bài viết khác, vì vị trí và tầm vóc của ông Châu không như những người bình thường khác).
Nhưng, theo lối diễn giải của người viết ở trên, thời gian đã làm giá trị của tấm huy chương trao cho ông Châu đã thay đổi. Chủ thể trình ra bộ mặt của người trao giải với ý muốn sử dụng tấm huy chương để đánh bóng bộ mặt của chế độ. Cứ như rằng, chỉ có họ, với đường lối riêng, mới có thể có những nhân tài ở cấp độ thế giới. Bản thể của người nhận giải, ông Châu, đúng là tính cách của một con người nhận thức được giá trị của tự do là gì … và hai bộ mặt đó không thể cùng nhìn về một hướng.
Tóm lại, theo ý riêng người viết, tấm huy chương đưa ra hai mặt. Một mặt của chủ thể người trao tặng và mặt kia là bản thể của người được trao tặng. Nhưng, theo thời gian, do hai yếu tố chủ thể và bản thể thay đổi, nên giá trị của tấm huy chương xưa kia cũng đã không còn như lúc nguyên thủy.
Đặng Quang Chính
22.07.2017
23:27
- http://vnexpress.net/tin-tuc/giao-d...u-choi-nhan-biet-thu-o-tuan-chau-2173391.html
- http://dtphorum.com/pr4/showthread.php?5652-Ngô-Bảo-Châu-quot-Niềm-Đau-Chôn-Dấu-quot-của-Đảng
- https://diembaodientu.com/nguoi-viet-di-theo-le-la-viec-cua-mot-con-cuu-lai-gay-tranh-cai/
__._,_.___
No comments:
Post a Comment