heo VN


Image result for coronavirus

VN là chổ xả rác cho bọn tàu, người VN tỉnh ngũ đi.





ĐỐT LŨA ĐI EM ĐỂ DIỆT QUÂN THÙ.



https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEiawWm0mrEB_hcAesPVxwoBJelVLAqPb8O0CUvAO_9p5nbh9eDsduClHNeAVWV40wHXI4rTTmj6G0DOp08i-ajnN_e5bv1h0eVz8g_3kQAVE2Wj-x4w84-n5q_1Zdji8bD8xH7PfSrUcqo/s1600/Vi+moi+truong+trong+sach+cho+Viet+Nam+.jpg

ĐỐT LŨA ĐI EM ĐỂ DIỆT QUÂN THÙ.
Biểu tình 5/3/2017
Image result for bom xang
https://www.youtube.com/results?sp=EgIIAg%253D%253D&q=bi%E1%BB%83u+t%C3%ACnh+2017

Friday, 9 September 2016

Phú Thọ: Cả làng bị quả báo nhãn tiền vì đập phá đình chùa ?


Phú Thọ: Cả làng bị quả báo nhãn tiền vì đập phá đình chùa ?

Quãng đường dài chưa đầy 1km người ta đã đếm đến hơn 30 trường hợp bị điên, còn những người phụ nữ góa bụa thì kể mãi mà chẳng hết. Ở nơi ấy đang tồn tại lời đồn về xứ sở “sát đàn ông”. Tất cả đều bắt nguồn từ chuyện đập phá đình chùa, tượng Phật trong quá khứ, đang là nỗi ám ảnh người dân ở xóm Tây Tiến, xã Phú Lạc, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ.

Nhóm PV Đường dây nóng 0988811123 đã về địa phương để tìm hiểu sự thật.

Từ chuyện xúc phạm thánh thần…

Nhiều người cao tuổi trong làng cho biết, trước đây Phú Lạc cũng có phong trào bài trừ mê tín dị đoan, tuy nhiên việc thực hiện đã có sự "quá tay", khiến cả những công trình, kiến trúc không thuộc "mê tín dị đoan" vẫn bị phá hủy. Người làng kể lại, có một ngôi chùa cổ nằm trên quả đồi hoang đã bị phá, tượng Phật, thánh thời ấy được người ta sử dụng làm bù nhìn canh ngô hay vứt xuống sông hồ, ao rãnh. Một ngôi đình nằm ngay giữa làng cũng bị phá. Những chiếc cột to bằng cả chiếc vành xe chắc nịch hai người ôm không xuể được đục chạm bằng gỗ mít cũng bị cắt xẻ ra làm ghế ngồi. Chùa ấy hiện nay vẫn trơ lại nền, thuộc khu 7 xã Phú Lạc, cách Tây Tiến chưa đầy cây số.

Những ngôi đình, chùa, miếu thật vững vàng cổ kính, rêu phong xưa, là "hồn vía" của làng, đã không còn. Thế rồi từ những năm sau đó, Tây Tiến liên tiếp phải gánh họa lớn. Những câu chuyện tâm linh có thật hay không, hoặc chỉ do người dân thêu dệt nên thì không ai rõ nhưng có một sự thật là hiện có đến vài chục phụ nữ sống cảnh đơn độc hoặc mẹ góa con côi ở Phú Lạc. Cả xóm nhỏ nằm san sát trên con đường làng lạnh lẽo ấy chiều về chỉ bảng lảng vài bóng đàn bà và mấy người tâm thần đi dần vào bóng tối cô quạnh, nhìn mà thấy buồn. Bây giờ Tây Tiến đã xây lại đình chùa bằng công nghệ bê tông cốt thép và sơn nó bằng những loại sơn ngoại đắt tiền. Nền đình cổ xưa nay đã trở thành những nhà cao tầng. Nhưng bấy nhiêu thứ dường như vẫn chưa đủ để xóa đi cái buồn sâu thẳm của Tây Tiến.

Nhiều năm qua, những người phụ nữ độc thân ở đây đặt ra câu hỏi tại sao họ lại phải sống cuộc sống như vậy. Hầu hết những người lớn tuổi kể câu chuyện đập phá đình chùa của làng ra làm nguyên nhân để lý giải cho số kiếp đau buồn của con cháu. Đã nhiều thế hệ người dân của xã Phú Lạc đón thầy phong thủy từ tận miền Nam ra để tìm hiểu nguyên nhân của hiện tượng kì bí này nhưng đến tận bây giờ câu trả lời vẫn còn để ngỏ.



Posted Image
Đình chùa của làng giờ đã được xây mới. Ảnh: Đ.T
Đến chuyện về ngôi làng "sát đàn ông"

Đến đầu xã Phú Lạc rẽ vào con đường dài thượt nhếch nhác, nham nhở rồi đi tiếp khoảng 1km là đến xóm "rùng rợn". Người ta gọi là xóm rùng rợn từ bao đời nay vì nơi này nổi tiếng với những câu chuyện như: Cả nhà đều điên, bốn mẹ con đều góa bụa… Những người dân ở đây cũng thừa nhận rằng đàn ông trong xóm ấy "ra đi" rất kỳ lạ. Họ không chỉ chết do ung thư, tai nạn, đột tử, tai biến mạch máu não mà có khi đang ăn dưa hấu cũng mắc nghẹn mà chết. Khi nghe mọi người kể câu chuyện trên chúng tôi bán tín bán nghi, muốn "mục sở thị" mới tin. Nhiều nhà có năm người thì điên bốn, có gia đình cả ba bốn mẹ con góa bụa, họ dọn về ở chung một nhà thế là thành ngôi nhà góa chồng.

Đến đây tôi mới thấy được tận cùng nỗi đau chẳng kém gì những lời đồn thổi. Tôi tìm đến nhà ông Lê Xuân Phiên, người mà dân làng vẫn quen gọi là lão già đau khổ vì ba người con điên đã gây cho lão bao tang tóc, ông bất mãn đến mức phải nhờ hàng xóm đến nhà đóng cũi để nhốt con mình trong 7 năm qua. Chắc lão Phiên cũng khổ tâm lắm nhưng không làm vậy thì không ổn. Khi chưa bị cùm nhốt, nó đã dùng cuốc bổ vào đầu ông và nhiều lần làm cho ông chết hụt, người con khác của ông thì dùng chày giã gạo đập nát đầu đứa con dâu hiền dịu đang là lao động chính của gia đình. Làm chuyện động trời ấy xong nó vào nhà ngồi rít thuốc lào như không có chuyện gì xảy ra. Ông Phiên không chết thay cho con dâu được thì phải sống. Căn nhà lão Phiên ở bây giờ đẹp lắm, đó là tiền nhà báo xin được để xây cho ông căn nhà trước đã bị thằng con trai thứ ba mắc tâm thần nổi cơn điên lừa cả nhà đi vắng kì cạch dỡ đem bán dần cho chủ lò gạch làm củi đun. Nó bán để lấy tiền ra chợ mua thịt và thuốc lá hút phì phèo.

Chúng tôi hỏi ông Phiên về những người đàn bà góa trong xóm, ông cười xòa: "Úi trời! Hỏi tôi già rồi đầu óc lẩm cẩm kể trước quên sau, xóm này người góa nhiều lắm, hay để tôi đêm về nằm nghĩ đã rồi thống kê ra giấy, mai anh quay lại lấy được không?".

Posted Image
Một góc ngôi làng “sát đàn ông”. Ảnh: Đ.T
Tò mò về cái xóm chết gần hết đàn ông ấy, chúng tôi nhờ ông Phiên đưa đến nhà ai đó cao tuổi một chút nhưng lão lại chỉ đường cho tôi đến nhà một người đàn bà bị mù. Chúng tôi thắc mắc, sao lại cho người mù làm "công tác thống kê"? Ông Phiên kéo xoẹt chiếc áo đã cáu bẩn bạc màu lẩm bẩm gì đó rồi đứng dậy nói "Các anh cứ đi theo tôi".

Nhà chị Đức có năm người, trong đó bốn người bị mù. Ngoài chị Đức còn có hai người anh trai trên tuổi cũng không nhìn được mặt trời và mẹ đẻ ra chị Đức cũng bị mù đã vài chục năm. Căn nhà lá đơn sơ ấy chỉ có ông Lê Văn Vít đã gần 80 nhưng vẫn là lao động chính. Chị Đức biết nhiều chuyện làng chuyện xóm vì đôi mắt ngầu đục như cùi nhãn ấy chỉ nhìn vào một bầu trời riêng mịt mù tăm tối nhưng trí tuệ chị lại rất "sáng". Có ai đó nói rỉ tai chuyện gì là nhớ ngay, khả năng tổng hợp thông tin của người đàn bà mù này rất tốt. Chị Đức bắt đầu kể vanh vách như thể người hướng dẫn viên thực thụ. Như lời chị giới thiệu, khu 3, khu 4 là nơi nhiều người góa nhất, khu này gọi là khu Tây Tiến, xã Phú Lạc, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ. Chị Đức còn hỏi rõ chúng tôi xem hỏi tên những gia đình có phụ nữ lấy chồng sau đó chồng chết hay cả những người không lấy chồng. Người phụ nữ ngồi lẩm bẩm: "Nhiều, nhiều thật, có những nhà còn ba bốn thế hệ góa bụa sống nuôi nhau”. Khu Tây Tiến nằm rải rác trên con đường nhầy nhụa dẫn vào trung tâm hành chính xã, phía tay trái đường vào là con ngòi lấp dở đang gồng mình chảy vì sỉ than và gạch vụn đang đổ tràn lan từ mấy lò gạch to uỵch cạnh đó. Sông ngòi chết, người bên sông cũng chết làm cho cảnh vật nơi đây không thể buồn hơn.

Kế bên dòng nước ngầu đục hắt hiu là cánh đồng hoang nẻ toác, trên cánh đồng có bóng vài người phụ nữ thong thả làm thay phần việc của đàn ông. Đồng hoang và dòng nước "chết" phần nào cũng thể hiện được sự khổ đau và nghèo đói của người dân nơi đây. Họ chỉ tập trung ở dọc bên phải con đường vào UBND xã nên việc thống kê phụ nữ góa bụa của chị Đức rành mạch hơn. Chị bắt đầu tính từ đầu thôn Tây Tiến: Bà Ngô Thị Đào, bà Nguyễn Thị Thịnh, chị Lê Thị Phương, bà Đinh Thị Trọng, bà Lê Thị Thu… Chị cứ kể, nhà báo cứ ghi nhưng ghi mãi vẫn không sao liệt kê một cách tỉ mỉ về số người phụ nữ góa bụa của Tây Tiến. Chị đột ngột dừng lại hỏi: "Ơ! Hình như chưa có tôi trong số đó nhỉ, tôi cũng không có chồng mà, chị bỗng dưng cười, nụ cười ấy có gì đó buồn lắm. Năm nay đã ngoài 40 nhưng chị chẳng đi đâu, chị muốn lấy chồng nhưng chẳng ai lấy, khối người khiếm thị kém sắc hơn mà họ vẫn lấy chồng, sinh con, họ vẫn được làm mẹ nhưng khốn nỗi chị lại sinh ra ở khu có những người đàn ông "rủ nhau" chết nên chẳng ai dám "rước". Vì sao đàn ông trong làng lại "rủ nhau ra đi" kỳ lạ như thế? Việc này liên quan gì đến việc phá đình chùa khi xưa và lời đồn đại những người đàn ông của làng phải hứng chịu cơn nổi giận của thánh thần?

Quả báo rùng rợn dành cho những người tiên phong đập phá đình chùa


Để minh chứng cho những hệ lụy của việc báng bổ thần thánh ông Ngân kể: "Thời đó có một người tên là Côn, làm cán bộ ở nhà xử lý giống. Sau khi phá đình chùa, một số thứ được chuyển về bếp ăn tập thể, trong đó có đầu của một pho tượng. Ông Côn vốn tính hay nghịch ngợm nên cho đầu của pho tượng vào bếp đun. Về sau ông Côn đã chết tắc tử. Hiện thế hệ con ông còn sống cũng chịu nhiều chuyện đắng cay. Người thì tâm thần, người khuyết tật, gia đình thì lưu lạc.

Những người phụ nữ góa bụa thì phải thống kê bằng giấy nếu không khó mà kể hết. Chắc đi tận cùng đất nước không ở đâu đặc biệt như nơi đây. Câu chuyện đang trở nên thường nhật ở xóm Tây Tiến, xã Phú Lạc, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ…

Những ngôi nhà toàn người góa bụa, tật nguyền

Khi nghe mọi người kể câu chuyện trên chúng tôi bán tín bán nghi, có "thực mục sở thị" mới tin. Nhiều nhà có năm người thì điên bốn, có gia đình cả ba bốn mẹ con góa bụa, họ dọn về ở chung một nhà thế là thành ngôi nhà góa chồng. Càng hiếu kì hơn khi người ta chỉ chúng tôi đến một gia đình có năm người thì bốn người bị mù. Đó là nhà ông Đoàn Văn Vít, nhà ông mù gần hết nên chẳng đi đâu, bốn tấm thân mù suốt ngày chỉ ngồi nhà ngong ngóng với nhau.

Để thống kê một cách có hệ thống và mô tả về nỗi khổ của những con người khốn cùng nơi đây quả thật rất khó. Hai khu hành chính nằm kế sát nhau, bán kính chưa đầy 1km mà số lượng người tâm thần và phụ nữ đơn côi có tới gần trăm người. Nếu đem con số đó chia đều cho nóc nhà trong khu vực thì ở đây trăm phần trăm số nhà có người điên và phụ nữ góa. Trong quá trình viết phóng sự này, chúng tôi chỉ cần cuốc bộ hoặc vén rào sang nhà bên cạnh là sẽ gặp người tâm thần và phụ nữ góa. Số người tâm thần điên loạn trong xóm rất đông, có những người điên nặng như anh Lê Văn Tuấn, Lê Văn Nga, Lê Văn Nghĩa cùng bị "nhốt" chung một nhà thì đã từng giết vợ, đốt nhà, đâm cả trưởng công an xã. Nhẹ nhất như chị Lê Thị Đông đã gần 50 tuổi nhưng chỉ biết lang thang ngoài đường "nhặt lá, đá cóng bơ".

Chúng tôi tìm đến nhà bà Đào Thị Cam, một trong số nhà có tới ba bốn mẹ con góa bụa dọn về sống chung với nhau. Vì hoàn cảnh chiến tranh nên mẹ đẻ ra bà Cam côi cút chồng, sau đó lại đến chồng bà Cam cũng mất khi bà vừa chớm tới độ mặn mà. Oái oăm thay, em trai bà cũng bị chết vì chứng suy thận cấp, em dâu bà Cam là Lê Thị Phương khi đó mới 27 tuổi, thấy mẹ và chị gái chồng sống đơn thân nên không nỡ đi bước nữa, một mặt vì thương mẹ và chị, nhưng hơn ai hết chị luôn nhận thức rằng mình sinh sống ở xóm "sát" chồng. Dù có nhan sắc, việc đi thêm bước nữa đâu khó nhưng có đi chuyến đò nữa thì cũng…

Người ta thường nói, những người đàn bà thông minh thường phải gánh thay công việc của chồng... Đã mấy chục năm qua trong căn nhà bà Cam lạnh tanh không có bóng dáng của người đàn ông, ba người phụ nữ ngày nào giờ có người tuổi đã xế chiều, người tóc điểm bạc, có người nhìn vẫn nhuận sắc. Ai cũng thắc mắc sao lại có ba mẹ con góa bụa không chịu đi bước nữa? Người ta đâu biết ở trong xóm đàn bà góa ấy có mấy người được hưởng cái "diễm phúc" giản đơn, đời thường, sống chung với chồng qua độ 60 tuổi. Vậy nên bao người đàn ông nhỡ nhàng quá lứa hay đứt gánh giữa đường cũng đến đây với mong muốn tìm được người phụ nữ để cậy nhờ nương tựa nhưng khi vào quán trà đá nghe người ta kể chuyện chết chóc và điên loạn ở đây là họ… một đi không trở lại. Nhà bà Cam là một minh chứng, mẹ bà là bà Hoàng Thị En ngày ấy nhan sắc là vậy, nhưng chồng bà nghe theo tiếng gọi của quê hương, ông ra trận rồi hi sinh vậy là Tây Tiến lại mất đi một người đàn ông.

Posted Image

Bà Cam và những giọt nước mắt khi nghĩ về cảnh ba mẹ con đều góa chồng. Ảnh: Đức Thuận
Khi em trai bà Cam lấy vợ, cuộc sống đang ấm áp vậy mà đầu năm 1993 cơn thịnh nộ của tử thần lại nổi lên và cướp đi mạng sống của anh, chị Nguyễn Thị Phương (em dâu bà Cam) ở vậy. Ba mẹ con chung sống để tìm cái hạnh phúc nhỏ nhoi trong niềm bất hạnh lớn lao của những người góa bụa.

Nhà bà Mai Thị Đậu thì lạ lắm, bà là vợ 2 của ông N.T.B. Đời bà bất hạnh nên phải đi bước nữa, cảnh "con ông, con tôi, con chúng ta" khiến gia đình bà có tới gần chục người con. Chồng bà suốt ngày nhậu nhẹt, bà Đậu phải một mình lo cho 9 đứa con, ấy vậy mà chồng bà trong phút chốc đã ra đi, để lại mình bà lo cho 9 đứa con. Mấy người con, đứa tâm thần, đứa liệt giường, đứa góa bụa. Sau khi ông chết, bà cũng sức tàn lực kiệt rồi trong một lần tai nạn, từ người phụ nữ nhanh nhẹn hoạt bát bà trở thành người tàn phế suốt đời.

Tang chồng chưa xong, nấm mồ chưa kịp xanh cỏ, bát hương cắm chưa đầy chân nhang thì con trai bà là Nguyễn Văn Hạ cũng bị lưỡi hái tử thần cướp đi sau đó chưa đầy năm trời. Lê Thị Thu là vợ anh Hạ chết lặng như không muốn tin vào sự thật, nhưng rồi sau đó chị tự động viên mình vượt qua bởi mệnh trời không thể cưỡng vì chị đang ở giữa thôn Tây Tiến, thôn góa chồng từ bao đời nay. Nhà chị lúc này có ba người đàn bà độc thân vì ngoài bà Đậu và chị Thu còn một người phụ nữ ngẩn ngơ tên là Lê Thị Đông, đã trên dưới 50 tuổi. Có lẽ chẳng ai dám lấy chị, bởi chị đang sống ở xóm "âm thịnh dương suy" và bị tâm thần. Nhà chị Thu không có đàn ông, xóm cũng ít đàn ông, nhà chẳng mấy khi có khách, nên chúng tôi nhận được sự đón tiếp chu đáo lắm. Nhà chị chỉ có nước sôi, ấm chén lâu không có người dùng nên cáu lại có vị lợm lợm. Hồi Tết họ có mua bao thuốc lá về gọi là cho có lệ nhưng để lâu chẳng ai hút nay đem ra mời khách thuốc đã mốc, tôi vẫn cầm điếu thuốc chị mời cho có lệ.

Câu chuyện đang "xôm" bỗng dừng lại ở đoạn chị Thu kể về gia đình mình. Sau khi chồng chết, đứa con lại bị tật nguyền. Con gái chị rất xinh, nhưng cô gái lại có đôi chân cà kheo, đôi tay co quắp. Nói về gia đình chị thì thật là sầu đau, mẹ chị thì bán thân bất toại, đứa em thì suốt ngày chỉ ngẩn ngẩn ngơ ngơ. Từ ngày chị Thu mất chồng, phận gái chị phải đứng ra gánh vác mọi việc trong gia đình như chiếc cột chống lại định mệnh. Bốn phận đàn bà sống tựa vào nhau đến nỗi lâu dần thành quen.

Sự báo ứng?

Có một điều đáng lưu tâm, những cái chết của đàn ông ở Tây Tiến, xã Phú Lạc hầu hết diễn ra trong khoảng thời gian trước và sau thập niên 90. Đàn ông Tây Tiến chết thảm khốc. Người ta kể rằng ở xóm Tây Tiến đám ma, chay lúc đó chủ yếu người già, phụ nữ và trẻ em. Đàn ông thời ấy chết vì rất nhiều lý do nhưng họ đều chết trẻ. Rất nhiều người dân ở Tây Tiến gặp cảnh: "Họa vô đơn chí, phúc bất trùng lai" nên đã đi tìm thầy cúng về để làm lễ giải mong được cầu an nhưng vẫn không ăn thua. Các thầy xem cho họ đều nói ở làng có nhiều ngôi đình chùa lớn và rất thiêng không tôn tạo mà lại phá bỏ nên bây giờ bị báo ứng.

Nhiều người cao tuổi trong làng thừa nhận, quả thật trước năm 1990, Phú Lạc có phong trào bài trừ mê tín dị đoan một cách cực đoan, một ngôi đình nằm ngay giữa làng bị phá một cách tang thương. Những câu chuyện tâm linh có thật hay không, hoặc chỉ do người dân thêu dệt nên thì không ai rõ nhưng rõ ràng, chuyện vài chục phụ nữ sống cảnh đơn độc hoặc mẹ góa con côi ở Phú Lạc là hoàn toàn có thật. Cả xóm nhỏ nằm san sát trên con đường làng lạnh lẽo, chiều về chỉ bảng lảng vài bóng đàn bà và mấy người tâm thần dật dờ đi dần vào bóng tối cô quạnh, nhìn mà thấy buồn. Những ngôi đình, chùa, miếu thật vững vàng cổ kính, rêu phong, như "mảnh hồn làng" giờ đã không còn. Người ta xây dựng lại bằng công nghệ bê tông cốt thép và sơn nó bằng những loại sơn ngoại đắt tiền. Nền đình cổ xưa, nay đã trở thành những nhà cao tầng. Bấy nhiêu thứ là nhiều nhưng chưa đủ để xóa đi cái buồn sâu thẳm của Tây Tiến…

Posted Image

Bữa cơm đạm bạc của những người phụ nữ sát chồng. Ảnh: Đức Thuận
Đến bây giờ, người dân Phú Lạc vẫn kể về "thời vang bóng" của vị lãnh đạo xã tên L.V.H. Đằng sau những thành tích trong việc xây dựng địa phương, ông cũng là người tiên phong trong phong trào bài trừ mê tín dị đoan của những thập niên trước.

"Làng tôi có nhiều chuyện lạ. Góa chồng, điên loạn, tật nguyền và đặc biệt chết chóc ở đây cũng kỳ dị bởi số người chết trẻ rất nhiều. Tôi là cán bộ lâu năm, đến giờ vẫn không ngớt nghĩ về điều này". Ông Trịnh Xuân Tuyết, Bí thư Đảng ủy xã Phú Lạc chia sẻ với PV.

Quả báo nhãn tiền

Như đã phản ánh về ngôi làng bí ẩn có rất nhiều phụ nữ góa chồng, chúng tôi đã gặp ông Trịnh Xuân Tuyết, Bí thư Đảng ủy xã Phú Lạc và nhiều bậc cao niên ở đây, tất cả họ đều khẳng định hiện tượng trên là có thật và đưa ra nhiều lý giải mang tính cá nhân. Trong số những ý kiến đó, số đông người đều đưa ra quan điểm mang hơi hướng tâm linh.

Đến bây giờ, người dân Phú Lạc vẫn kể về "thời vang bóng" của vị lãnh đạo xã tên L.V.H. Đằng sau những thành tích trong việc xây dựng địa phương, ông cũng là người tiên phong trong phong trào bài trừ mê tín dị đoan của những thập niên trước. Ông đã chết vì chứng suy thận cấp. Điều đáng lưu tâm là hiện nay nhiều thế hệ con cháu ông vẫn đang sống trong cảnh "sống dở chết dở". Vợ ông thì nằm liệt giường, con cái thì người tâm thần người thì li biệt. Nhìn cảnh tượng đó không ai là không thương cảm. Những câu chuyện đau thương kia chỉ phần nào được hé mở khi tôi được sự chia sẻ của ông Tuyết và nhiều cao niên bô lão trong làng. Trong đó có ông Lê Kim Ngân là người cao tuổi nhất xã. Ông Ngân năm nay đã 95 tuổi nhưng đầu óc còn tinh thông, dáng vẻ quắc thước. Ông kể một cách tường tận về lịch sử hình thành và phát triển của những ngôi đình chùa vang bóng một thời ở nơi "đất dữ" này. Ông Ngân là con nhà dòng dõi ở xã Phú Lạc nên khi nghĩ đến việc tôn tạo lại những ngôi chùa, mái đình người ta đều phải tìm đến ông và coi ông như một kho sử sống.

Posted Image

Khi được hỏi về những ngôi đình, chùa ở Phú Lạc ông không trả lời mà đi vào gian nhà trong lấy ra một tệp tài liệu đã nhầu nát. Do đây là tài liệu cổ được in bằng chữ Hán nên chỉ ông là người duy nhất trong làng dịch được. Theo ông Ngân, ở Phú Lạc có ba ngôi đình chùa đều nằm trên địa bàn thôn Tây Tiến. Ngôi chùa nằm ngay ở bên phải trái con đường vào xã trên một quả đồi cao và rộng nhất làng. Còn hai ngôi đình khác nằm cách UBND xã không xa. Tất cả đình chùa đều nổi tiếng là rất thiêng.

Nay khi tuổi đã xế chiều, nhìn lại những mất mát mà chình bà con, thậm chí con cháu mình đang phải gánh chịu ông Ngân càng thấy được giá trị của lịch sử. Ông kể lại: "Trước đây, xã tôi có một ngôi chùa nằm trên quả đồi cao thuộc khu 3, một ngôi miếu ở khu 4 và ngôi đình cổ vững chãi giữa làng hiện nay thuộc khu 7 cách xóm đàn bà góa không xa. Chùa nằm trên quả đồi cao nhất làng được xây dựng chạm trổ với những đường nét rất tinh xảo, cột chùa được làm bằng gỗ mít. Ngôi miếu thì được xây dựng uy nghiêm ven một dòng kênh. Miếu rất thiêng nên cứ ngày rằm, mùng một rất đông người vào hương lễ. Ngôi đình thì được xây dựng rộng lớn hơn. Đình rộng năm gian lát đá hoa, tường xây bằng đá ong oai phong cổ kính.

Thời ấy, phong trào tín ngưỡng của xã phát triển hầu như nhất nhì huyện, nhưng khi có phong trào bài trừ mê tín dị đoan thì việc "san phẳng" đình chùa ở Phú Lạc cũng đi tiên phong.

Để minh chứng cho những hệ lụy của việc báng bổ thần thánh ông kể: "Thời đó có một người tên là Côn, làm cán bộ ở nhà xử lý giống. Sau khi phá đình chùa, một số thứ được chuyển về bếp ăn tập thể, trong đó có đầu của một pho tượng. Ông Côn vốn tính hay nghịch ngợm nên cho đầu của pho tượng vào bếp đun. Về sau ông Côn đã chết tắc tử. Hiện thế hệ con ông còn sống cũng chịu nhiều chuyện đắng cay. Người thì tâm thần, người khuyết tật, gia đình thì lưu lạc.
Posted Image
Bà Mai Thị Đậu bị bán thân bất toại vẫn sống leo lét cùng mấy đứa con,
đứa cháu góa bụa ở trong ngôi nhà rách nát. Ảnh: Đức Thuận
Một câu chuyện khác được ông Trịnh Xuân Tuyết kể lại: "Thời đó, tôi đang là cán bộ nên nghe người dân nói về việc bị một người đàn ông tên Túc thường bê một pho tượng Phật đi đến nhà trong xóm để trêu. Ông thường bê một pho tượng đi đến dựng ở cửa nhà và gõ cửa, gọi gia chủ. Khi người ra mở cửa pho tượng ấy đổ ập vào nhà khiến người mở cửa hú hồn. Ông Túc chỉ làm vậy cho vui nhưng có lần người ra mở cửa là phụ nữ và họ đã ngất lịm. Việc trên chỉ là trêu đùa nhưng rất nguy hiểm. Tôi đang định gọi anh này ra Ủy ban xã để nhắc nhở nhưng chưa kịp làm thì anh ta hóa điên. Cũng từ đó vợ anh ta bỏ đi bặt tăm, được đứa con ở lại một mình vì lý do gì đó đã thắt cổ chết. Dần dần người ta cũng chẳng biết ông Túc điên đi đâu và sống chết thế nào", ông Tuyết thở dài.

"Dù thương dân nhưng tôi bất lực"

Ông Trịnh Xuân Tuyết, một người đã mấy chục năm làm cán bộ ở xã Phú Lạc. Sau hai khóa làm Chủ tịch UBND xã hiện được chuyển sang làm Bí thư nhưng trong lòng ông vẫn đau đáu một nỗi niềm là đi tìm lời giải cho những chuyện kỳ lạ của người dân đang điêu đứng bao năm qua. Đích thân ông Tuyết là người đã nhiều lần đề cập trong cuộc họp ở huyện, tỉnh về những chuyện ai oán ở Phú Lạc. Ông đã đi nhiều nơi, mời nhiều chuyên gia, những người có kinh nghiệm để giải bài toán này nhưng vẫn vô vọng. Ông kể: "Tôi chỉ tính xung quanh chùa Phú Lạc nay là chùa Cam Khổ đã có tới gần hai chục người chết trẻ, chết gấp. Ông Tuyết gọi đây là xóm chết nghịch, ông rất mong có một nhà ngoại cảm hay chuyên gia nghiên cứu về tâm linh về xã để tìm hiểu và lý giải hiện tượng trên nhằm cứu những người dân. Bản thân ông mấy chục năm công tác đã cống hiến rất nhiều cho địa phương nhưng nếu về hưu mà không giúp dân thoát khỏi những khổ đau ai oán thì như có tội với họ" - ông Tuyết bộc bạch.

Đã có lần ông đề nghị với phòng Tài nguyên - Môi trường về việc kiểm tra nguồn nước ở khu vực Tây Tiến, nhưng xét ra thì không phải. Những người đàn ông ở Tây Tiến chết vì rất nhiều nguyên nhân khác nhau và họ chết vì những căn bệnh liên quan đến yếu tố môi trường rất ít. Ông Tuyết phân trần: "Nếu yếu tố môi trường chủ yếu chỉ liên quan đến các bệnh về hệ hô hấp và ung thư nhưng trong khu vực lại chủ yếu là mắc tâm thần, góa chồng, và chết trẻ. Ba hiện tượng trên diễn ra cùng một thời điểm, cùng thời gian và cùng một vị trí địa lý nên tôi thấy rất lạ".
Các thế hệ cán bộ sau này chắc hẳn không thể bàng quan trước những cái chết của đàn ông ở Tây Tiến. Nếu không làm cán bộ chắc họ cũng không để ý đến chuyện xóm Tây Tiến có hơn trăm nóc nhà thì có tới gần trăm nóc có đàn bà phụ nữ không chồng, người tâm thần hoặc tật nguyền. Thêm vào đấy có tới vài chục người điên, người điên chỉ là cách gọi thông thường của người dân để chỉ những người mang biểu hiện của người tâm thần.

Nhiều người dân xã Phú Lạc chẳng ngần ngại khi liên hệ việc phá đình chùa của làng với những cái chết kì lạ của những người đàn ông trong xã đặc biệt là ở xóm Tây Tiến. Quả thật, nếu đem mốc thời gian diễn ra việc phá đình chùa ở Phú Lạc với mốc thời gian Phú Lạc có nhiều người bị chết có cái gì đó rất trùng hợp về thời gian và không gian. Những lời luận bàn được coi là "miệng dân gáo giếng" về những hệ lụy khi san phẳng đình chùa ở Phú Lạc đang gây hoang mang cho người dân nơi đây. Các cấp chính quyền tỉnh Phú Thọ cần nhanh chóng vào cuộc để có một lý giải khoa học, thuyết phục nhằm mang lại sự an tâm cho người dân nơi đây.

Theo Đức Thuận - PLXH

Kết cục phải nhận khi không tin Thần Phật, đập phá chùa miếu

04-06-2016

Khi mọi người can ngăn việc đập bỏ miếu Quan Âm thì Trương bí thư và Hàn trưởng làng nói: “Chúng tôi là đảng viên, chúng tôi vốn không tin Thần Phật gì cả. Mọi người hãy chuẩn bị thuốc nổ để phá miếu. Dứt khoát thi công con đường qua ngôi miếu này, hết thảy hậu quả sẽ do hai chúng tôi gánh chịu”. Và cuối cùng thì bi kịch đã xảy ra.

trả giá, thần Phật, phá bả chùa miếu, bất kính,
Cảnh Hồng Vệ Binh đội mũ “đần độn” lên tượng Phật ở Cáp Nhĩ Tân, Hắc Long Giang, 24/8/1966. (Ảnh: Internet)
Đây là một câu chuyện có thật xảy ra ở công xã Ngọc Sơn thuộc làng Kim Sơn, huyện Ba Trung, tỉnh Tứ Xuyên vào những năm 70 của thế kỷ trước.
Thời đó giao thông vùng nông thôn bị tắc nghẽn, làng quê khắp nơi đều bắt đầu thi công làm đường quốc lộ. Năm 1976, Trương bí thư và Hàn trưởng làng Kim Sơn phụ trách thi công một con đường từ làng Kim Sơn đến công xã Ngọc Sơn.
Làng Kim Sơn cách công xã Ngọc Sơn hơn 20 cây số, trên con đường mới thi công cần phải đi qua Thạch Nha Tử. Thạch Nha Tử có một ngôi miếu Quan Âm, nếu như thi công con đường, thì phải đập bỏ miếu Quan Âm.
Những người dân công làm đường ai cũng đều không bằng lòng đập bỏ ngôi miếu, bởi họ tin rằng đập chùa, phá miếu, hủy tượng Phật sẽ bị báo ứng. Vậy nên họ đề nghị thi công con đường vòng qua ngôi miếu. Nhưng bí thư Trương và Hàn trưởng làng kiên quyết không đồng ý: “Chúng tôi là đảng viên, chúng tôi vốn không tin Thần Phật gì cả. Mọi người hãy chuẩn bị thuốc nổ để phá miếu. Dứt khoát thi công con đường qua ngôi miếu này, hết thảy hậu quả sẽ do hai chúng tôi gánh chịu”.
Dân công không biết thuyết phục ra sao, đành phải đào lỗ chôn thuốc nổ, lắp ngòi phá hủy miếu Quan Âm. Không lâu sau con đường mới đã thi công xong.
Ngày đầu tiên thông xe, Hàn trưởng làng lái máy kéo đi ngang qua Thạch Nha Tử (nơi miếu Quan Âm bị phá hủy) thì chiếc xe bất ngờ bị lật. Hàn trưởng làng bị thương nặng, sau đó được đưa đến bệnh viện huyện để cấp cứu. Ngày hôm sau, vợ của Hàn trưởng làng lại ngồi trên một chiếc xe máy kéo khác muốn đi thăm trưởng làng, khi xe đi đến miếu Quan Âm, xe lại bị lật, vợ của trưởng làng chết ngay tại chỗ.
Sau khi con đường sửa xong, Trương bí thư trước giờ vốn rất khỏe mạnh bỗng dưng bị bệnh cao huyết áp nặng, không thể làm việc bình thường được nữa, đành phải nghỉ hưu ở nhà chữa bệnh.
images1
Một bức tượng Phật bị phá huỷ trong thời kỳ Cách mạng Văn hoá, đây cũng là biểu hiện của sự phá huỷ các giá trị truyền thống và đạo đức mà ĐCSTQ gây ra

Sau khi về nhà không được bao lâu, bệnh tình của ông Trương càng ngày càng nghiêm trọng. Trương không thể đi lại bình thường được, mỗi ngày đành phải ngồi trên một chiếc ghế dài, muốn đi đâu thì phải bò lần theo chiếc ghế mà đi. Dần dần ngay cả nói chuyện cũng không thể nói được nữa, chỉ có thể ra hiệu bằng tay. Về sau, bệnh tình của ông càng nặng hơn, chỉ có thể nằm liệt trên giường cả ngày, không thể xoay người, có lúc đại tiểu tiện ngay trên giường. Hàng xóm thường hay nghe thấy tiếng kêu gào đau đớn giống như tiếng bò kêu của ông. Trương bí thư sau một thời gian bị bệnh tật giày vò thì qua đời.

Chuyện này thời gian ấy đã làm chấn động cả một vùng. Người dân đều nói, họ không tin Thần Phật thì thôi, lại còn dám ngang nhiên phá chùa phá miếu; tự làm tự chịu, bây giờ mới gặp báo ứng, đây quả thật đã ứng nghiệm với câu “hết thảy hậu quả sẽ do hai chúng tôi gánh chịu” mà họ đã nói.
Về sau, vị Hàn trưởng làng đó hối hận nói với những người bên cạnh rằng: “Ài … Nếu như trước kia nghe lời đề nghị của mấy dân công kia, thì đã không phải gặp quả báo như bây giờ”.
Sau khi Trương chết, vợ của ông đã lập một bàn thờ cúng Phật, bà thường xuyên ăn chay niệm Phật để chuộc tội cho chồng.
Không chỉ ở Trung Quốc, người dân ở nhiều nơi từ trước đến nay không ngừng bị chính quyền nhồi nhét thuyết vô Thần, khiến cho người ta không còn tin tưởng và kính trọng Thần Phật nữa. Thậm chí có người còn dám miệt thị cả Thần Phật, và đã làm rất nhiều chuyện xấu xa, cuối cùng hại người hại mình, thật là đáng bi ai.
Tiểu Thiện, biên dịch theo minghui.org

Kết cục phải nhận khi không tin Thần Phật, đập phá chùa miếu

Khi mọi người can ngăn việc đập bỏ miếu Quan Âm thì Trương bí thư và Hàn trưởng làng nói: “Chúng tôi là đảng viê...


__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

No comments:

Featured post

Lisa Pham Vấn Đáp official-20/1/2025

Popular Posts

Popular Posts

My Blog List