SAIGON2016cameback
Kinh
chuyen tiep,
Cuộc đối đầu giữa
Công giáo và Cộng sản
Phong
Phạm (Danlambao) - Cuộc đối đầu của 2 lực lượng Công giáo và
Cộng sản hiện đang ngày càng rõ nét. Sau nhiều thập niên ẩn mình, cũng như đã
chịu nhiều bách hại từ nhà cầm quyền CSVN, Công giáo mà đặc biệt là tại các địa
phương ở miền Trung và miền Bắc, nơi ý thức tôn giáo và lòng sùng kính Thánh
giá đặc biệt hăng say, nhưng cũng là những nơi chịu rất nhiều đau khổ từ những
vụ hạch sách, đàn áp dưới ách cộng sản trong nhiều thập niên. Nay, Công giáo đã
lấy lại tư thế, trở nên can đảm hơn, rõ ràng hơn và dần dần trở thành lực lượng
đối đầu mạnh mẽ và kiên quyết nhất đối với nhà cầm quyền CSVN.
Trên
thực tế, mối quan hệ này chưa bao giờ được êm ả, cho dù gần đây vẫn có những
giao tiếp về ngoại giao và các cuộc thăm viếng của những người cầm đầu của nhà
nước CSVN đến Vatican và ngược lại.
Một
phần của những mâu thuẫn vẫn chưa được giải quyết này là việc: sau năm 1975
CSVN đã buộc đóng cửa nhiều nhà thờ, quốc hữu hóa nhiều cơ sở của Giáo hội Công
giáo trên danh nghĩa là tiếp quản (?), dùng danh nghĩa trưng thu hoặc mượn
nhưng thực tế là cướp đoạt. Việc trưng dụng đất đai của nhà cầm quyền CSVN là
một trong những nguyên nhân chính làm cho mối quan hệ giữa đảng / nhà nước cộng
sản và Giáo hội Công giáo rạn nứt trầm trọng. Ở miền Nam Việt Nam, sau ngày 30
tháng 4 năm 1975, rất nhiều đất đai, tài sản của Giáo hội Công giáo cũng như
các tôn giáo khác bị nhà nước cộng sản trưng dụng vào những mục đích khác nhau.
Chỉ riêng giáo phận Sài Gòn, đã có hơn 400 cơ sở và rất nhiều đất đai và tài
sản khác của giáo hội Công giáo bị chiếm đoạt và tịch thu, còn tại Hà Nội thì
hơn 95 cơ sở bị cướp đoạt.
Mặt
khác, với chủ trương đàn áp Công giáo của CSVN ngay từ những năm tháng sau khi
cướp chính quyền, và họ chưa từng bao giờ từ bỏ ý định đó, đã dẫn đến tình
trạng đối đầu trong âm thầm giữa Nhà nước CS và giáo hội Công giáo VN trong
nhiều thập niên và sự căng thẳng này chưa bao giờ chấm dứt.
Thêm
vào đó, đặc tính của Công giáo và người Công giáo, do chịu ảnh hưởng của văn
hóa Tây phương, nên suy nghĩ và tôn chỉ cuộc sống rất hướng ngoại.
Công
giáo tham dự tích cực vào cuộc sống và cộng đồng với ước vọng xây dựng cộng
đồng và làm thăng tiến cuộc sống trên niềm tin Công giáo. Thoạt nhìn, có vẻ như
mang màu sắc chính trị. Tuy nhiên, nếu trong một xã hội hiện đại và đặc biệt là
trong thời điểm hiện tại, trên thế giới đang nhiệt liệt cổ vũ cho lý tưởng gây
dựng Xã hội Dân sự (XHDS), nơi mà người Dân có thể tham gia tích cực vào những
hoạt động của xã hội để mang lại lợi ích cho cộng đồng, bản thân, và gia đình
cũng như tương lai của con cái họ, thì những hoạt động của Công giáo, cũng mang
hình thức tương tự, đã gây sự sợ hãi cho chế độ độc tài CSVN. Từ đó CSVN gia
tăng đàn áp, đánh phá và gia tăng sự đối đầu, đặc biệt là tại những vùng địa phương
của miền Trung, nơi kinh tế kém phát triển và đời sống của người dân rất khó
khăn.
Sự
đối đầu này rồi sẽ đưa đến những gì thì ta không nên võ đoán. Tuy nhiên, với bề
dày lịch sử tồn tại trên cả ngàn năm của Công giáo, với kinh nghiệm từ những
kết cục bi thảm của những chế độ độc tài và cá nhân độc tài trên thế giới, cộng
với mối tương quan lực lượng: đảng CSVN có 4, 5 triệu đảng viên vào năm 2016,
Công giáo có 6,18 triệu tín đồ vào năm 2008 (từ năm 2008 đến nay không có số
liệu), thì chắc bạn đọc đã đoán trước được cái kết quả sẽ là như thế nào.
01.03.2017
__._,_.___
No comments:
Post a Comment