heo VN


Image result for coronavirus

VN là chổ xả rác cho bọn tàu, người VN tỉnh ngũ đi.





ĐỐT LŨA ĐI EM ĐỂ DIỆT QUÂN THÙ.



https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEiawWm0mrEB_hcAesPVxwoBJelVLAqPb8O0CUvAO_9p5nbh9eDsduClHNeAVWV40wHXI4rTTmj6G0DOp08i-ajnN_e5bv1h0eVz8g_3kQAVE2Wj-x4w84-n5q_1Zdji8bD8xH7PfSrUcqo/s1600/Vi+moi+truong+trong+sach+cho+Viet+Nam+.jpg

ĐỐT LŨA ĐI EM ĐỂ DIỆT QUÂN THÙ.
Biểu tình 5/3/2017
Image result for bom xang
https://www.youtube.com/results?sp=EgIIAg%253D%253D&q=bi%E1%BB%83u+t%C3%ACnh+2017

Friday, 31 March 2017

Giải thưởng Văn hóa Phan Châu Trinh và sứ mệnh canh tân văn hoá


Giải thưởng Văn hóa Phan Châu Trinh và sứ mệnh canh tân văn hoá

Cát Linh, phóng viên RFA
2017-03-27
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
Nhà văn Nguyên Ngọc (thứ ba từ phải) đại diện Hội đồng Khoa học Quỹ Văn hóa Phan Châu Trinh trao giải cho các cá nhân đoạt giải.
Nhà văn Nguyên Ngọc (thứ ba từ phải) đại diện Hội đồng Khoa học Quỹ Văn hóa Phan Châu Trinh trao giải cho các cá nhân đoạt giải.
Photo courtesy of nguoidothi.vn
Giải thưởng Văn hóa Phan Chau Trinh
00:00/00:00
Phần âm thanhTải xuống âm thanh

24 tháng 3 năm 2017 là ngày giỗ thứ 91 của nhà văn hóa lỗi lạc Phan Châu Trinh và cũng là ngày diễn ra lễ trao Giải thưởng Văn hóa Phan Châu Trinh lần thứ 10.
Dấu ấn tốt đẹp
Nhìn lại chặng đường 10 năm vừa qua của Quỹ Văn Hóa Phan Châu Trinh, Nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Mai cho rằng Quỹ văn hoá Phan Châu Trinh đã có những dấu ấn rất đẹp.
“Quỹ Văn hoá Phan Chu Trinh đã chăm lo đến cái việc tôn vinh những nhà văn hoá nhân văn, tiên tiến, tiến bộ của dân tộc Việt và những giá trị văn hoá tốt đẹp của dân tộc Việt trong thời hiện đại.”
Cụ thể hơn, ông nhắc lại sự tôn vinh danh nhân văn hoá Nguyễn Văn Vĩnh năm 2016, người mà ông gọi là “người mandi hiện đại”, đã có nhiều công lao cho văn hoá Việt, phát triển chữ quốc ngữ.
Giá trị văn hoá
Giải thưởng văn hoá năm nay được trao cho nhà văn hoá Phan Khôi, nhân vật được ông Nguyễn Khắc Mai đánh giá là “một danh nhân văn hoá hết sức đặc sắc và đặc biệt.”
“Ông là một nhà nhân văn, nhà nhân vân được hiểu hai nghĩa. Nghĩa thứ nhất ông là nhân văn chủ nghĩa. Nghĩa thứ hai ông là nhân văn bị Đảng Cộng sản đánh te tua, hết sức bi kịch là ngôi mộ của cụ không ai biết bây giờ ở đâu. Bi kịch đến như vậy.”
Giải thưởng Văn hoá Phan Chu Trinh trong 10 năm qua là một trong những hoạt động văn hoá quan trọng hàng năm của Quỹ Văn hoá Phan Chu Trinh, với tiêu chí được gói gọn trong 14 chữ “Tinh thần Khai sáng, Ý chí Tự trị - Tự cường, Khát vọng Dân chủ” của chính cụ Phan Chu Trinh.
Cái mà tôi hãnh diện là mặc dù tôi viết về khoa học nhưng cho tôi một giải thưởng văn hoá.
- Giáo sư Trịnh Xuân Thuận

Tinh thần ấy một lần nữa được Giáo sư Chu Hảo, Phó Chủ tịch Hội Đồng Quản Lý Quỹ Văn Hóa Phan Châu Trinh nhấn mạnh ngay trong lời mở đầu diễn văn khai mạc 2017, Giải thưởng này đã trở thành “một sự kiện văn hóa đáng ghi nhận trong đời sống tinh thần của chúng ta – những người quan tâm và nguyện dấn thân vì sự nghiệp chấn hưng Văn hóa – Giáo dục nước nhà.”
Dõi theo những cá nhân từng được vinh danh Giải thưởng Văn hoá Phan Châu Trinh 10 năm qua để thấy rằng, Quỹ Văn hoá Phan Châu Trinh đón nhận và vinh danh tất cả những đóng góp tâm huyết cho chính sách phát triển giáo dục Việt Nam, không kể đó là người nước ngoài hoặc người Việt sống ở nước ngoài. Đó cũng chính là sứ mệnh của Quỹ Văn hoá Phan Chu Trinh.
Giáo sư Trịnh Xuân Thuận, người được vinh danh giải thưởng ‘Vì sự nghiệp văn hoá – giáo dục” cho những tác phẩm phổ biến kiến thức thiên văn học hiện đại dưới hình thức văn chương, từ Virginia nói lên sự trân trọng ông dành cho Quỹ Văn hoá Phan Châu Trinh. Trước tiên, ông chia sẻ về giải thưởng ông được vinh danh năm 2016.
“Cái mà tôi hãnh diện là mặc dù tôi viết về khoa học nhưng cho tôi một giải thưởng văn hoá. Vì lúc tôi viết sách bao giờ cũng tôi rất đề cao tính văn chương văn hoá, để ý đến văn chương, triết lý, thơ.”
Phục hưng – Du nhập
index-400.jpg
Ảnh cụ Phan Châu Trinh. File photo
Giáo sư Trịnh Xuân Thuận đánh giá rất cao những hoạt động truyền bá, phổ biến kiến thức khoa học, văn hoá của Quỹ Văn hoá Phan Châu Trinh thông qua tủ sách về văn chương, triết lý toàn thế giới. Nếu không được dịch sang tiếng Việt Nam, những tác phẩm ấy khó đến được với người đọc trong nước. Khi Nhà xuất bản Trí Thức đem dịch những tác phẩm khoa học, văn chương mà không bao giờ người Việt Nam được đọc đến, Giáo sư Trịnh Xuân Thuận cho rằng đó là một điều rất tốt trong công cuộc khai sáng dân trí cho thế hệ sau.
“Vấn đề hiện đại bây giờ tiến nhiều về kinh tế. Nhưng những vấn đề nghiên cứu ở cấp đại học thì chính phủ chưa mở rộng lên cao. Kinh tế thì rất tốt. Nhưng tôi nghĩ kinh tế không phải là cái duy nhất. Mình phải nghĩ thế hệ sau làm cho nước mình tiến lên trên thế giới phải có những người sáng tác về văn chương, mỹ thuật, thơ...Vì trong lịch sử thế giới về sau, nghĩ về 1 nước, người ta nghĩ về những nhà triết lý, khoa học...”
Khẳng định một đất nước nếu muốn để lại dấu ấn trong lịch sử, theo giáo sư Trịnh Xuân Thuận, đất nước cần phải quan tâm đến vấn đề đó. Và ông đề cao tiêu chí hoạt động của Quỹ văn hoá Phan Châu Trinh khi quan tâm về giáo dục, dân trí.
Khó khăn
Quỹ Văn hoá Phan Châu Trinh là một tổ chức phi chính phủ và vô vị lợi, hoạt động theo các quy định pháp luật hiện hành, trực thuộc Liên hiệp các Hội KH&KT VN. Giáo sư Chu Hảo cho biết, Quỹ không gặp khó khăn về mặt tổ chức và tiến hành các hoạt động văn hóa xã hội. Nhưng gặp rất nhiều khó khăn về tài chính, và tồn tại được là nhờ sự giúp đỡ của các cá nhân và tổ chức từ thiện. Ông bày tỏ lời cảm ơn và ghi nhận sự quan tâm, khích lệ của họ.
Sứ mệnh của Quỹ Văn hoá Phan Châu Trinh cũng như Giải thưởng Văn hoá Phan Châu Trinh được nhìn nhận rất rõ nét, trước nhất là qua tinh thần “Khai Dân trí, chấn Dân khí, hậu Dân sinh” mà cụ Phan Châu Trinh đã khai sáng. Sau đó là những hoạt động góp phần phục hưng, du nhập, gìn giữ và lan toả những giá trị văn hoá tinh hoa không chỉ riêng của Việt Nam mà còn đến từ khắp thế giới. Mặc dù thế, sứ mệnh canh tân văn hoá Việt Nam trong thế kỷ 21 gặp những trở ngại đến từ chính những cá nhân trong lòng dân tộc ấy. Những cá nhân đầu tiên nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Mai trăn trở chính là giới trẻ. Ông không nói họ thờ ơ, nhưng ông cho rằng giới trẻ đang thiếu đi sự quan tâm chú ý đến văn hoá.
unnamed-400.jpg
Giáo sư Chu Hảo, Phó chủ tịch Quỹ Văn hóa Phan Châu Trinh phát biểu trong lễ trao giải lần thứ 10. Photo courtesy of nguoidothi.vn
“Giới trẻ nhiều anh chị em họ mải mê vui chơi, buôn bán, họ phải kiếm tiền nên họ ít chú ý đến những sự kiện văn hoá đẹp đẽ như thế. Tôi không dám nói nó lớn, nhưng nó rất đẹp, nó rất ấn tượng”
Đây cũng chính là tâm tình của người nhận Giải thưởng Văn hoá Phan Châu Trinh năm 2016, Giáo sư Trịnh Xuân Thuận gửi lời đến thế hệ trẻ
“Người trẻ Việt Nam tôi nghĩ mình phải nghĩ rằng không những mình phải có 1 đời sống khá về vật chất mà đời sống tinh thần cũng rất quan trọng.”
Khó khăn thứ hai được nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Mai đặt ra từ thái độ của những nhà lãnh đạo, và ông xem đây là vấn đề rất lớn.
“Cái gọi văn hoá điều hành, điều khiển, quản trị quốc gia của những người hiện nay rất thấp kém. Cần phải thúc đẩy, nuôi dưỡng và nâng cao tầm văn hoá của giới chính trị.”
“Đáng tiếc là hôm qua chưa nói đến một câu khẩu hiệu, khẩu khí của Phan Chu Trinh mà bây giờ trở thành một phương châm ứng xử của giới trẻ và của nhiều trí thức
Làm chi thì cũng chẳng làm chi
Dẫu có làm gì thì cũng chẳng làm sao
Làm sao cũng chẳng làm sao
Dẫu có thế nào cũng chẳng làm chi”
Cái gọi văn hoá điều hành, điều khiển, quản trị quốc gia của những người hiện nay rất thấp kém. Cần phải thúc đẩy, nuôi dưỡng và nâng cao tầm văn hoá của giới chính trị.
- Nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Mai
Trải qua chặng đường 10 năm của Quỹ Văn hoá Phan Châu Trinh và Giải thưởng Văn hoá Phan Châu Trinh, có thể thấy sự chung tay gìn giữ, lan toả những giá trị tinh hoa văn hoá cho sứ mệnh canh tân văn hoá Việt Nam sẽ còn đi rất xa. Sứ mệnh ấy được những người quan tâm đến sự nghiệp chấn hưng Văn hoá – Giáo dục nước nhà gọi là đóng góp, như ông Nguyễn Khắc Mai đã nói: “Không có bất cứ dân tộc nào không trải qua thời kỳ phục hưng để chiếm lĩnh đa văn hoá mà nên người, thành nhân, thành danh, thành một dân tộc xứng đáng.”
Và đó cũng chính là tâm tình của Giáo sư Chu Hảo gửi đến cho tất cả mọi người: “Mươi năm nữa liệu chúng tôi có thể hoàn thành được công việc khó khăn nhưng hết sức có ý nghĩa này chăng, là trông cậy ở sự đồng hành và hỗ trợ của quý vị và các bạn.”
Xin được nhắc lại tiền thân của Quỹ Văn hóa Phan Chu Trinh là Quỹ dịch thuật Phan Châu Trinh được thành lập từ năm 2006, đến năm 2008, để đánh dấu sự mở rộng các hoạt động, Quỹ quyết định đổi tên gọi thành Quỹ Văn hoá Phan Châu Trinh. Đặc biệt, Giải thưởng Văn hoá Phan Châu Trinh ra đời nhằm vinh danh những cá nhân xuất sắc đã và đang có những nghiên cứu phục vụ sự nghiệp canh tân văn hoá và giáo dục Việt Nam thuộc bốn hạng mục: Vì sự nghiệp văn hoá – giáo dục, Dịch thuật, Nghiên cứu và Việt Nam học.


__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

No comments:

Featured post

🔥Lisa Pham Khai Dân Trí Ngày-16/12/2024

Popular Posts

My Blog List